Ngày phát hành 16:55 | 14/5/2023
Lượt nghe: 2548
Mới đây, tại khoa Văn học Trường Đại học KHXH và NV – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học “PGS.TS, Nhà thơ Trương Đăng Dung: Hành trình từ diễn giải đến sáng tạo văn chương”. Tham dự có PGS TS Trương Đăng Dung, PGS TS Phạm Xuân Thạch – Chủ nhiệm khoa Văn học, cùng các giảng viên, sinh viên năm cuối và khách mời. Tọa đàm mang không khí của buổi giao lưu chia sẻ vừa giàu tính học thuật, vừa ấm áp thân tình. Qua đó, chân dung tinh thần của PGS TS, nhà thơ Trương Đăng Dung cũng được khắc họa đậm nét, trong sự thống nhất của tư tưởng, quan niệm sống và hành trình sáng tạo.
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1499
Câu chuyện về mối duyên của nhà thơ Trương Đăng Dung với nhà văn Franz Kafka qua tiểu thuyết "Lâu đài" nói với chúng ta điều gì về ý nghĩa của nghệ thuật đối với cuộc sống? (Điểm hẹn văn nghệ 31/1)
Ngày phát hành 9:53 | 27/9/2023
Lượt nghe: 1870
Cho đến nay, Trương Đăng Dung có thể nói vẫn là một cái tên gây ngỡ ngàng với nhiều bạn yêu thơ. Có thể nói như vậy vì đông đảo giới văn chương biết đến ông đầu tiên với tư cách một PGS.TS ở Viện Văn học, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu đã công bố. Cho dù Trương Đăng Dung đã có những bài thơ đầu tiên đăng báo Văn nghệ từ năm 1978, nhưng phải bẵng đi đến gần một phần tư thế kỷ, ông mới lại công bố thơ trên Tạp chí sông Hương vào năm 2002. Cho đến năm 2011, khi sắp chạm ngưỡng 60 tuổi, Trương Đăng Dung mới in tập thơ đầu tiên mang tên Những kỷ niệm tưởng tượng. Nhưng tập thơ ngay lập tức đã gây tiếng vang lớn, được giới nghiên cứu, giới sáng tác cũng như nhiều bạn đọc văn chương đặc biệt quan tâm. Tập thơ dành Giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội trong năm, được tái bản trong nước năm 2014, được dịch và xuất bản ở Hungary năm 2018. Không hề vội vàng, lại cho tới gần 10 năm sau Trương Đăng Dung mới công bố tập thơ thứ 2 mang tên Em là nơi anh tị nạn (NXB Văn học 2020) với nhiều tác phẩm thấm đẫm hơi thở đương đại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) hôm nay xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Trương Đăng Dung – Nghe tiếng côn trùng trong cát bụi sinh sôi.