Ngày phát hành 12:12 | 27/4/2021
Lượt nghe: 678
Chúng ta vừa nghe hai câu chuyện ấm áp tình người của nhà văn Võ Thị Xuân Hà và nhà văn Nguyên Hương. Với những ai đã quen với văn chương của Võ Thị Xuân Hà, chắc sẽ có phần ngạc nhiên khi đọc “Mặt hồ lóng lánh hoa đào”. Văn chương của chị, với những biểu hiện đa dạng, thường khiến người ta chập chờn giữa cõi thực và cõi mộng, thậm chí có những lúc như lạc vào miền hư ảo xa xăm nào đấy. Với nhan đề đầy chất thơ, “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” làm người đọc tưởng rằng sẽ bước vào miền hư ảo của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Nhưng không. Chị lại kể một câu chuyện đời thường có phần dữ dội về những mảnh đời trôi dạt trai trộm cắp, gái giang hồ. Khánh – nhân vật chính trong truyện, vốn là một tay buôn hàng trắng những đã biết quay đầu là bờ, cùng vợ buôn bán nhỏ ven hồ. Việc trồng đào là một sự ngẫu nhiên, thoạt đầu là làm cho vui nhưng sau lại thấy hứng thú. Đào nở trên khu đất đang chờ giải tỏa hóa ra lại trở thành niềm vui cho bao mảnh đời sa cơ lỡ vận như mặt mụn, mặt choắt, như cô gái bán hoa tên Huyền. “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” thu hút từ nhan đề tới cách kể. Truyện được viết vắn gọn, súc tích. Hình ảnh hoa đào hoặc cây đào được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt câu chuyện cũng mang tính ẩn dụ, gửi gắm thông điệp về tình người, rằng dẫu trên mảnh đất tạm bợ toàn những mảnh đời trôi dạt, vẫn còn đó sự ấm áp của tình thương, cũng như niềm tin về sự đoàn tụ sum vầy.
Cũng dung dị ấm áp như vậy, “Quà đi xa về” của nhà văn Nguyên Hương để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Câu chuyện về người đàn ông đi chăm con gái nằm ổ vốn dĩ đã lạ lùng và gây lập tức thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện ấy còn có nhiều điều cảm động hơn thế: một người đàn ông từ quê lên phố, lặng lẽ trồng cây làm đẹp cho cầu thang bộ ở chung cư, rồi khi từ phố về quê lại háo hức nhờ mấy bà hàng xóm mua cho cái khăn sặc sỡ tặng cho bà vợ tai biến. Vẫn với phong cách quen thuộc, nhà văn Nguyên Hương luôn tìm được những cốt truyện giản dị, những con người chân quê, và những điều tưởng chừng như không có gì nhưng lại khiến người đọc cay mắt. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 728
Trong dịp Tết Nguyên đán và những ngày đầu năm mới, các bé thường nhìn thấy hoa đào nở thắm với nhiều lớp cánh mỏng tang mềm mại như lụa, xen giữa là nhụy vàng. Loài hoa này đã giúp cho không gian của gia đình thêm tươi tắn ấm áp để đón mùa xuân mới. Nhưng các bé có biết nguồn gốc ra đời của loài hoa này không... (Kể chuyện hát ru 27/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2016
Lượt nghe: 3350
Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng, nhất là với những người trẻ tuổi. Tuy vậy, tác giả Uông Triều lại là người miệt mài theo đuổi đề tài này suốt nhiều năm, và thử sức ở cả truyện ngắn lẫn tiểu thuyết. Đọc tác phẩm của anh, người ta sẽ thấy ở đó sự trau chuốt trong câu chữ, cẩn trọng trong nội dung. Nhân vật lịch sử trong truyện của Uông Triều không quá phá cách đến mức khiến người ta khó chịu. Họ, dù chính diện hay phản diện, đều gần gũi với “con người”, với những hỉ, nộ, ái, ố đời thường…"Kiếm sắc và hoa đào", dĩ nhiên, cũng không phải là ngoại lệ.(Đọc truyện đêm khuya 05/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017
Lượt nghe: 1540
Hoa đào là loài hoa thân thuộc giữa tiết trời Miền Bắc mỗi độ Tết đến xuân về. Hoa đào xuất hiện nhiều trong thơ ca, nhạc họa, nhưng đến những ngày cận Tết nguyên đán Đinh Dậu, công chúng yêu hội họa thực sự ấn tượng với các tác phẩm vẽ đào xuất sắc của họa sĩ Nguyễn Hữu Khoa. Đặc biệt, những kỷ niệm gắn bó với hoa đào từ thời thơ ấu chính là nguồn cảm hứng thôi thúc họa sĩ đắm mình trong thế giới của đào xuân. Không biết hoa đào của làng Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội- quê hương của tác giả khi được họa lên tranh độc đáo như thế nào nhỉ? (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2017)