Ngày phát hành 14:15 | 29/8/2023
Lượt nghe: 616
Chiến tranh luôn có sự mất mát, hy sinh và gian khổ. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cứu nước cũng như chiến tranh biên giới bảo vệ tổ quốc, biết bao người con ưu tú của dân tộc đã chiến đấu anh dũng. Vì nhiều nguyên do khác nhau của chiến trường ác liệt mà khi hòa bình lập lại, có người chưa hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Nhân vật Định chính là một trường hợp như vậy. Mới 16 tuổi Định đã khai 18 tuổi viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Những trường hợp như Định không hề hiếm trong chiến tranh khi nhiều thế hệ thanh niên hòa chung không khí hào hùng sẵn sàng ra trận chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp của đất nước. Nhưng chính vì khai sai tuổi khi nhập ngũ nên khi chiến tranh kết thúc, Định trở về cuộc sống đời thường đã gặp nhiều khó khăn trong việc làm giấy tờ hưởng quyền lợi thương bệnh binh. Gần 40 năm trôi qua, hàng chục vết thương vì bom đạn vẫn còn trên người Định. Những vết thương chiến tranh còn đó nhưng vì vấn đề giấy tờ mà Định vẫn chịu bao nỗi thiệt thòi. Vết thương trên cơ thể Định có lẽ không đau xót bằng nỗi đau trong lòng anh khi bị mọi người hiểu lầm, dè bỉu. Sau mấy chục năm mệt mỏi vì những giầy tờ, thủ tục thì có lẽ Định đã âm thầm cam chịu cuộc sống của mình. Những tâm tư tình cảm, nỗi niềm chua xót của người thương bệnh binh chịu nhiều thiệt thòi được tác giả thể hiện với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Với những người lính từng chiến đấu trên chiến trường ác liệt, được chứng kiến sự hy sinh của đồng đội thì còn sống trở về quê nhà đã là một niềm hạnh phúc. Những day dứt trong lòng Định cũng như nhiều trường hợp như anh không phải quyền lợi mà là niềm kiêu hãnh, là niềm tự hào của người lính. Có lẽ với Định, anh thấy mình vẫn còn may mắn hơn Păn, người đồng đội hy sinh không còn dấu vết sau trận pháo kích của địch. Tấm lòng của người thương bệnh binh với đồng đội khiến chúng ta không khỏi cảm động. Tác giả lựa chọn đề tài thương bệnh binh để nhắc nhở chúng ta nhớ tới công ơn bao thế hệ cha ông đã hy sinh vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019
Lượt nghe: 2039
Việc khiêng chuyển liệt sĩ và thương binh qua đường mòn để lên phum Cam- tuất hết sức mạo hiểm bởi quân địch đã phát hiện và giăng mắc mìn khắp nơi. Sư đoàn quyết định điều trực thăng xuống Along Ven để đón thương binh và tử sĩ. Sau một lần hỗ trợ chuyển thương binh và liệt sĩ lên trực thăng, nhân vật “tôi” vô tình theo chuyến bay về Sài Gòn. Anh ở lại Viện Quân y ít ngày rồi trở lại chiến trường Campuchia...(Đọc truyện dài kỳ phát 26/05/2019)
Ngày phát hành 10:54 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1577
Hơn 40 năm qua, chỉ bằng một cánh tay trái, nghệ sỹ nhiếp ảnh Bùi Đăng Thanh đã cần mẫn ghi lại những khoảnh khắc đẹp của cuộc sống qua ống kính nhiếp ảnh. Với nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, vượt lên chính mình để chinh phục nghệ thuật nhiếp ảnh, ông đã được Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh quốc tế ghi nhận và phong các tước hiệu cao quý: Nghệ sỹ Nhiếp ảnh xuất sắc Việt Nam, Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Quốc tế (Hành trình Sáng tạo 19/3/2023).
Ngày phát hành 9:26 | 21/7/2021
Lượt nghe: 2573
“Anh làm sao tắt ngọn gió ký ức
vẫn thổi không sao nguôi được
những dặm đường đã qua trong chiến tranh…”
(Những ngọn gió kí ức - Thơ Ngô Thế Oanh) /
Kí ức chiến tranh chưa bao giờ nguôi trong tâm trí người trong cuộc và cứ mỗi dịp kỉ niệm, kí ức ấy lại trở về, như những ngày tháng 7 này. Tác phẩm văn học nghệ thuật về chiến tranh, hậu chiến, về đề tài thương binh liệt sỹ và người có công với đất nước, dân tộc luôn là một mảng sáng tác tạo được nhiều rung động, sự quan tâm của nhiều thế hệ văn nghệ sỹ. “Nghệ sỹ trẻ với đề tài thương binh liệt sỹ - những thử thách và giới hạn sáng tạo” là nội dung mà chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 thực hiện, với sự tham gia của hai khách mời thế hệ 8X: Đạo diễn Vũ Minh Phương (công tác tại Điện ảnh Quân đội nhân dân) và nhà thơ Lữ Mai (công tác tại báo Nhân dân).
(Đối thoại mở 21/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2018
Lượt nghe: 2009
Truyện viết về nhân vật Trần Khỉ - thương binh từ chiến trường Campuchia trở về quê hương. Hai năm chiến đấu với quân Pôn Pốt tại nước bạn đã rèn luyện chàng thanh niên nghịch ngợm nhất vùng trở thành một người lính điềm tĩnh, chững chạc. Thấy một số đồng đội cũ của mình tại chiến trường khi trở lại quê gặp nhiều khó khăn, Trần Khỉ đã tập hợp anh em lại. Anh mở xưởng vẽ để dạy nghề và giúp những người thương binh có thể sống tốt bằng sức lực của mình. Một câu chuyện xúc động về phẩm chất cao đẹp của người thương binh trong cuộc sống đời thường. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/01/2018)