Hệ thống tìm thấy 9 kết quả
Ngày phát hành 22:56 | 11/4/2022
Lượt nghe: 613
Vở diễn "Âm vang đồng quê" của Nhà hát Múa rối Việt Nam là chương trình nghệ thuật được xây dựng hướng đến thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế sau hai năm gián đoạn vì dịch Covid-19. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 10:1 | 31/8/2021
Lượt nghe: 1284
Truyện ngắn là sự đan xen giữa không gian và thời gian trong tâm tưởng của những người lính. Khi xem vở kịch của thượng úy Hải quân là Phúc thì hai người lính già nhớ lại những kỉ niệm xưa cùng đồng đội. Đó là trận đánh khốc liệt với quân địch trên chiến trường biên giới. Tổ 3 người gồm đội trưởng Toại, hai chiến sĩ Dũng và Hanh đã chiến đấu anh dũng tới viên đạn cuối cùng để bảo vệ chốt của mình. Truyện ngắn không chỉ có hi sinh, mất mát trên chiến trường mà còn cả tâm tư, tình cảm, khó khăn của người lính nơi hậu phương. Vì Toại cứ biền biệt bao năm công tác ngoài mặt trận nên người vợ trẻ không chịu nổi nỗi cô đơn, vất vả mà bỏ rơi hai bố con. Toại phải mang cậu con trai là Phúc mới 3 tuổi về đơn vị. Nhưng rồi đơn vị nhận nhiệm vụ đột xuất, Toại không kịp thu xếp cho Phúc về quê mà phải nhờ một người lính đồng hương. Trong chiến tranh người lính phải hi sinh cuộc sống riêng tư vì nhiệm vụ cao cả của đất nước. Có những chi tiết truyền cảm với người đọc, người nghe như hình ảnh cậu bé Phúc khóc nấc nhìn theo bóng cha xa dần đầy xúc động. Hay hình ảnh Toại chiến đấu anh dũng đến viên đạn cuối cùng, trong hộp đạn chỉ còn mỗi chiếc áo trẻ con. Đan xen giữa giọng văn khốc liệt, hào hùng là khoảng lặng trầm buồn về cuộc sống đời thường của người lính. Truyện ngắn đã dẫn dắt cảm xúc người đọc, người nghe theo nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đất nước đã hòa bình mấy chục năm nhưng hồi ức chiến tranh vẫn ghi dấu trong tâm trí nhiều người. Chỉ một bài thơ, truyện ngắn, nét nhạc cũng có thể gợi nhớ biết bao kỉ niệm xưa cũ trong lòng người cựu chiến binh. Truyện ngắn không chỉ tô đẹp sự hi sinh, mất mát của người lính và còn thể hiện truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam. Cậu bé Phúc năm nào giờ trở thành người lính hải quân tiếp bước cha bảo vệ biển đảo quê hương (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 8:25 | 14/4/2023
Lượt nghe: 500
Lấy chồng với hầu hết người phụ nữ như một canh bạc. Chỉ đến khi kết hôn thậm chí sống một thời gian dài, người phụ nữ mới biết mình có may mắn hay không. Nếu kém may mắn, họ lấy phải người chồng xấu tính, ích kỉ, cờ bạc …thì cuộc sống thật bất hạnh. Ngược lại nếu lấy phải người chồng tốt thì cuộc sống dù khó khăn, vất vả vẫn đầm ấm, hạnh phúc, nhiều niềm vui. Nhân vật người phụ nữ tên Yến Phi trong câu chuyện đáng buồn khi không có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc. Gia cảnh khá giả, con cái lại trưởng thành không phải lo lắng thì chồng sinh thói bồ bịch. Trớ trêu hơn cô bồ lại là bạn của nhân vật chính. Khi con cái đã trưởng thành đi tìm cuộc sống riêng nơi phương xa, chồng tìm niềm vui mới, Yến Phi với danh xưng là “nàng” cũng phải tự lo cho bản thân mình. Không ghen tuông, không trách móc, không đòi hỏi, nàng trải nghiệm cuộc sống cô đơn của bản thân. Cuộc sống yên bình ở Đà Lạt của Yến Phi bị phá vỡ bởi Út Nghĩa. Hai người gặp gỡ nhau như đưa đẩy của số phận khiến họ xích gần nhau. Út Nghĩa khiến nàng hồi xuân trở lại thời đôi mươi đầy sức sống. Với người phụ nữ đã có chồng, có mấy mặt con thì cái đêm mặn nồng hiếm hoi không phải là tình một đêm. Cô thực sự muốn tìm hạnh phúc cho tương lai của mình. Thế nhưng Út Nghĩa tức Di bị bọn xấu giết chết khi anh truy bắt cướp. Người đàn ông nàng mới yêu mà thực sự chưa kịp tìm hiểu đã ra đi mãi mãi. Kết câu chuyện là việc Yến Phi có thai và nàng hạnh phúc khi cuộc đời mình lại có điều để quan tâm. Được kể với giọng văn hiện đại, lãng mạn, truyện ngắn là lời tâm sự, chia sẻ của người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Vượt lên tất cả là thái độ bình thản có chút bất cần của nhân vật Yến Phi. Cuộc sống xã hội nhiều đổi thay, quan niệm của người phụ nữ về hôn nhân, về con cái về hạnh phúc cũng ít nhiều khác biệt so với trước. Người phụ nữ biết coi trọng bản thân hơn, vì cái tôi và hạnh phúc riêng của mình nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 10:49 | 12/5/2023
Lượt nghe: 1846
Nhìn lại nền văn xuôi Việt Nam hiện đại thế kỷ 20, Nguyễn Tuân là gương mặt thật độc đáo, đặc biệt với các sáng tác trải dài trong cả ba giai đoạn: trước 1945, giai đoạn kháng chiến và sau 1975. Nếu như trước 1945, ông có những thành tựu ở cả ba thể loại: truyện ngắn, tùy bút và tiểu thuyết thì kể từ sau 1945, bút lực Nguyễn Tuân chủ yếu tập trung vào một thể loại duy nhất – tùy bút – mà ông gọi đó là một lối chơi độc tấu.
Ngày phát hành 16:39 | 27/7/2023
Lượt nghe: 1785
Ca khúc “Âm vang Trường Sơn” của nhạc sĩ Trần Nghệ, phổ từ bài thơ “Đến với Trường Sơn” của tác giả Nguyễn Đăng Độ. Bài thơ này được viết trong một lần tác giả đến dâng hương, viếng anh linh các anh hùng liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn. Bài thơ thể hiện niềm xúc động, lòng tự hào biết ơn đối với sự hy sinh của các thế hệ cha anh đã ngã xuống vì nền độc lập, tự do cho tổ quốc. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2015
Lượt nghe: 1713
Bánh mì, rượu vang và muối là những thực phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày. Song, trong câu chuyện này, nó còn mang nhiều ẩn ý khác: hẳn các bạn đã nghe câu nói "Yêu cha như muối".
Ngày phát hành 13:7 | 4/4/2023
Lượt nghe: 284
Hằng ngày, Khu lưu niệm nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (đường Ninh Bình, phường 2 thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) đón tiếp nhiều học sinh, sinh viên cùng những người yêu cải lương tới tìm hiểu về nghệ thuật đờn ca tài tử. Một không gian thoáng rộng với những công trình biểu tượng được cách điệu về tình yêu và tấm lòng của nhân dân cả nước nói chung và của người Nam Bộ nói riêng về nghệ thuật Đờn ca tài tử... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 21/03/2023)
Ngày phát hành 10:29 | 25/8/2023
Lượt nghe: 1131
Sau hơn 2 năm đồng hành với chuyên mục “Mùi vị ký ức” trên báo Nhân dân hằng tháng, nhà thơ Nguyễn Bảo Chân đã ra mắt tập sách “Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ”. Viết về ẩm thực nhưng đây không phải là một cuốn sách dạy nấu ăn mà là những kỷ niệm, trải nghiệm của tác giả với từng món ăn. Với thi sĩ Nguyễn Bảo Chân, đó là “những mảnh ký ức được nhặt ra một cách ngẫu nhiên”; kết nối bằng “sợi tình tôi”, gắn kết tác giả vào một cuộc sống đầy những cung bậc vui buồn sướng khổ nhưng “được mất nào cũng đẹp cũng thơm”. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của “Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ” qua bài của BTV Đỗ Anh Vũ có nhan đề “Tản văn của một nhà thơ”.
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 502
Câu chuyện kì thú về thành Vagadu và hoàng tử út Lagarê. Trong khi những người anh đều đối xử tàn nhẫn với người hầu già thì chàng út vô cùng tử tế. Và lòng tốt của chàng đã khiến ông lão cảm động. Ông đã giúp hoàng tử trở thành quốc vương. Hoàng tử út cũng tìm lại được thành Vangađu bao năm qua bị quỷ thần lấy mất... (Kể chuyện và hát ru 29/07/2020)