Ngày phát hành 11:11 | 5/1/2021
Lượt nghe: 849
Ban đầu, ngay từ nhan đề, “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” dễ khiến người ta liên tưởng tới một câu chuyện cổ tích, rằng đằng sau một tài năng đặc biệt sẽ là cả một chuyến phiêu lưu kì thú hoặc một chiến công lẫy lừng. Nhưng không. “Người bắt ruồi tài nhất quả đất” lại viết về dì Lựu, một người đàn bà cô đơn, từ lúc trẻ tới khi trở thành một bà già đều nổi danh với tài bắt ruồi. Cuộc đời dì không có cuộc phiêu lưu kì thú nào cả, càng không có một chiến tích lẫy lừng. Dì, sau tất cả, chỉ là một người không may mắn trong tình duyên, và có lẽ cả trong cuộc sống đời thường. Bằng một giọng văn hài hước, nhà văn Nguyễn Hiếu dường như không muốn “khía sâu” vào những đắng cay buồn tủi của dì Lựu. Ông có vẻ tập trung vào việc kể những câu chuyện nông thôn, vốn được đan cài trong cuộc đời dì. Chẳng hạn, câu chuyện thu thuế, buôn tem phiếu ngày trước hay chuyện giữ vệ sinh làng xã ngày nay… Những điều này có khi xuất hiện rõ nét, cũng có khi thấp thoáng trong truyện ngắn nhưng ít nhiều giúp được người đọc hình dung về nông thôn hôm qua và hôm nay trong đổi thay của đời người lẫn thời cuộc. Giống như câu chuyện tem phiếu hay tài bắt ruồi của dì Lựu, nông thôn ngày cũ đang dần biến mất. Nhưng một nông thôn mới – mà nói theo ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Hiếu là “ít ruồi hẳn, không biết nó đi đâu” cũng dần được hình thành với đủ những vấn đề cũ mới đan xen… Và để nói tiếp về làng xã ấy, những con người ấy, chúng ta lại tiếp tục chờ đón những tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Hiếu chăng? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1468
Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2020
Lượt nghe: 1081
Với “Chiều xuân” một sáng tác thời kỳ thơ mới của nữ sỹ Anh Thơ, bút pháp vừa hiện đại vừa cổ điển đã tạo dựng một bức tranh xuân tĩnh lặng, vắng vẻ, thẳm sâu, với những hình ảnh vô cùng tiêu biểu của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vốn đã và đang bị mất mát quá nhiều… (Tiếng thơ 22/02/2020)
Ngày phát hành 8:51 | 16/3/2023
Lượt nghe: 1367
Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía đông bắc tỉnh Nghệ An vừa được Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Cả huyện đang tưng bừng, rộn rã chuẩn bị đón nhận danh hiệu cao quý này. Là người gắn bó và theo dõi sát sao quá trình nhân dân Quỳnh Lưu phấn đấu xây dựng nông thôn mới, nhà văn Hồ Ngọc Quang bồi hồi nhớ lại những chuyến đi thực tế tại địa phương này và được ông ghi lại trong bút ký “Tự hào nông thôn mới ở Quỳnh Lưu”. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2019
Lượt nghe: 13134
Để tạo nên hồn vía của làng quê trong tác phẩm của mình, bên cạnh việc miêu tả cảnh quê, nhà văn Trần Tiêu còn khắc họa hình ảnh, tâm tư, tình cảm của người dân quê. Trong đó, ông đặc biệt dành nhiều cảm tình cho người phụ nữ, những người vợ, người mẹ tảo tần khuya sớm vì chồng, vì con...(Tìm trong kho báu phát 25/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/8/2016
Lượt nghe: 6490
không gian của truyện vừa hiện thực và vừa mang đậm chất tâm linh. Nét đặc biệt về không gian sống cùng những thân phận phụ nữ bé mọn đã tạo cho bức tranh nông thôn trong truyện ngắn này nửa tối nửa sáng, nửa cũ nửa mới. Tất cả tạo nên diện mạo thực của đời sống nông thôn những năm chiến tranh - một thời chưa quên và khó quên. (Đọc truyện đêm khuya 15/8/2016)