Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2018
Lượt nghe: 2374
Hà Nội cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua những bức ảnh quí giá giúp chúng ta tìm hiểu, nghiên cứu về một giai đoạn lịch sử nước nhà. (Câu chuyện nghệ thuật 16/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2018
Lượt nghe: 803
Tiểu thuyết “Tố Tâm” được nhà văn Hoàng Ngọc Phách viết năm 1922, in lần đầu 3 năm sau đó và nhanh chóng trở thành best-seller văn chương thời bấy giờ. Vì sao “Tố Tâm” được coi là cuốn tiểu thuyết hiện đại đầu tiên của văn học miền Bắc và được công chúng yêu mến, đón nhận đến như vậy? (Tìm trong kho báu phát 13/12/2018)
Ngày phát hành 21:39 | 4/12/2022
Lượt nghe: 242
Chương trình ngữ văn 11 có nhiều bài học được triển khai theo phương pháp mới, cho học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng nội dung bài học. Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945” là một trong những tiết học được các bạn thực hiện theo phương pháp ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2022)
Ngày phát hành 9:38 | 6/12/2022
Lượt nghe: 238
Lần trước chúng ta đã cùng nhau ôn lại bài học trong sách Ngữ văn 11 “Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945” với nội dung là bộ phận văn học công khai, còn gọi là hợp pháp. Một nội dung nữa đó là bộ phận văn học không công khai, còn gọi là bất hợp pháp, là những sáng tác chủ yếu của các chí sĩ yêu nước trong tù. Chúng mình cùng nhau ôn tiếp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 05/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 871
Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 1001
Đầu thế kỷ 20, có nhiều tác giả vừa viết văn, làm báo vừa là nhà yêu nước. Một trong số đó là nhà văn Trần Chánh Chiếu. Cùng với những tên tuổi như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Trương Duy Toản, nhà văn Trần Chánh Chiếu là người đặt nền móng cho nền văn xuôi quốc ngữ Nam bộ
Ngày phát hành 16:18 | 27/1/2021
Lượt nghe: 1519
Như chúng ta đã biết, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du với những giá trị nhân văn và thời đại lớn lao đã song hành cùng dân tộc qua nhiều biến động lịch sử. Trước năm 1975, những hoạt động sôi nổi kỷ niệm tác giả “Truyện Kiều” do các học giả miền Bắc khởi xướng đã truyền sức nóng tới người làm văn, làm báo ở Nam bộ. Từ đó, trên báo chí văn nghệ miền Nam đã luận bàn dài kỳ, sôi nổi về kiệt tác Quốc âm của nền văn học dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)