Ngày phát hành 9:58 | 19/1/2023
Lượt nghe: 341
Bằng giọng văn dí dỏm, hài hước vốn có, tác giả đã kể một câu chuyện với những tình huống dở khóc dở cười xoay quanh nhân vật chính làm trong ngành ngoại giao, sắp đến Tết, ông nhận quyết định lên đường sang một quốc gia Nam Á giữ chức vụ bí thư thứ ba của đại sứ quán mà trong truyện tác giả gọi là “ông bí ba”. Đi công tác nhưng ông được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng Tết, mà đâu phải cao sang gì chỉ là ít nguyên liệu làm nem và gói bánh chưng. Tưởng đơn giản, nhưng nhân vật của chúng ta cũng bao phen mất ăn mất ngủ, tốn không ít công sức để giữ gìn, bao bọc thậm chí cố giấu kín mấy thùng hàng hóa đến mức có thể. Hơn chục ngày chờ quá cảnh ở Bangkok, cuối cùng ông bí ba cũng được lên máy bay để sang Nam Á. Ông thở phào nhẹ nhõm vì nhiệm vụ quan trọng sắp hoàn thành, hàng hóa sẽ đến được nơi nó cần đến. Nhưng hỡi ôi, ông trời lại cứ muốn trêu ngươi ông. Vì ngủ quên mà ông vô tình đi chuyến bay nối chuyến sang Tây Âu. May làm sao, lại vẫn do ông trời sắp đặt, mấy thùng hàng kia bị nhân viên ở sân bay Bangkok chuyển nhầm sang máy bay đi Tây Âu, thành thử ông lấy được mấy thùng báu vật này. Nhưng điều bất ngờ chưa dừng lại. Sau khi được viên cảnh sát giúp đỡ và lái xe tắc-xi đưa về Đại sứ quán ở Tây Âu, ông lại không kịp mang thùng hàng về đại sứ quán ở Nam Á đúng hẹn. Ông bị kỷ luật, nhưng bù lại Đại sứ quán ở Tây Âu lại được đón một cái Tết đủ đầy với những món ăn mang đậm nét truyền thống của ngày Tết cổ truyền. Từng là một nhà ngoại giao nên nhà văn Hồ Anh Thái rất hiểu đặc thù công việc của những người đại diện cho nước mình làm việc ở nước ngoài. Nhà văn không đi sâu phân tích tâm lý nhân vật mà diễn biến tâm lý nhân vật bộc lộ qua hành động, cử chỉ và tình tiết truyện. Truyện bày tỏ nỗi niềm, sự vất vả của những người làm công tác ngoại giao, qua đó gửi gắm những nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc ta. Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa văn hóa, nhưng hội nhập chứ không hòa tan. Đi từ chung tới riêng, ta vẫn là ta, ta vẫn giữ được Tết cổ truyền dân tộc với những giá trị văn hóa trường tồn: tết đoàn viên, tết xum vầy…(Đọc truyện đêm khuya mùng 2 tết)
Ngày phát hành 11:18 | 29/4/2021
Lượt nghe: 685
Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 617
PV VOV6 trao đổi với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn phát huy âm nhạc dân tộc). (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2020
Lượt nghe: 1251
Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát có một nguồn năng lượng bất tận với nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, anh vẽ nhiều thể loại như giấy gió, sơn dầu, sơn mài, phấn mầu. Dẫu ở chất liệu nào người ta dễ dàng nhận thấy bản sắc thuần Việt trong tranh của anh. (Hành trình Sáng tạo 09/02/2020)
Ngày phát hành 8:57 | 6/2/2024
Lượt nghe: 2161
Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020
Lượt nghe: 905
Có một thực tế là những người trông coi nhà Thánh thường khiếm khuyết về thể chất, hoặc là ngoại hình xấu xí hoặc là thiếu khuyết một vài giác quan như nghe, nói, nhìn… có thể khi thiếu khuyết con người ta cần đến chốn thần linh để nương nhờ, tựa bám mà sinh tồn cũng có thể vì thiếu khuyết mà người ta được bù trừ những khả năng khác biệt. Cô Trinh trong truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” thiếu khuyết cả nhan sắc, ánh nhìn, giọng nói, nhưng bù lại, cô có niềm tin và sự tôn thờ tột bậc với Đức Ông và người dân làng Diềm. Với cô, việc phụng sự Đức Ông, giúp Đức Ông vỗ về che chở sự bình yên cho người dân làng Diềm là bổn phận, là thiên mệnh, là tất cả ý nghĩa đời sống của cô trên trần gian. Bởi vậy mà cô dành tất cả tình yêu thương trong sáng và trái tim tận hiến để chăm chút ngôi đền, giữ gìn bài thuốc quý gia truyền để chữa bệnh về thể chất cho dân làng Diềm, nâng niu an ủi những tâm hồn người bấy bớt giúp họ vượt qua ngang trái đời thường. Cũng bởi trái tim tinh nhạy ấy mà cô Trinh nhìn được rõ nét một vài khoảnh khắc đặc biệt của con người, khi họ tột cùng đau khổ, tột cùng trong sáng, tột cùng yêu thương. Cũng bởi trái tim thánh thiện chỉ biết yêu thương tận hiến, chỉ biết cho mà chưa bao giờ được nhận, nên Trinh không nhìn được những lừa lọc dối trá những cám dỗ ma mị của dục vọng để rồi bị cuốn vào vòng xoáy của tiếng sét ái tình. Biết mình đang bị cuốn trong dòng nước xiết của những đòi hỏi bản năng đàn bà, Trinh một lần nữa lại dựa vào Đức Ông, dựa vào trời đất núi sông và người dân làng Diềm mà vượt thoát. Trong cuộc vượt thoát ấy, Trinh nhận ra cả phần xác và phần hồn của làng Diềm cũng cần được cứu rỗi. Cô thỉnh tiếng chuông kêu cứu. Tiếng chuông đền Diềm chỉ vang lên khi làng có việc trọng. Nhưng từ khi đỉnh núi Móc có ngôi chùa lớn, tiếng chuông trên đỉnh núi vang lên hàng ngày để các đoàn khách hành hương gửi lời thỉnh cầu đến cao xanh. Tiếng chuông kêu càng nhiều, chứng tỏ khách càng đông, người làng Diềm càng có cơ hội làm giàu. Bởi vậy không còn mấy người trong làng phân biệt được tiếng chuông đền Diềm và tiếng chuông trên đỉnh núi Móc nữa. Giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những bộ gen quan trọng làm nên hình ảnh riêng biệt của quốc gia, dân tộc trong thời đại thế giới phẳng. Song trong điều kiện mở cửa, hội nhập và phát triển hiện nay, đặc biệt, dưới tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống không dễ dàng gì. Truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” là sự trăn trở về những được - mất trong quá trình vươn lên làm giàu bằng du lịch tâm linh ở một làng quê nghèo, cũng là tiếng chuông thỉnh gọi những tấm lòng biết hiểu, biết yêu, biết giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong thế giới đa diện hôm nay...(Lời bình của BTV Vân Khánh)