Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 12 kết quả

"Ngôi nhà có những linh hồn”: Sự hy sinh cao cả của người lính

Ngày phát hành 10:52 | 26/7/2022

Lượt nghe: 997

Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi và em, người thương bệnh binh Vũ Văn Tuấn dần hiện ra góc cạnh và sinh động. Em và Tuấn tình cờ gặp nhau trên một chuyến xe về thăm nhà. Em chứng kiến cảnh Tuấn bị cơn co giật rồi phải vào viện cấp cứu. Định mệnh đã sắp đặt khiến hai người gặp lại nhau lần thứ 2 và em bước vào cuộc đời của Tuấn, bước vào ngôi nhà có những linh hồn người lính. Từ tâm lý tò mò của tuổi trẻ, em hiểu hơn về tính cách, tâm tư tình cảm trong con người Tuấn. Em là những chứng kiến nỗi đau đớn cả thể xác và tinh thần của người thương bệnh binh. Vết thương chiến tranh và sự hi sinh của đồng đội đã hành hạ Tuấn biết bao năm. Có lẽ xuất phát từ tình thương và sự cảm mến tâm hồn, tính cách của Tuấn mà em đã nảy sinh tình cảm với anh. Nhưng vì di chứng chiến tranh trong cơ thể mà Tuấn đã từ chối em và bỏ đi. Sau 10 năm kiên trì tìm kiếm hai vợ chồng em mới tìm được thông tin của Tuấn. Nhân vật người thương binh Vũ Văn Tuấn không được nhà văn thể hiện trực tiếp mà thông qua lời kể của em. Đằng sau mỗi người thương binh trở về từ chiến trường đều có một câu chuyện xúc động về sự sống và cái chết, về tình cảm đồng đội. 9 người lính chiến đấu anh dũng chống lại quân thù gấp hàng chục lần và rồi chỉ 8 người lính đã mãi mãi ngã xuống. Người lính còn sống duy nhất trở về với nỗi đau trong lòng và vết thương chiến tranh hành hạ cơ thể. Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy những nét cao đẹp trong con người Tuấn như tài năng làm vườn hay dũng cảm từ chối tình yêu của em. Những cảnh miêu tả người lính chiến đấu hi sinh anh dũng trên chiến trường hay người thương binh bị hành hạ vì vết thương thật xúc động. Ngôi nhà thật đẹp với cây và hoa trở thành nơi nghỉ ngơi của linh hồn những người lính đã khuất. Các anh hy sinh nhưng hình ảnh các anh vẫn sống mãi trong lòng chúng ta. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

“Họ đã trở thành đàn ông”: Sự hy sinh, hiến dâng của nữ thanh niên xung phong

Ngày phát hành 11:5 | 16/3/2022

Lượt nghe: 1262

Truyện ngắn “Họ đã trở thành đàn ông” của nhà văn Phạm Ngọc Tiến là một câu chuyện chiến tranh, kể về một nữ thanh niên xung phong ở một binh trạm. Điều day dứt và ám ảnh chúng ta chính là sự giằng xé nội tâm nhân vật này khi cô không dám trao thân gửi phận cho người yêu trước khi anh vào mặt trận. Cô đấu tranh với anh, với chính cô để giữ gìn đến ngày cưới. Nhưng, oái ăm thay, cay đắng thay, người lính ấy đã hy sinh, người yêu cô đã nằm lại chiến trường với lời hứa không bao giờ thực hiện được nữa. Cô đau đớn, ân hận, giằng xé tâm can. Và cũng từ đó, nơi chiến trường ác liệt, cô thay đổi. Cô chứng kiến những người lính trẻ măng tơ chưa biết sự đời là gì vì chưa trở thành đàn ông. Họ ra trận và sẽ không bao giờ trở lại. Họ đi vào cái chết một cách trinh trắng. Cô nghĩ, hãy cho họ trở thành đàn ông trước khi vào trận. Dẫu có hy sinh, cũng với tư thế một người đàn ông. Và từ đó, đêm đêm, cô trao tình thương cho các chàng lính trẻ. Ngày qua ngày, làm sao kể hết được bao nhiêu đêm, bao nhiêu lần, bao nhiêu chàng trai được hưởng tình yêu thương, hiến dâng của cô, và họ đã trở thành đàn ông như thế. Tứ truyện lạ, ấn tượng nhưng cứ băn khoăn day dứt. Người phụ nữ Việt Nam có truyền thống “Chữ trinh đáng giá ngàn vàng”, vì đó mà hạnh phúc. Vì đó mà bất hạnh đau khổ nếu bị mất đi. Nhưng chiến tranh, giữa sự sống và cái chết, giữa còn và mất, người phụ nữ đã chọn cách hy sinh, là dâng hiến. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh

“Mự tôi” (P.2): Sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh

Ngày phát hành 9:49 | 21/2/2023

Lượt nghe: 451

Nhà văn Hồ Ngọc Quang đã có lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn này, đây là câu chuyện có thật của gia đình bên nội của nhà văn, tuy ít nhiều hư cấu và thêm thắt. Truyện với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, gợi mở dần về một bí mật được giấu kín của nhân vật Thảo – người phụ nữ cả cuộc đời bị mang tiếng phản bội chồng, có con với người khác. Hoàn cảnh chiến tranh khiến cho Thảo phải xa chồng. Kiềm – chồng cô lên đường vào mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, cô ở quê nhà đi học y sỹ rồi làm trạm trưởng y tế xã, chờ đợi chồng trong mỏi mòn. Tình huống truyện tạo sự xung đột là khi Kiềm – chồng cô đột ngột trở về làng trong đêm, trong tình thế phải giữ bí mật quân ngũ, hai vợ chồng gặp nhau mừng tủi trong chốc lát, rồi chồng cô lại vội vã đi. Chi tiết Kiềm chạy ào ra cửa, băng qua cánh đồng bị người làng trông thấy trở thành câu chuyện bàn tán xì xào về Thảo, họ đồn thổi cô ngoại tình. Búa rìu dư luận càng tăng lên khi cô có thai. Không một ai tin cô, ngoài chồng và bố mẹ đẻ. Để bảo toàn bí mật cho chồng, Thảo đành cắn răng chịu tiếng oan, cô sinh con trai trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của bà con nội tộc, họ hàng, xóm giềng. Càng tủi phận hơn khi chính chồng cô cũng nghi ngờ về đứa con, liệu Thảo có con với Kiềm không khi hai người chỉ gặp nhau trong chốc lát? Nỗi oan trái và tủi hờn khiến cho Thảo chán chường, cô độc, cô quyết định mang đứa con bỏ đi biệt xứ. Tình tiết tiếp theo mở ra trang mới cho cuộc đời của hai mẹ con Thảo, số phận của họ đổi thay nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con dân tộc Tày. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi hết chặng đường oan trái của Thảo và cuối cùng, chính người cháu họ bên chồng đã tìm được mẹ con cô và những bí mật mà cả đời cô giấu kín đã được hé lộ. Nỗi thương cảm, day dứt của nhà văn dành cho nhân vật đó chính là, chỉ khi Thảo không còn nữa, nỗi oan ức của cô mới được minh oan, sáng tỏ. Con trai cô đã biết được nguồn cội gia đình, hiểu được nỗi khổ mà mẹ đã chịu đựng suốt đời. Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, hạnh phúc lứa đôi đôi khi phải trả giá quá đắt, có khi phải mất cả cuộc đời mới được minh oan. Chuyện gợi niềm cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu, chỉ có tình yêu mới có thể vượt qua mọi rào cản, búa rìu dư luận và trên hết đó là sự hy sinh của người phụ nữ, thời nào cũng đáng được trân trọng và biết ơn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P2): Sự hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:27 | 9/10/2023

Lượt nghe: 931

Quí vị và các bạn có thể thấy truyện được viết bởi một tác giả không chuyên nên có phần thô mộc, đôi chỗ khô khan và thiếu chất văn. Bù lại tác phẩm có nhiều tình tiết chân thật, chi tiết sống động và rất đời nên vẫn có sức lôi cuốn hấp dẫn, tô đậm được đặc thù của nghề nghiệp, những thiệt thòi, hy sinh lặng lẽ của người chiến sĩ công an tình báo, giúp người dân hiểu hơn công việc, những vất vả, những chiến công lặng thầm của người chiến sĩ công an nhân dân vì bình yên cuộc sống. Ví dụ như chi tiết người chiến sĩ công an tên Thiên phải mai danh ẩn tích, dấu công việc, chỗ ở, gia đình không thể liên lạc được, thậm chí phải nói dối cả người thân, không được phép lấy vợ khi chuyên án chưa kết thúc. Gia đình người thân không hiểu, không thông cảm có lúc hiểu lầm còn cho anh là kẻ sống bạc bẽo, quên cả tình nghĩa ruột thịt, nên gọi anh là “người mất gốc’’. Ngay trong thời bình nhưng người chiến sĩ công an tên Thiên vần chưa có một phút giây được sống cuộc sống bình thường như bao người khác. Thiên không chỉ phải hy sinh hạnh phúc cá nhân mà còn phải làm đủ thứ nghề để che mắt, phải tập uống rượu như uông nước lã, chạy xe bạt mạng, nói tục như bọn đầu gấu và giao lưu kết bạn với cả thành phần bất hảo. Sống bao năm như vây nhưng Thiên vẫn giữ cốt cách trong sạch không dễ bị mua chuộc. Hai chuyên án được kể ở phần cuối truyện do đích thân Thiên chỉ huy cho thấy rõ phẩm chất của người lính trinh sát từng vào sinh ra tử, dày dạn kinh nghiệm, nhanh nhậy, tinh anh, có tài phán đoán và quyết đoán. Cuộc đời người chiến sĩ tình báo được khắc họa thật hiển hách. Thiên đã có một cuộc sống trọn vẹn, đầy ý nghĩa, và đáng tự hào. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

“Phía khuất”: Sự hy sinh thầm lặng

“Phía khuất”: Sự hy sinh thầm lặng

Ngày phát hành 10:38 | 16/2/2024

Lượt nghe: 1638

Truyện ngắn “Phía khuất” của Bùi Tuấn Minh với cốt truyện khá hấp dẫn, không nói nhiều về những hoạt động nghiệp vụ mà đi sâu vào khai thác con người cảnh vệ, con người đời thường với tất cả những lo toan, suy nghĩ. Đây là truyện ngắn đã chạm đến đề tài về người cảnh vệ cũng như lực lượng công an nhân dân gắn với những phương diện mới mẻ, khá bí ẩn, nhiều tình tiết hấp dẫn, ly kỳ ở đằng sau đó. Đó chính là yếu tố tham dự vào tác phẩm văn học của các tác giả viết về ngành công an mà trong đó Bùi Tuấn Minh là gương mặt mới đầy triển vọng. Với lối viết đầy nội lực và giàu sự trải nghiệm, truyện ngắn “Phía khuất” tuy viết về lực lượng công an nhân dân nhưng không hề khô khan, cốt truyện dày, chặt chẽ, lắt léo, biến tấu linh hoạt, gây được sự bất ngờ. Điều khiến tác phẩm để lại dấu ấn là văn phong tự nhiên cuốn hút, không sa vào lối tuyên truyền để mất đi nét đẹp của văn chương. Sau thành công của tác phẩm này, chúng ta chờ đợi những tác phẩm mới của anh, dẫu biết con đường văn chương chưa khi nào là dễ dàng cả, nó luôn chứa đựng những nhọc nhằn, nghiệt ngã. Nhưng chúng ta tin với sự nhập cuộc đầy tự tin, với bản lĩnh kiên cường của người chiến sĩ công an nhân dân, với sự tâm huyết và niềm đam mê cháy bỏng của cây bút thế hệ 8X sẽ giúp anh sớm gặt hái được những “trái ngọt” và khẳng định được chỗ đứng trong văn đàn của lực lượng. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng!

Áo màu ánh sáng: Vẻ đẹp và những hy sinh thầm lặng!

Ngày phát hành 15:45 | 10/12/2021

Lượt nghe: 1814

Đại dịch Covid 19 gây bao bất hạnh làm đảo lộn cuộc sống bình yên của biết bao người trên toàn thế giới. Trong cuộc chiến chống lại đại dịch ấy, đã có biết bao những bác sĩ, điều dưỡng phải xa con thơ, bái biệt cha mẹ già, thậm chí phải hy sinh cả mạng sống của mình khi đang làm nhiệm vụ. Tất cả những nghĩa cử cao đẹp đó góp phần đẩy lùi dịch bệnh, song còn có những thói xấu thật khó loại bỏ khỏi cuộc sống con người đó là sự tham lam, lòng ích kỷ của một số cá nhân!

Mùa chinh chiến ấy (buổi 12): Hà Huy Lan anh dũng hy sinh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 12): Hà Huy Lan anh dũng hy sinh

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019

Lượt nghe: 2001

Những ngày gian khổ tiếp theo dọc đường hành quân không khiến anh em chiến sĩ chùn bước, nhận được tin các anh bị thương nặng như anh Viết, rồi anh Hà Huy Lan hi sinh ... anh em ai nấy đều xót thương, tiếc nhớ. Sau mấy ngày anh em mới tìm thấy anh Lan trong tư thế ôm cây súng, gục ngã ở bìa rừng, không còn viên đạn nào trong khẩu súng chứng tỏ anh Lan đã bắn trả địch đến viên đạn cuối cùng. Mọi người ngậm ngùi đưa anh về tiểu đoàn bộ, chôn cất anh xong, anh em lại tiếp tục lên đường...(Đọc truyện dài kỳ phát 21/05/2019)

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh

Mùa chinh chiến ấy (buổi 22): Sự hy sinh

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 1512

Trong những trang tiếp theo của hồi ký “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn Đoàn Tuấn kể lại một cách hấp dẫn và cũng đầy xúc động về sự hi sinh của đồng đội trên chiến trường Chùa Tháp. Đó là Trung tá Võ Sỹ Lực-người chỉ huy, hay như chiến sĩ trẻ tên Lũy. Những trang văn như thấm đẫm nước mắt của người chiến sĩ trước sự ra đi của đồng đội. Cuộc chiến tranh ác liệt đã cướp đi mạng sống của bao thanh niên trai trẻ và cũng chính cuộc chiến ấy gieo vào lòng những người ở lại nỗi ám ảnh khôn nguôi...(Đọc truyện dài kỳ phát 31/05/2019)

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Nặng nghĩa hậu phương: Câu chuyện về sự hy sinh của người lính tình báo

Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2018

Lượt nghe: 1465

Có người chồng là chiến sỹ tình báo đã hy trong kháng chiến chống Pháp, bà Hòa sống trong sự đùm bọc của bà con làng xóm. Tuổi càng cao bà càng thu mình trong sự lặng lẽ, có lẽ một phần vì mong ước tìm lại danh nghĩa chính đáng cho ông Hòa - chồng bà vẫn chưa được thực hiện. Cũng như nhiều lần trước hôm nay bà Hòa lại sang nhà ông Thành - cựu Bí thư chi bộ của xã để nhờ ông viết lá đơn xin được công nhận là liệt sỹ cho chồng bà. Từ đây câu chuyện về sự hy sinh thầm lặng của những người chiến sỹ tình báo thời chống Pháp được mở ra...

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Tiếng thơ tri ân những người con hy sinh vì Tổ quốc

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2019

Lượt nghe: 982

Với những người hay đi đi du lịch hoặc sống ở nước ngoài, trở về nước chắc chắn họ nhận ra điểm khác biệt, rằng chưa có nơi nào nhiều tượng đài nhiều nghĩa trang liệt sỹ như đất nước ta. Hàng trăm hàng nghìn, thậm chí lên tới cả chục nghìn, những ngôi mộ hữu danh , những ngôi mộ vô danh, những ngôi mộ gió, những ngôi mộ chìm khuất trong rừng già, tan vào lòng sông lòng biển, dằng dặc qua bao thế kỷ, từ đó tái sinh màu xanh đất Việt...(Tiếng thơ 27/7/2019)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Sự hy sinh âm thầm của người mẹ (Buổi 33)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017

Lượt nghe: 869

Mẹ của Mac - cô vì hoàn cảnh thiếu thốn, vất vả của gia đình nên bà đành một mình sang châu Mỹ làm thuê để kiếm tiền. Xa gia đình, các con, mẹ của Mac - cô rất buồn và nhớ vì đã mấy năm rồi mẹ con chưa gặp lại nhau. Mac - cô quyết định sang châu Mỹ tìm mẹ. (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2017)

Truyện ngắn "Những dòng anh chưa viết": Sự hy sinh cao cả, bi tráng của những nhà văn - chiến sĩ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2017

Lượt nghe: 6624

Tác phẩm kể theo trình tự thời gian trong bối cảnh chiến tranh. Không khí chuẩn bị cho một trận đánh lớn và có những nhà báo - chiến sĩ luôn sát cánh cùng người lính trên mặt trận. Những dòng chữ ghi lại ngay bên chiến hào còn vương thuốc súng chính là tư liệu chân thực nhất, hào hùng nhất về một thời đạn bom. Nhân vật Hồ Thừa chỉ băn khoăn vì mình chưa kịp hoàn thành ký sự, bởi càng gần gũi đồng đội anh càng thấm thía “Mặt trận này như một chiếc sàng lớn. Mỗi một con người ở đây là một thỏi vàng có linh hồn”. (Đọc truyện đêm khuya 14/9/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu