Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 72 kết quả

Truyện ngắn "Bí mật đêm mùa đông": Những điều kỳ diệu của cuộc sống

 Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2015

Lượt nghe: 4814

Người thi hành án và tên tội phạm vừa trốn khỏi nhà tù cùng bước vào ngôi nhà cỏ xin trú mưa. Trớ trêu thay, người thi hành án không nhận ra tên tội phạm và thậm chí hai người còn uống rượu với nhau và ca hát rất vui vẻ. Câu chuyện mang lại sự kịch tính nhưng cũng thật nhẹ nhàng, giúp mỗi người tin rằng trong cuộc sống luôn tồn tại những điều kỳ diệu.(Đọc truyện đêm khuya 11/11/2015)

"Chuyến tàu đêm": Chuyên chở những phận người

Ngày phát hành 10:43 | 3/5/2024

Lượt nghe: 1595

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe xoay quanh câu chuyện của cặp vợ chồng Thùy và Tiến, trong đó Thùy được tập trung miêu tả, khắc họa đậm nét. Thùy vốn là một ý tá xinh đẹp, sau khi kết hôn thì nghe lời chồng nghỉ việc để hỗ trợ công việc cho chồng. Là một tay môi giới bất động sản, Tiến thường kéo Thùy đi những cuộc gặp gỡ khách hàng của mình, tận dụng nhan sắc của Thùy trong việc ký kết các dự án, hợp đồng. Thế nhưng, chuyến đi đến Lũng Mây đã trở thành một bước ngoặt trong cuộc đời của Thùy. Tiến đã lộ rõ bộ mặt đê tiện, thấp hèn, sẵn sàng bán đứng vợ, biến vợ thành một món hàng thân xác với tay quan chức của địa phương. Thùy cũng đã có mối duyên kỳ lạ với cô gái liệt sĩ cùng tên hy sinh ở ga Yên Khê, khi cô hỗ trợ Thùy giúp sản phụ vượt cạn thành công ngay trên chuyến tàu đêm. Thùy cũng bất ngờ gặp được chị dâu của cô gái liệt sĩ cùng tên với mình. Truyện có một cái kết mở, gợi cho người nghe, người đọc nhiều suy nghĩ. Thùy đã quyết định dừng chân ở ga Yên Khê chứ không theo chồng về thành phố, điều ấy cũng có thể hiểu là Thùy sẽ không tiếp tục đồng hành cùng Tiến khi đã nhận rõ bản chất của một kẻ con buôn, coi đồng tiền là trên hết. Cũng qua câu chuyện của Thùy, mỗi chúng ta có thể chiêm nghiệm nhiều hơn về một đời sống tâm linh vẫn hàng ngày hàng giờ đồng hành cùng đời sống thực, nhắc nhở mỗi người phải biết sống sao cho tốt hơn, hướng đến sự tử tế và lương thiện.

"Còn một đợt rét chót đêm nay sẽ về": Khát khao hạnh phúc của người phụ nữ

Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023

Lượt nghe: 243

Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Còn một đợt rét chót đêm nay sẽ về": Khát khao hạnh phúc của người phụ nữ

Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023

Lượt nghe: 1493

Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Đảo trong đêm": Sự cô độc của con người

Ngày phát hành 7:54 | 15/3/2021

Lượt nghe: 1449

Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã gợi sự tò mò, kích thích cho người đọc, người nghe, “Đảo trong đêm” gợi sự huyền bí, bí ẩn và quả thực khi nghe những trang văn ấy, chúng ta cảm nhận rõ không gian đa chiều mà tác phẩm phản ánh. Đó là hai thế giới thực và ảo, là sự đối lập, mâu thuẫn mà nhân vật Du đang trải qua. Cô là bác sĩ tâm lý, chữa bệnh cho bao người nhưng chính cô lại gặp phải những sang chấn tâm lý mà không thể nào dứt được. Cô ám ảnh từng đêm về hòn đảo hoang vu, ám ảnh với hình ảnh cô sinh viên nằm sõng soài trong khuôn viên thư viện trường cô, người mà trước đó nửa tiếng muốn được nói chuyện với cô nhưng cô hẹn sau vì đến giờ họp. Một sự muộn màng. Cô ân hận và đau xót, từ đó Du sống trong nỗi ám ảnh từng đêm, chập chờn trong những cơn mê sảng, sợ hãi nhìn vào bóng đêm và bị bủa vây bởi hòn đảo vắng người và hoang lạnh. Nỗi sợ hãi khiến cho Du trở nên u uất và chán nản. Sống bên cạnh người chồng vô cảm, Du càng cô độc, không có ai chia sẻ cô. Không ai tin cô bị bệnh về tâm lý bởi cô là bác sĩ. Du rơi vào trạng thái trầm cảm, chán nản và ám ảnh. Cuối thiên truyện, Du lặng lẽ bước xuống dòng nước xiết và lạnh buốt, văng vẳng bên tai những lời nói đầy mâu thuẫn của chính mình. Chúng ta chắc sẽ đoán được kết cục của số phận Du, một nỗi xót xa về phận người cô độc trong thế giới đầy biến động này…

"Đêm hoa vàng" của Bình Nguyên Trang: Còn tình yêu kia còn đó chân trời

Ngày phát hành 14:25 | 5/7/2024

Lượt nghe: 2045

Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”

"Đêm nay Bác không ngủ" - một bài thơ kì diệu

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2017

Lượt nghe: 1215

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong văn học nghệ thuật. Với riêng thơ, có thể kể đến nhiều bài thơ hay của các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên viết về Bác. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ trong chương trình ngữ văn 6 là một trường hợp đặc biệt. Dù không phải là người chứng kiến câu chuyện trong đêm Bác không ngủ, nhưng cuộc sống với những chất liệu phong phú chân thực đã giúp nhà thơ Minh Huệ viết nên bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ” trong dòng cảm xúc mãnh liệt. Và bài thơ lại thực hiện một hành trình đến với mọi người, động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/5/2017)

"Hà Nội đêm trở gió": Một trong những ca khúc hay nhất về mùa thu Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2017

Lượt nghe: 1332

Hà Nội bắt đầu đón nhận gió mùa đông bắc tràn về, cơn mưa và cái lạnh khiến không ít người bồi hồi xúc động và tìm nghe ca khúc "Hà Nội đêm trở gió" của nhạc sĩ Trọng Đài. Ca khúc này dường như đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội nói riêng và những người yêu Hà Nội nói chung. Nhưng không phải ai cũng biết về xuất xứ đặc biệt của ca khúc này. (Điểm hẹn văn nghệ 14/10/2017)

"Người đàn bà giấu đêm vào trong tóc"

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 1854

“Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất… (Tiếng thơ 21/09/2019)

"Tiếng rao đêm" - Câu chuyện về tình người

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 845

Câu chuyện nói về lòng quả cảm của anh thương binh lao vào đám cháy cứu đứa trẻ. Hình ảnh đó đã chạm đến trái tim, thực sự khiến người đọc, người nghe xúc động và trân trọng bài học về tình người. Câu chuyện này chúng mình học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 các bạn nhé! ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 9/4/2018)

"Vết dao ngược đêm trăng": Thông điệp nhân văn về cuộc sống

Ngày phát hành 11:8 | 27/6/2022

Lượt nghe: 1127

“Vết dao ngược đêm trăng” là cuốn tiểu thuyết thứ ba của nhà văn Dương Thanh Biểu. Với cuốn tiểu thuyết này, tác giả đã phản ánh cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm diễn ra vô cùng phức tạp, những góc khuất của ngành tư pháp mà người đọc chưa từng được tiếp cận. Nhà văn đã dũng cảm khi viết lên sự thật và thể hiện cái nhìn nhân văn trong quá trình truy tố, xét xử. BTV Vân Khánh có một vài cảm nhận về tác phẩm này qua bài “Vết dao ngược đêm trăng – Thông điệp nhân văn”.

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

“ Giữa tiếng mưa đêm” - Ca ngợi người chiến sĩ công an nhân dân

Ngày phát hành 14:19 | 29/9/2023

Lượt nghe: 1213

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Giữa tiếng mưa đêm” của nhà văn Nie Thanh Mai:

“Chuyến tàu đêm và người khách lạ”: Tình đời, tình người

“Chuyến tàu đêm và người khách lạ”: Tình đời, tình người

Ngày phát hành 14:35 | 7/8/2024

Lượt nghe: 1585

Các bạn thân mến, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi thanh xanh của mình vì sự nghiệp cao đẹp của đất nước. Hòa bình lập lại, những người lính trở về quê hương hòa mình vào cuộc sống bình thường nhưng ký ức trên chiến trường vẫn không thể xóa nhòa. Tình đồng đội, sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ sự sống và cái chết, những nỗi niềm chưa kịp thổ lộ … trở thành một phần máu thịt trong con người họ. Truyện ngắn viết về người lính nhưng để lại ấn tượng với người đọc, người nghe không phải mát mát hy sinh trong chiến tranh mà là tình đời, tình người. Nhân vật Viễn là người cựu chiến binh đã hai lần được ông Tám Cò cứu mạng khi chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Mấy chục năm sau chiến tranh, cuộc sống bận rộn khiến ông chưa có dịp quay trở lại chiến trường xưa. Bất ngờ gặp lại đồng đội là Khả thì nhân vật mới biết được thông tin của ông Tám Cò. Vì nhiều lý do khác nhau như công việc bận rộn, bận việc gia đình, bệnh sợ đi máy bay khiến ông chưa kịp vào Nam đến gặp ân nhân của mình. Có lẽ ông nghĩ rằng để thời gian thư thả sắp xếp được công việc thì sẽ vào thăm ông Tám Cò. Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với người khách trên chuyến tàu đêm đã làm ông Viễn thay đổi quyết định. Được nghe người khách kể chuyện về hành trình đi tìm ân nhân, người đã giúp đỡ anh ta lúc khó khăn, hoạn nạn, nhân vật quyết định sẽ vào Nam ngay để trả ơn ông Tám Cò. Tình nghĩa của con người là vô giá. Có người coi nhẹ ơn huệ người khác nhưng cũng có người coi nặng tựa Thái Sơn. Thời gian không chờ ai cả, biết đâu chỉ trì hoãn một thời gian thôi là ông Viễn sẽ không gặp mặt được ân nhân. Ông Viễn đã bỏ qua bữa tiệc quan trọng với gia đình để thực hiện điều ông cho là ý nghĩa với cuộc đời của mình. Truyện ngắn là lời tâm sự với nhiều sắc thái tình cảm của người cựu chiến bình về cuộc sống, về tình cảm con người. Qua câu chuyện của nhân vật, người đọc, người nghe hiểu hơn những giá trị đích thực của cuộc sống.

“Đêm dài hun hút”: Nỗi đau không dễ nguôi quên

“Đêm dài hun hút”: Nỗi đau không dễ nguôi quên

Ngày phát hành 9:23 | 8/11/2022

Lượt nghe: 238

Yêu nghề viết, say mê văn hóa các dân tộc bản địa Tây Nguyên, gần 20 năm cầm bút, nữ nhà văn Niê Thanh Mai người dân tộc Ê Đê đã mang đến cho bạn đọc cả nước những trang văn đầy trăn trở, day dứt về những thân phận người trong dòng chảy biến đổi văn hóa. Ở đó có sự dùng dằng níu giữ nguồn cội, có sự va đập, đứt gãy văn hóa khi bứt phá để hội nhập. Nhà văn Niê Thanh Mai hiện là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk; Phó Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. Trong sự nghiệp viết văn, chị đã có nhiều giải thưởng như: Giải tác giả trẻ của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2005 với tập truyện ngắn “Suối của rừng”, giải Nhì của Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2006 trao cho truyện ngắn “Giữa cơn mưa trắng xóa” và “Cửa sổ không có chắn song”. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Đêm dài hun hút” của nhà văn Nie Thanh Mai

“Đêm huyền ảo”: Chương trình hòa nhạc của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

“Đêm huyền ảo”: Chương trình hòa nhạc của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam

Ngày phát hành 11:23 | 18/5/2022

Lượt nghe: 875

Chương trình hòa nhạc “Đêm huyền ảo” gồm hai phần: giao hưởng - hợp xướng với “Tổ khúc giấc mộng đêm hè” và các “Romance và Aria nổi tiếng thế giới” với các giọng ca opera nổi tiếng của nhà hát. (Làn sóng nghệ thuật)

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió”: Ươm đời sự sống tươi xanh

Ngày phát hành 11:23 | 21/9/2022

Lượt nghe: 987

“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

“Đêm tái sinh”: Sâu thẳm vẻ đẹp tâm hồn

Ngày phát hành 9:40 | 10/12/2021

Lượt nghe: 946

Làm đẹp là một trong những nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt là phụ nữ thì càng mong muốn làm đẹp, thế nên người ta mệnh danh cho phụ nữ là phái đẹp. Từ xa xưa người phụ nữ đã biết làm đẹp. Trong xã hội hiện tại thì cái đẹp của người phụ nữ lại càng được chú trọng, nhu cầu làm đẹp của phụ nữ vì thế cũng phát triển theo. Người ta có thể làm đẹp bằng mọi cách, từ trang phục, áo quần, tô son điểm phấn. Và gần đây với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, y học thì phẫu thuật thẩm mỹ là cứu cánh của rất nhiều người. Thế nhưng, bên cạnh cái đẹp đẽ nhân tạo ấy luôn ẩn chứa nhiều rủi ro. Nhân vật Ly Ly trong truyện ngắn “ Đêm Tái Sinh” là thế. Cái đẹp hình thể của Ly Ly là điều cần thiết cho sự nghiệp người mẫu của cô. Nhưng mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ để tìm đến cái đẹp hình thể của Ly Ly đã phải trả giá bằng sự đau đớn tuyệt vọng. Thật may mắn, Ly Ly đã gặp cô bạn gái một cách tình cờ. Chính cô bạn gái đã hiến tặng cho cô thứ Ly Ly cần. Xuyên suốt truyện ngắn là thông điệp mà Tâm An muốn gửi đến độc giả, hãy yêu thương trân trọng thân thể mình. Bởi cái đẹp của người phụ nữ, xét cho cùng vẫn là cái đẹp sâu thẳm trong tâm hồn. Tâm An chọn lối dẫn truyện đi thẳng vào vấn đề. Cách đặt vấn đề hết sức tự nhiên và hoá giải nó. Nhân vật Ly Ly thật đáng thương khi phải mang một cơ thể khiếm khuyết, sự khiếm khuyết ấy lại rất quan trọng với sự nghiệp của cô. Và cái giá của nhân vật Ly Ly hầu như độc giả nào cũng đoán định được. Thế nhưng ở đây, tác giả khéo léo cài cắm nhân vật phụ là cô bạn gái, để rồi tạo nên điểm nhấn nhân văn cho toàn bộ câu chuyện của anh. Chi tiết ở phần mở bài ẩn chứa đầy nghệ thuật. Tác giả lấy bối cảnh trên con tàu chạy về phía đường hầm tăm tối. Ít nhiều trong cuộc sống con người chúng ta vẫn gặp những đường hầm ấy, thoát khỏi đường hầm là ánh sáng, là khởi đầu của những điều tốt đẹp mới. Truyện của Tâm An dễ đọc, dễ hiểu với hệ thống cấu trúc từ ngữ giản đơn và gần gũi. Nhưng phía sau những điều tưởng chừng giản đơn ấy là những cảnh đời éo le nghịch cảnh. Truyện “Đêm tái sinh” khiến người đọc, người nghe cảm thấy day rứt bâng khuâng và rồi thở phào nhẹ nhõm với lối kết truyện mang đầy tính nhân văn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Gió đồng đêm năm ấy”: Ấm áp tình người

“Gió đồng đêm năm ấy”: Ấm áp tình người

Ngày phát hành 15:17 | 11/9/2024

Lượt nghe: 1519

Truyện ngắn đưa chúng ta trở lại những ngày đất nước bắt đầu mở của với nhiều đổi thay. Nhân vật Dũng và chị Riềng là đôi bạn thân từ nhỏ. Dũng đã chứng kiến niềm vui, nỗi buồn của chị Riềng. Là người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng sinh ra trong một gia đình không tốt đẹp nên chị Riềng gặp nhiều trắc trở, tổn thương. Vì tai tiếng của cha mẹ mà tình duyên giữa chị Riềng với người yêu là anh Cường đổ vỡ. Đau khổ vì không lấy được anh Cường lại bị cha mình chút nữa làm nhục, chị Riềng bỏ làng ra đi. Mấy chục năm sau, Dũng với chị Riềng mới gặp lại nhau và nhiều bí mật được hé lộ. Truyện ngắn viết về đời thường nhưng lôi cuốn người đọc bởi không ít chi tiết ấn tượng, bất ngờ thú vị. Đoạn tả Dũng bắt con đỉa trên ngực chị Riềng khiến chàng thanh niên lần đầu tiên nhìn thấy thân thể một người phụ nữ dường như là sự kiện khiến mối quan hệ giữa hai người bỗng trở nên khác biệt. Việc chị Riềng hận lão Hoàng nhưng âm thầm để chồng là anh Thắng trở thành con nuôi của cha khiến chúng ta hiểu hơn lòng vị tha của một người phụ nữ. Suốt mấy chục năm xa cách Dũng mới biết được cái đêm mặn nồng giữa mình và chị Riềng lại có một đứa bé. Sau mấy chục năm xa cách, tất cả khúc mắc, bí mật được giải tỏa, ba nhân vật bình thản đón nhận những sự kiện như một điều bình thường của cuộc sống. Thời gian trôi đi, câu chuyện về 3 nhân vật lắng lại trong tâm trí chúng ta là sự ấm áp của tình người.

“Tiếng rao đêm” của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân

“Tiếng rao đêm” của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018

Lượt nghe: 1232

Là một thương binh bị cụt mất một chân, phải đi chân giả, bán bánh giò sinh sống. Nhân vật trong câu chuyện " Tiếng rao đêm" của nhà văn Nguyễn Lê Tín Nhân đã dũng cảm phi thường, dám xả thân mình để cứu một em bé thoát chết trong cơn hỏa hoạn. Câu chuyện giúp ta hiểu được rằng cần phải sống có trách nhiệm bảo vệ cuộc sống của cộng đồng, thấy người bị nạn thì phải tìm mọi cách cứu họ. “Mình vì mọi người, mọi người vì mình” thì cuộc sống mới trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng bày tỏ cảm nghĩ khi nghê tác phẩm nhân văn này với các bạn nhỏ trong chương trình Văn nghệ thiếu nhi 09/04

“Trên chuyến tàu đêm”: Nào ai định nghĩa được tình yêu

“Trên chuyến tàu đêm”: Nào ai định nghĩa được tình yêu

Ngày phát hành 11:21 | 7/7/2023

Lượt nghe: 1012

“Trên chuyến tàu đêm” của tác giả Minh Ánh là một truyện ngắn được viết vắn gọn. Dung lượng truyện được nén chặt trong 5 trang A4, và giống như một bộ phim, được chuyển cảnh liên tục. Các nhân vật từ cặp tình nhân trẻ tuổi đến người chồng quyết bỏ nhà ra đi vì giận vợ. Họ có câu chuyện của riêng mình nhưng đều chú ý tới một người đàn bà xinh đẹp, cùng chuyến tàu – một người phụ nữ có chuyện tình như tiểu thuyết. Mỗi người đem đến một mảnh ghép về “cô ta”, giúp người đọc người nghe có được một bức tranh hoàn chỉnh. Họ là những mảnh đời khác nhau, nhưng dường như cũng có thể đại diện cho từng giai đoạn trong cuộc đời của một con người hoặc từng cung bậc trong một mối tình: lúc say đắm với tình yêu, lúc chán nản vì mâu thuẫn và khi đã buông bỏ hoàn toàn vì bị phản bội. Nhân vật người chồng và người đàn bà đẹp có thể nhìn thấy mình của thì quá khứ ở cặp tình nhân. Và ngược lại, cặp đôi kia cũng có thể thấy tương lai của mình trong sự u buồn ủ dột của hai người trung niên cùng chuyến tàu… Truyện ngắn cho thấy sức mạnh của ái tình – điều giúp người ta vượt qua rào cản về thân phận, về vật chất. Nhưng đồng thời cũng cho thấy ái tình mong manh như thế nào trước sự bất trắc của lòng người. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà

Bí ẩn của "Ánh sáng và bóng đêm"

Bí ẩn của

Ngày phát hành 16:44 | 19/8/2021

Lượt nghe: 462

Một ngày sẽ có mặt của ánh sáng và bóng tối. Bình minh bắt đầu ngày mới mở ra nhiều hoạt động học tập, vui chơi dành cho chúng mình. Màn đêm buông xuống là khi chúng mình ngon giấc. Trong bóng đêm, có những bí mật bị ngủ quên, và có những bí mật cần được khám phá đó! (Kể chuyện và hát ru cho bé 20/08/2021)

Bí ẩn của "Ánh sáng và bóng đêm"

Bí ẩn của

Ngày phát hành 17:18 | 26/8/2021

Lượt nghe: 2360

Một ngày sẽ có mặt của ánh sáng và bóng tối. Bình minh bắt đầu ngày mới mở ra nhiều hoạt động học tập, vui chơi dành cho chúng mình. Màn đêm buông xuống là khi chúng mình ngon giấc. Trong bóng đêm, có những bí mật bị ngủ quên, và có những bí mật cần được khám phá đó! (Kể chuyện và hát ru cho bé 20/08/2021)

Bóng tối, Nửa Đêm và Bình Minh (Phần 1)

Bóng tối, Nửa Đêm và Bình Minh (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017

Lượt nghe: 1970

Có ba nàng công chúa nọ một ngày bỗng nổi hứng xin vua cha đi ngao du thiên hạ. Nhưng rồi họ không may gặp nạn. Thật may mắn khi có ba anh em: Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh đã lên đường giải cứu ba nàng công chúa ham chơi kia. Họ sẽ làm thế nào để đưa các công chúa trở về? (Kể chuyện và hát ru 16/8/2017)

Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh (Phần 2)

Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2017

Lượt nghe: 1365

Vượt qua nhiều thử thách, ba anh em Bóng Tối, Nửa Đêm và Bình Minh liệu có đưa được các nàng công chúa trở về? Mời các bạn cùng nghe phần tiếp theo của câu chuyện cổ ly kỳ này nhé! (Kể chuyện và hát ru 17/8/2017)

Các bạn nhỏ Thái Nguyên với đêm thơ Nguyên tiêu

Các bạn nhỏ Thái Nguyên với đêm thơ Nguyên tiêu

Ngày phát hành 16:58 | 27/2/2022

Lượt nghe: 972

Đêm thơ Nguyên tiêu ở thành phố Thái Nguyên diễn ra trong không khí thật đầm ấm. Các tiết mục đọc thơ, ngâm thơ, trình diễn thơ do các nhà thơ, các nghệ sĩ thể hiện rất phong phú, hấp dẫn. Bên cạnh đó còn có phần trình diễn của các cô giáo và các bạn học sinh. Đặc biệt sinh động là phần trình diễn thơ "Chuyện cổ tích về loài người"... (Văn nghệ thiếu nhi 23/02/2022)

Câu chuyện đằng sau bức tranh "Đêm trăng"

Câu chuyện đằng sau bức tranh

Ngày phát hành 10:6 | 4/3/2022

Lượt nghe: 831

Nhà thơ Y Phương là một tên tuổi trong nền thơ hiện đại nước ta, tác giả của bài "Nói với con" được đưa vào sách giáo khoa ngữ văn trong nhà trường. Khi ông mất, gia đình đã đưa ông trở về quê hương, trở về ngôi nhà sàn đơn sơ ở làng Hiếu Lễ, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Với tất cả niềm xúc động nhớ thương, họa sĩ Hoàng A Sáng - con rể của nhà thơ đã vẽ bức tranh “Đêm trăng”, họa lại ngôi nhà sàn ngày đón nhà thơ Y Phương trở về... (Văn nghệ thiếu nhi 02/03/2022)

Chuyện về ba anh em Bóng tối, Nửa đêm và Bình minh

Chuyện về ba anh em Bóng tối, Nửa đêm và Bình minh

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016

Lượt nghe: 2110

Ba anh em Bóng tối, Nửa đêm và Bình minh lên đường giải cứu ba nàng công chúa xinh đẹp. Vượt qua nhiều thử thách, ba chàng trai can đảm đã đưa các công chúa trở về bình an và được ban thưởng xứng đáng. (Kể chuyện và hát ru cho bé 21 + 22/01/2016).

Chuyến xe đêm thầm thì mê đắm

Chuyến xe đêm thầm thì mê đắm

Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2015

Lượt nghe: 1583

"Lẵng quả thông" trong suối nhạc nhiệm màu/ Hay "Chuyến xe đêm" thầm thì mê đắm" (Bằng Việt). Một thoáng chốc tình yêu của nhà văn Đan-mạch An-đéc-xen trong câu chuyện "Chuyến xe đêm" của Pau-tôp-xky thật lãng mạn và lặng lẽ. Đây là một trong nhiều truyện ngắn "Đi suốt đời vẫn nhớ" của nhà văn Nga Pau-tốp-xky (Đọc truyện 23/9)

Cô bé bán diêm: Câu chuyện cảm động không thể bỏ qua trong đêm Giáng sinh

Cô bé bán diêm: Câu chuyện cảm động không thể bỏ qua trong đêm Giáng sinh

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2014

Lượt nghe: 1867

Giáng sinh hẳn bé nào cũng được nhận quà và được ở bên cạnh những người thân yêu trong gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được may mắn như vậy. Ngoài kia, vẫn có rất nhiều cô bé cậu bé phải lang thang kiếm sống đấy các bé ạ! Sau khi nghe câu chuyện "Cô bé bán diêm" hẳn mỗi chúng ta sẽ biết cảm thông và sẻ chia với các bạn kém may mắn hơn mình!

Đêm Giáng sinh kẹo ngọt

Đêm Giáng sinh kẹo ngọt

Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019

Lượt nghe: 768

Dịp Giáng sinh, có thể chúng mình đã được đi chơi để ngắm những cây thông gắn đầy những quả cầu rực rỡ, ngắm người tuyết đáng yêu, rồi tham gia những buổi học vẽ tranh, những buổi học làm quà hand-made, rồi cả những buổi giao lưu cùng ông già Noel và thưởng thức những tiết mục nghệ thuật đặc sắc nữa. Còn trong đêm “Giáng sinh kẹo ngọt” ở khu vui chơi trẻ em Mr Haahoo thì sao, các bạn nhỏ được tham gia vào những hoạt động đầy hấp dẫn nào thế nhỉ... (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2019)

Đêm lũ mưa: Cuộc sống người dân vùng lũ

Đêm lũ mưa: Cuộc sống người dân vùng lũ

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2020

Lượt nghe: 884

Truyện ngắn “Đêm lũ mưa” được nhà văn Sương Nguyệt Minh viết sống động như một trang phóng sự với nhiều hình ảnh, sự kiện khi nhân vật tôi là nhà báo, nhà văn đi cứu trợ người dân vùng lũ. Nhưng không vì thế mà câu chuyện thiếu đi những yếu tố nghệ thuật. Tác giả đã chú trọng xây dựng các tình tiết câu chuyện, sự kiện và nhân vật đáng nhớ. Là người đi cứu hộ dân bị lũ tại Tà Rông nhưng nhân vật tôi gặp tình huống khó xử khi bị bắt làm con tin. Trong cơn cùng quẫn không lối thoát khi bị kẹt lại trên đồi Mâm Xôi thì người dân bám vào ý nghĩ giữ anh lại thì trực thăng cứu hộ chắc chắn sẽ quay lại. Khi đồi Mâm Xôi bị xói mòn từng giờ, từng phút là lúc nào cũng có thể biến mất trong biển nước thì nhân vật trở thành chiếc phao cứu sinh để người ta hi vọng sống sốt. Trong đêm mưa lũ đó, nhân vật được chứng kiến những mặt sáng tối của con người. Trong khi già làng, bà Sơ cùng người đàn bà câm cưu mang nhau qua hoạn nạn thì gã thợ sơn tràng lúc nào cũng chỉ nghĩ tới bản thân. Câu chuyện được kể đan xen những tình tiết và cảm xúc. Từ chỗ tức giận khi bỗng bị người dân bắt làm con tin, nhân vật thương cảm cho tình cảnh của họ, anh sợ hãi khi bị gã sơn tràng gây nguy hiểm, anh liều mình cứu người thoát nạn… Chỉ một đêm thôi mà nhân vật đã trải qua biết bao cảm xúc thăng trầm. Vậy thì những con người bị kẹt lại hàng tuần, hàng tháng trong vùng lũ sẽ trải qua những biến động to lớn như thế nào trước mất mát và đói rét. Đó cũng là điều khiến người đọc, người nghe phải suy ngẫm. Có những chi tiết xúc động như việc người đàn bà câm cửi chiếc áo phao duy nhất vứt xuống nước lũ để cứu gã đàn ông đã bỏ mọi người chạy trốn một mình. Câu chuyện có cái kết ấm lòng khi gã sơn tràng lấy người phụ nữ câm làm vợ. Truyện ngắn giàu hình ảnh, sự kiện, chị tiết sinh động giúp người đọc, người nghe hiểu được phần nào cuộc sống của những người dân đã và đang chịu thiên tai lũ lụt...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi – mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

Đêm nghệ thuật “Vừng ơi – mở cửa” và câu chuyện ngày trở về

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018

Lượt nghe: 1240

Từ tập thơ “Vừng ơi mở cửa” được trở lại đời sống văn học sau gần 30 năm, các cựu sinh viên Ngữ văn Đại học Tổng hợp Hà Nội ngày nào tiếp tục hội tụ trong đêm thơ - nhạc - kịch “Vừng ơi - mở cửa” sẽ được tổ chức trong những ngày cuối tuần này (Tiếng thơ 05/12/2018)

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Đêm Nguyên tiêu tôn vinh thơ ca Việt Nam

Ngày phát hành 16:5 | 13/2/2023

Lượt nghe: 994

Các bạn thân mến! Ngày thơ Việt Nam Xuân Qúy Mão đã để lại dư âm đẹp trong lòng công chúng. Đêm thơ Nguyên tiêu được dàn dựng công phu, khắc họa rõ nét tiến trình và hồn thơ Việt đã khép lại Ngày thơ Việt Nam lần thứ 21 đầy ấn tượng. Tiếng thơ đêm nay, chúng tôi xin chuyển tới quý vị một số phần trình diễn thơ đặc sắc tại đêm Rằm Tháng Giêng

Đêm nhạc "Xưa và mới": Cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa

Đêm nhạc

Ngày phát hành 15:50 | 16/12/2022

Lượt nghe: 788

Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)

Đêm thơ - nhạc - kịch "Hoa cúc xanh" kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ Xuân Quỳnh: Những đón đợi

Đêm thơ - nhạc - kịch

Ngày phát hành 8:26 | 23/8/2022

Lượt nghe: 1053

Còn nhớ cách đây gần 3 năm, dịp sinh nhật lần thứ 77 của cố thi sĩ Xuân Quỳnh, chân dung của bà xuất hiện trên trang chủ Google, công cụ tìm kiếm thông dụng toàn cầu. Tên tuổi, di sản thơ văn của nhà thơ Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng của giới văn nghệ sĩ nước ta và lan tỏa ra thế giới. Thực tế, có thể nói, sức sống, di sản thơ ca của nữ sĩ Xuân Quỳnh trên thi đàn cũng như trong đời sống, tâm tưởng của người yêu thơ rất mãnh liệt. Năm nay, nhân kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 của nữ sĩ, gia đình đã kết hợp với báo Nông thôn ngày nay, báo điện tử Dân Việt cùng ê – kíp “Se sẽ chứ” tổ chức đêm thơ – nhạc – kịch mang tên “Hoa cúc xanh”. Chương trình dự kiến diễn ra vào hai đêm 5- 6/10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Điểm qua ê – kíp sáng tạo của đêm thơ – nhạc – kịch “Hoa cúc xanh”, bên cạnh nhà báo Lưu Quang Định, Tổng biên tập Báo Nông thôn ngày nay, Báo điện tử Dân Việt đồng thời là Trưởng ban Tổ chức, chỉ đạo nghệ thuật chương trình, có thể thấy nhiều tên tuổi như đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, Nhạc sĩ Quốc Trung, NSUT Trần Lực, Họa sĩ Hà Nguyên Long. Biên tập viên Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) đã có những ghi nhận bước đầu về chương trình đặc biệt này.

Đêm thơ "Bản hòa âm đất nước"

Đêm thơ

Ngày phát hành 10:57 | 26/2/2024

Lượt nghe: 1017

Như đã hẹn, chương trình đêm nay gửi tới các bạn nội dung đêm thơ mang tên “Bản hòa âm đất nước”. Đây là hoạt động thuộc khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam năm nay, diễn ra vào đêm qua, đêm Rằm tháng Giêng. Đêm thơ có sự góp mặt của 16 tác giả trong nước và quốc tế.

Đêm vỡ núi: Lời cảnh báo của mẹ thiên nhiên

Đêm vỡ núi: Lời cảnh báo của mẹ thiên nhiên

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 972

Những trận mưa lũ càn quét mấy tỉnh miền Trung hồi tháng 10 vừa qua vẫn là nỗi ám ảnh day dứt không nguôi với nhiều người, nhất là với những ai trong cuộc đời đã từng trực tiếp chứng kiến. Nỗi ám ảnh gợi nhớ ký ức, kỷ niệm về những trận mưa lũ khủng khiếp đi qua trong đời. Thế hệ này kế tiếp thế hệ sau, năm này nối tiếp năm sau. Đến hẹn mưa lũ lại về, lâu lâu lại có những trận lũ thảm họa, kinh hoàng. Nhân vật tôi – người kể chuyện là một nhà báo đã tái hiện lại trận lũ xảy ra cách nay đã 20 năm tại xã Dú Tiên. Như bao trận lũ khác sự giống nhau ở tính chất bất ngờ, đầy tai ương và sức tàn phá, hậu quả để lại khốc liệt. Truyện ngắn “Đêm vỡ núi” của nhà văn Nguyễn Trần Bé mang đậm chất ký sự vì cách kể chuyện đậm chất báo chí, lối hành văn mang tính trần thuật một cách kỹ càng trung thực, đậm tính thời sự và hướng đến cả vấn đề nóng, mới của ngày hôm nay. Đó là lũ lụt ngày càng là mối đe dọa là thảm họa thường trực của con người. Sau hai mươi năm, thiên tai này không hề suy giảm mà có phần tăng, mức độ trầm trọng hơn. Nguyên nhân sâu xa đưa đến tình trạng lũ quét sạt lở đất cũng được nhà văn, thông qua nhân vật khéo léo lý giải. Đó là do nạn phá rừng và xây dựng thủy điện một cách tùy tiện. Nhân vật Tài Học, Tài Vinh đã nhìn ra và khắc phục bằng cách trồng rừng, và ngăn chặn việc xây dựng thủy điện. Nhân vật của truyện được tác giả xây dựng như một chân dung báo chí, điển hình tiên tiến trong lao động sản xuất. Tuy nhiên có lẽ nhà văn chưa đi đến tận cùng của sự lý giải nguyên nhân. Sự phá rừng ở đây là rừng nguyên sinh. Mà cho dù chúng ta có trồng cây gây rừng thì đến hàng trăm năm, may ra mới có được thứ rừng nguyên sinh đã tàn phá vì rừng nguyên sinh là thứ rừng nhiều tầng, nhiều thảm thực vật cùng sinh sống, thứ cây cổ thụ bám rễ sâu mới giữ được đất chứ không phải thứ cây trồng mươi năm lại khai thác. Nếu chúng ta cứ tiếp tục phá rừng nguyên sinh rồi yên tâm là vẫn duy trì phong trào “trồng cây gây rừng” để bù vào thì có lẽ người dân sẽ vẫn mãi mãi chịu cảnh lũ lụt lũ quét mà thôi. Giá như nhà văn đi sâu tận cùng sự lý giải điều này thì có lẽ truyện sẽ sâu và có sức truyền cảm nhiều hơn. (Lời bình của BTV Lê Tuyết Mai)

Đêm vượn hú: Vở diễn nhiều kỳ vọng đầu năm

Đêm vượn hú: Vở diễn nhiều kỳ vọng đầu năm

Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015

Lượt nghe: 1086

Trong lịch diễn chào xuân Ất Mùi của Nhà hát Kịch Sân khấu nhỏ thành phố Hồ Chí Minh-điểm diễn đã quen thuộc với khán giả yêu kịch Sài thành với tên gọi Sân khấu 5B, Đêm vượn hú, vở diễn vừa ra mắt đầu năm 2015 là tiết mục đang được người xem chờ đợi.

Đêm xưa ở chốt đầu

Đêm xưa ở chốt đầu

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015

Lượt nghe: 1123

Ký ức về những năm tháng đánh giặc, tuổi trẻ hiến dâng cho Tổ Quốc vẫn sâu lắng trong thơ Lê Bá Tuệ, Đoàn Tử Diễn, Phạm Sỹ Sáu và Trần Minh Tạo. Bài "Trúc Thông- Một đời đắm đuối với thi ca" (Tiếng thơ 22+23/03/2015-22h00)

Đêm xưa ở chốt đầu.

Đêm xưa ở chốt đầu.

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015

Lượt nghe: 1037

Ký ức về những năm tháng đánh giặc, hiến dâng sức trẻ bảo vệ Tổ Quốc vẫn vẹn nguyên trong cảm xúc thơ Lê Bá Tuệ, Phạm Sỹ Sáu, Đoàn Tử Diễn và Trần Minh Tạo. "Trúc Thông- Một đời đắm đuối với thi ca".(Tiếng thơ 22+23/03).

Diện mạo mới của “Nghìn lẻ một đêm”

Diện mạo mới của “Nghìn lẻ một đêm”

Ngày phát hành 21:24 | 14/11/2021

Lượt nghe: 533

Bản dịch tiếng Việt của dịch giả, nhà văn Phan Quang được in lần đầu tại Việt Nam vào năm 1981, vừa tái bản lần thứ 45. Sách dày hơn 1.300 trang, do công ty cổ phần Văn hóa Đông A và Nhà xuất bản Văn học ấn hành. (Làn sóng nghệ thuật 9/11/2021)

Đọc truyện "Cà Nóng chu du Trường Sa" - Buổi thứ chín - Đêm trăng tròn

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:17 | 6/8/2022

Lượt nghe: 576

Cà Nóng có một đêm trăng tròn đáng nhớ giữa biển khơi. Sau vụ việc hôm trước, Cà Nóng và Ni bắt chuyện làm hòa với nhau. Câu chuyện bắt đầu rôm rả, nhất là khi hai bạn nói về niềm đam mê chụp ảnh. Ni khá nổi tiếng trong giới nhiếp ảnh, nóng tính nhưng tốt bụng, hay giúp đỡ người khác... (Văn nghệ thiếu nhi 29/07/2022)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 55- Đêm văn nghệ tại quán Nhớ

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2020

Lượt nghe: 623

Do quán mới mở và giá lại rẻ nên quán Nhớ lúc nào cũng đông khách. Không gian của quán Nhớ sôi động hẳn lên nhờ vào đêm văn nghệ lần đầu tiên được tổ chức tại đây. Tâm An, Tú Quyên, Mẫn, Dũng và Thiện được trận cười nghiêng ngả vì những vẫn thơ của Tuệ Nhi và Ngọc... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 55 - Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2020)

Đọc truyện "Những đứa trẻ mắc zịch" - Buổi 18 - Đêm diễn ảo thuật

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:56 | 5/1/2022

Lượt nghe: 531

Nhìn bức vẽ khu chung cư ma của bé Bông, Trà đá khá ngạc nhiên, không hiểu ẩn ý các kí hiệu trong tranh. Trà đá liền đưa các bức tranh này cho anh Vĩnh Hy và mọi người. Cả nhóm cũng chưa thể tìm ra bí mật mà bé Bông muốn thể hiện. Đêm diễn ảo thuật tại trung tâm Red Plaza đang tới gần, mọi sự chú ý đều đổ dồn về sự kiện đó... (Văn nghệ thiếu nhi 01/01/2022)

Hai truyện ngắn nước ngoài: "Ước nguyện đêm giáng sinh" và "Tiếng chuông khai giảng"

Hai truyện ngắn nước ngoài:

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017

Lượt nghe: 4028

Truyện ngắn "Ước nguyện đêm Giáng sinh" của nhà văn Nhật Bản Hoshi Shinichi mang phong cách giả tưởng kể về việc ông già Noel đi tặng quà trong đêm Giáng sinh. Ông già Noel gặp 3 người đàn ông cô đơn và họ đều nhường món quà Noel của mình cho người khác. Một câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu hơn ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh và món quà Noel. Truyện ngắn "Tiếng chuông khai giảng" của tác giả Hàn Quốc Kim Yong Ik nhắc đến ước mơ hạnh phúc, hòa bình của con người. Hai cậu học trò Sang-Chun và Ko đã đổi 20 gánh củi lấy một chiếc chuông cũ. Tiếng chuông ngân vang báo hiệu một năm học mới và gửi gắm trong đó ước mơ hòa bình, hạnh phúc của thầy trò trường Songwari. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều người vẫn phải chịu cảnh bom đạn chiến tranh. Tác phẩm khiến chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống hòa bình. (Đọc truyện đêm khuya 09/10/2017)

Khắc khoải hai dòng mưa đêm

Khắc khoải hai dòng mưa đêm

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lượt nghe: 1506

Tác giả Trương Vân Ngọc hẳn đã dành nhiều thời gian để nắn nót cho tác phẩm, thao thức đặt mình trong dòng chảy nội tâm nhân vật. Anh như một đầu bếp chỉn chu, cẩn trọng lựa chọn chi tiết, chau chuốt ngôn từ, lồng ghép các hình ảnh, thanh âm, không quên nêm nếm nhiều gia vị: ngọt ngào có, cay đắng có, chát chua có… sao cho hài hòa, dễ thấu cảm (Đọc truyện đêm khuya 16/04/2020)

Kỉ niệm đêm Trung thu

Kỉ niệm đêm Trung thu

Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2017

Lượt nghe: 4087

Những cảm xúc yêu thương và ý nghĩa của ngày Tết Trung thu thể hiện trong tản văn "Kỉ niệm đêm Trung thu" của tác giả Hoàng Thị Quỳnh Trang. BTV Hoàng Hiệp cùng nhà văn Lê Phương Liên trò chuyện về sự hấp dẫn, độc đáo trong thơ thiếu nhi của nhà thơ Xuân Quỳnh. Các bạn cùng nghe bài thơ "Chuyện một chú gà con" trong tập thơ "Bầu trời trong quả trứng". (Văn nghệ thiếu nhi 28/9/2017)

Kịch tình huống "Một ngày và một đêm"

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2015

Lượt nghe: 1734

Khang vô cùng ngạc nhiên khi Cường, một người bạn vụng về của mình lại có người yêu vô cùng xinh đẹp học trường Sân khấu-Điện ảnh. Tuy nhiên hai chàng trai còn ngạc nhiên hơn khi một lần đợi Nga-người yêu của Cường ở cổng trường thì thấy Nga bước lên một chiếc siêu xe. Cả hai đã mất một ngày và một đêm để đi tìm câu trả lời. (Xin chờ hồi kết 15/3/2015)

Kịch truyền thanh "Khoảnh khắc bóng đêm"

Kịch truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019

Lượt nghe: 2300

Tú Lệ và Mai Phương là những gái lọc lõi, chúng dẫn dụ khách đến những nơi ít người qua lại để lừa đảo, không những thế còn tráo trở lừa tiền của người vợ đi đánh ghen. “Vỏ quýt dày gặp móng tay nhọn”, những toan tính, hành động khuất không thể mãi tồn tại.

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ "Huyền thoại Trường Sơn"

Lắng đọng những xúc cảm đêm thơ

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2019

Lượt nghe: 922

Nhân dịp kỉ niệm 60 năm ngày mở đường Trường Sơn và ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 – 19/5/2019), nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ đã được tổ chức ở nhiều địa phương trong cả nước. Có thể kể đến chương trình nghệ thuật “Huyền thoại Trường Sơn” do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 phối hợp cùng Hội truyền thống Trường Sơn Việt Nam, Công ty cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương tổ chức, phát sóng từ 22h đến 23h ngày 18/05, phát lại vào 22h00 đến 23h00 ngày 22/5 trên kênh sóng VOV2

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên: "Im lặng đêm Hà Nội"

Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên:

Ngày phát hành 11:19 | 28/11/2022

Lượt nghe: 977

Trời đã lập đông nhưng vẫn còn đó những dư vị của buổi tàn thu. Thời khắc dùng dằng giữa đôi mùa, khi ca khúc “Im lặng đêm Hà Nội” của nhạc sĩ Phú Quang, phổ thơ Phạm Thị Ngọc Liên ngân lên gợi nhớ trong nhiều người những cảm xúc lắng đọng. Và tác giả bài thơ – Nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên trở về với hồi ức năm cũ.

Nhạc sỹ Phan Nhân: Mười hai đêm thức cùng Hà Nội

Nhạc sỹ Phan Nhân: Mười hai đêm thức cùng Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015

Lượt nghe: 1801

Chuyên mục ‘Câu chuyện phóng viên” cùng nhìn lại sự kiện liên hoan múa rối quốc tế lần thứ 4 vừa diễn ra tại Hà Nội. ‘Truyền thuyết viết lại” - truyện ngắn về tình yêu của nhà văn Tạ Duy Anh đã để lại nỗi niềm day dứt qua góc nhìn người đọc trẻ. Bối cảnh ra đời của ca khúc “Hà Nội niềm tin và hy vọng” cũng cho ta thấy phẩm chất đặc biệt của một người nhạc sỹ.

Sự tích Cuội trên cung trăng đêm Rằm Tháng Tám

Sự tích Cuội trên cung trăng đêm Rằm Tháng Tám

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2015

Lượt nghe: 1476

Đêm rằm trung thu ngước nhìn lên cung trăng hẳn các bạn sẽ thấy rất rõ hình ảnh chú Cuội ngồi dưới gốc cây đa. Vậy tại sao trên cung trăng lại có hình ảnh chú Cuội? Câu chuyện "Sự tích thằng Cuội cung trăng" sẽ giúp các bạn có câu trả lời (kể chuyện và hát ru ngày 24+25/9)

Suy tư đêm trong những vần thơ

Suy tư đêm trong những vần thơ

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2015

Lượt nghe: 1461

Những khúc ca đêm là tiếng lòng thao thức của các nhà thơ Huy Cận, Ngân Vịnh, Phù Sa Lộc và Thi Hoàng. Năm qua, mặt bằng thơ Việt có gì đáng chú ý? Câu chuyện của nhà thơ Trần Quang Quý sẽ góp phần lý giải điều này. Chùm thơ đậm chất suy tưởng của nhà thơ Đức Gunter Grass sẽ cùng chúng ta khám phá đời sống nội tâm của con người hiện đại hôm nay. (Tiếng thơ 22+ 29/01/2015)

Triển lãm “Ngày - Đêm”: Góc nhìn mới về tranh lụa

Triển lãm “Ngày - Đêm”: Góc nhìn mới về tranh lụa

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 583

45 bức tranh lụa của nhóm họa sĩ “Nhóm lụa +” gồm: Lê Trần Hậu Anh, Lưu Chí Hiếu, Trần Xuân Bình, Mai Xuân Oanh, Đặng Đình Nguyên, Trần Hoàng Sơn, Vũ Đình Tuấn, Tạ Đình Thi, Nguyễn Đức Toàn. Đây là triển lãm lần thứ sáu từ khi nhóm thành lập năm 2009. (Làn sóng nghệ thuật 10/11/2020)

Truyện ngắn "Bốn đêm trên đồi Marlbury" - Khi tội ác bị đồng lõa

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/8/2015

Lượt nghe: 1448

Nếu coi truyện ngắn này là một vở kịch gồm 4 hồi thì sân khấu chính của vở kịch là đồi Marlbury Dows, nơi ánh trăng lạnh lẽo bao phủ, hắt ánh sáng lên những tảng đá cổ được gọi là “cửa của quỷ”. Tội ác tưởng đã chìm vào lãng quên bất chợt nổi sóng hai mươi năm sau đó, khi lộ diện nhân chứng bí mật của vụ giết người... (Đọc truyện đêm khuya 12/08)

Truyện ngắn "Đêm đầu năm": Ký ức về những năm tháng bom đạn ác liệt

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 10/11/2017

Lượt nghe: 5619

Chiến trường đạn bom là nơi thử thách lòng người. Có bao người gan dạ, can đảm vào sinh ra tử như Tấn, như Thoa. Họ đã sống, chiến đấu như bao người chiến sĩ, thanh niên xung phong cùng thời. Tại chiến trường cũng xuất hiện những con người bị tha hóa về đạo đức lối sống, chạy theo bản năng tầm thường như nhân vật ông trạm trưởng trạm xá. Liên tiếp Thoa gặp phải những tai ương. Vừa thoát khỏi nanh vuốt và sự bủa vây của ông trạm trưởng thì Thoa lại gặp tai họa ...(Đọc truyện đêm khuya 09/11/2017)

Truyện ngắn "Đêm không bóng tối": Phản chiếu cái tâm ngời sáng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2018

Lượt nghe: 1436

Câu chuyện về người con dâu chăm mẹ chồng bị bệnh suốt mười mấy năm. Chồng mất sớm, chị đã nhẫn nhịn nuôi con, nuôi mẹ. Những đứa con đẻ của bà đẩy trách nhiệm sang cho chị. Suốt bấy nhiêu năm trong ngôi nhà của chị chưa bao giờ tắt đèn bởi người mẹ luôn sợ bóng tối. Căn bệnh hoang tưởng đã khiến bà luôn hoảng sợ. Chị đã chăm sóc mẹ, thương yêu mẹ như mẹ đẻ. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 19/4/2018)

Truyện ngắn "Đêm ở ga xép": Niềm ân hận muộn màng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2018

Lượt nghe: 1599

Nhân vật chính trong các truyện ngắn của tác giả Trương Vân Ngọc thường là những chàng trai có ý chí, khát vọng, có một tình yêu đẹp thuở thiếu thời. Nhưng rồi, vì miếng cơm manh áo, hay nói chính xác là vì công danh địa vị, những chàng trai từ quê ra phố ấy sẵn sàng đánh đổi tất cả, lãng quên người con gái đã một thời thề thốt, bịa ra một tá lý do biện minh cho hành động của mình, rồi hăm hở lao vào cơn xoáy lốc của quyền lực, địa vị, tiền bạc. Chỉ đến khi bị trả giá bằng hạnh phúc gia đình, đối diện với tuổi già - cô đơn - bệnh tật, họ mới nhận ra lẽ vô thường của cuộc đời. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 12/4/2018)

Truyện ngắn "Đêm thơm": Tấm lòng thơm thảo của trẻ thơ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017

Lượt nghe: 1063

Truyện có lối viết nhẹ ngàng, trong sáng, gợi sự chú ý cho nhiều người ngay từ nhan đề của tác phẩm. Cụm từ “Đêm thơm” khiến chúng ta liên tưởng tới nhiều loài hoa nở vào ban đêm có mùi hương thanh khiết dịu nhẹ. Ngoài ra từ “thơm” cũng là tấm lòng thơm thảo của những người con biết sẻ chia gánh nặng cuộc sống mưu sinh cùng với cha mẹ và gia đình. Những câu văn giàu hình ảnh miêu tả về gia đình, về những giá trị vật chất mà cha mẹ luôn dành cho các con. (Văn nghệ thiếu nhi 12/12/2017)

Truyện ngắn "Đêm tình Khau Vai": Ấm tình trong sương lạnh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2016

Lượt nghe: 4069

Nghe và đọc "Đêm tình Khau Vai", chúng ta như đi xuyên qua một đêm lạnh giá, ướt đẫm sương nhưng không thấy lạnh. Chỉ thấy tình yêu chấp chới bay lên trong “khoảnh khắc ngắn ngủi mà hạnh phúc đến vô cùng…” (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2016)

Truyện ngắn "Làm đẹp lúc nửa đêm"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2017

Lượt nghe: 7683

Từ những công việc phức tạp đến những việc làm giản dị, bình thường nhất đều có một câu chuyện khiến chúng ta suy ngẫm về cuộc đời. Truyện ngắn "Làm đẹp lúc nửa đêm" của nhà văn Du An viết về cuộc đời của cô gái tên là Nương làm nghề cắt tóc, trang điểm. Cô gặp không ít vị khách đặc biệt, bất ngờ khiến công việc bình dị của mình nhiều cảm xúc. Đó là cô gái trẻ cưới chạy mượn Nương chiếc váy để làm váy cưới. Đáng nhớ nhất là lần Nương phải trang điểm cho người thanh niên chết vì căn bệnh thế kỉ. Nương làm đẹp cho người khác và cũng chính là làm đẹp cho cuộc đời của mình. Câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu được giá trị của những công việc bình dị trong cuộc sống. (Đọc truyện đêm khuya 10/4/2017)

Truyện ngắn "Món quà đêm giao thừa": Đâu phải chuyện giả tưởng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2015

Lượt nghe: 2323

Tác phẩm không đơn thuần kể một câu chuyện về tinh thần lạc quan hay sự an phận mà nhắn nhủ mỗi người về trách nhiệm, trước hết đối với bản thân mình và sau nữa là với người thân và xã hội.(Đọc truyện đêm khuya 04/02/2015)

Truyện ngắn "Những đêm trong rừng"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2015

Lượt nghe: 1644

Với lối viết thiên về lối kể và hầu như không đối thoại, nhưng truyện vẫn mang tới biết bao câu chuyện gắn bó giữa con người với thiên nhiên, thông qua nhân vật chính là Niên. Những câu chuyện ấy tuy rời rạc, thậm chí là không đầu không cuối nhưng rõ ràng nó cho chúng ta thấy rõ hơn một thông điệp: Con người và thiên nhiên nếu có sự hòa đồng, thấu hiểu lẫn nhau thì thiên nhiên luôn mang tới cho con người những gì tốt đẹp nhất và trong những hoàn cảnh nguy nan, thiên nhiên sẽ không bao giờ bỏ bạn… (Đọc truyện đêm khuya 10/03/2015)

Truyện ngắn "Quà tặng": Điều kỳ diệu trong đêm Giáng sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015

Lượt nghe: 2833

Truyện là trang hồi ký của nhà văn về người bạn thân thiết Dieter khi tác giả công tác tại miền Đông nước Đức. Với nhân cách tốt đẹp của mình, Dieter đã mang đến niềm vui, niềm an ủi, niềm hạnh phúc cho một người bạn Việt Nam đang thân cô thế cô nơi đất khách. Sau này, khi cuộc sống lâm vào khốn khó Dieter cũng không bao giờ lợi dụng bạn mình, nhưng người bạn đó đã không bỏ rơi anh. Đêm Giáng sinh ở đầu và cuối truyện đã mang đến cho hai nhân vật chính những món quà kỳ diệu của tình bạn - tình người.(Đọc truyện đêm khuya 29/12/2015)

Truyện ngắn "Vệ đê trong đêm trăng": Ngày xưa có một chuyện tình

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2016

Lượt nghe: 7737

Với nhiều người viết, chiến tranh chưa bao giờ là một câu chuyện cũ. Dẫu là một chuyện tình yêu lãng mạn, những niềm tin yêu vượt lên bom đạn thì vẫn còn đó nỗi đau, sự mất mát và ám ảnh. Truyện ngắn "Vệ đê trong đêm trăng" của nhà văn Lê Thị Bích Hồng là một trong muồn vàn câu chuyện như thế. (Đọc truyện đêm khuya 06/10/2016)

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2016

Lượt nghe: 852

Trong cuộc sống có không ít tình bạn đến thật bất ngờ và cũng thật tình cờ có thể làm thay đổi số phận của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn nghe truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa” của tác giả Nguyễn Thanh Bình viết về tình bạn của hai cô bé Nguyên và Mai. Biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện cùng cây bút Nguyễn Thanh Bình về những tâm tư, tình cảm của bạn khi sáng tác văn, thơ về tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là kỉ niệm ấm áp với bà nội trong tản văn "Bà nội" của tác giả Mai Phương Trang. (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2016)

Truyện ngắn “Đêm thị xã”

Truyện ngắn “Đêm thị xã”

Ngày phát hành 0:0 | 4/6/2015

Lượt nghe: 2022

khoảnh khắc bất ngờ hiếm hoi có giá trị bằng cả một đời người.Khoảnh khắc có thể nảy sinh một tình yêu chân chính. Khoảnh khắc đầy ý nghĩa đưa hai con người xa lạ không quen biết đến gần nhau, cư xử ấm áp tình người (Đọc truyện đêm khuya 2/6)

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 1)

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2015

Lượt nghe: 2704

“Sao sáng đêm đông” là vở chèo nói về cuộc đời người chiến sĩ cộng sản Hạ Bá Cang tức đồng chí Hoàng Quốc Việt. Hoàng Quốc Việt là người con của mảnh đất Kinh Bắc, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước, thương nòi…Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, dù ở vai trò nào, cương vị nào ông cũng luôn tuân chỉ mục đích, đoàn kết nhân dân đánh bại kẻ thù, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc đến cho dân tộc.

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 2)

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2015

Lượt nghe: 1054

“Sao sáng đêm đông” là vở chèo nói về cuộc đời người chiến sĩ cộng sản Hạ Bá Cang tức đồng chí Hoàng Quốc Việt. Hoàng Quốc Việt là người con của mảnh đất Kinh Bắc, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước, thương nòi…Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, dù ở vai trò nào, cương vị nào ông cũng luôn tuân chỉ mục đích, đoàn kết nhân dân đánh bại kẻ thù, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc đến cho dân tộc.

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 3)

Vở chèo “Sao sáng đêm đông” (Phần 3)

Ngày phát hành 0:0 | 3/9/2015

Lượt nghe: 1162

“Sao sáng đêm đông” là vở chèo nói về cuộc đời người chiến sĩ cộng sản Hạ Bá Cang tức đồng chí Hoàng Quốc Việt. Hoàng Quốc Việt là người con của mảnh đất Kinh Bắc, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, yêu nước, thương nòi…Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Hoàng Quốc Việt, dù ở vai trò nào, cương vị nào ông cũng luôn tuân chỉ mục đích, đoàn kết nhân dân đánh bại kẻ thù, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc đến cho dân tộc.

Yếu tố tự sự trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

Yếu tố tự sự trong bài thơ

Ngày phát hành 14:59 | 13/11/2023

Lượt nghe: 808

Khi tìm hiểu, khai thác những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, chúng ta thường quan tâm tới đặc điểm thể loại, yếu tố trữ tình và ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, cô Lê Thanh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lưu ý tới yếu tố tự sự, miêu tả theo định hướng phát triển năng lực... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya