Ngày phát hành 8:53 | 31/10/2023
Lượt nghe: 1903
Sau chiến tranh, những người lính trở về quê hương. Họ hòa vào cuộc sống hòa bình, xây dựng lại đất nước với biết bao ngành nghề khác nhau. Cuộc sống gia đình, công việc bận rộn khiến những người đồng đội xưa kề vai sống chết bên nhau nay chỉ còn liên lạc qua thư từ hoặc điện thoại. Mỗi người một phương trời, cuộc sống, số phận khác nhau nên đôi khi vài chục năm sau chiến tranh đồng đội mới có dịp gặp mặt. Cuộc điện thoại bất ngờ của người đồng đội cũ tên là Hà khiến biết bao sự kiện năm xưa bỗng ùa về trong tâm trí của nhân vật tôi. Qua lời kể của ông, người đọc người nghe trở lại chiến trường Miền Trung cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cuộc chiến vô cùng gian khổ, mưa bom bão đạn được nhân vật miêu tả chi tiết, sinh động. 7 người lính trên chốt ở chân núi Mỏ Tàu, thành phố Huế chiến đấu anh dũng trước cuộc tấn công của ba trung đoàn lính ngụy được yểm hộ bởi máy bay và pháo binh. Cuộc chiến diễn ra ác liệt, tuy nhiều chiến sĩ bị thương nhưng cuối cùng họ đã đẩy lùi kẻ địch. Trong cuộc chiến đấu khốc liệt đó, điều nhân vật ấn tượng nhất chính là tên lính Ngụy phụ trách gọi điện đàm báo vị trí cho pháo binh có gương mặt rất giống người bạn học tên là Sơn của ông. Chi tiết này cũng thoáng qua trong cuộc chiến biết bao sự kiện của ông. Chỉ đến khi người đồng đội cũ gọi điện mời cưới con mà ông thông gia lại chính là người lính ngụy năm xưa thì nhân vật mới thực hiện ý định của mình. Ông cũng phỏng đoán mối quan hệ giữa ngưới lính ngụy tên là Đông và người bạn học. Và linh tính của ông đã đúng, Đông và Sơn là hai anh em cùng cha khác mẹ. Do chiến tranh mà đến bây giờ hai anh em mới có dịp đoàn tụ với nhau. Những người lính năm xưa hai bên chiến tuyến giờ đây hân hoan hạnh phúc gắn kết trong một gia đình. Truyện ngắn viết về người lính nhưng ít phần mất mát đau thương nên tác giả cũng không đi nhiều vào tâm tư, nội tâm người lính mà chú trọng phẩn miêu tả sự kiện, chi tiết. Ân tượng nhất của câu chuyện đó là sự ngẫu nhiên của số phận khi Đông và Sơn là anh em, khi Hà lại kết thông gia với Đông, nhân vật tôi lại là bạn học của Sơn. Rất nhiều sự ngẫu nhiên trở thành sợi dây dẫn dắt số phận họ đoàn tụ với nhau trong niềm xúc động nghẹn ngào. Mỗi người lính dù là ở chiến tuyến nào thì đều có số phận, gia đình riêng của mình. Truyện ngắn là khoảng lùi thời gian để chúng ta có góc nhìn nhiều chiều về giá trị cuộc sống trước và sau chiến tranh.
Ngày phát hành 9:38 | 26/5/2023
Lượt nghe: 830
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có hàng vạn người lính đã hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hòa bình thì vẫn còn nhiều người lính mất tích, thất lạc thông tin. Người cựu chiến binh Lê Chí Hữu trong câu chuyện cũng một trong rất nhiều trường hợp thất lạc giấy tờ trong chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, đồng đội người còn người mất, đơn vị chuyển đổi liên tục … rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Lê Chí Hữu không chứng minh được mình đã từng là một người lính chiến đấu, cống hiến cho đất nước. Không có giấy tờ tùy thân, người cựu chiến binh sống gần như bên lề xã hội. Anh không được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, bị mọi người coi thường. Phần đầu câu chuyện tác giả sử dụng danh xưng “gã” khi nói tới nhân vật chính thể hiện sự vô danh, không tên tuổi, không địa vị của anh trong xã hội. Tuy cuộc sống của Lê Chí Hữu cũng không quá đói khổ nhưng điều làm anh day dứt nhất đó chính là tư cách của một người lính, là sự tôn trọng của mọi người. May mắn nhờ có người đồng đội cũ là Bùi Văn Vệ thì thân phận người lính của Lê Chí Hữu mới được sáng tỏ. Tâm nguyên của người cựu chiến binh đã được thực hiện. Khi chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm, khi tuổi không còn trẻ thì sự ghi nhận của xã hội, của cộng đồng với tư cách một người lính Cách mạng là niềm tự hào nhất với Lê Chí Hữu. Truyện ngắn khai thác đề tài người cựu chiến binh sau khi đất nước hòa bình. Có không ít gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh vì lý do khác nhau mà không được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Truyện ngắn được tác giả viết có nội dung, mạch truyện rõ ràng, ý tưởng nhân văn khi đề cao tình đồng đội đồng chí cũng như hình tượng cao đẹp của người lính, nhấn mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với những người hy sinh, cống hiến cho đất nước. Tuy vậy, câu chuyện thiếu những điểm nhấn, tình tiết đáng nhớ. Phần đầu truyện giọng văn gai góc, có phần tự châm biếm, đến phần cuối truyện niềm xúc động của nhân vật chưa được đẩy lên mãnh liệt. Nếu tác giả khai thác thêm một vài chi tiết kỉ niệm gian khổ, chia sẻ ngọt bùi, chia sẻ sự sống cái chết của Lê Chí Hữu và Bùi Văn Vệ trên chiến trường năm xưa hoặc thêm vài tình tiết về khó khăn, thiệt thòi của gia đình, con cái người cựu chiến binh trong cuộc sống thì truyện ngắn sẽ để lại nhiều điều đáng nhớ hơn với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2020
Lượt nghe: 933
MV của nhạc sĩ Phạm Việt Hoàng qua thể hiện của sáu giọng ca nổi tiếng: Hồ Ngọc Hà, Noo Phước Thịnh, Đông Nhi, Ngô Kiến Huy, Bảo Anh, Bùi Anh Tuấn cùng với sự xuất hiện của hơn 70 văn nghệ sĩ nổi tiếng là những chia sẻ đầy xúc động đến “Những chiến binh thầm lặng” đang làm nhiệm vụ đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. (Làn sóng nghệ thuật 17/4/2020)
Ngày phát hành 12:8 | 27/8/2022
Lượt nghe: 2500
Chúng mình hình dung nếu một người chỉ bé bằng ngón tay cái thì sẽ làm được những việc gì nhỉ? Ấy vậy mà có cậu bé tên là Ngón Tay Cái lại sẵn sàng lên đường tìm đến ông mặt trời để hỏi vì sao ông lại chiếu những tia nắng bỏng rát xuống trần gian... (Kể chuyện và hát ru 26/08/2022)
Ngày phát hành 19:45 | 24/12/2022
Lượt nghe: 459
“Tuổi ấu thơ quê hương Quảng Trị / Những đêm về mẹ hát ru con / Nhà trống vắng võng đưa kẽo kẹt / Lời ru mẹ lời của dòng sông / Chỉ mong cho con lưng dài vai rộng / Để lấp biển vá trời như ai / Mẹ bảo rằng tên con là Hãn / Là Thạch Hãn dòng sông quê nhà / Người đi xa bao năm bao tháng / Mà lòng vẫn Thạnh Hãn, Bích La…”. Ca khúc “Người chiến binh mang tên sông Thạch Hãn”, nhạc sĩ Ngọc Khuê phổ nhạc từ bài thơ “Tuổi ấu thơ của một chiến binh” của nhà thơ Châu La Việt. Là đôi bạn văn nghệ thân thiết nên sau khi tham gia trại sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng do Tổng cục Chính trị tổ chức tại Cần Thơ, nhà thơ Châu La Việt đã chia sẻ bài thơ đầy xúc động mà hào hùng, ý nghĩa với nhạc sĩ của “Làng lúa làng hoa”. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2017
Lượt nghe: 4042
Hai Được - nhân vật chính trong truyện là người lính dạn dày trận mạc, từng vào sinh ra tử trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cuộc đời binh nghiệp của ông gắn với nhiều chiến công và cũng nhiều cái “lạ”. Nhà văn đã dụng công xây dựng tính cách nhân vật Hai Được mạnh mẽ, nói là làm, quyết liệt trong hành động nhưng sống hết mực giản dị, gần gũi. (Đọc truyện đêm khuya 27/11/2017)
Ngày phát hành 9:11 | 2/9/2022
Lượt nghe: 1130
Trong nền thơ ca dân tộc, lãnh tụ và lãnh đạo Đảng nhà nước luôn là một đề tài thiêng liêng, là cảm hứng của nhiều thế hệ sáng tác. Trong tâm tưởng của Đại tá Lê Hãn - con trai trưởng của Tổng bí thư Lê Duẩn, cuộc đời Cách mạng của cha ông, những hình ảnh ký ức tuổi thơ còn lưu lại là hành trang trong suốt quãng đời chiến đấu khắp các chiến trường Tây Bắc, Thượng Lào, Điện Biên Phủ… Xúc động trước tâm tình người lính cụ Hồ, người chiến binh quả cảm năm nay đã 93 tuổi, từ trại viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, nhà thơ Châu La Việt đã viết tặng ông bài thơ “Tuổi ấu thơ của người chiến binh quả cảm”.