Những thiên đường tuổi thơ14/6/2016

“Ơi chích chòe ơi/ Chim đừng hót nữa/ Bà em ốm rồi/ Lặng cho bà ngủ”. Đây là phần mở đầu bài thơ “Quạt cho bà ngủ” của nhà thơ Thạch Quỳ, tác giả của một số sáng tác được đưa vào chương trình tiếng Việt bậc tiểu học. Thơ thiếu nhi của ông giàu hình ảnh thiên nhiên, một thiên nhiên gần gũi, trìu mến, thân thiết như người bạn. Qua ghi chép “Nhà thơ Thạch Quỳ và thiên đường tuổi thơ”, chúng ta sẽ hiểu được lý do vì sao nhà thơ viết nhiều và viết hay về thiên nhiên như thế. (Văn nghệ thiếu nhi 13/6/2016)

Hội sách thiếu nhi

Hội sách thiếu nhi "Hè vui - Sách hay" 14/6/2016

Hội sách thiếu nhi 2016 chủ đề: “Hè vui – Sách hay” hưởng ứng Tháng hành động vì trẻ em. Tới tham dự Hội sách các bạn nhỏ tiếp cận không gian văn hóa đọc của các Nhà xuất bản có ấn phẩm dành cho thiếu nhi; Các hoạt động liên quan tới sách như tham gia giới thiệu, kể chuyện sách hay với chủ đề "Sách hay cho em”; Thi làm sản phẩm theo sách, báo; Tham gia các trò chơi trí tuệ, tập làm “nhà khoa học nhí”; Các trò chơi với hình và chữ theo sách. (Văn nghệ thiếu nhi 12/6/2016)

Những kỉ niệm đẹp của tuổi mới lớn

Những kỉ niệm đẹp của tuổi mới lớn 13/6/2016

Những tình cảm đầu đời trong trẻo, dễ thương nhưng để lại kỉ niệm khó quên trong trái tim học trò qua bài thơ “Mùa hè kỉ niệm” của tác giả Lê Thị Oanh. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Lê Phương Liên về sáng tác văn học tuổi mới lớn trong thời gian qua. Tản văn “Con ngõ tuổi thơ” (rút từ cuốn sách “Đánh vần hai chữ yêu thương” của tác giả Đào Mạnh Long) viết về kỉ niệm bình dị, thân quen của tuổi thơ. (Văn nghệ thiếu nhi 10/6/2016)

Trò chơi các nước Đông Nam Á

Trò chơi các nước Đông Nam Á 9/6/2016

Làm đồ chơi và chơi trò chơi các nước Đông Nam Á tại Bảo tàng Dân tộc học. Tiểu phẩm "Giờ học ngoại khóa" (Văn nghệ thiếu nhi 08/6/2016)

Câu chuyện chữ nghĩa

Câu chuyện chữ nghĩa 6/6/2016

Để viết được một đoạn văn, hoặc một bài văn hay, các bạn học sinh phải đầu tư suy nghĩ về ý tưởng, kết cấu, cách diễn đạt. Và khi đặt bút viết luôn cẩn trọng, nếu không bị áp lực về thời gian thì bao giờ cũng phải đọc lại, thêm bớt, sửa chữa, chép lại để có một bài văn sạch sẽ, ưng ý. Với các nhà văn nhà thơ cũng vậy. Công việc sáng tác đòi hỏi họ không thể vội vàng, vì đôi khi chỉ một từ, một chữ cũng có thể làm hỏng bao tâm huyết. (Văn nghệ thiếu nhi 06/6/2016)

Tình cảm tuổi mới lớn trong ngày chia tay bạn bè

Tình cảm tuổi mới lớn trong ngày chia tay bạn bè 6/6/2016

Nét dễ thương, duyên dáng con gái tuổi mới lớn qua hai bài thơ "Tuổi 15" và "Dễ thương". Truyện ngắn "Dòng lưu bút năm": tình cảm học trò khi chia tay trường lớp, bạn bè. (Văn nghệ thiếu nhi 03/6/2015)

Nuôi dưỡng ước mơ từ ánh sáng của ngọn đèn dầu

Nuôi dưỡng ước mơ từ ánh sáng của ngọn đèn dầu 3/6/2016

Chiếc đèn dầu gợi nhớ một thời nghèo khó, nhưng cũng không vì thế mà thiếu vắng những ước mơ. Ước mơ chỉ có thể trở thành hiện thực khi chúng ta biết phấn đấu để khẳng định mình. Đây cũng là ý nghĩa của tản văn "Chiếc đèn dầu của mế". (Văn nghệ thiếu nhi 05/6/2016)

Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến như thế nào?

Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến như thế nào? 2/6/2016

Trang nghệ thuật giới thiệu vở kịch: "Cậu bé khổng lồ lạc vào hang kiến" do các nghệ sĩ Đoàn kịch I- Nhà hát Tuổi trẻ biểu diễn. Tiểu phẩm: "Tính sai kế chuồn" (Văn nghệ thiếu nhi 01/6/2016)

"Kỷ vật của ông ngoại"-tác phẩm xúc động của Đỗ Diễm Hằng Minh 30/5/2016

Sáng tác của các cộng tác viên gửi về trong tháng 05 năm 2016: Nguyễn Quang Hảo và Trần Anh Thuận (Hội Văn học Nghệ thuật Ninh Bình) và cộng tác viên ở TP.HCM, Vĩnh Phúc, Bắc Kạn, Thái Bình.(Văn (Văn nghệ thiếu nhi 29/5/2016)

Cùng đóng vai diễn kịch nào!

Cùng đóng vai diễn kịch nào! 30/5/2016

Trong môn ngữ văn, sự chủ động làm việc theo nhóm khuyến khích sự tự tin năng động của học sinh rất nhiều. Một biểu hiện của làm việc nhóm là phương pháp đóng vai. Các em có thể tự lên kịch bản, tự phân công vai diễn và vào vai như những diễn viên thực thụ. Kịch bản có thể dựa trên tác phẩm văn học, hoặc phóng tác, giúp chúng ta học mà chơi, chơi mà học. (Văn nghệ thiếu nhi 30/5/2016)

Rung động tuổi học trò

Rung động tuổi học trò 30/5/2016

Bài thơ "Giận" của cây bút Nguyễn Kim Phượng; trích đoạn truyện dài "Chuyện @ và…" của tác giả Trần Đồng Minh. (Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2016)

Nghệ thuật Pop-up: Thú vị với thiếp và tranh 3D

Nghệ thuật Pop-up: Thú vị với thiếp và tranh 3D 26/5/2016

Làm thiệp, tranh 3D với nghệ thuật Pop-up cùng các bạn trong xưởng nghệ thuật Tí Toáy, phòng 501, tòa nhà M3- M4, số 91 đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Tiểu phẩm hài " Khi mẹ vắng nhà" (Văn nghệ thiếu nhi 25/5/2016)

Về một cách chú giải trong bài thơ

Về một cách chú giải trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu 23/5/2016

Những câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu, như "Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình" đã quen thuộc với nhiều thế hệ thầy trò. "Rừng phách đổ vàng" là một hình ảnh đẹp. Phần chú thích trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 giải thích màu vàng là màu hoa phách. Chú thích đó liệu đã chuẩn xác chưa? (Trang Văn học nhà trường 23/5/2016)

Mùa hè và nỗi niềm trái tim mới lớn

Mùa hè và nỗi niềm trái tim mới lớn 23/5/2016

Trang Văn học Tuổi mới lớn tuần này tập trung vào nội dung nỗi niềm của trái tim tuổi mới lớn trước ngày chia xa bạn bè, thầy cô và mái trường, đặc biệt là qua những sáng tác của nhà thơ Trần Hoàng Vy. (Văn nghệ thiếu nhi 20/5/2016).

Vẽ tranh minh họa truyện thiếu nhi

Vẽ tranh minh họa truyện thiếu nhi 19/5/2016

BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn họa sĩ Thùy Cốm về vẽ tranh minh họa truyện thiếu nhi. Góc hài hước tuổi thơ với tiểu phẩm "Lỗi tại con sâu".(Văn nghệ thiếu nhi 18/5/2016)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya