Hệ thống tìm thấy 55 kết quả
Ngày phát hành 10:56 | 27/2/2024
Lượt nghe: 1125
Quý vị và các bạn thân mến, nếu truyện ngắn “Sự tích câu ca dao” nhà văn Đỗ Hàn lấy cảm hứng từ truyền thuyết “Mỵ Châu- Trọng Thủy” thì truyện ngắn “Bức huyết thư” ông lại phóng bút sáng tác phần “Hậu Truyện Kiều”. Đây đều là hai tác phẩm văn học nổi tiếng và in đậm trong tâm trí của người dân Việt Nam. Hai truyện ngắn có không gian, thời gian, nội dung khác nhau nhưng có một điểm chung là số phận bi thảm của người phụ nữ. Mỵ Châu vì ngây thơ tin tưởng Trọng Thủy mà trở thành tội đồ làm nước mất, nhà tan. Mỵ Châu có lẽ đáng thương hơn là đáng trách. Thúy Kiều tuy đã tái hợp cùng Kim Trọng, Kiều về ở cùng Kim Trọng nhưng nàng cũng sống không hạnh phúc. Kim Trọng bận rộn công việc, không quan tâm khiến Thúy Kiều cô đơn. Cuối cùng nàng hiểu ra chỉ có Từ Hải mới là người yêu mình nhất, trân trọng mình nhất. Kiều chọn cái chết để giải thoát cho cuộc đời duyên phận dở dang của mình. Dựa trên truyền thuyết “Mỵ Châu- Trọng Thủy”và truyện thơ “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du, nhà văn Đỗ Hàn đã sáng tác nên hai truyện ngắn sinh động, giầu sức sáng tạo, ẩn chứa nhân sinh vui buồn của con người. Khai thác nguồn chất liệu văn học dân gian để có những tác phẩm nghệ thuật nói về vấn đề ngày nay hay những bài học đạo đức, về triêt lý nhân sinh đời người là một một cách là tốt để góp phần giúp người đọc, người nghe hiểu hơn lịch sử dân tộc cũng như những góc nhìn khác nhau về văn học, văn hóa dân gian Việt Nam.
Ngày phát hành 12:13 | 15/12/2023
Lượt nghe: 1801
Người Việt ta xưa vốn ưa lối giao tiếp khéo léo, lễ nghĩa, kín đáo, nhuần nhị nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Chúng ta hãy thử ngẫm lại mấy câu ca sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Mượn hình ảnh các loài cây, hoa đặc trưng, rõ ràng người xưa đã rất ý nhị trong cách tỏ tình và đáp lời. Trong kho tàng ca dao không ít những câu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ về người lao động với nhiều cung bậc cảm xúc và cách thể hiện vô cùng phong phú.
Ngày phát hành 9:39 | 28/12/2023
Lượt nghe: 1564
Người xưa thường mượn những hình ảnh thân thuộc, gần gũi để ký thác nỗi niềm, tâm sự. Trúc, mai là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt và cũng xuất hiện rất nhiều lần trong ca dao. Tác giả dân gian nhắc đến trúc, mai; nhưng không phải để tả thực cây trúc cây mai, cũng không phải bàn chuyện trúc mai phong cảnh, mà mượn mai, trúc để nói về con người.
Ngày phát hành 11:26 | 13/5/2021
Lượt nghe: 1211
In Ca Dao We Trust (Tin yêu ở ca dao) là hợp phần quan trọng trong chương trình hoạt động của Trung tâm sản xuất và sáng tạo Ơ Kìa Hà Nội, kết hợp cùng tổ chức Wise (Sáng kiến hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh), nằm trong khuôn khổ dự án Investing in Women của chính phủ Úc, với mong muốn truyền tải và củng cố nhận thức về bất bình đẳng giới trong xã hội, cũng như làm đẹp thêm và phong phú thêm kho tàng ca dao tục ngữ bằng những thông điệp ý nghĩa. Trong chương trình Tìm trong khó báu hôm nay, chúng tôi thực hiện một cuộc trò chuyện mang tên Bất bình đẳng giới trong ca dao tục ngữ người Việt, như một sự ủng hộ cho dự án nhiều ý nghĩa nói trên.
Ngày phát hành 9:44 | 7/3/2024
Lượt nghe: 2335
Ca dao được ví như cung đàn muôn điệu của người bình dân. Có thể nói bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta còn nghe vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của những kiếp người bất hạnh, những cảnh đời éo le, trắc trở. Và ai oán, cảm thương hơn cả là những câu hát than thân của người phụ nữ. Từ đây, người đương thời và đời sau thấy được bi kịch của thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Ngày phát hành 10:3 | 2/8/2024
Lượt nghe: 1379
Từ lâu đời, hoa sen đã trở thành biểu tượng đẹp trong đời sống người Việt. Chiều sâu hình ảnh, hương sắc bông sen không chỉ là biểu tượng về nhân cách mà còn là biểu tượng về văn hóa. Mỗi bài ca dao về hoa sen đều mang liên tưởng, ý niệm riêng.
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017
Lượt nghe: 875
Ca dao là tiếng nói tâm tình, tình cảm chan chứa về gia đình, quê hương, là tiếng hát của tình yêu lứa đôi, vợ chồng, anh em sâu nặng. Ca dao chính là nguồn suối mát lành tắm gội tâm hồn người Việt từ xa xưa. Ca dao là thể loại văn vần trữ tình, giàu nhạc tính, hình ảnh... là vẻ đẹp thuần khiết của kho tàng văn học dân gian. (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2017)
Ngày phát hành 11:13 | 13/9/2023
Lượt nghe: 688
Trong ca dao đối đáp tình yêu nam nữ, cũng phong phú và dồi dào không kém sự thông minh, nhạy bén, đáo để và chua ngoa của phái nữ là những câu đáp trả tinh vi của các chàng trai. Họ là những anh chàng không phải tay vừa, cũng chua ngoa, đanh đá không thua gì phái nữ.
Ngày phát hành 15:36 | 7/9/2023
Lượt nghe: 764
Trong đề tài ca dao đối đáp thì những cặp ca dao có nội dung đối đáp (theo kiểu “ăn miếng trả miếng”) được đánh giá là mảng hay nhất, thú vị nhất. Theo Tiến sĩ La Mai Thi Gia, những câu nói qua nói lại, vặn qua vặn lại, đá qua đá lại… của các cặp nhân vật trữ tình trong mảng ca dao này đã thể hiện được đầy đủ tính cách chất phác, nghịch ngợm, dí dỏm của người bình dân. Những câu đối đáp sắc sảo là kết tinh của sự thông minh, đáo để, bộc trực, thẳng thắn của người dân lao động. Đặc biệt, ca dao xưa đề cao sự nhanh nhạy của người phụ nữ, thể hiện qua những lời đối đáp hết sức thông minh, khôn ngoan, khéo léo.
Ngày phát hành 11:6 | 24/11/2023
Lượt nghe: 1557
Sắc thái hài hước bao trùm trong những bài ca dao trào phúng về phụ nữ. Khác với ca dao trữ tình được sáng tác nhằm giãi bày tâm tư tình cảm, ca dao hài hước dùng tiếng cười để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng chưa lành mạnh, những thói hư tật xấu của phụ nữ trong xã hội
Ngày phát hành 15:6 | 16/11/2023
Lượt nghe: 1499
Nói đến vẻ đẹp của con người, ca dao nhắc đến một yếu tố không kém phần quan trọng – đó là trang phục. Vẻ đẹp hình thức của chàng trai hay cô gái rõ ràng không chỉ thể hiện ở khuôn mặt, vóc dáng mà còn phụ thuộc vào cách ăn mặc, vào chất liệu của vải vóc quần áo và những thứ phục trang khác.
Ngày phát hành 15:15 | 25/4/2024
Lượt nghe: 1901
Từ xa xưa, các thể loại văn học dân gian nước ta như thành ngữ, tục ngữ, ca dao đều có nhiều câu ngợi ca cây lúa, hạt gạo đã làm nên bản sắc và tầm vóc tinh thần của dân tộc. Từ một hình ảnh bình dị, quen thuộc, qua các thủ pháp nghệ thuật đã trở thành biểu tượng cảm xúc, cho số phận con người Việt Nam ta qua nhiều thời đoạn.
Ngày phát hành 10:37 | 13/6/2024
Lượt nghe: 1561
Ngôn ngữ ca dao, tục ngữ có hình ảnh con trâu thể hiện đầy đủ các khía cạnh của văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Nói đến trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Bên cạnh ý nghĩa hiển ngôn, PGS.TS Lê Đức Luận – Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn chỉ ra ý nghĩa hành ngôn của những bài ca dao nói về hình ảnh con trâu, thể hiện những nhận xét của tác giả dân gian về con người, việc đời và rút ra các mối quan hệ nhân sinh.
Ngày phát hành 10:48 | 18/10/2023
Lượt nghe: 1175
Theo khảo sát trong kho tàng ca dao người Việt ta có hơn 4.500 bài ca than thân thì có tới 2/3 trong số đó phản ánh thân phận phụ nữ. Và người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi đã có gia đình, tiếng nói than thân càng trở nên não nề.
Ngày phát hành 9:16 | 12/4/2024
Lượt nghe: 1886
Kinh Bắc vốn là một vùng đất có lịch sử lâu đời. Nơi đây tập trung nhiều làng nghề nổi tiếng như tranh Đông Hồ, gốm Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ, nem Bùi, bánh đa nem Thổ Hà, bánh đa Kế, mì Chũ, vải thiều Lục Ngạn... Chính nơi đây, dân ca quan họ và hội Gióng được UNESCO vinh danh di sản văn hóa phi vật thể; mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm là di sản tư liệu thế giới. Mỗi độ sang Xuân, đất Kinh Bắc lại rộn ràng nhiều lễ hội.
Ngày phát hành 9:5 | 14/3/2024
Lượt nghe: 2200
Trong tác phẩm “Việt Nam Cổ Văn Học Sử”, tác giả Nguyễn Đổng Chi đã viết: “Vào những ngày hội hoặc ngày tế thần, thường thường là mùa Xuân xa ngày cấy hái, trai gái các bộ lạc thôn ấp thường tụ tập lại một nơi, đặt ra lời ví hát ghẹo nhau, trong khi gảy đàn, thổi sáo, đánh trống, múa nhảy hay là bày các trò vui”. Nhiều đời nay, đến hẹn lại lên, dân gian khắc ghi những lễ hội truyền thống qua các câu ca dao quen thuộc.
Ngày phát hành 15:37 | 15/2/2024
Lượt nghe: 1604
Từ xa xưa, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam ta, bên cạnh tên gọi quen thuộc là Tết ta, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch, Tết Nguyên đán còn được gọi là Tết Cả, mở đầu một năm mới khoảnh khắc giao thoa đất trời có ý nghĩa vô cùng linh thiêng. Bởi thế mà kho tàng ca dao của dân tộc ta có rất nhiều câu ca nói về ngày Tết.
Ngày phát hành 9:9 | 19/4/2024
Lượt nghe: 1821
Trở lại với đề tài lễ hội trong ca dao, từ nhiều đời nay, vào mùa Xuân, ở miền Bắc nước ta diễn ra rất nhiều lễ hội nổi tiếng thu hút khách thập phương. Và trong số những hội Xuân đó, có một số lễ hội có những phần thi tài hết sức li kỳ, độc đáo.
Ngày phát hành 15:40 | 23/5/2024
Lượt nghe: 1747
Người nông dân xưa và cả ngày nay đều vô cùng phấn khởi khi có những mùa vàng bội thu. Hạt thóc thu hoạch về nhà được xay xát thành gạo, thành tấm, cám, làm lương thực, rơm rạ, tro, tro trấu được sử dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Thấu hiểu vòng đời của hạt thóc, hạt gạo, cha ông ta có những ví von, ẩn dụ hết sức sâu sắc với nhiều cảnh tình trong đời sống.
Ngày phát hành 11:10 | 6/12/2023
Lượt nghe: 1691
Ca dao xưa có câu: “Chỉ đâu mà buộc ngang trời/ Thuốc đâu mà chữa con người lẳng lơ”. Đi vào những bài ca dao về đề tài phụ nữ lẳng lơ, chúng ta hiểu thêm quan niệm về tự do của người phụ nữ trong xã hội cũ nhưng một mặt tự hỏi phải chăng những câu dao này là kết quả của những bức bối và dồn nén, bất hạnh và đau khổ? Rõ ràng ca dao đã diễn đạt ước mơ của những con người lao động chịu rất nhiều tầng áp bức trong xã hội phong kiến.
Ngày phát hành 15:4 | 26/1/2024
Lượt nghe: 1941
Ca dao về xứ Huế có nhiều câu đặc tả về cảnh sắc thiên nhiên các địa danh. Âm điệu của hầu hết những câu ca dao này là nhẹ nhàng, chuyển tải nỗi niềm tâm sự của con người cố đô đa sầu, đa cảm.
Ngày phát hành 8:53 | 11/1/2024
Lượt nghe: 1509
Nhiều nhà nghiên cứu đã cất công tìm hiểu về các địa danh được đề cập tới trong bài ca dao "Gió đưa cành trúc la đà...", đặc biệt là địa danh Thọ Xương. Trong đó, những phân tích khoa học của Nhà nghiên cứu Tôn Thất Thọ xác tín hơn cả.
Ngày phát hành 16:6 | 3/1/2024
Lượt nghe: 1608
Nhiều bài ca dao các vùng miền mở đầu bằng mô – típ quen thuộc “Gió đưa”. Và mô – típ này cũng diễn tả, phát triển thành những hình ảnh câu chuyện, cảm xúc vô cùng phong phú, đa dạng. "Gió đưa cành trúc la đà" được xem là một trong số những bài ca dao đề tài thiên nhiên, phong cảnh phổ biến tới tận ngày nay.
Ngày phát hành 14:25 | 17/8/2023
Lượt nghe: 714
Càng đi sâu tìm hiểu về ca dao, chúng ta càng thấy được sức truyền cảm của thể loại văn học dân gian này. Sở dĩ ca dao có được điều đó là nhờ chất trữ tình hay còn gọi là chất thơ thấm đượm trong từng câu chữ. Nếu như ở tục ngữ, tư tưởng thường được biểu hiện qua hình thức ngôn ngữ ngắn gọn thì ca dao lại biểu hiện và diễn đạt nội dung bằng ngôn ngữ chọn lọc mà vẫn giàu sức truyền cảm và ngân vọng.
Ngày phát hành 10:28 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1176
Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã có những bước chân đầu tiên đi vào ca dao, một thể loại văn học dân gian hết sức đẹp đẽ, gần gũi và độc đáo của dân tộc ta. Tuần này, mời Quý vị và các bạn cùng ngẫm nghĩ về chất trữ tình của cũng như tính ứng dụng của ca dao trong đời sống xưa nay.
Ngày phát hành 14:24 | 18/7/2024
Lượt nghe: 1428
Rào đón và bày tỏ thái độ trực tiếp qua những câu hát giao duyên, các chàng trai cô gái đã bộc lộ mong muốn và giãi bày nỗi lòng với đối phương.
Ngày phát hành 12:2 | 11/7/2024
Lượt nghe: 1596
Trong số các cách thức giao tiếp trong tình yêu đôi lứa thì việc sử dụng lối nói mơ hồ, vòng vo được xem là một cách ý nhị nhằm thổ lộ tình cảm, mong muốn của các chàng trai, cô gái xưa, vốn trọng sự kín đáo. Sử dụng lối nói mơ hồ, không rõ ràng đã tạo ra những hàm ngôn trong câu thoại của cuộc giao tiếp. Tác giả dân gian đã dùng nhiều biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, điển tích điển cố... Trong đó, nổi bật nhất là biện pháp tu từ ẩn dụ để nói lên cảm xúc trước một sự kiện, câu chuyện.
Ngày phát hành 14:31 | 7/8/2024
Lượt nghe: 1400
Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này, ngay sau bài phân tích về mô – típ “Chiều chiều” trong ca dao, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ cùng Quý vị và các bạn những cảm nghĩ về tình cảm và trí tuệ người xưa thể hiện qua những áng thơ dân gian tiêu biểu. Chuyên mục “Chuyện cũ tích xưa” tìm về với câu chuyện ngọn nguồn câu ca “Chiều chiều trước bến Văn Lâu”
Ngày phát hành 11:33 | 7/6/2024
Lượt nghe: 1424
Nói đến hình ảnh con trâu là nói đến nền sản xuất nông nghiệp và văn hoá làng xã. Ngày nay, thời đại máy móc và công nghiệp, chúng ta ít thấy hình ảnh con trâu kéo cày trên cánh đồng như những ngày xưa. Thật đáng quý là vẫn còn lại những câu ca cho thấy quan niệm của cha ông về một loài vật gắn bó thân thuộc, và sâu đậm hơn cả là ân tình gửi gắm trong hình ảnh đẹp về lao động sản xuất nông nghiệp.
Ngày phát hành 11:3 | 1/2/2024
Lượt nghe: 1897
Trong kho tàng ca dao của dân tộc ta, những câu ca ca ngợi quê hương, xứ sở chiếm số lượng khá nhiều. Riêng về mảng ca dao về xứ Huế, điều dễ nhận thấy là sự dày đặc các địa danh và tâm tình lắng đọng qua các sự kiện lịch sử.
Ngày phát hành 9:6 | 24/8/2023
Lượt nghe: 721
Kho tàng ca dao của nước ta có nhiều bài hay, sinh động, sâu sắc về đề tài tình yêu. Vận dụng khéo léo các khẩu ngữ, lối sinh hoạt, lời ăn tiếng nói hàng ngày, nhiều bài ca dao qua đối đáp đã đọng lại và lưu truyền qua nhiều đời. Chúng ta cùng tìm hiểu về thi pháp của thể loại đầu tiên trong đối – đáp là đố – đáp, tức là câu đố và câu trả lời trong đối đáp giao duyên của dân gian.
Ngày phát hành 9:44 | 21/9/2023
Lượt nghe: 563
Văn học dân gian nước ta, đặc biệt là ca dao thể hiện khá rõ nét thân phận của người phụ nữ trong xã hội nam quyền phong kiến. Đồng thời, ca dao cũng phản ánh thái độ phản kháng của họ trước sự đối xử bất bình đẳng. Quá trình tìm đến quyền “làm người” của phụ nữ nông thôn ngày trước quả thực lắm gian nan.
Ngày phát hành 10:32 | 27/9/2023
Lượt nghe: 617
Trong số những mẫu hình phụ nữ trong xã hội phong kiến, bên cạnh những người phụ nữ yên phận thì vẫn có những người bản lĩnh dám đứng lên chống lại lại những bất công trong gia đình và xã hội.
Ngày phát hành 15:42 | 8/5/2024
Lượt nghe: 1890
Từ trong ca dao, những cánh cò là biểu tượng cho số phận nhọc nhằn, nắng mưa vất vả của người nông dân và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Những câu ca giàu hình ảnh, nhẹ nhàng mà thấm thía biết bao nỗi đời.
Ngày phát hành 10:22 | 26/2/2024
Lượt nghe: 1399
Bước ra từ thần thoại, rồng là một biểu tượng tôn nghiêm, cao quý rất được người thời xưa coi trọng. Bởi vậy, nhiều tác phẩm văn học dân gian nước ta đề cập tới biểu tượng rồng.
Ngày phát hành 14:0 | 30/8/2023
Lượt nghe: 652
Trong ca dao tình yêu nam nữ thì hình thức thể hiện chủ yếu là đối đáp giao duyên. Trong chương trình “Tìm trong kho báu” tuần trước, chúng ta đã tìm hiểu về hình thức đối đáp đầu tiên đó là đố và đáp. Tuần này, mời Quý thính giả cùng đi vào cụ thể hình thức đối đáp thứ hai, đó là hỏi và đáp. Nếu như các câu ca dao có nội dung đố và đáp nhằm mục đích chính là thách đố thì những cặp ca dao hỏi và đáp lại thể hiện khả năng ứng đáp khi thẳng thắn, có lúc lại vô cùng khéo léo của dân gian.
Ngày phát hành 10:2 | 5/4/2024
Lượt nghe: 1563
Những ngày tháng Hai, tháng Ba âm lịch, không khí hội Xuân rộn ràng ở nhiều đền chùa khắp đất nước ta. Nhiều câu ca dao xưa truyền tụng tới ngày nay diễn tả một cách sinh động như một cách nhắc nhớ về các hội Xuân lâu đời.
Ngày phát hành 11:5 | 26/6/2024
Lượt nghe: 1500
Một mái ấm, một người bạn đời cùng chia sẻ buồn vui, đó là khát vọng, là mục đích hướng tới trong cuộc sống của người Việt ta nhiều đời nay. Mái ấm gia đình là giá trị tinh thần của con người ở tuổi trưởng thành. Trong ca dao về hôn nhân và tình cảm vợ chồng đã đề cập một cách kỹ lưỡng điều này, cho thấy đó là đặc trưng văn hoá của con người, dân tộc ta.
Ngày phát hành 9:19 | 1/3/2024
Lượt nghe: 2131
Đất nước Việt Nam ta vốn là cái nôi của nền văn minh lúa nước. Người dân Việt quanh năm hai sương một nắng canh tác trên đồng ruộng. Chỉ sau vụ Chiêm và vụ Mùa, tức mùa Xuân và mùa Thu, người nông dân ta mới được nghỉ tay. Cũng dịp này, các làng tổ chức hội hè. Và đó cũng là nguyên cớ ra đời các lễ hội lâu đời, đặc biệt là được tổ chức rất nhiều vào mùa Xuân. Trong tác phẩm “Việt Nam Văn Hóa Sử Cương”, nhà khảo cứu Đào Duy Anh đã đưa ra nhận xét: “Trong làng thường năm có nhiều kỳ tế lễ để dân làng có dịp “ăn uống” và “vui chơi”. Những cuộc tế 1ễ lớn nhất là lễ Kỳ phúc về mùa Xuân và mùa Thu để cầu bình yên cho dân làng, lễ Nhập tịch hay vào đám vào khoảng tháng Giêng, tháng Hai, khi thường thì chiếu lệ tế lễ dăm bảy ngày, năm nào hòa cốc phong đăng dân gian làm ăn thịnh vượng hay nhân lễ rước sắc thần, hay nhân lễ khánh thành đình mới thì mở Đại hội, bày những cuộc vui chơi hát xướng đến nửa tháng hay cả tháng”.
Ngày phát hành 14:44 | 18/1/2024
Lượt nghe: 1903
Huế là vùng đất có truyền thống lịch sử, chiều sâu văn hóa. Từng là Thủ phủ của Đàng Trong thời các chúa Nguyễn, rồi trở thành kinh đô đất nước dưới triều Tây Sơn và tiếp tục là kinh đô trong gần một thế kỷ rưỡi dưới triều Nguyễn, ca dao về xứ Huế cũng phong phú, đa dạng về nội dung, cảm xúc.
Ngày phát hành 9:57 | 15/5/2024
Lượt nghe: 2176
Từ ngàn năm nay, ruộng đồng và cây lúa không chỉ nuôi nấng để bao thế hệ con người Việt Nam trưởng thành mà hơn thế nữa đã trở thành một phần ký ức, ký thác nỗi niềm, tâm sự của cả một đời người. Trong những áng ca dao viết về cây lúa, chúng ta thấy hiện lên thân phận và quan niệm về cuộc sống của người nông dân. Nghiên cứu từ Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam đã tiến hành khảo sát và phát hiện lời ca thuộc về trường nghĩa chỉ lúa và các sản phẩm làm từ lúa, chiếm hơn 8 % trong tư liệu “Kho tàng ca dao người Việt”. Như vậy, số lượng các từ ngữ chỉ lúa và sản phẩm làm từ lúa xuất hiện trong ca dao là khá phong phú, đa dạng. Từ những tên gọi cây lúa cho đến bộ phận của cây lúa, giống lúa, sản phẩm được làm từ lúa và món ăn cơ bản từ lúa của cư dân nông nghiệp lúa nước như lúa, mạ, thóc, gạo, cơm, cháo, xôi, bánh,… xuất hiện nhiều lần trong ca dao.
Ngày phát hành 0:0 | 17/4/2017
Lượt nghe: 937
Khi phân tích, bình giảng bài ca dao “Mười tay”, có một điểm chung là các tác giả đều nhấn mạnh đến sự hy sinh, sự vất vả đến quá sức chịu đựng của người mẹ. Ở góc nhìn của một người con bản Mường, nhà thơ Bùi Tuyết Mai cho rằng phụ nữ Mường luôn coi trọng lao động và tự nhận về mình những hy sinh để giữ cho bếp lửa nhà sàn thêm ấm. Nếu nhìn từ góc quan sát này, thì bài thơ “Mười tay” sẽ được bổ sung thêm những nét nghĩa mới, bớt đi vẻ bi lụy buồn tủi mà chúng ta vẫn quen nghĩ lâu nay. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 17/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2017
Lượt nghe: 1032
Ca dao dân ca là mạch nguồn văn hóa chúng ta đã tiếp xúc ngay từ thời tuổi nhỏ, trong lời ca điệu hát của bà của mẹ, làm giàu có thêm tâm hồn, ngôn ngữ. Bàn về điều này, cộng tác viên Thảo Nhi có bài viết “Nếu không có ca dao”. Bài viết thể hiện tình cảm, sự tri ân của thế hệ trẻ hôm nay đối với những giá trị văn hóa cha ông xưa để lại. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/01/2017)
Ngày phát hành 14:31 | 25/10/2023
Lượt nghe: 1303
Truyền thống yêu và ngợi ca cái đẹp của dân gian in đậm trong ca dao. Miêu tả và mến yêu vẻ đẹp về hình thể con người là một đề tài trở đi trở lại, quy chiếu thị hiếu thẩm mỹ của người xưa.
Ngày phát hành 14:31 | 8/11/2023
Lượt nghe: 1418
Trong thị hiếu thẩm mỹ dân gian, sự vận động, chuyển động có một vị trí rất đáng kể. Vẻ đẹp của thân thể không phải chỉ nằm ở sự cân đối hình thức thuần túy của các bộ phận của cơ thể như mắt, miệng mà còn phụ thuộc vào sự kết hợp, tính chất sống động.
Ngày phát hành 10:18 | 29/8/2024
Lượt nghe: 602
Cuộc đời, tấm gương bình dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng trong sáng tác của nhiều tác giả, nhà văn, nhà thơ. Đặc biệt, qua những vần ca dao, công đức của Bác Hồ được diễn đạt một cách đầy hình ảnh và cảm xúc. Từ đó nói lên được tiếng lòng, lòng biết ơn với những cống hiến của Bác đối với dân tộc. Một số nhà nghiên cứu đã cất công sưu tầm, tuyển chọn những áng ca dao nói về Bác, tiêu biểu là cuốn “Ca dao về Bác Hồ” chọn lọc tới hơn 1.200 câu ca nói về Bác của nhà thơ Trần Hữu Thung hay nhà giáo Nguyễn Nghĩa Dân trong cuốn “Ca dao Việt Nam 1945-1975” khẳng định những câu ca về Bác Hồ chiếm khoảng hơn 10% trong tổng số lượng ca dao hiện đại. Nhà Phê bình văn học Lê Xuân trong một bài viết đã dẫn ra một số câu ca dao tiêu biểu cho thấy được hình ảnh Bác Hồ trong tâm thức dân gian ở các vùng miền trên khắp đất nước ta.
Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2019
Lượt nghe: 562
Hè này hẳn các bạn đã tìm đến với nhiều phương pháp khác nhau như đọc sách, luyện kỹ năng viết, tham gia những câu lạc bộ yêu văn học. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên tìm hiểu những bài nghiên cứu để bổ trợ kiến thức. Hôm nay, chúng mình cùng nghe bài viết “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao Việt Nam” của tác giả Triệu Thị Ngọc Linh để hiểu thêm về ca dao Việt Nam nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2019)
Ngày phát hành 9:42 | 5/10/2023
Lượt nghe: 666
Ca dao nước ta có nhiều bài ca ngợi con người, cảnh sắc thiên nhiên, đất nước. Và đề tài Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội - thủ đô ngàn năm văn vật xuất hiện nhiều trong những câu ca truyền khẩu nhiều đời. Ca dao đã phản ánh tính cách người Kẻ Chợ, tính chất nghề nghiệp của riêng vùng Hà Nội bằng ngôn từ dung dị. Nhờ đó mà những câu ca truyền cảm, dễ thuộc, dễ nhớ in sâu trong tiềm thức nhiều đời người. Chương trình “Tìm trong kho báu” tuần này của Ban VHNT (VOV6) điểm lại những dấu ấn đất và người Thăng Long – Đông Đô - Hà Nội trong ca dao
Ngày phát hành 15:56 | 22/11/2023
Lượt nghe: 1333
Thật đáng trân quý là nét đẹp tâm hồn con người không vẩn đục dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Người xưa thường nhắc tới cái nết như một biểu tượng đáng trân trọng nhất của con người, thậm chí “Cái nết đánh chết cái đẹp”, nết người còn được đánh giá vượt lên cả cái đẹp bề ngoài. Và cũng thật hoàn hảo khi vẻ đẹp hình thể lại được hòa quyện cùng vẻ đẹp tâm hồn
Ngày phát hành 9:59 | 2/8/2023
Lượt nghe: 1172
Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, với mỗi người Việt, ca dao là một thể loại gần gũi, quen thuộc, thiết thân. Qua thời gian, qua nhiều giai đoạn lịch sử, những bài học và giá trị của ca dao trong vận dụng đời sống vẫn luôn tươi mới, sâu sắc. Kể từ chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) tìm về với những vần ca dao chuyên chở tâm tình và cả ân tình của người Việt chúng ta
Ngày phát hành 9:49 | 11/10/2023
Lượt nghe: 962
Theo các thống kê, ca dao về đề tài tình yêu đôi lứa chiếm nửa trong kho tàng ca dao của nước ta. Và trong nhiều cung bậc tình cảm thì nổi lên là nỗi buồn, nỗi ngậm ngùi của thân phận người phụ nữ không được tự quyết trong tình yêu. Các số liệu đã cho thấy trong ca dao viết về tình yêu thì có đến 2/3 viết về tâm sự tình yêu của người con gái. Trên con đường tìm đến hạnh phúc, họ gặp rất nhiều trở ngại, khổ đau và việc bày tỏ những cảm xúc này cho thấy khát vọng bình đẳng trong tình yêu và cuộc sống
Ngày phát hành 11:4 | 3/11/2023
Lượt nghe: 1420
Sự hài hòa của ngũ quan làm nên vẻ đẹp gương mặt mỗi con người. Người xưa có những quy chuẩn riêng về vẻ đẹp người phụ nữ, trong đó đề cao nét tự nhiên, tươi tắn gắn với cảm tình về nết ăn ở.
Ngày phát hành 15:41 | 4/7/2024
Lượt nghe: 1488
Trong ca dao về đề tài tình yêu đôi lứa, có nhiều cách xưng hô khác nhau. Tùy theo cách lựa chọn từ xưng hô của nhân vật giao tiếp sẽ giúp thiết lập và duy trì mối quan hệ tình cảm. Cách xưng hô trong ca dao tình yêu đã thấy được thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe. Đó cũng là yếu tố làm nên chất trữ tình, điểm đặc sắc của thể loại văn học dân gian này
Ngày phát hành 15:21 | 29/5/2024
Lượt nghe: 1806
Bài ca dao “Thằng Bờm” nói về câu chuyện đổi chác kịch tính gay cấn giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp đối lập trong xã hội phong kiến. Bài ca dao kết thúc với hình ảnh “nắm xôi” gần gũi với người lao động.Không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao “Thằng Bờm” phổ biến trong dân gian, già trẻ, lớn bé đều thích, đều thuộc. Câu chuyện “nắm xôi” tưởng giản đơn nhưng giá trị mà những câu ca để lại vô cùng đa nghĩa và thấm thía.
Ngày phát hành 15:0 | 21/6/2024
Lượt nghe: 1542
Tình yêu, mái ấm gia đình vẫn luôn là khát vọng, hướng vọng của con người mọi thời, mọi đời. Điều đó thể hiện một cách đầy tinh tế và sâu sắc trong ca dao đề cập tới lứa đôi của người Việt ta.