Tò he là sản phẩm làm bằng bột thuở xưa dùng để cúng nên thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá. Ngoài ra người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi, màu sắc và hình dáng rất đẹp. Ngày nay, tò he trở thành đồ chơi dân gian rất phổ biến cả ở nông thôn và thành phố. Trong chương trình này, chúng ta cùng chị Hương Giang trải nghiệm một buổi nặn tò he nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 20/02/2019)
Nếu như tản văn “Tâm sự đầu năm” của cây bút Đào Mạnh Long là những dòng cảm xúc trong veo về tuổi thần tiên thì “Điều kỳ diệu khi ta biết yêu thương” của bạn Nguyễn Mai Anh truyền cảm hứng cho chúng ta khi nhận ra giá trị đích thực của hai chữ “yêu thương", bài thơ “Mùa Xuân” của tác giả Lê Phước Trịnh đem đến khoảnh khắc ấm áp của ngày xuân. Đó là những tác phẩm có mặt trong trang văn học tuổi mới lớn này... (Trang văn học tuổi mới lớn 19/02/2019)
Trong khi dì Christine ra sức thuyết phục ba đứa trẻ chấp thuận chuyến đi đến Paris thì vẫn còn một người nữa chưa đưa ra ý kiến. Đó chính là bà Lu. Khác với sự dịu dàng thường ngày, trên gương mặt bà hằn rõ sự phẫn nộ. Bà bình tĩnh nói rằng mình sẽ không bao giờ bỏ mặc con trai một mình và sẽ ở lại Paris. Bà Lu đã đưa cho Eliott chiếc đồng hồ cát quý giá và để lại trong lòng cậu một mối ngờ vực (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ bảy)
Cha của Eliott bệnh tình rất nguy kịch. Dì Christine quyết định đưa cả gia đình sang London sinh sống vì mới nhận được một cơ hội việc làm ở đó. Eliott và hai đứa em sinh đôi sẽ nhập học ở một ngôi trường Pháp. Eilott phản đối kịch liệt quyết định này, cậu không muốn bỏ mặc ba ở lại Paris một mình, trong căn phòng bệnh lạnh lẽo không có người thân nào bên cạnh... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu)
Dì Christine, mẹ kế của Eliott là một người phụ nữ khó tính, không bao giờ tỏ ra hài lòng hay yêu mến Eliott. Ngược lại, dì thường xuyên trách mắng cậu. Dì cũng không quan tâm đến chồng dì, tức là bố của Eliott... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ năm)
Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)
Các bạn ơi, năm nay là năm Kỷ Hợi, năm con lợn hay trong miền Nam thường quen gọi là năm con Heo. Con lợn là vật nuôi quen thuộc trong cuộc sống của con người. Trong văn hóa dân gian thì con Heo thường thể hiện ước muốn no đủ, sung túc. Trong những ngày hội xuân đầu năm cũng có một trò chơi mang đến nhiều tiếng cười liên quan tới chú Heo. Đó là trò chơi gì, các bạn sẽ biết sau khi nghe tiểu phẩm “Heo Nhỡ vui xuân” của anh Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2019)
Lợn đất rỗng ruột và có một khe nhỏ để nhét tiền vào. Khi nào tiết kiệm đến mức phù hợp hoặc có việc cần dùng thì chúng ta đập vỡ nó lấy tiền. Tết năm nay bạn Tèo cũng có một chú lợn đất. Không biết Tèo sẽ dùng số tiền tiết kiệm của mình làm gì. Chúng ta cùng nghe tiểu phẩm “Mốt thời thượng” của anh Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/02/2019)
Từ rất xa xưa Thượng đế chỉ tạo ra thần mùa Hạ, thần mùa Thu và thần mùa Đông. Chính vì vậy mà khi mùa Đông đi qua, cây cối trơ trụi lá, chim chóc và các loài muông thú trong rừng không còn sức sống. Chứng kiến cảnh tiêu điều ấy, con người đã lại một lần nữa cầu cứu Thượng đế cho thêm một mùa nữa để cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài chim chóc thì ca hót líu lo. Sau một hồi suy nghĩ, Thượng đế đã tạo ra thần mùa Xuân đấy. Cùng nghe truyện "Mùa xuân về" của tác giả Phạm Quốc Anh... (Kể chuyện và hát ru 11/02/2019)
Vào mùa Xuân, nếu chúng mình có dịp lên vùng cao Tây Bắc thì sẽ được hòa mình vào sắc thắm của hoa đào, màu trắng tinh khôi của hoa mơ, hoa mận. Chính vì thế mà trong một lần đến với cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La, tác giả Bùi Đức Dương đã xúc động viết nên "Mộc Châu ngày tôi đến", một tản văn trong trẻo vang ngân kỉ niệm. Bên cạnh sáng tác nhỏ nhắn này, chúng ta còn nghe "Điều kì diệu của mùa xuân" của tác giả Quyền Văn, "Khúc khích nắng cười" của tác giả Ngọc Diệp... (Văn nghệ thiếu nhi 12/02/2019)
Dù không muốn va chạm nhưng Eliott vẫn bị các bạn học kiếm cớ gây sự. Cuộc ẩu đả giữa Eliott và đám bạn chỉ kết thúc khi có hai cô giáo trong trường đi tới. Eliott giả vờ bị ngã để qua mắt các cô. Về nhà trong bộ dạng thất thần, quần áo thì bẩn và rách nên Eliott đã bị cha mẹ trách phạt... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ tư)
Một số tác phẩm văn học dân gian thường được cô giáo hướng dẫn cho chúng mình cùng tham gia đóng kịch vào tiết ngoại khóa môn ngữ văn. Đó thực là những tiết học rất bổ ích, sáng tạo. Bây giờ chúng mình cùng nghe truyện ngắn “Vai diễn thú vị” của tác giả Võ Thu Hương để hòa mình vào không khí học tập đó nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 11/02/2019)
Có một loài hoa chỉ nở rộ mỗi dịp xuân về, sau đó lại khiêm nhường chờ đến mùa xuân năm sau bừng nở sắc hoa tươi thắm. Đó là hoa đào xinh đẹp, sứ giả của mùa xuân đấy các bé ạ. Vì sao hoa đào lại trở thành sứ giả của mùa xuân? Cùng nghe truyện "Nàng tiên mùa xuân" các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 08/02/2019)
Chiếc bánh chưng xanh ngày Tết gắn bó với người Việt chúng ta, trở thành biểu tượng của trời của đất, là hội tụ của hồn cốt dân tộc. Cùng nghe tản văn “Bánh chưng của ngoại” của tác giả Bùi Thị Bích Hiền, truyện ngắn "Ngày ba mươi Tết" của tác giả Nguyễn Thị Thanh Dương nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 04/02/2019)