Hẳn là không dễ rồi, khi học văn học trung đại, bởi chúng xa lắc xa lơ, ngôn ngữ thì rối rắm khó hiểu. Nhưng không hề vô lý khi bao sáng tác của hàng trăm năm trước vẫn hiện hữu, vẫn song hành cùng chúng ta. Rồi sẽ có lúc bạn thấy mình vô cùng sáng suốt khi đã bỏ công "cầy" những tác phẩm khó ơi là khó ấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 29/10/2018)
Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, con tàu cũng đến được hòn đảo được đánh dấu trong tấm bản đồ. Trong khi thủy thủ đoàn mở tiệc mừng thì Jim kể cho bác sĩ Levesey và ông Trelawney cùng viên thuyền trưởng những gì cậu đã nghe thấy. Họ quyết định vẫn tiếp tục hành trình để tránh bị bọn cướp biển nghi ngờ... (Đọc truyện dài kỳ - Đảo giấu vàng - Buổi thứ bảy)
Một buổi chiều, khi Jim đang chui trong một thùng lê thì cậu nghe được một câu chuyện bất ngờ. Hóa ra đoàn thủy thủ là thuộc hạ cũ của cướp biển Flint. Jim nhận thấy mình cũng bác sĩ Levesey và ông Trelawney đang ở trong tình huống cô cùng nguy hiểm... (Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi - Đảo giấu vàng - Buổi thứ sáu)
Dù mệt lả vì cả đêm thu dọn nhưng Jim vẫn cố đứng trên boong tàu để chứng kiến con tàu ra khơi. Tàu chạy được vài ngày thì viên thuyền phó bỗng nhiên mất tích. Thuyền trưởng đành thăng chức thuyền phó cho thủy thủ Anderson. Điều gì đang chờ đợi Jim và mọi người ở phía trước... (Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi - Đảo giấu vàng - Buổi thứ năm)
Thoát khỏi sự truy đuổi của lão mù Pew và bọn tay chân, Jim cùng viên thanh tra đi đến nhà của bác sĩ Livesey nhưng bác sĩ đã đến thăm ông Trelawney . Tại nhà ông Trelawney, Jim cho bác sĩ Livesey và ông Trelawney xem bản đồ đánh dấu kho báu của trùm cướp biển Flint. Ba người quyết định sẽ lên đường đi tìm kho báu...(Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi - Đảo giấu vàng - Buổi thứ tư)
Đàn em của thuyền trưởng Flint - cầm đầu là lão mù Pew quyết tâm bằng mọi giá truy tìm tung tích của viên thủy thủ già Bin để lấy lại tấm bản đồ kho báu. Lão đâu ngờ rằng trước khi về với đất mẹ thì thủy thủy Bin đã giao lại tấm bản đồ quý giá ấy cho cậu bé Jim. Trong cơn tức giận, lão điên cuồng đập phá quán cơm, sai bọn tay chân lùng sục khắp nơi để tìm tung tích mẹ con nhà Jim... (Đọc truyện dài kỳ thiếu nhi - Đảo giấu vàng - Buổi thứ ba)
Viên thủy thủ già những tưởng đã tìm được nơi an toàn để lẩn tránh bọn đàn em của thuyền trưởng Flint, thì bất ngờ hắn nhận được mật hiệu dấu tròn đen. Điều này có nghĩa là hắn đã không còn được an toàn nữa. Vì thế viên thủy thủ quyết định nói ra sự thật cho bố con cậu bé Jim biết bí mật của tấm bản đồ kho báu... (Đọc truyện dài kì thiếu nhi - Đảo giấu vàng - Buổi thứ hai)
Dự án Tranh truyện Nhật Bản cho bé hay còn gọi là Mọt sách Mogu do công ty More Production sáng lập tổ chức Lễ trao giải “Đóa hoa đồng thoại” lần thứ nhất. Một trong những mục tiêu của Mọt sách Mogu chính là khích lệ các tác giả có khả năng viết truyện đồng thoại và truyện tranh dành cho các em từ 0 đến 15 tuổi. Nhu cầu giải trí, tinh thần đoàn kết, biết trân quý những gì mình đang có đã được các tác giả lồng ghép tạo nên những tác phẩm văn học nhẹ nhàng bổ ích, hướng tới đông đảo độc giả nhí. “Thế giới trẻ thơ qua góc nhìn những tâm hồn nhạy cảm” là nhan đề bài viết về hoạt động này của phóng viên Dương Hà. (Văn nghệ thiếu nhi 25/10/2018)
Không chỉ có phục trang, người nghệ sỹ tuồng còn phải hóa trang gương mặt của mình trước khi lên sân khấu. Các đường nét, màu sắc hóa trang đều góp phần thể hiện nhân vật chính diện hay phản diện, trung hậu hay gian manh xảo quyệt. Nếu đi xem một buổi biểu diễn tuồng, các em sẽ có cảm giác như mình được lọt vào lễ hội hóa trang, không phải chờ đến ngày Halloween! (Trang nghệ thuật - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2018)
Khởi đầu từ "Đương hàng bàng", sang "Mưa cuối mùa", thoắt cái đã "Đi qua mùa thu"... Mỗi tác phẩm văn học viết cho tuổi mới lớn là một mảnh tâm trạng, ngọt ngào, lắng đọng, khi đượm buồn mà xiết bao da diết. Văn học tuổi mới lớn ngày càng được chú ý nhiều hơn, song viết thế nào để đến được và ở lại lâu dài với các cô các cậu "lắm chiêu" tuổi ô mai này? Đây cũng là điều tác giả Vũ Thanh Lịch thường đặt ra khi ngồi trước trang văn... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học tuổi mới lớn 23/10/2018)
"Đảo Giấu vàng" là tác phẩm xuất sắc nhất thuộc thể loại phiêu lưu của Robert Louis Stevenson - nhà văn người Scotland. Nhân vật chính của tiểu thuyết là cậu bé Jim Hawkin, với hành trình đi tìm kho báu được bọn cướp biển chôn giấu trên đảo. Hành trình đó có gì đặc biệt, với những hồi hôp kịch tính, những khó khăn thử thách tôi luyện tinh thần, ý chí của Jim ra sao... Mời các em, chúng ta cùng nghe những trang đầu tiên của tiểu thuyết này (Đọc truyện dài kì thiếu nhi - Đảo Giấu vàng - Buổi thứ nhất)
Thể loại văn viết thư được học từ bậc tiểu học đến bậc phổ thông, và cũng vô cùng quen thuộc với chúng ta, được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống. Mỗi lá thư chứa đựng những bí mật, những cung bậc cảm xúc riêng. Và khi chúng ta chạm vào cảm xúc đó, ấy là khi chúng ta được kết nối với nhau... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 22/10/2018)
Một ngày không ăn thì đói, không uống thì khát. Một ngày thiếu bạn thì sao? Sẽ thiếu đi một ít niềm vui, một ít tiếng cười, một ít hân hoan. Hẳn rồi. Tuổi học trò không thể vắng bạn bè. Bạn nam bạn nữ đôi khi xích mích, đôi khi chãnh chọe với nhau, nhưng xa là nhớ đấy! Hồn nhiên, lí lắc, đó là truyện ngắn "Nếu một ngày thiếu bạn" của cây bút nhí Nguyễn Hoàng Trâm Anh. Và còn gì nữa trong chương trình văn nghệ thiếu nhi này nhỉ... (Văn nghệ thiếu nhi 18/10/2018)
Phú ông, thằng Bờm cùng chiếc quạt mo xưa đã bước ra từ bài ca dao, trở thành nhân vật, thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống, trong những câu chuyện thường ngày. Dưới góc nhìn hài hước đáng yêu, tiểu phẩm "Bờm và phú ông" của anh Hoàng Hiệp có thêm nhân vật mới nào, với tình huống thú vị ra sao xoay quanh chiếc quạt mo? Cùng nghe và cười, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 17/10/2018)