Tại sao nước biển có vị mặn?6/9/2016

Hẳn có bạn từng được bố mẹ cho đi tắm biển rồi có đúng không nào? Khi tắm biển, có khi nào chúng mình thử nếm nước biển chưa nhỉ? Lần đầu tiên nếm vị của biển, có bạn đã nhăn nhó thắc mắc: “Ôi sao nước biển lại mặn thế, sao lại có vị khác biệt so với nước ở bể bơi, nước ở sông suối hay nước chúng mình vẫn uống hàng ngày nhỉ?”. (Kể chuyện và hát ru 06/9/2016)

Lòng biết ơn của các con với cha mẹ

Lòng biết ơn của các con với cha mẹ 6/9/2016

Những tình cảm ấm áp, yêu thương của anh em qua truyện ngắn “Anh trai, em gái và trái bóng tròn" của tác giả Thanh Tâm. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện cùng tác giả Thanh Tâm về những suy nghĩ của chị khi sáng tác truyện ngắn dành cho tuổi mới lớn. Lòng biết ơn là đức tính quý cần có ở mỗi người. Phần cuối chương trình là tản văn "“Mặt trăng, mặt trời – cái nào quan trọng hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 02/9/2016)

Đi tìm tác giả của bài thơ

Đi tìm tác giả của bài thơ "Đi học" 5/9/2016

"Hôm qua em tới trường - Mẹ dắt tay từng bước - Hôm nay mẹ lên nương - Một mình em tới lớp"... Cả bài thơ và bài hát này đều quen thuộc với nhiều thế hệ tuổi học trò. Song không phải ai cũng biết bài thơ được viết trong bối cảnh như thế nào, và tác giả bài thơ là ai... (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2016)

Tản văn

Tản văn "Mùa thu tôi đi học" 5/9/2016

Quang cảnh tưng bừng và nhộn nhịp nhiều màu sắc của cờ, hoa, của những sợi ruy-băng được trang trí khắp sân trường, xen lẫn màu áo trắng học trò khiến ngày tựu trường càng trở nên đáng nhớ. Tác giả Trần Văn Lợi đã miêu tả sinh động ngày tựu trường của các bạn nhỏ nông thôn thôn qua tản văn “Mùa thu tôi đi học”. Các bạn nhỏ ở nhiều miền quê tuy trường lớp chưa được đầy đủ và khang trang nhưng không khí và niềm vui của ngày hội tới trường đã thể hiện trên từng khuôn mặt ngây thơ, đôi mắt trong sáng tràn đầy khát vọng được đi học của các bạn nhỏ nơi đây. (Văn nghệ thiếu nhi 04/9/2016)

Bài thơ

Bài thơ "Bài ca về trái đất" và thông điệp hòa bình 1/9/2016

Bài thơ “Bài ca về trái đất” của nhà thơ Định Hải nằm trong chùm thơ được ông viết khi tham dự trại hè thiếu nhi quốc tế năm 1978 tại Đức. Chùm thơ có một điểm chung là thể hiện tinh thần hòa nhập, hữu nghị, tình bạn tuổi thơ với bạn bè năm châu, toát lên qua các hình ảnh như “trái đất, “chim câu trắng”, “mái nhà chung”, các nhan đề thơ như: ‘hồ thiên đường”, “khu rừng hạnh phúc”, “ngày hội”, “nếu chúng mình có phép lạ”. (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2016)

Pha màu như thế nào?

Pha màu như thế nào? 1/9/2016

Trang nghệ thuật trò chuyện với thầy Nguyễn Phan Duy Phương- thầy giáo của câu lạc bộ nghệ thuật Limin Art Center, số 92, phố Thợ Nhuộm, Hà Nội về kỹ thuật pha màu. Tiểu phẩm hài truyền thanh "Hộp bánh bí mật". (Văn nghệ thiếu nhi 31/8/2016)

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ 1/9/2016

Sự tích Lạc Long Quân và Âu Cơ mang nhiều yếu tố ly kỳ, thần thoại kể về những năm tháng xa xưa khi cha ông ta mới lập nước. Hy vọng thông qua câu chuyện này chúng ta sẽ hiểu hơn về cụm từ “Con Rồng cháu Tiên” mà hằng ngày chúng mình vẫn được nghe ông bà, cha mẹ nhắc tới để từ đó có ý thức hơn trong việc dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp. (Kể chuyện và hát ru 03/9/2016)

Hành trình đi tìm hoa của các phù thủy

Hành trình đi tìm hoa của các phù thủy 31/8/2016

Trong suy nghĩ của chúng ta thì phù thủy có thể tạo ra được mọi thứ trên đời nhờ vào phép thuật biến hóa của mình. Vậy mà ở một đất nước xa xôi, quanh năm hạn hán các phù thủy lại không thể tạo ra được những bông hoa rực rỡ sắc màu. Những phù thủy này ngày đêm phải trèo đèo lội suối để đến xin với Thần Linh ban màu xanh của cây lá và sắc thắm của hoa xuống cho vùng đất. (Kể chuyện và hát ru 31/8/2016)

Lửa vàng, lửa trắng là như thế nào?

Lửa vàng, lửa trắng là như thế nào? 29/8/2016

Truyện ngụ ngôn “Trí khôn của ta đây” kể về trí thông minh và bản lĩnh của con người khi gặp phải những loài vật hung dữ. Bên cạnh đó câu chuyện còn giải thích giúp chúng mình biết thêm vì sao trên lưng loài Hổ lại có những vết vằn đen, còn loài Trâu thì không có răng ở hàm trên. Nhưng câu chuyện ngụ ngôn chúng ta sắp nghe lại không dừng lại ở đó. Nhà văn Tô Hoài đã viết tiếp câu chuyện bằng cách khai thác những suy nghĩ của loài Hổ ở thế hệ tiếp theo. Đó là ngay sau khi Hổ con ra đời, Hổ bố đã trao cho nó trọng trách là phải bằng mọi cách lấy cho được trí khôn của con người. Vậy hai bố con nhà Hổ đã phải kiên trì tập luyện như thế nào để dành phần thắng về mình? (Kể chuyện và hát ru phát 29/8/2016)

Hoa Bồ công anh-chiếc đồng hồ của những người chăn cừu

Hoa Bồ công anh-chiếc đồng hồ của những người chăn cừu 29/8/2016

Vẻ đẹp thơ mộng của hoa Bồ công anh khiến cho nhiều bạn nhỏ yêu thích. Mỗi khi cơn gió thổi qua thì những sợi lông trên đài hoa Bồ công anh bay theo chiều gió. Những cục bông trắng ấy như những con vật nhỏ xíu nô giỡn trên đồng cỏ xanh. Hoa Bồ công anh nở và tàn theo giờ nên người chăn cừu thường xem loài hoa dại này như một chiếc đồng hồ báo hiệu thời gian. Tác giả Huỳnh Thị Như Trân đã miêu tả vẻ đẹp mong manh của loài hoa này trong tản văn “Cuộc phiêu lưu của Bồ công anh” (Văn nghệ thiếu nhi phát 28+29/08)

Truyện

Truyện "Ngựa thần từ đâu đến" (phần 2) 25/8/2016

Chú bé dũng cảm và ngựa hồng đã bị giặc hãm hại khi đi đến kinh thành. Không biết cậu bé và ngựa hồng sẽ ra sao? Chúng ta cùng nghe phần cuối câu chuyện "Ngựa thần từ đâu đến" của nhà văn Phạm Hổ (Kể truyện và hát ru 23/8/2016)

Để học sinh hứng thú học văn

Để học sinh hứng thú học văn 23/8/2016

“Làm thế nào để học sinh hứng thú học văn” là câu hỏi thường được đặt ra với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, trước thực tế không ít học sinh lơ là môn học này. Trên thực tế, để các giờ văn sinh động và lôi cuốn, có vai trò quan trọng của các thầy cô giáo dạy văn, người nhạc trưởng tài hoa của một dàn nhạc, người chèo đò đưa con thuyền văn vượt qua mọi luồng lạch thác ghềnh. (Văn nghệ thiếu nhi 23/8/2016)

Truyện

Truyện "Ngựa thần từ đâu đến" (phần 1) 23/8/2016

Thánh Gióng là một trong những vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Cùng với chú ngựa thần, Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước. Trong chương trình kể chuyện và hát ru hôm nay, chúng ta cùng nghe phần đầu câu chuyện của nhà văn Phạm Hổ để biết con ngựa thần của Thánh Gióng từ đầu đến nhé! (Kể chuyện và hát ru 22/8/2016)

Gia đình và tuổi thơ

Gia đình và tuổi thơ 23/8/2016

Những kỉ niệm đáng nhớ về quê hương và những người thân yêu trong bài thơ "Miền ông ngoại" của tác giả Hoàng Anh Tuấn. BTV Hoàng Hiệp trao đổi cùng cây bút trẻ Hoàng Anh Tuấn về sáng tác thơ dành cho tuổi mới lớn của anh. Truyện ngắn "Yêu thương không lời" của tác giả Thùy Dương là những tình cảm của con gái với người mẹ kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 19/8/2016)

Chàng trai nghèo và con mèo nhỏ

Chàng trai nghèo và con mèo nhỏ 22/8/2016

Có anh chàng nọ mặc dù rất nghèo khổ, nhưng đã chia cho người nghèo hết số của cải mà người cha đã để lại. Mới nghe qua, chúng mình thấy chàng trai này sao mà ngốc thế, sao không giữ lại một phần nào đó để trang trải cho cuộc sống? Nhưng các bé ạ, với bản chất trung thực và nhân hậu, chàng trai hiểu ra số của cải không phải do chính đôi tay mình làm ra thì cũng không nên giữ. (Kể chuyện và hát ru 20/8/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya