Hệ thống tìm thấy 213 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2019
Lượt nghe: 1879
Nhiều nhân vật có số phận đặc biệt trong các điển tích dân gian như Thị Kính, Thị Mầu, Súy Vân, Thúy Vân, Thúy Kiều hay Châu Long, Mỵ Châu, Chử Đồng Tử đã làm day dứt người đời sau. Nhiều nhà văn nhà thơ đã cảm thán mà sáng tác về họ với góc suy tư ám ảnh của riêng mình. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, chúng tôi xin gửi tới các bạn một sáng tác của nhà văn Trần Chiến về nhân vật Châu Long có tên trong điển tích vở chèo nổi tiếng Lưu Bình – Dương Lễ.
Ngày phát hành 17:0 | 16/8/2021
Lượt nghe: 1309
Người mẫu triệu phú là câu truyện rất ngắn nhưng lại tỏ bày những triết lý sâu sắc của Oscar Wilde. Kết cấu truyện đơn giản, theo lối kể của một câu chuyện cổ tích thuần túy cổ điển. Một nhân vật nghèo khổ, tốt bụng đã được đền đáp bằng một hạnh phúc viên mãn là điều hoàn toàn không xa lạ trong các tác phẩm văn chương. Dù vậy, với lối viết thông minh, có nét trầm lắng, dịu dàng và đượm màu cổ tích, “Người mẫu triệu phú” đã cuốn hút người đọc người nghe từ đầu tới cuối, gửi đến chúng ta thông điệp: Lòng trắc ẩn là hạt giống luôn nảy mầm và cho ta trái ngọt. Song, ngẫm nghĩ kỹ ta lại thấy "Người mẫu triệu phú" nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cân bằng giữa những ảo mộng và thực tế đời sống, giữa nghệ thuật và cuộc đời thực. Anh chàng Hughie muốn ông già người mẫu ăn vận tươm tất thì họa sỹ Trevor lại cho rằng, quần áo sờn rách mới chính là sự lãng mạn. Cái mà dường như với Hughie là nghèo khổ thì đối với họa sĩ Trevor lại gây ấn tượng mạnh. Hughie cho rằng, cánh họa sĩ không có tim thì Trevor đáp: “Trái tim của một họa sĩ chính là cái đầu của anh ta”. Sao vậy? Nghệ sỹ là lãng mạn, là cảm xúc lẽ nào nhân vật Trevor lại lý trí và quá thực tế như vậy. Oscar Wilde, ngoài là nhà văn còn là nhà mỹ học. Các tác phẩm của ông luôn thể hiện quan điểm nghệ thuật duy mỹ, hướng đến nét đẹp độc đáo trong tâm hồn mỗi con người. Đặt vẻ đẹp trong sáng, vô tư của nhân vật Hughie bên cạnh sự thực tế, có phần tính toán của nhân vật họa sỹ để thấy rằng, những nghệ sỹ như thế sẽ không bao giờ có tác phẩm lớn (Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 14:22 | 1/4/2024
Lượt nghe: 635
Trong buổi đọc truyện lần trước, Sơn tiếp tục hồi tưởng về những tháng ngày còn sống với cha mẹ, được nghe những cuộc trò chuyện của anh Hai với cha. Anh Ba và anh Năm thì rất ủng hộ việc cho Sơn trốn lính. Mạch truyện chuyển sang những hồi tưởng của ông Ruộng về thời trẻ tuổi, khi ông Ruộng và ông Xí là đôi bạn thân. Trong một lần máy bay của Pháp đi càn, cha mẹ của Ruộng và Xí đều bị bắn chết, hai đứa trẻ được ông Quản Trạm nhận về nuôi. Bây giờ qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vừa dành giải thưởng văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2023.
Ngày phát hành 11:20 | 16/6/2023
Lượt nghe: 1149
Cô gái người dân tộc Thái lên là Pai sinh ra từ núi rừng, lớn lên trong sương khói của bản làng nên khi trưởng thành đã ra thành phố sống nhưng cô vẫn không quên được quê nhà của mình. Mối quan hệ tình cảm với Việt, sự xô bồ nơi thành thị khiến ngoại hình Pai có thay đổi nhưng cô vẫn lưu luyến những nếp sống xưa cũ. Dù đã sống cuộc sống hiện đại nơi thành phố nhưng Pai vẫn nhớ mùi thơm của căn nhà gỗ Phơ mu mà bố gây dựng, nhớ mùi cá nướng, mùi khoai nướng thủa nhỏ, nhớ kỉ niệm cùng gia đình, bạn bè. Quan trọng hơn, Pai không bỏ đi cái vía đeo ở cổ tay mình, sợi dây gắn kết cô với cội nguồn. Tình cảm của vô và Việt chấm dứt, Pai thoáng buồn nhưng không thất vọng vì cô biết vị trí của mình trong mắt Việt như thế nào. Pai chia tay mối tình thoáng qua để trở về với mái nhà ấm êm, với không gian sống hòa quyện hồn cốt của mình. Pai là nhân vật chính cũng là người kể câu chuyện về cuộc đời mình. Truyện ngắn không có biến cố to lớn ngoài cái chết của người cha, không có mẫu thuẫn mà chỉ là cảm xúc, là tâm tình buồn vui của người phụ nữ. Qua câu chuyện của Pai, người đọc người nghe cảm nhận được giá trị của lối sống vùng miền khác nhau. Những điều bình dị như ngôi nhà, món ăn dân giã, trò chơi thôn quê, phong tục tập quán tạo nên sự gắn kết con người với quê hương. Nhiều chi tiết trong truyện như kỉ niệm với cha, những món ăn, thói quen học từ cha mẹ của cô gái Pai được đưa vào tự nhiên mà đầy tình cảm ấm áp. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe tới không gian văn hóa của người dân tộc Thái phía Bắc nước ta. Sinh ra và lớn lên từ núi rừng, cái vía của rừng gắn bó với tâm hồn của Pai cũng như mỗi người dân tộc Thái. Rời xa những xô bồ, cám dỗ trốn thị thành, Pai trở về sống trong bầu không khí yên bình nơi làng quê. Truyện ngắn khiến chúng ta có nhiều suy ngẫm về giá trị đích thực của cuộc đời cũng như hiểu hơn về cuộc sống đậm đà bản sắc dân tộc nơi vùng cao. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:11 | 30/8/2024
Lượt nghe: 1661
Trong truyện ngắn “Xà cừ nở hoa”, nhà văn Lê Ngọc Hạnh đã kể chuyện ở ngôi kể thứ ba. Chị dùng thủ pháp truyện lồng truyện, khéo léo lẩn vào những ký ức và dòng xúc cảm vượt thời gian của nhân vật bác sĩ Tú. Anh được sinh ra, trưởng thành từ quê hương cách mạng, trong một gia đình giàu truyền thống. Ở đó có người cha luôn dặn dò, nhắc nhớ con mình về quê cha đất tổ. Cha dạy con về những nỗi đau chiến tranh và sự quý giá của độc lập, tự do là như thế nào. Hết thẩy những điều ấy chính là tình yêu quê hương đất nước được thể hiện thẳm sâu mà đầy tự nhiên trong sự trao truyền, tiếp nối giữa các thế hệ. Lớn lên, người con trở thành bác sĩ được sống, cống hiến ở thời bình luôn tận tâm phụng sự người có công với đất nước bằng cả trái tim và lòng biết ơn của mình. Hình ảnh cây xà cừ nở hoa ở cuối truyện ngắn mang tính biểu tượng, như gợi nhắc chúng ta nhớ về thế hệ ông cha. Cây cổ thụ luôn vững chãi, tỏa bóng mát và kết tinh nên những bông hoa đẹp dâng đời. Lớp người sau kế cận lớp người trước, cũng sẽ trở thành những cây cổ thụ, đua nở những bông hoa đẹp cho đất nước, quê hương.
Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020
Lượt nghe: 2591
Câu chuyện trong truyện ngắn “ Xóm trọ” dẫn dắt người đọc, người nghe chứng kiến những cảnh đời nghèo khó, bần hàn, cơ cực. Tác giả không đặt tên cho nhân vật, “chị” – nhân vật chính của truyện là người phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó, biết cảm thông, chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh quanh mình. Gia đình chị dọn về xóm trọ này, cũng như bao nơi chị đã ở, đều nghèo nàn, nhếch nhác, tạm bợ như thế. Những gia đình hàng xóm xung quanh, mỗi nhà một vẻ, nhưng cái nghèo đã khiến họ trở nên cắm cảu, bẩn tính, ứng cử bỗ bã, có phần thô lỗ với nhau.
Ngày phát hành 13:56 | 20/10/2021
Lượt nghe: 957
Nhiều vấn đề của nông thôn như đất đai, thói đời, sự tham lam ích kỷ... được đề cập trong truyện ngắn này nhưng nổi lên vẫn là thân phận người phụ nữ. Dường như đã ăn vào máu, người phụ nữ nông thôn bao đời nay vẫn luôn cam chịu. Với người phụ nữ ít học, nhà nghèo và hình thức xấu xí, sự mặc cảm cam chịu còn lớn hơn . Họ nhẫn nhịn, chịu thiệt thòi, tự cho mình không được hưởng một đặc ân gì. Và ở mỗi làng quê dường như vẫn luôn tồn tại vài ba số phận kiểu như nhân vật Nhàn trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe.
Có người đến cưới hỏi mình , Nhàn cho đó như một đặc ân vậy, mừng lắm rồi, còn đâu dám đòi hỏi, hay thắc mắc gì . Nghiễm nhiên Nhàn trở thành người hầu gái, người làm không công, trông nom bố mẹ già cho chồng hờ. Nỗi niềm nội tâm nhân vật Nhàn được tác giả tập trung thể hiện qua giọng điệu tự sự. Nhân vật Nhàn hiểu xấu xí là một sự yếm thế. Và nhan sắc với phụ nữ là một tài sản, một ưu thế . Song cái nết đánh chết cái đẹp. Ngoài vẻ hình thức không được bằng người, Nhàn là một phụ nữ phúc hậu nhân ái . Có thể thấy điều đó ở chi tiết bấy lâu biết chồng hờ hững lợi dụng nhưng Nhàn vẫn chăm sóc tử tế bố mẹ chồng , thời gian rảnh chạy sang nhà mẫu giáo phụ giúp, chơi với lũ trẻ. Già nửa đầu, truyện được kể một cách từ tốn theo dòng tự sự của nhân vật, bình lặng có phần buồn tẻ, kém gây ấn tượng nếu không có những biến cố ở cuối truyện. Đó là chi tiết chồng Nhàn cùng cô vợ bên trời Tây trở về giải quyết tài sản đất đai khi bố mẹ họ mất. Tới đây thói đời được phơi bày, bản chất xấu xa vô liêm xỉ của con người mới lộ diện. Chỉ có Nhàn – như bông sen giữa bùn lầy là ngờ nghệch, lạc lõng đứng ngoài. Dẫu sao chi tiết cuối với sự hiện diện của người chị chồng và việc làm ít nhiều còn mang tình người đã lấy lại công bằng cho Nhàn . Chi tiết này cũng làm truyện sáng hơn và mang tính “vấn đề của một nông thôn thời hiện đại”. Đó là việc tranh chấp đất đai, và nhân vật Nhàn đã không cam chịu. Sau những thua thiệt, cuối cùng Nhàn cũng biết hành động có ý nghĩa, nhận phần đất xứng đáng được hưởng để xây trường mẫu giáo cho trẻ em trong làng. Chi tiết này cũng nâng truyện lên. Tạo một cái kết giúp truyện đứng được (Lời bình của Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2020
Lượt nghe: 1183
Truyện ngắn “Sen trái mùa” của nhà văn Nguyễn Thế Hùng dội lên một nỗi buồn sâu thẳm, đầy day dứt, ám ảnh và riết róng. Chúng ta nhận ra tiếng lòng cảm thông và xót xa của nhà văn dành cho nhân vật của mình, những số phận khổ đau, bất hạnh đi qua cuộc chiến, những người đàn bà nông thôn lam lũ, hiền lành và tận cùng của sự khổ đau… (Đọc truyện đêm khuya phát 30/4/2020)
Ngày phát hành 14:24 | 24/7/2023
Lượt nghe: 858
Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời của ông Hưởng được trần thuật lại với những thành công và cả thất bại. Khi còn trẻ ông Hưởng học hành cũng bình thường nhưng nhờ tài ăn nói lên sau mấy chục năm công tác, ông Hưởng cũng lên được chức giám đốc. Nhưng để có quyền, có chức vụ, có danh lợi thì ông Hưởng cũng phải đánh đổi bằng sức khỏe của mình. Khi biết mình mang bệnh năng nhưng bỏ ngoài tai lời khuyên của nhân vật tôi nên nghỉ hưu sớm chữa trị bệnh tật, ông Hưởng vẫn cố tại vị để lo cho con trai. Đáng buồn thay cậu con trai tên Lộc lại khiến ông Hưởng vô cùng thất vọng. Những ngày cuối đời ông Hưởng bị bệnh tật hành hạ lại chịu sự ghẻ lạnh của bà vợ hai. Âu cũng là cái nghiệp của ông Hưởng khi ngày xưa đã bỏ bà Nhu, người vợ gắn bó từ thủa đại học. Người vợ thứ hai của ông Hưởng là bà Hiền đến với ông từ việc hám danh, hưởng lợi nên khi ông nghỉ hưu, bệnh tật bà mới lộ bản chất thật. Hành vi ứng xử thay đổi chóng mặt của bà Hiền trước và sau khi ông Hưởng không còn làm giám đốc khiến nhân vật tôi ngỡ ngàng. Truyện ngắn là góc nhìn của nhân vật tôi về cái sự được mất trong cuộc đời ông Hưởng nên ít có cảm xúc nội tâm, không có nhiều tình tiết mâu thuẫn hoặc đáng nhớ, gây xúc động. Những đau đớn cả thể xác và tình cảm của ông Hưởng những ngày cuối đời khiến người đọc người nghe cảm thương nhưng kẻ đáng thương cũng có phần đáng trách. Ông Hưởng phải trả giá cho việc đánh đổi sức khỏe lấy danh lợi, trả giá cho việc phản bội người vợ hiền lành, tần tảo của mình. Phần kết câu chuyện có phần thiếu sức thuyết phục khi nhận vật tôi sốc trước sự đời gia đình ông Hưởng. Phản ứng đó được người viết sắp đặt có phần thái quá khi nhân vật tôi cũng chỉ là người ngoài cuộc mà thôi. Phần cuối truyện giá như có sự xuất hiện của bà Nhu cùng hai cô con gái quan tâm chăm sóc ông Hưởng những ngày bệnh tật thì làm nổi bật hơn bản chất tệ bạc của bà Hiền. Từ đó chúng ta càng trân trọng những điều tốt đẹp của cuộc sống. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 16:54 | 14/9/2021
Lượt nghe: 1056
Truyện gắn “người bán than ở Chí Linh” viết về thời nhà Trần nhưng không đi sâu 3 lần chiến thắng vang dội của nhà Trần trước quân xâm lược Nguyên Mông mà đi vào đề tài giao thương của đất nước giai đoạn này. Nhân vật chính của câu chuyện là Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư, một con người có tài có tâm nhưng cuộc đời long đong trắc trở. Vì tha cho Sái Minh, một tù binh quân địch mà Nhân Huệ Vương bị đuổi khỏi hoàng cung. Giấu đi thân phận quyền quý, ông trở thành một người bán than ở Chí Linh. Khi nhận được chỉ của Hoàng thượng, Nhân Huệ Vương quay về triều cầm quân ra biên ải chống giặc. Những thăng trầm của cuộc đời khiến ông hiểu hơn cuộc sống dân tình thế thái. Những hi sinh mất mát thầm lặng của hàng triệu người dân trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, những khó khăn trong đời sống sinh kế của nhân dân. Truyện ngắn được viết theo dòng hồi tưởng, tự sự của nhân vật với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Là sự chua chát trước bất công nơi triều chính, là tình cảm ân nghĩa khi nghĩ về người mẹ nuôi, về những người cưu mang, hi sinh để mình được sống, là sự đồng cảm với cuộc sống khó khăn của người dân., Trong xã hội phong kiến, những người buôn bán bị coi rẻ nhất. Từng là người dân bình thường đi bán than Nhân Huệ Vương hiểu hơn vai trò, địa vị của người thương lái trong cuộc sống. Chính vì vậy ông không ngại điều tiếng, không ngại chê trách của triều đình, Nhân Huệ Vương trực tiếp tham gia công việc buôn bán của người dân, góp phần giúp người dân đỡ cơ cực. Truyện ngắn nhiều chi tiết xúc động giúp người đọc, người nghe hiểu hơn về một gia đoạn lịch sử hào hùng của đất nước, hiểu hơn về một vị danh tướng lẫy lừng thời nhà Trần – Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:38 | 26/5/2023
Lượt nghe: 830
Trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thì có hàng vạn người lính đã hi sinh cho nền độc lập của đất nước. Sau khi đất nước hòa bình thì vẫn còn nhiều người lính mất tích, thất lạc thông tin. Người cựu chiến binh Lê Chí Hữu trong câu chuyện cũng một trong rất nhiều trường hợp thất lạc giấy tờ trong chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, đồng đội người còn người mất, đơn vị chuyển đổi liên tục … rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến Lê Chí Hữu không chứng minh được mình đã từng là một người lính chiến đấu, cống hiến cho đất nước. Không có giấy tờ tùy thân, người cựu chiến binh sống gần như bên lề xã hội. Anh không được hưởng những chính sách đền ơn đáp nghĩa, bị mọi người coi thường. Phần đầu câu chuyện tác giả sử dụng danh xưng “gã” khi nói tới nhân vật chính thể hiện sự vô danh, không tên tuổi, không địa vị của anh trong xã hội. Tuy cuộc sống của Lê Chí Hữu cũng không quá đói khổ nhưng điều làm anh day dứt nhất đó chính là tư cách của một người lính, là sự tôn trọng của mọi người. May mắn nhờ có người đồng đội cũ là Bùi Văn Vệ thì thân phận người lính của Lê Chí Hữu mới được sáng tỏ. Tâm nguyên của người cựu chiến binh đã được thực hiện. Khi chiến tranh đã kết thúc mấy chục năm, khi tuổi không còn trẻ thì sự ghi nhận của xã hội, của cộng đồng với tư cách một người lính Cách mạng là niềm tự hào nhất với Lê Chí Hữu. Truyện ngắn khai thác đề tài người cựu chiến binh sau khi đất nước hòa bình. Có không ít gia đình thương binh, liệt sĩ, cựu chiến binh vì lý do khác nhau mà không được hưởng chính sách đền ơn đáp nghĩa của đất nước. Truyện ngắn được tác giả viết có nội dung, mạch truyện rõ ràng, ý tưởng nhân văn khi đề cao tình đồng đội đồng chí cũng như hình tượng cao đẹp của người lính, nhấn mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với những người hy sinh, cống hiến cho đất nước. Tuy vậy, câu chuyện thiếu những điểm nhấn, tình tiết đáng nhớ. Phần đầu truyện giọng văn gai góc, có phần tự châm biếm, đến phần cuối truyện niềm xúc động của nhân vật chưa được đẩy lên mãnh liệt. Nếu tác giả khai thác thêm một vài chi tiết kỉ niệm gian khổ, chia sẻ ngọt bùi, chia sẻ sự sống cái chết của Lê Chí Hữu và Bùi Văn Vệ trên chiến trường năm xưa hoặc thêm vài tình tiết về khó khăn, thiệt thòi của gia đình, con cái người cựu chiến binh trong cuộc sống thì truyện ngắn sẽ để lại nhiều điều đáng nhớ hơn với người đọc, người nghe. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:53 | 6/7/2021
Lượt nghe: 1141
Ba người lính, ba người bạn chí cốt trong truyện ngắn của nhà văn Trung Sỹ, mỗi người đều rời chiến trường với những thương tích chiến trận, xót xa cơn đau dĩ vãng khi trở về đời thường. Thời tuổi trẻ, họ là những người lính chiến đấu quên mình vì lý tưởng. Rời quân ngũ, nhập dòng sinh nhai nhưng vẫn còn đó trong con người tất bật mưu sinh bản chất người lính trận – tình cảm, lãng mạn, trọng nghĩa tình. Chúng ta không khó để nhìn thấy một phần hình ảnh của các nhân vật Bình, Việt, Ngọc trong những bóng dáng áo lính cũ đẫm mồ hôi trên chiếc xe thồ ba bánh giữa phố phường hôm nay. Trong chiến trận, họ can trường một mất một còn, về đời thường, họ cũng như bao người, sấp ngửa vì miếng cơm manh áo. Có bao bao góc khuất trong những mảnh đời xô dạt. Những trang văn Trung Sỹ khi đắm chìm cảm thương, xáo động, lúc gọn gàng, tỉnh táo, thẳng băng - Đó là những tiếng nói từ bên trong lẫn bề ngoài, là dĩ vãng hòa lẫn với thực tại. Mất mát cơ thể, chứng tích một thời sôi nổi quên mình chỉ người trong cuộc mới hiểu thấu. Giữa các diễn biến sòng phẳng, gấp gáp mà người lính dự phần, những cơn đau lại dậy lên, nhắc nhủ về thời khắc đau thương mà hào hùng từng trải đời lính. Một tiểu cảnh vỉa hè, một hắt bóng tưởng rất đơn sơ mà chất chứa bao tâm tư, nỗi niềm là thế…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2019
Lượt nghe: 924
Giữa nhịp sống hiện đại với những va đập, bộn bề lo toan và sự lên ngôi của các công trình kiên cố bằng xi – măng, sắt thép, những nếp nhà cổ dần vắng bóng. Tâm hồn người hoài cổ vì thế càng thêm trống trải. Họ biết đi đâu về đâu giữa cảnh tượng làng mạc trở nên lai căng, xa lạ trong “cơn bão” đô thị hóa? Truyện ngắn “Đoản hoa” của nhà văn Nguyễn Văn Học, tân hội viên Hội Nhà văn Việt Nam xoay quanh nỗi niềm ấy. Mời các bạn cùng thưởng thức tác phẩm này qua giọng đọc NSUT Việt Hùng (Đọc truyện đêm khuya phát 18/02/2019)
Ngày phát hành 15:24 | 10/9/2024
Lượt nghe: 1678
Một gia đình riêng, một người bạn đời và những đứa con có thể là mục đích hướng tới của nhiều cá nhân trong xã hội. Nhưng trái lại, với một bộ phận khác thì viễn cảnh gia đình, những phát sinh, ràng buộc, ngổn ngang, bận rộn, lại gây cho họ cảm giác phiền phức, mệt mỏi, mất đi sự riêng tư, kỷ luật, tự do. Đó có thể là lựa chọn tự thân hay do sự xô đẩy của hoàn cảnh, những biến cố. Chính vì thế, ngay trước ngưỡng cửa hôn nhân, có những người chối bỏ việc gây dựng gia đình riêng, chối bỏ một vai trò trong guồng quay tuổi tác và tâm sinh lý như quy luật thường tình. Họ cho rằng đó là một lựa chọn đúng đắn. Thế nhưng, trước sự ngây thơ, đáng yêu của con trẻ, trái tim tưởng vô cảm, lạnh băng của nhân vật “hắn” bỗng ấm lên, rung động. Đứa trẻ mới hôm nào ra đời, xuất hiện phá tan không gian yên tĩnh và trong lành, chỉ sau sáu tháng “hắn” đi công tác trở về đã lớn bổng lên và khiến hắn nhận ra ý nghĩa thực sự của một gia đình. Trách nhiệm, bổn phận không phải là gánh nặng mà chính là sự soi tỏ, truyền dẫn, tiếp nối trên hành trình đời người. Thông qua việc xây dựng một nhân vật với quan điểm và lối sống cực đoan, tác giả Trịnh Minh Hiếu đã khắc họa được câu chuyện tôn thờ chủ nghĩa độc thân. Nhưng sâu hơn là những sứt mẻ, đổ vỡ thậm chí lệch lạc trong lối sống, lối suy nghĩ đã tạo nên những con người lạc lối trong vòng tròn số phận.
Ngày phát hành 15:47 | 17/12/2021
Lượt nghe: 951
“Bạn có cảm thấy vô vàn sự liên kết với trái đất và những người đã đi qua, đang đi qua, hay ở xung quanh bạn không? Bạn có cảm thấy mình không chỉ thuộc về thế giới này, mà còn thuộc về khoảng không gian đa chiều bao la vô tận?”, đặt ra câu hỏi cũng là thể hiện triết lý, nhân sinh quan của chính mình, nhà văn nữ với bút lực dồi dào và cái nhìn thấu tận, nhẹ nhõm - bởi đã cảm mục được những tầng thẳm sâu của lòng người, mang đến cho bạn đọc câu trả lời chủ động: “Chọn góc nhìn toàn diện về cuộc sống sẽ giúp bạn cầm chịch mọi thứ”. Vì thế, những truyện ngắn của chị cũng là những giọt “lưu thủy linh” trong veo trên cánh hoàng mộc hương, mà người đọc, người nghe mong tìm để được sẻ chia, an ủi. Truyện ngắn “Lính cứu hỏa” mà chúng ta vừa nghe kể về một mối tình đẹp của người lính tên Quân và Miên, dẫu gặp nghịch cảnh éo le nhưng ở họ vẫn toát lên những tia hy vọng tốt đẹp. Người lính đã chấp nhận số phận khi bị thương nặng, anh quyết định xa rời người yêu bởi anh biết rằng, Miên sẽ đau khổ suốt đời. Và Miên, cô gái ấy đã phải chọn lựa, bên cạnh bố bị thương trong trận hỏa hoạn ấy hay bên cạnh người yêu? Cô đưa bố vào Sài Gòn chữa bệnh và tìm cách gặp người yêu, cô còn cẩn thận gửi lại một chiếc vali đầy những kỷ vật của hai người cho hàng xóm cũ, phòng khi Quân trở về tìm cô. Nghĩa là Miên chưa bao từ bỏ người cô yêu, chỉ là hoàn cảnh khiến cô phải tạm xa anh để chăm sóc bố. Tình cảm mãnh liệt, âm ỉ của Miên khiến chúng ta cảm động, trân trọng. Nghề lính cứu hỏa vốn gặp nhiều nguy hiểm, bất trắc và thiệt thòi trong chuyện tình cảm nhưng may mắn thay, Quân – người lính cứu hỏa đã gặp được người con gái có tình yêu sâu sắc. Một cô gái can đảm và mạnh mẽ, biết vượt qua những thử thách để chờ mong bến bờ yêu thương. Câu chuyện về Miên và Quân tiếp thêm cho chúng ta niềm tin yêu, hy vọng vào những điều tốt đẹp phía trước, dẫu cuộc đời có lúc thử thách, chông gai… (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 16:39 | 7/1/2021
Lượt nghe: 1048
Truyện ngắn “Một tâm hồn hiu quạnh” kể về cuộc đời của ông Nhàn – một người đàn ông khắc khổ, nhiều nỗi niềm thời cuộc đi viết văn. Cõ lẽ bao nhiêu chồng chất tâm sự, uất nghẹn, đau đớn, than phiền… về số phận, về những mảnh đời, cả những vấn đề đau xót, nhức nhối, mặt trái của xã hội đều được ông đưa vào trang sách. Viết văn với ông Nhàn là một nhu cầu được giải tỏa, được chia sẻ và đồng điệu. Ông không mong chờ vào sự tán dương và nổi tiếng nhưng những điều ông viết ra lại được công chúng đón nhận. Tuy có những ý kiến trái chiều của các nhà phê bình cùng thời đã khiến ông đôi lần lao đao. Nhìn sâu vào tác phẩm chúng ta thấy rằng, chính cuộc đời của ông mới thực sự là một bi kịch, đứa con trai duy nhất của ông ăn chơi lêu lổng, tham gia vào nhóm ăn cướp và bị giết khi còn quá trẻ. Hai vợ chồng già sống dựa vào nhau. Có nỗi buồn đau nào hơn thế. Ông Nhàn đã sống những năm tháng tuổi già trong hiu quạnh, cô đơn. Ông viết văn về cuộc đời, về những số phận cay đắng và đen tối. Cuộc đời của ông, số phận ông là một trang đời bất hạnh mà không một trang văn nào tả được. Câu chuyện về ông Nhàn đã khiến chúng ta suy ngẫm rất nhiều về những mảnh đời, họ ở quanh chúng ta thôi, đầy những nỗi niềm buồn đau, day dứt về đời sống vốn đã quá nhiều trắc ẩn. Chuyện như một tiếng thở dài về kiếp người, như một câu hỏi chưa có câu trả lời thỏa đáng về phận người nhiều đau đớn và bất hạnh…
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020
Lượt nghe: 1477
Nguyễn Thu Hằng biết cái tạng của mình và đã chủ ý ngay từ đầu một lối viết chắt chiu, lắng đọng. Những câu văn đẹp của chị chấp chới dọc dài câu chuyện đắng đót những nỗi đau thân phận, cuộc đời. Cũng như khi từng đi sâu vào mạch nguồn của nghề làm gốm, nghề đan lát, nghề may, Nguyễn Thu Hằng đã gạn lọc từ đời thực, đủ tinh tế để chạm tới nỗi niềm của một cô giáo, một người vẽ tranh phải làm nghề dán mã để mưu sinh. Chính trong hoạt cảnh dầm mưa, lòng dạ rối bời vì con, ta vẫn thấy bừng lên trong nhân vật nữ khao khát được sống với đam mê, với những bản năng rất con người...
Ngày phát hành 9:46 | 12/7/2022
Lượt nghe: 1022
Câu chuyện mà nhà văn Nguyễn Tham Thiện Kế gửi tới chúng ta lấy bối cảnh của một đời sống đô thị đương đại với những bar rượu, những cô nàng ăn chơi xinh đẹp, những mối tình dở dang không đầu không cuối, những gã lãng tử lang thang như nhân vật Tôi. Tất cả đều không có một cái tên rõ ràng, từ hai nhân vật chính cho tới những nhân vật phụ, cùng lắm chỉ được gọi bằng những cái tên lâm thời, rất ngẫu hứng như Cục Mỡ, Đầu Trọc. Bầu không khí của truyện tạo ra vì thế có chất gì hơi kỳ dị, bí ẩn, nửa hư nửa thực, đôi lúc có cảm giác tác giả cố tình cường điệu hóa ít nhiều, từ cách ăn chơi của cô gái cho đến những khắc họa về các nhân vật khác. Cô gái có lẽ là nhân vật tạo ra những cảm xúc trái ngược cho mỗi người đọc. Ngoại hình của nàng xinh đẹp đã là một nhẽ, nhưng về phẩm chất thì không hẳn tốt mà cũng không hẳn xấu. Nàng không làm hại ai nhưng lại ăn chơi quá mức xa hoa, sẵn sàng bán thân để đổi lấy chiếc đầu đĩa máy hát mang thương hiệu Thorenze; nàng đang nợ vài chục ngàn Euro nhưng sẵn sàng đập tan hàng loạt chai rượu có giá mỗi chai ít nhất một chỉ vàng. Còn với nhân vật xưng Tôi, ngoài hành động nghĩa hiệp cứu cô gái thoát khỏi đám giang hồ ở phần đầu truyện, cho đến khi kết thúc tác phẩm, ta thấy anh ta cũng chỉ là người hành động phải đạo, thuận theo hoàn cảnh đưa đẩy, chứ cũng không biểu hiện gì nhiều hơn về bản thân. Anh hoàn toàn không có ý định tác động để thay đổi cuộc sống của cô gái theo một hướng nề nếp hơn, bình an hơn. Anh tự nhận mình chỉ là một loài thú hoang cô độc, một lãng tử có thói quen độc hành phố khuya. Truyện có một kết thúc mở khi nhân vật Tôi và cô gái bất ngờ chia tay nhau do cô gái sợ đám giang hồ truy đuổi, hai người còn chưa kịp chào nhau hay hò hẹn thêm điều gì. Ngày mai, họ có thể gặp lại mà cũng có thể không bao giờ nữa, như chính nhan đề truyện ngắn mà tác giả đặt tên. Tác phẩm không đưa ra một thông điệp thật rõ ràng nhưng lại để một dư âm vương vấn, bâng khuâng cho mỗi người đọc về những bộn bề trong đời sống đô thị đương đại, về những đúng sai đôi khi thật khó cắt nghĩa cho mỗi phận người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 16:10 | 30/6/2021
Lượt nghe: 1154
Các bạn thân mến, nhân vật chính của câu chuyện là chàng thanh niên nhà nghèo, học giỏi phải đối mặt với bao điều khó ngờ tới khi bắt đầu đi làm. Cần vốn là người hiền lành, chăm học, là niềm tự hào của gia đình, làng xóm. Tuy nhà nghèo nhưng cha mẹ vẫn cố gắn cho Cần ăn học thành người. Với tấm bằng đỏ xuất sắc ngành phát triển đô thị ở nước ngoài, Cần háo hức mong tới ngày mình đi làm để áp dụng những gì đã học vào cuộc sống. Nghe lời sắp xếp của bố, Cần về quê với suy nghĩ vừa gần gia đình vừa có cơ hội phát triển quê nhà. Nhưng anh không được phân công đúng ngành nghề chuyên môn của mình. Cần phải đối mặt với những điều phức tạp của đời sống công chức nhiều góc khuất. Những mối quan hệ nhất thân nhì quen, tệ nạn chạy việc, quan hệ cấp trên cấp dưới, quan hệ đồng nghiêp vô cùng phức tạp khiến chàng trai hiền lành, thật thà bối rối. Đó là những điều khác hẳn những kiến thức mà Cân được học trên giảng đường. Có những người nhanh chóng thích nghi với guồng máy làm việc như vậy. Cần thì ngỡ ngàng và có phần lạc lõng nên dần dần lạc nhịp so với mọi người. Anh được điều chuyển vài vị trí khác nhau, vài công việc khác nhưng đều không phù hợp. Rồi cuộc sống cứ cuốn anh đi khiến Cần quên dần những kế hoạch, hoài bão thời mới tốt nhiệp đại học. Đùng một cái, Cần bị tố cáo nhận hối lộ trong lúc làm việc. Một cú vấp có thể khiến cuộc đời công chức của anh chấm dứt. Rồi cuộc điện thoại bất ngờ đầy ẩn ý của chị Hiền. Trước biến cố đầu đời, Cần đã dừng bước không trượt dài vào cám dỗ tình tiền. Mất 3 năm học nhiều bài học đường đời, Cần quyết định tiếp tục làm lại từ đầu với đề án ấp ủ ngày ra trường. Truyện ngắn viết rất chân thực, sinh động phản ánh được những góc khuất, những mặt tối của môi trường làm việc phức tạp. Nhiều tài năng không được trọng dụng hoặc bị sắp xếp nhầm chỗ, sai chuyên môn. Những tệ nạn này vẫn tồn tại ở nhiều vùng, nhiều ngành nghề khác nhau ảnh hưởng tới sự phát triển của xã hội, của đất nước...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 12:15 | 6/7/2022
Lượt nghe: 3397
Có thể đọc “Những buổi chiều màu cam” của nhà văn Đinh Phương theo nhiều cách. Ở đó, chúng ta có thể thấy một cuộc vật lộn mưu sinh của những thanh niên tỉnh lẻ giữa thành phố lớn. Ở đó có sự chênh vênh giữa mơ ước và hiện thực, những rạn nứt trong gia đình. Tuy nhiên, đậm nét hơn cả có lẽ vẫn là câu chuyện về cái chết. Không phải là một cái chết bình thường mà là một vụ tự sát. Có người từng nói chỉ có thông qua hình thức tự sát, thì chết mới được coi là “hành động” chứ không còn là một trạng thái. Nhưng đó cũng chính là hành động cực đoan sẽ ngay lập tức cắt lìa chủ thể ra khỏi bối cảnh có thể đưa ra lý do và khả năng chất vất xa hơn. Với Ẩn, nhân vật trong “Những buổi chiều màu cam” cũng không phải là một ngoại lệ. Lần theo mạch truyện, một mặt dường như không có gì báo trước cho cái chết của cậu, một mặt dường như tất cả đều là sự báo trước. Ý định về một sự chấm dứt vĩnh viễn có thể chỉ là một suy nghĩ thoáng qua, nhưng cũng có thể là một ám ảnh dai dẳng, chỉ chờ siết lấy một số phận, một cuộc đời… Dẫu vậy, chẳng phải những điều này chỉ là băn khoăn của những người ở lại hay sao?
Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1090
Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 18/2/2020
Lượt nghe: 873
Truyện ngắn không có nhiều biến động lớn mà chỉ là câu chuyện bình dị về chặng cuối cuộc đời của một ông già. Câu chuyện lôi cuốn người đọc, người nghe bởi những chi tiết hàng ngày, những tình cảm vui buồn, hạnh phúc, khổ đau của đời người. Truyện ngắn nhẹ nhàng nhưng khiến chúng ta phải suy ngẫm về tình yêu thủy chung, sự bao dung và tình cảm gia đình...(Đọc truyện đêm khuya phát 17/2/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020
Lượt nghe: 1757
Bùi Hiển từ trước 1945 đã nổi tiếng với những truyện ngắn mang đậm chất sinh hoạt đời thường. Ngòi bút của ông rất có sở trường với những miêu tả chân thực, sống động cuộc sống ở thôn quê. Cho đến truyện ngắn này, ta một lần nữa lại thấy được sự linh hoạt trong bút pháp của ông khi miêu tả cuộc sống của con người ở thành phố. Đặt tên truyện là "Sai phạm cuối đời", sai phạm mà thực ra không hẳn là sai phạm, theo chúng tôi, nhà văn Bùi Hiển muốn mang tới cho độc giả một sự sẻ chia để chúng ta biết đồng cảm và yêu thương nhiều hơn những con người vốn dĩ rất bình dị, chất phác và chân thành trong cuộc sống quanh ta mỗi ngày.
Ngày phát hành 14:59 | 5/4/2024
Lượt nghe: 823
Những trang truyện đằm sâu khi viết về thời gian ở cữ nhiều khó khăn của Trang khi cô có con ngoài giá thú với Giôn- một người lính không quân của quân đội Hoa Kỳ ở Sài Gòn. Lúc cô sinh con thì Giôn đang nhận nhiệm vụ ném bom ngoài miền Bắc. Thời gian sau, Trang cũng không thấy anh ta quay trở về tìm cô. Để có tiền trang trải cuộc sống và nuôi con, Trang quyết định quay trở lại quán bar Thiên Thai làm việc, mặc cho Diễm và dì Thục Hạnh can ngăn và phản đối. Trong khi đó thì Sơn và Ba Em đã được anh Hai Khánh khuyên nên trở về khu rãy Cam Bốt (thuộc tỉnh Tây Ninh) của gia đình để lánh nạn chờ thời cơ. Đây được xem là nơi an toàn nhất cho cả hai người khi không muốn tham gia vào nghĩa vụ quân sự. Sau nhiều ngày băng rừng, Sơn và Ba Em đã trở về Cam Bốt được an toàn. Hai người gặp lại chị Hai Khánh. Thời gian sống ở đây càng khiến Sơn nghĩ nhiều tới Diễm và quê hương Quảng Nam của mình. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Ngày phát hành 9:10 | 16/4/2024
Lượt nghe: 895
Trong khi Sơn chuẩn bị khăn gói lên đường đi học thì gia đình Diễm được đón vào đất liền. Sau 3 tháng sống trên đảo hoang, nhiều người đã phải bỏ mạng. Quân giải phóng đã đưa họ trở về đất liền. Ông Duy-bố Diễm phải đi cải tạo. Mẹ con cô trở về Thủ Biên nhưng căn nhà của họ đã thành nhà công vụ. Mẹ con Diễm tìm đến nhà ông Doanh và được biết Thành chở các cố vấn Mỹ đi trong đêm trước khi quân Giải phóng chiếm được Xuân Lộc. Bà Thu còn một ít tiền đón xe ra Phan Thiết để gặp chồng nhưng khi đến nơi, bà nhận được câu trả lời của cán bộ là ông Duy đã được đưa ra Bắc để cải tạo. Gia đình ông Danh cũng bị tịch thu hết tài sản. Họ phải về quê sinh sống. Mẹ con Diễm cũng không có nhà cửa nữa, đành phải về quê. Cô mở một quán cà phê nhỏ để buôn bán sống qua ngày và chờ đợi ngày cha cô trở về. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ Sáu đến giờ thứ Chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vinh dự được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua.
Ngày phát hành 14:29 | 17/4/2024
Lượt nghe: 1092
Chiến tranh kéo theo nhiều biến động thay đổi cuộc đời và lý tưởng của các nhân vật chính trong tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Trong buổi đọc chuyện hôm qua, chúng ta đã được dõi theo bước chân của nhân vật Hoàng, chàng thi sĩ văn khoa đầy mơ mộng ngày nào. Sau ngày đất nước thống nhất, anh đã rẽ ngang sang sư phạm và trở thành một thầy giáo cấp hai ở Long Khánh. Hoàng tình cờ gặp lại Diễm khi cô đang cùng mẹ và vợ chồng ông Danh tới cư ngụ tại đây. Nhưng câu chuyện giữa hai người bạn cũ chẳng chút mặn mà. Cả hai giờ đây mang tâm trạng khác nhau. Hoàng vẫn còn chút tâm hồn thi sĩ một thời, còn Diễm, xô dạt giữa dòng đời, cô chẳng còn chút mộng mơ nào để tiếp tục hàn huyên với người bạn cũ. Về phần Sơn, về nước, anh được bố trí làm chuyên viên ở một Bộ quan trọng. Sơn xin nghỉ hai tuần về thăm quê trước khi nhận nhiệm sở. Gặp lại mẹ và những người láng giềng thân thiết, nghe kể chuyện xóm làng, anh không khỏi ngậm ngùi. Ngay trong gia đình Sơn cũng xáo động vì mối quan hệ sứt mẻ với gia đình ông Tư Duy, vì phong trào hợp tác xã nông nghiệp. Bây giờ, qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một
Ngày phát hành 9:43 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1864
Truyện ngắn “Vĩ thanh” gây ấn tượng với người đọc, người nghe ngay từ tiêu đề của tác phẩm, nó gợi về những dư âm, dư ba còn vương mãi về chuyện tình cảm của nhân vật Quân và Loan. Những dòng quá khứ hiện về khi tình cơ Quân gặp lại Loan trong một tình huống hết sức trớ trêu, Quân bị tai nạn trong một lần đi công tác và chính Loan là bác sĩ đã phẫu thuật kịp thời cứu Quân. Nhận ra người mà mình đem lòng yêu mến, dành nhiều tình cảm năm xưa, Quân lại cảm thấy day dứt và ân hận. Ngày ấy, Quân là thầy giáo của trường đại học sư phạm và Loan là sinh viên năm nhất khoa toán, nhưng chỉ vì một phút dại dột, Loan lấy cái bút máy của bạn để về cho em. Loan bị hiệu trưởng kỷ luật, buộc thôi học. Quân không bảo vệ được người bạn gái và thậm chí còn trốn chạy trước những luồng dư luận không hay về Loan và cả anh nữa. Từ đó hai người bặt tin nhau và mấy chục năm sau gặp lại, chính Loan là ân nhân cứu Quân thoát chết. Tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, tạo ra những khoảng day dứt, ám ảnh của nhân vật Quân. Lẽ ra anh phải bảo vệ bạn gái của mình? Lẽ ra anh nên đối diện với tất cả nhưng tại sao anh lại trốn chạy? Những ý nghĩ đó khiến Quân đau khổ và càng ân hận khi gặp lại Loan – bây giờ là một bác sĩ giỏi, đã cứu anh thoát nạn. Nhân vật Loan khiến người đọc, người nghe dành sự cảm phục, yêu mến, trân trọng. Câu chuyện của họ đã khép lại bằng một cái kết có hậu, khi Quân đã nói với Loan những điều đáng ra anh phải nói cách đây mấy chục năm. Dẫu muộn màng nhưng câu chuyện về họ vẫn khiến chúng ta xúc động. Tình người, tình đời vẫn luôn ấm áp chứa chan, cho chúng ta niềm tin và hy vọng vào cuộc sống vốn rất nhiều gập ghềnh và trắc trở. Truyện ngắn “Vỹ thanh” của nhà văn Hồ Ngọc Quang đã mang lại cảm giác nhẹ nhõm và gieo vào lòng những niềm tin yêu chân thành…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:26 | 22/11/2022
Lượt nghe: 234
Ở nhiều vùng quê thì xuất khẩu lao động dường như là giấc mơ duy nhất để thay đổi cuộc đời. Đối diện với cuộc sống nghèo khổ, công việc bấp bênh nhiều người đã lựa chọn ra nước ngoài kiếm tìm tương lai tươi đẹp hơn. Không ít gia đình quyết cho người thân, con cái xuất khẩu lao động bằng mọi giá dù là bán đất, bán nhà, vay mượn thậm chí ra đi bằng con đường bất hợp pháp. Và rồi không ít người đã vỡ mộng trước giấc mơ mà họ nghĩ dễ dàng làm giàu. Gia đình hai anh em Thịnh, Tình trong truyện ngắn chính là trường hợp như vậy. Cả tin nghe lời dụ ngọt của người dì vẽ lên ước mơ trời Tây, bà mẹ quyết tâm đưa gia đình theo dì sang Đức. Bỏ mặc lời khuyên can của chồng, bà chấp nhận bán nhà để lao vào canh bạc may rủi chấp nhận ra đi bằng con đường bất hợp pháp. Nhưng rồi ước mơ làm giàu trở thành ác mộng khi đặt chân tới nước Đức. Ba mẹ con sống cơ cực, không nơi nương tựa và cuối cùng cậu con út tên Tình lựa chọn cái chết để giải thoát bế tắc. Truyện ngắn là hiện thực phê phán những mặt tối của việc xuất khẩu lao động. Không phải cứ sang nước ngoài là dễ dàng kiếm tiền, là sống hạnh phúc. Ở đâu thì cuộc sống lao động cũng vất vả, khó khăn. Với những người không có trình độ chuyên môn lại ra đi bất hợp pháp như ba mẹ con Thịnh, Tình thì đón chờ họ chính là nguy hiểm, là tủi nhục, vất vả. Truyện ngắn phần nào thể hiện mặt trái của ước mơ đổi đời từ con đường lao động ở nước ngoài. Đằng sau những hào nhoáng là những giọt nước mắt đắng cay nơi xứ người. Những mảnh kí ức, nỗi nhớ của Tình về cha, về người bạn học day dứt như xoáy vào lòng người đọc, người nghe. Vì một ảo vọng xa xôi nhiều người rơi vào cảnh nợ nần, cảnh gia đình xa cách nhau, người mòn mỏi mong chờ nơi quê nhà, người sống bấp bênh nguy hiểm phương xa. Truyện ngắn là lời cảm thông chia sẻ và cũng là bài học cảnh tỉnh cho những ai ngộ nhận về cuộc sống giàu sang ở nước ngoài. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 8:48 | 17/10/2023
Lượt nghe: 750
Các bạn thân mến, cuộc đời nhân vật ông Tư Quắm có thể nói là khổ cực, bất hạnh. Ông có hai đứa con trai thì cậu lớn tên Thành bị sát hại dã man trong một vụ cướp, cậu út tên Danh bị ngã tổn thương cột sống mà tật bệnh cả đời. Phải chịu số phận bất hạnh như vậy nhưng nhân vật ông Quắm vẫn giữ được bản tính lương thiện của mình mà không căm hận cuộc đời. Vô tình biết được gã trai tên Vui trọ cạnh phòng có ý định tham gia một vụ cướp, ông Quắm nhờ Vui đưa con trai út đi cấp cứu để ngăn cản hành động dai dột của cậu ta. Vui sinh ra vốn nghèo khó, học hành dở dang nên khi ra đời mưu sinh không dễ dàng gì. Sau mấy lần bị vấp ngã, Vui thấy cuộc đời mình bế tắc, không biết làm thế nào để kiếm tiền. Nếu không có hành động ngăn cản của ông Quắm thì có lẽ Vui đã tham dự một vụ cướp và cuộc đời chàng trai trẻ không biết sẽ đi theo ngã rẽ nào. Truyện ngắn viết về cái thiện, cái ác của con người tự nhiên, không lên gân như cuộc sống vốn là như vậy. Ông Tư Quắm chịu bao nỗi bất công của cuộc đời nhưng vẫn giữa trong mình sự thiện lành. Có lẽ là người cha chịu nỗi đau mất con trai, ông Quắm thấu hiểu nỗi đau của người mẹ tên cướp khi hắn trả giá bằng tính mạng vì tội lỗi của mình. Chứng kiến nỗi đau cuộc đời do cái ác gây ra nên ông càng sợ Vui cũng đi vào con đường sai lầm. Trong cuộc sống khi con người chịu nhiều bất công, cay đắng thì nhiều người thu mình lại mặc kệ cái ác nếu nó không liên quan tới mình. Nhưng ông Quắm không làm như vậy, ông cũng không bí mật báo công an kế hoạch cướp giật của Vui mà tự mình kín đáo ngăn cản hành vi sai trái của anh. Trong cuộc sống xô bồ, vất vả mưu sinh, nhiều nỗi niềm đắng cay chua sót, chúng ta cảm động trước tấm lòng tốt bụng của nhân vật ông Tư Quắm. Truyện ngắn nhẹ nhàng, xúc động giáo dục con người ta hướng thiện, giữ gìn tấm lòng cao đẹp của mình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:35 | 7/8/2024
Lượt nghe: 1585
Các bạn thân mến, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi thanh xanh của mình vì sự nghiệp cao đẹp của đất nước. Hòa bình lập lại, những người lính trở về quê hương hòa mình vào cuộc sống bình thường nhưng ký ức trên chiến trường vẫn không thể xóa nhòa. Tình đồng đội, sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ sự sống và cái chết, những nỗi niềm chưa kịp thổ lộ … trở thành một phần máu thịt trong con người họ. Truyện ngắn viết về người lính nhưng để lại ấn tượng với người đọc, người nghe không phải mát mát hy sinh trong chiến tranh mà là tình đời, tình người. Nhân vật Viễn là người cựu chiến binh đã hai lần được ông Tám Cò cứu mạng khi chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Mấy chục năm sau chiến tranh, cuộc sống bận rộn khiến ông chưa có dịp quay trở lại chiến trường xưa. Bất ngờ gặp lại đồng đội là Khả thì nhân vật mới biết được thông tin của ông Tám Cò. Vì nhiều lý do khác nhau như công việc bận rộn, bận việc gia đình, bệnh sợ đi máy bay khiến ông chưa kịp vào Nam đến gặp ân nhân của mình. Có lẽ ông nghĩ rằng để thời gian thư thả sắp xếp được công việc thì sẽ vào thăm ông Tám Cò. Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với người khách trên chuyến tàu đêm đã làm ông Viễn thay đổi quyết định. Được nghe người khách kể chuyện về hành trình đi tìm ân nhân, người đã giúp đỡ anh ta lúc khó khăn, hoạn nạn, nhân vật quyết định sẽ vào Nam ngay để trả ơn ông Tám Cò. Tình nghĩa của con người là vô giá. Có người coi nhẹ ơn huệ người khác nhưng cũng có người coi nặng tựa Thái Sơn. Thời gian không chờ ai cả, biết đâu chỉ trì hoãn một thời gian thôi là ông Viễn sẽ không gặp mặt được ân nhân. Ông Viễn đã bỏ qua bữa tiệc quan trọng với gia đình để thực hiện điều ông cho là ý nghĩa với cuộc đời của mình. Truyện ngắn là lời tâm sự với nhiều sắc thái tình cảm của người cựu chiến bình về cuộc sống, về tình cảm con người. Qua câu chuyện của nhân vật, người đọc, người nghe hiểu hơn những giá trị đích thực của cuộc sống.
Ngày phát hành 14:28 | 24/4/2023
Lượt nghe: 453
Các bạn thân mến, qua lời kể của nhân vật tôi, chúng ta thấy một ông già cô đơn, nghèo khổ và bệnh thật lặng lẽ vượt qua kiếp sống của mình. Vốn là một gã đồ tể bán thịt lợn nhưng từ khi đứa con trai mất đi, ông già sống mòn mỏi nửa tỉnh nửa mê. Có lẽ chính nghề giết lợn cũng một phần gây nên cái nghiệp cho ông già. Trong hình dáng hung dữ, xù xì kia là một tấm lòng nhân ái của một người cha. Ông hết lòng chăm sóc cho đứa con tật nguyện của mình, giả phụ nữ để ru con ngủ, mong ngóng con được chơi cùng những đứa trẻ khác. Vẻ ngoài cứng rắn nhưng ẩn chứa bên trong gã đồ tể là sự yếu ớt của tâm hồn nhạy cảm. Chính vì vậy khi đứa con mất đi ông đã bị sốc sống lay lắt nửa đời còn lại. Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện khá chi tiết, lựa chọn những điều tiêu biểu, sống động khiến người đọc, người nghe nhớ tới cách miêu tả trong tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Truyện không có nhiều mâu thuẫn, không đi sâu miêu tả tâm lý nhân vật mà chỉ là câu chuyện kể lại một kiếp người nhọc nhằn. Tuy vậy, truyện vẫn mang đến nhiều xúc động cho người đọc, người nghe. Hình ảnh gã đổ tể giả phụ nữ ru con hay chi tiết đứa bé trí tuệ chậm phát triển gọi đầu cho cha mình, tình tiết ông già bị hàm oan bắt trộm gà dễ gợi lên cảm xúc cho chúng ta. Ông già ngoại hình dữ tợn nhưng bản tính thật thà. Ngay cả khi trở nên nửa tỉnh nửa mê thì ông cũng tự đi đào chuột, mò tôm bắt cá hay xin ăn chứ không đi ăn trộm. Cậu con trai đã mất như ngọn lửa giúp ông sống hết cuộc đời. Cuối cùng thì một kiếp nhân sinh cũng đã qua. Đến tận khi ông già mất, người ta cũng không biết ông từ đâu tới, vì sao trên người lại có những vết sẹo to lớn, hai người có thực sự là cha con hay không? Ông già như ánh sáng cô đơn trên bầu trời rớt xuống dòng sông rồi chìm dần vào dòng sông thời gian. Lắng đọng trong lòng người đọc, người nghe là cảm xúc buồn vui của đời người. Để chúng ta trân quý những điều hạnh phúc mà chúng ta đang có. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 11:23 | 21/9/2022
Lượt nghe: 987
“Đêm miền rừng chỉ nghe tiếng gió” của nhà văn Hồ Ngọc Quang bắt đầu từ tình huống nhân vật tôi – một người thầy bị hỏng xe dọc đường, xe máy bị xịt lốp ở cánh rừng không một bóng người. Thật may mắn khi anh gặp lại Thùy – cô học trò cũ trường sư phạm năm xưa, cô mời anh ở lại nghỉ ngơi qua đêm, giúp thầy sửa xe. Câu chuyện của họ ấm dần lên khi nhắc đến những học trò cùng lớp với Thùy, cuộc sống mưu sinh hiện tại của họ khá vất vả, khó nhọc. Nghe cô học trò kể về bạn bè, anh không khỏi băn khoăn, day dứt. Bao nhiêu năm mới gặp lại, bấy nhiêu kỷ niệm thân thương ùa về, biết hoàn cảnh của từng em học trò năm xưa, anh cảm thấy xót xa, buồn bã. Nhưng trong câu nói lạc quan của cô học trò, rằng chúng em phải cố gắng không được nản, không được gục ngã, phải gắng từng ngày để vươn lên. Bản thân Thùy đã tự nguyện lên vùng núi này dạy học, đưa mẹ già lên sinh sống, một mái nhà đơn sơ nhưng sạch sẽ, ngăn nắp ở bìa rừng, chồng Thùy là công nhân trồng rừng, miệt mài với công việc. Họ lặng lẽ dâng hiến những điều nhỏ bé nhất để xây dựng cuộc sống ngày thêm khấm khá hơn, tươi sáng hơn. Câu nói của người mẹ “Bây giờ mình trồng thì con cháu sau này mới có rừng. Còn bây giờ có cây nào chặt bán cây đó để ăn thì mươi năm nữa đời con cũng không có rừng chứ đừng nói đời cháu” khiến nhân vật tôi và cả chúng ta phải ngẫm ngợi. Người mẹ già đã khuyên bảo con rể những điều thật sâu sắc, hãy vì ngày sau, hãy bảo vệ rừng. Những việc làm thầm lặng của họ khiến chúng ta ấm lòng. Nơi cánh rừng hoang sơ ấy, những con người bình dị đang gắng từng ngày vươn lên, gieo con chữ, gieo từng mầm xanh, ươm cho đời sự sống tươi xanh và đầy hy vọng. Tình huống hỏng xe nơi bìa rừng đối với người thầy ấy lại là điều trong rủi gặp may, anh được gặp lại cô học trò năm xưa, được chứng kiến cuộc sống của họ nơi xa xôi này, nhưng cũng chính họ đã tiếp thêm cho anh niềm tin yêu vào cuộc sống, không thể gục ngã, không thể lùi bước mà hãy gắng vươn lên, âm thầm nhưng mạnh mẽ. Tình người ấm áp, sâu nặng, nghĩa tình của mẹ con cô học trò đối với thầy giáo cũ khiến chúng ta được tiếp thêm niềm tin, niềm vui vào cuộc đời, rằng đằng sau những vất vả, bộn bề lo toan cuộc sống, họ vẫn sống thật trọn vẹn, nghĩa tình thủy chung, đầy lạc quan, yêu đời. Câu chuyện khép lại trong tình cảm thầy trò quyến luyến khi chia tay, điều đọng lại dư ba là tình người ấm mãi, cứ tỏa lan như cánh rừng kia, xanh đến nao lòng…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2019
Lượt nghe: 808
Truyện ngắn được viết với giọng văn chất phác pha chút hóm hỉnh dễ thương. Đan xen giữa chuyện bếp núc của việc sáng tác là tình cảm ấm áp của hai cha con, của những người đồng chí, đồng đội. Truyện ngắn là sự tự giễu và giễu nhại nhẹ nhàng hiện tượng ham danh, xin danh, xin giải thưởng của không ít người trong cuộc sống...(Đọc truyện đêm khuya phát 11/3/2019)
Ngày phát hành 14:41 | 30/7/2021
Lượt nghe: 1178
“Hương của một đời” viết về cuộc đời của một người bình thường. Một người như chị Điền ai cũng có thể gặp và ai cũng có thể quên. Chị là một bông hoa không hương sắc cũng chẳng phải người khéo léo giỏi giang, miệng lưỡi sắc sảo để người ta chú ý, lưu tâm. Và cũng bởi vì thế, trước bi kịch của đời mình, chị nhẫn nại và cam chịu. Gặp phải bất hạnh trong hôn nhân, chị trách mình trước tiên vì đã chọn Hải mà không tìm hiểu gì nhiều. Biết con trộm đồ của bạn, chị trách mình không cho con một gia đình hoàn chỉnh. Cả đời chị Điền là cả một đời tự trách, không muốn phiền lụy ai, chỉ lo sống cho gia đình mà quên mất bản thân mình. “Hương của một đời” có cách viết dung dị, không hề lên gân. Có cảm giác tác giả đang kể lại câu chuyện của một người bạn hơn là viết một truyện ngắn có lớp lang. Từ điểm nhìn khách quan của nhân vật “tôi” là cô bạn tên Hoài, nhà văn Phan Mai Hương dường như đã tô đậm thêm sự bình thường đến mức vô danh, sự lặng lẽ đến mức cam chịu của chị Điền. Truyện kết buồn nhưng phải chăng đấy cũng có thể là sự giải thoát cho nhân vật chính khỏi một kiếp người buồn tủi nhiều hơn hạnh phúc chăng?
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2015
Lượt nghe: 2154
Sinh tử là lẽ thường của đời người. Mọi thứ rồi sẽ qua đi chỉ có tình yêu thương là còn ở lại mãi mãi
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 1881
Những đắng cay đời nghệ sĩ khuất lấp sau bức màn nhung đã được thể hiện trong nhiều sáng tác văn học. Chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 05/08/2019 giới thiệu tới các bạn góc nhìn sâu thẳm của tác giả Trần Tùng Chinh về nỗi niềm ấy qua truyện ngắn “Chiếc ghế của người kép hát”...
Ngày phát hành 16:31 | 24/5/2024
Lượt nghe: 1621
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe chỉ gồm hai nhân vật: Đoan (người lái xe taxi) và Giàng A Tống, người Mông, muốn nhờ Đoan chở mình về Lào Cai. Tình huống truyện mở ra bất ngờ: trong một đêm mưa bụi, bỗng có người khách vẫy taxi muốn đi một hành trình khá dài, hơn 300 cây số từ Hà Nội về Lào Cai. Đoan ban đầu cũng có chút ngần ngại vì sợ những nguy hiểm tiềm ẩn, nhưng sau đã bị thuyết phục trước vẻ thật thà chất phác của Giàng A Tống. Thế nhưng, cái nút thắt quan trọng của truyện nằm ở vẻ kỳ dị của người khách đi xe, khi ông luôn khư khư ôm chiếc hòm gỗ dài nửa mét, đôi khi còn nức nở rên la đau đớn ngay cả trong giấc ngủ. Cao trào của truyện đến với sự kiện đá núi sụt lở nghiêm trọng trên con đường Đoan đưa Giàng A Tống về quê. Và khoảnh khắc mà Đoan đưa xe thoát hiểm thành công diễn ra trong gang tấc, chỉ chậm vài giây thôi thì chiếc xe rơi xuống vực. Tất cả chỉ được hé mở ở cuối truyện, khi Giàng A Tống nghẹn ngào quỳ trước hộp gỗ, bởi trong đó chính là di hài của vợ ông, muốn được về quê hương yên nghỉ. Câu chuyện giản dị mà cảm động, được nhà văn dẫn dắt và kể lại một cách tài tình, hấp dẫn, cuốn hút. Tác phẩm mang đến cho mỗi người nghe, người đọc những thông điệp sâu sắc về tình nghĩa vợ chồng, về sức mạnh của tâm linh và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Ngày phát hành 9:47 | 29/10/2024
Lượt nghe: 677
Quý vị và các bạn thân mến với văn phong đậm đà văn hóa vùng cao, truyện ngắn kể về cuộc đời người phụ nữ dân tộc Mông tên là Mí. Sinh ra trong một gia đình nhà nghèo nên Mí phải lấy chồng từ rất sớm, dang dở ước mơ học tập để trở thành một cô giáo. Tuy bén duyên với Chấu, người bạn học trường nội trú nhưng vì gia đình mà Mí phải lấy Chu. Hai mươi năm làm vợ Chu, Mí trọn nghĩa ân tình yêu thương chồng của mình. Tuy vậy, Chu và Mí buồn lòng vì hai người không có một mụn con. Chu mắc bệnh ung thư, dù được Mí quan tâm chăm sóc nhưng cuối cùng không thể qua khỏi. Trong những ngày Chu bệnh tật, Chấu lúc này đã là một cán bộ xã luôn đến quan tâm động viên chăm sóc Chu. Ngay Chu qua đời, người con trai của Chu tên là Sếnh bất ngờ xuất hiện nhận cha, nhận tổ tiên. Vợ chồng Sếnh coi Mí như mẹ đẻ của mình. Mí cũng nhận được niềm yêu thương của Chấu lúc tuổi xế chiều. Truyện ngắn khiến người đọc, người nghe cảm nhận sâu sắc về tình đời, tình người. Mối quan hệ giữa ba người Mí – Chu và Chấu thật đặc biệt. Chu nghĩ rằng lỗi vì mình mà Mí không có con nên luôn muốn bù đắp cho vợ. Trước khi mất, Chu nhờ Chấu chăm sóc Mí khi mình về với tổ tiên. Dù yêu thương Mí suốt 20 năm nhưng Chấu luôn giữ mối quan hệ đúng mực với Mí ngay cả khi Chu đã qua đời. Những lời thổ lộ chân tình của Chu với Chấu trước khi chết khiến chúng ta cảm động về tình cảm thương yêu của con người. Đúng như nhan đề truyện ngắn là “Nắng chiều”, khi Mí đã ở cái tuổi xế chiều của cuộc đời, bà như gặp được tia nắng hiếm hoi của trời chiều. Mí được vợ chồng Sếnh hiếu thảo coi bà như mẹ ruột, được Chấu quan tâm chăm sóc. Sau mấy chục năm chịu nhiều nỗi buồn thầm kín thì cuộc đời Mí cũng tươi sáng và hạnh phúc. Truyện ngắn đưa người đọc, người nghe đến với không gian văn hoa nơi cùng cao, hiểu được hơn nếp sống, phong tục đậm đà bản sắc văn hóa của người Mông.
Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2016
Lượt nghe: 3992
Chọn cách viết dung dị, nghiêng về hoài niệm, tác giả mượn lời người con dâu kể lại câu chuyện cảm động về bố chồng, người đã đùm bọc, chở che cho chị suốt những năm tháng chồng xa nhà đi chiến đấu. Truyện để lại dư âm cổ tích giữa đời thường: tấm lòng cao thượng của người cha như ánh sáng diệu kỳ làm nguôi ngoai, hàn gắn mất mát, thiệt thòi của đời người phụ nữ trong chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 26/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 941
Tựa đề truyện ngắn “Như một trời sao” nghe có vẻ chất chứa nhiều tâm sự nhưng dường như từ đầu tới cuối, lời kể tưng tửng, mọi diễn biến cứ nhẹ tênh. Câu chuyện “oan gia ngõ hẹp” của một cô gái với nhân vật “tôi” qua các tình tiết đầy hấp dẫn nhiều lúc như muốn “đùa bỡn” cảm xúc của người đọc, người nghe. Đang vui đấy, lại chùng xuống, đang xúc động lại tỉnh khô, chuyện thật, chuyện đùa xen kẽ nhau không biết đâu mà lần. Chắp nối lại những câu chuyện không biết thật hay đùa của cô gái hay chuyện, ta bắt gặp đâu đó các góc khuất trong tâm hồn: nỗi ám ảnh về cái chết, về sự nghèo khó, về đời con gái lỡ làng, ngọn nguồn của những thân phận nổi trôi giữa đời thường...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/1/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2016
Lượt nghe: 1497
Ngòi bút tác giả giải quyết các tình huống xung đột, bất ngờ, kịch tính của truyện một cách khá bình tĩnh, dứt khoát, không dấn sâu vào các diễn biến dằn vặt tình cảm ủy mị. Một kiểu kể chuyện đậm phong cách "nhà binh", rất tiện cho độc giả theo dõi câu chuyện về uẩn khúc một đoạn đời của người cảnh sát hình sự đầy quả cảm. (Đọc truyện đêm khuya 02/04).
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2019
Lượt nghe: 966
Nhà văn Hồng Nhu – thuộc vào hàng “cây đa, cây đề” trong làng văn Thừa Thiên Huế xưa nay vẫn được gọi là “nhà văn của đầm phá”. Không chỉ có giá trị tư liệu về những phong tục, nếp sống của người dân vạn chài ở đầm phá Tam Giang, nhiều truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu đã thực sự làm dậy hồn xưa sông nước. Trong số đó, có thể nói, truyện ngắn “Lễ hội ăn mày” là sáng tạo đỉnh cao của nhà văn Hồng Nhu khi viết về đề tài đầm phá...(Đọc truyện đêm khuya phát 08/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2018
Lượt nghe: 912
Từ những cảnh đời trong hai truyện "Người viết thuê bằng khen" và "Sóng vỗ trên bờ", nhà văn đưa ra quan điểm, lẽ sống: sống lạc quan, vô tư. Một thái độ sống tích cực như bà Minh Mẫn, cô giáo Thụy Ý, dẫu hoàn cảnh sống cô đơn, bệnh tật nhưng họ biết vượt qua, biết nuôi dưỡng niềm vui khát sống, hướng đến sự thanh thản, yêu thương và lòng bao dung, sống không phải là sự hành hạ, đầy đọa lẫn nhau...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/12/2018)
Ngày phát hành 10:44 | 20/11/2023
Lượt nghe: 1632
Truyện ngắn của Nguyệt Chu mang lại cảm giác và liên tưởng về một cuốn phim quay chậm. Ở đó tác giả hoàn toàn để cảm xúc chi phối câu chuyện của mình. Từ sự dẫn dắt của cảm xúc, đường nét các nhân vật, chi tiết, bối cảnh, tình huống, xung đột hiện ra. Như những truyện ngắn khác của cô giáo Nguyệt Chu, chất văn và cả chất đời thấm đẫm trong từng trang truyện “Miền gió”. Ta có thể nhặt ra trong truyện của chị từng mảnh cuộc sống hiện thực nơi chốn đang cư ngụ, một tai nạn rơi máy bay huấn luyện quân sự, nhịp sống thường ngày của một cô giáo, cánh đồng, vụ gặt và triền sông ngập gió. Khi nhìn qua lăng kính khô khốc của đời thường, mọi thứ giản đơn và trôi tuột đi, rồi tuần tự nhịp sống chồng chất lên, chẳng còn lại chút dư vang. Nhưng qua những trang văn của Nguyệt Chu, chúng ta thấy đọng lại đó thao thiết tiếng đời, nỗi xót xa, thương cảm cho số phận con người. Tác giả đã không chọn sự tỉnh táo trong khi sáng tác mà để cho cảm xúc dẫn dắt đến cùng. Có lẽ vì thế kết truyện của chị có lẽ khiến một bộ phận độc giả hụt hẫng. Nhưng cũng tới cùng, nhặt trong “Miền gió”, chúng ta vẫn cảm nhận được sự rung động, chất văn trong sáng tác của Nguyệt Chu. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2019
Lượt nghe: 1528
Người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn có nguyện vọng vào binh chủng pháo binh, nhưng lại được biên chế về trung đội thông tin – tiểu đoàn 8. Cuộc đời quân ngũ mới bắt đầu với bao bỡ ngỡ, song người lính ấy đã ý thức được, rằng quân đội là một trường học lớn, lĩnh vực nào cũng có những người tài giỏi mà chỉ cần quan sát họ làm việc, giao tiếp, cũng học được bao điều... (Đọc truyện dài kỳ phát 11/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2019
Lượt nghe: 2095
Hơn một tháng qua, chúng ta đã theo dõi hồi ký “Mùa chinh chiến ấy” của người lính tình nguyện Đoàn Minh Tuấn, nguyên chiến sỹ tiểu đoàn 8, trung đoàn 29, sư đoàn 307, tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia từ năm 1978 đến năm 1983. Cuốn sách như một cuốn phim tư liệu tái hiện cuộc sống chiến đấu của người lính tình nguyện Việt Nam trên đất bạn Campuchia, với rất nhiều gian nan, thử thách; thấm đượm tình đồng đội đồng chí...Chương trình Đọc truyện dài kỳ phát 12/6/2019, chúng ta cùng nghe những trang cuối cuốn hồi ký này
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 1564
Sau một thời gian chiến đấu, người lính trẻ Đoàn Minh Tuấn thấy các bạn học cùng lớp ngày xưa trưởng thành nhiều. Hành động bơi qua sông rất nguy hiểm để trở về đơn vị của người bạn Đặng Như Tú hay việc Tú bắt sống trung đoàn trưởng Pol Pot khiến Tuấn rất khâm phục. Anh thấy quân đội và chiến trường là môi trường rèn luyện con người tốt nhất...(Đọc truyện dài kỳ phát 15/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2018
Lượt nghe: 1476
Trong "Chuyện vắn, chuyện dài" và "Trời đất!", thấp thoáng những bi kịch của nhân vật: sự tàn phá của chiến tranh, kiếp người lưu lạc, tình yêu lỡ dở… nhưng sau tất cả, điều còn lại vẫn là những tấm chân tình, những tin yêu đơn sơ, giản dị đến ngỡ ngàng...(Đọc truyện đêm khuya phát 12/11/2018)
Ngày phát hành 15:11 | 7/4/2021
Lượt nghe: 2336
Góc nhìn của người viết không mới, truyện ngắn cùng không có gì đột phá về cách viết. Nhưng bằng một giọng văn mộc mạc người viết đã cho người đọc, người nghe cảm nhận về một nông thôn thời đổi mới sự thật đôi khi nghiệt ngã nhưng luôn có những lối thoát trong cuộc đời. Truyện ngắn “Cháo đời” là câu chuyện của 2 người bạn, lão An và lão Tuấn. Họ là 2 người của thế hệ cũ và cuộc đời của những đứa con của họ đã rơi vào vòng cuốn của xã hội hiện tại. Mỗi đứa con đều có một cách phát triển khác nhau theo xu thế của xã hội. Đứa thì trượt vào tệ nạn để đến mức chính người cha của mình vì danh dự vì trách nhiệm của bản thân không còn lối thoát nào khác phải giết con mình rồi tự tử. Một bị kịch chúng ta gặp đâu đó ở cuộc sống không ít. Còn đứa con ông An được học hành có lí tưởng và ý thức trách nhiệm với cuộc sống với truyền thống gia đình đã dám cãi lời bố mẹ để đi trên con đường riêng của mình. “Cháo đời” là một câu chuyện bi kịch, bất hạnh nhưng có một kết cục chấp nhận được. Người viết chưa thật cao tay về thủ pháp văn chương nhưng đã vẽ lại một bức tranh đồng bằng Bắc bộ đang thời kỳ đô thị hoá với bộn bề mâu thuẫn. Tuy vậy, truyện ngắn vẫn gửi một thông điệp, rằng vẫn có niềm tin vào sự tốt đẹp vào lớp trẻ đang có một tư duy mới, nếp sống mới để xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại và văn minh. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 996
Sự sắc sảo, chính xác và giàu sức gợi trong câu từ, vốn là thế mạnh của nhà văn Tống Ngọc Hân, tiếp tục được chị thể hiện trong “Trở lại Hỏa Phong”. Câu chuyện về những thanh niên nuôi chí làm giàu trên mảnh đất quê hương nếu chỉ đi theo diễn tiến thường tình, mà thiếu đi sự đan xen về giấc mơ kỳ lạ của nhân vật chàng kỹ sư Nông nghiệp, thiết tưởng truyện ngắn này cũng sẽ khó lưu lại những dư âm trong người đọc, người nghe...(Đọc truyện đêm khuya phát 28/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2020
Lượt nghe: 1035
Một truyện ngắn nhẹ nhõm, không có cốt truyện. Cách kể tưng tửng, cài cắm những câu thơ phú, một vài chi tiết dí dỏm. Không khí Tết, không khí mùa xuân tràn vào trong truyện ngắn truyền một tinh thần lạc quan, tươi vui yêu đời, tràn sức sống...(Đọc truyện đêm khuya phát 27/1/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2018
Lượt nghe: 1408
Vẫn là đi sâu chạm vào những thân phận bé mọn, nghèo khó với bao gia cảnh trái ngang , éo le trong cuộc mưu sinh chật vật nhưng truyện ngắn này còn lôi cuốn người đọc người nghe bởi thế giới chim cảnh và phường săn giăng lưới bẫy chim. Chuyện đời xen lẫn chuyện săn bắt chim, xen lẫn chuyện kiếm sống mưu sinh của hạng người bần cùng dưới đáy. Qua câu chuyện mà nhà văn kể người ta thấy vòng đời thật quẩn quanh. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 04/6/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/7/2015
Lượt nghe: 2031
Hai truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga là hai câu chuyện khác nhau, hai cách kể khác nhau trong việc khai thác các tình huống đời thường. Tác giả đã tạo được sự cân bằng giữa một bên là cách nhìn cuộc đời vẫn còn trong veo của những đứa trẻ, với thực tế đời sống có nhiều góc khuất. Góc nhìn nhân hậu, thiết nghĩ, cũng là một điều khiến lòng người ấm áp hơn.
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2018
Lượt nghe: 1571
Tác giả khai thác đề tài lâm tặc nhưng không miêu tả các vụ án, các âm mưa kế hoạch mà đi vào số phận, tâm tư, tình cảm của những con người trong vòng xoáy tội lỗi. Chàng trai Hượu mồ côi cùng cô gái trẻ tên Xoàn bị dòng đời xô đẩy nhập hội với đám lâm tặc. Hượu đã chứng kiến những mặt đen tối của con người khi cả những tên lâm tặc làm nhục Xoàn, đối xử với nhau bằng luật rừng. Tác giả xây dựng hai tuyến nhân vật rất rõ nét. Đó là Hượu và Xoàn, hai con người vô tình bị cuốn vào công việc xấu. Tuyến nhân vật còn lại là những kẻ lâm tặc độc ác, tàn nhẫn. Truyện có cái kết đẹp khi Hượu giúp Xoàn trốn được về quê làm lại cuộc đời. Truyện ngắn sinh động, chân thực khiến người đọc, người nghe cảm thương và vui mừng cho số phận của cô gái trẻ Xoàn đồng thời căm hận những kẻ tàn ác. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 2965
Truyện được viết với phong cách giả tưởng khi nhân vật chính nói chuyện được với chú chó của mình. Anh rơi vào tình cảnh cô đơn thời hiện đại. Dường như anh biết mình đang sống, nhưng một phần nào đó bên trong anh đang chết dần chết mòn. Điều đang bị mài mòn của nhân vật danh xưng là “anh” đó chính là cảm xúc cuộc sống. Sống trong một thành phố đông đúc ồn ào nhưng với anh các hình ảnh bỗng dưng trở nên xa rời. Nhân vật chính mơ ước một mối tình đẹp với cô gái làng chơi bí ẩn. Nhưng đến khi gặp mặt cô gái làng chơi anh lại thấy thất vọng vì cô bình thường không như anh tưởng tượng...Câu chuyện khiến người đọc, người nghe suy nghĩ về mối quan hệ gia đình và sự quan tâm, chia sẻ giữa người với người trong xã hội bận rộn hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2016
Lượt nghe: 5322
Đôi vợ chồng trẻ Đào – Tỉnh vừa cưới nhau, vui vầy chưa được mấy ngày đã phải xa nhau. Chắc chắn họ không phải là cá biệt ở vùng biển ấy, mà đó là hình ảnh quen thuộc của những người làm nghề trai bạn. Vì cuộc sống, vì miếng cơm manh áo, Tỉnh cũng như các trai bạn khác phải theo những chuyến đi biển dài ngày. Những chuyến đi biển cực nhọc, vất vả, thiếu thốn trăm bề từ vật chất đến tình cảm và thường xuyên phải đối mặt với sóng to gió lớn mùa mưa bão. Nguy hiểm thường trực đến nỗi trong mơ Đào cũng thấy chồng mình gặp nạn đắm tàu. Mơ và thực không khác nhau là mấy. (Đọc truyện đêm khuya 26/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2018
Lượt nghe: 1393
Sự xuất hiện của các tác phẩm: "Sóng biển rì rào" hay "Đất lạ" đã đưa tên tuổi Trương Anh Quốc đến gần hơn với công chúng và đặc biệt được các nhà văn đánh giá cao. Nhà văn Hồ Anh Thái cho rằng "Trương Anh Quốc có lối dẫn truyện độc đáo và nhiều bất ngờ, bất ngờ mà hợp lý, điều ấy bao giờ cũng đòi hỏi sự lành nghề văn chương. Hiếm có nhà văn ở ta viết được một tác phẩm đậm đặc chất viễn dương nguyên xi và hấp dẫn như thế". (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 09/7/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2015
Lượt nghe: 3539
“Đồng quê xào xạc” hay là nét hoang hoải, ngác ngơ, nỗi khắc khoải khôn nguôi trong tâm hồn hãy còn non trẻ nhưng đã sớm bị cuộc đời quăng quật, sớm hứng chịu những vết thương đau đớn, những đổ vỡ, bất hạnh, những khao khát bất thành.(Đọc truyện đêm khuya 7/3/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017
Lượt nghe: 6167
Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2018
Lượt nghe: 1644
Cô học trò tên Huệ, được sự giúp đỡ của thầy giáo chủ nhiệm đã nỗ lực vượt lên hoàn cảnh, nuôi dưỡng cho mình những ước mơ. Đóa xương rồng dù chỉ mọc bên bờ dậu vẫn không che dấu vẻ tươi tắn trẻ trung. Nhưng Huệ đã mắc một sai lầm không thể tha thứ, dựng lên câu chuyện yêu đương với thầy giáo. Từ đây, sóng gió nổi lên, cuốn em xô dạt vào những bến bờ xa lạ. Đóa xương rồng bị đâm bởi chính những chiếc gai của mình. Liệu Huệ có thoát ra được khỏi mớ bòng bong, làm lại cuộc đời? (Đọc truyện đêm khuya 10/09/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 9/6/2017
Lượt nghe: 5876
Thế giới trẻ thơ phải được sống trong tình yêu thương, chở che và bao dung. Chúng không thể lớn lên và chứng kiến tội lỗi của những người sinh ra chúng. Đằng sau song sắt và áo sọc, trẻ thơ đã mất đi tuổi thơ sáng trong và đẹp đẽ. Trả lại cuộc sống bình thường cho bao trẻ thơ là câu hỏi còn nhức nhối với trách nhiệm của mỗi công dân và toàn xã hội. Tuổi thơ không thể lớn lên trong sự bủa vây của tội lỗi, của sự xa lánh và song sắt. Câu trả lời thuộc về chúng ta. (Đọc truyện đêm khuya 08/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018
Lượt nghe: 1757
Bằng lối viết trữ tình, pha chút hài hước, chút giễu cợt kín đáo, nhà văn Sương Nguyệt Minh chia sẻ với chúng ta một góc nhìn về nghệ thuật, tình yêu và hạnh phúc gia đình. Khi tận mắt chứng kiến con người đời thường của Hoan, Trang sẽ bị sốc một thời gian ngắn. Nhưng sau đó, cô sẽ điều chỉnh mình, mở rộng góc nhìn, biết chấp nhận những khác biệt, tầm thường và hạnh phúc hơn với những gì mình đang có. Mặt khác, những người đàn ông như chồng cô cũng cần phải thay đổi, tinh tế hơn một chút, ga lăng hơn một chút để giữ lửa cho tình yêu, tránh một ngày nào đó phát hiện ra vợ mình đã ở trong vòng tay người đàn ông khác. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 29/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2018
Lượt nghe: 1687
Câu chuyện hai thân phận đơn chiếc đến với nhau nương tựa tuổi xế chiều không mới. Và rất dễ khiến ngòi bút rơi vào “chiếc bẫy” cảm xúc thường tình, đó là những trang văn giãi bày tâm tư dài dòng, điều không nhiều độc giả hiện nay ưa chuộng. Lối sử dụng khẩu ngữ đắc địa, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo của nhà văn Nguyễn Khải trong truyện ngắn “Nắng chiều” đã vực cả câu chuyện vượt lên số phận bị lãng quên. Điều quan trọng hơn cả là xuyên qua lớp vỏ ngôn từ chao chát chất đời, người đọc, người nghe vẫn thấy cảm động trước vẻ đẹp lấp lánh của tình người, tình đời, như ánh nắng diệu kỳ, cổ tích, bừng lên lần cuối, tiễn biệt một ngày tàn. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/1/2018
Lượt nghe: 2258
Bên cạnh một nhân vật Trần Đình Tấn “Anh hùng” còn là một nhân vật Tấn đời thường, tính tình phóng khoáng nhiệt thành, cũng ham nhậu ham vui và nặng tình với quê hương và đồng đội. Anh biết nghĩ suy sau trước, biết dằn vặt và xấu hổ với những gì không thuộc về mình hoặc do mình cố tạo ra trước đây. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 22/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/9/2017
Lượt nghe: 8714
Với giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhưng chất phác và thật mộc như núi rừng, nhà văn Nguyễn Xuân Hải đã dẫn dắt người đọc, người nghe khám phá ngóc ngách tâm hồn của Mùa - cô gái đang đứng giữa bờ chênh vênh của hiện tại, quá khứ và tương lai. Truyện được kể theo ngôi thứ ba, vậy mà ta có cảm giác, chính Mùa đang tự sự về cuộc đời của mình. Và câu chuyện ấy không chỉ riêng "Phận Mùa" mà còn là bao "Phận đời La Hủ". (Đọc truyện đêm khuya 07/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2017
Lượt nghe: 7406
Được chia làm hai phần rõ ràng, với hai bối cảnh khác nhau là kinh thành Thăng Long và huyện Chí Linh, truyện ngắn "Thầy Chu về làng" giống như một bộ phim hành trình, với nhân vật chính là thầy giáo Chu Văn An. Tác giả Trần Quang Lộc không đi quá sâu vào chuyện dâng "Thất trảm sớ", mà tập trung khắc họa nhân vật trước và sau sự kiện lớn. Phần đầu có cái sôi sục của một tôi trung, không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước nguy cơ nước mất nhà tan. Phần sau có cái đau đáu của một người "Đau đời có cứu được đời đâu"... (Đọc truyện đêm khuya 13/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2015
Lượt nghe: 4289
Tác phẩm mang dấu ấn hoài niệm: ký ức làng quê, tuổi thơ...Trong khung cảnh làng quê, tình cảm trong sáng ban đầu giữa nhân vật "tôi" và cô gái tên Hà được chấm phá.Nhưng họ chưa đến được với nhau vì mỗi người đều có lối rẽ do hoàn cảnh và số phận đưa đẩy, nhiều thử thách không dễ vượt qua.(Đọc truyện đêm khuya 08/12/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2016
Lượt nghe: 3649
Câu chuyện xúc động về cuộc đời lão Ngạc và cậu con nuôi tên là Lạc. Lão Ngạc vì mê đắm thú chơi chọi mi mà đánh mất hạnh phúc gia đình. Khi lão Ngạc tỉnh ngộ thì con trai đã bỏ đi, vợ đau buồn mà qua đời, lão chỉ con lại cái lồng chim với hai cóng chim quý. Cuộc đời thật trớ trêu khi lão Ngạc là người bảo vệ rừng còn anh con nuôi tên là Lạc lại trở thành người tiếp tay cho "lâm tặc". Nhưng sau một trận lũ quét, Lạc đã tỉnh ngộ và trở thành người gác rừng như cha nuôi của mình. Một câu chuyện nhân văn về ý thức bảo vệ thiên nhiên của con người. (Đọc truyện đêm khuya 16/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016
Lượt nghe: 7006
Câu chuyện về cuộc đời nhiều lận đận, trắc trở trong tình duyên của bà giáo Huyền. Vì chút tự ái, hiểu lầm của tuổi trẻ khiến mối tình đầu lãng mạn của cô sinh viên sư phạm và chàng trai học mỹ thuật tan vỡ. Huyền lập gia đình nhưng không có cuộc sống hạnh phúc nên quyết định chia tay để tìm kiếm cuộc sống mới. Và duyên phận lại đưa Huyền trở về với mối tình đầu tiên của mình. Một câu chuyện giàu cảm xúc về người phụ nữ vượt qua số phận để xây dựng hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 20/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2015
Lượt nghe: 1751
Có thể nói rằng toàn bộ truyện ngắn "Vũ nữ" của nhà văn Olga Tokarczuk là một hành trình tự khẳng định bản thân một cách không mệt mỏi của một nghệ sĩ đã quá lứa lỡ thời. Có gì tàn nhẫn hơn việc một người đàn bà đẹp phải chứng kiến cảnh nhan sắc tàn phai! Có gì buồn hơn việc một người nghệ sĩ cống hiến cả đời cho nghệ thuật phải nhìn thấy cảnh khán đài lác đác người xem! Và còn gì cô độc hơn một người không được gia đình thừa nhận niềm đam mê nghệ thuật của mình!(Đọc truyện đêm khuya 26/08)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2017
Lượt nghe: 5653
Tác phẩm mang đầy hơi thở cuộc sống. Chuyện tình của cô Phấn và chàng Câm khiến người đọc, người nghe phải xúc động. Hai con người tàn tật, nghèo đói, chịu nhiều thiệt thòi luôn khát vọng yêu thương. Cuộc sống mưu sinh vất vả ở xóm xó biển với những con người bình thường như biết bao xóm nhỏ trong xã hội hiện lên sinh động, chân thật và đầy tình người. Tình người thấm đẫm trong mối tình của chàng Câm và cô Phấn, tình người thể hiện qua lòng tốt của ông Tư, của người đàn bà bán bún. Vượt qua nỗi đau, cô Phấn và chàng Câm ra đi để xây dựng cuộc sống mới của mình. (Đọc truyện đêm khuya 21/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2017
Lượt nghe: 4798
Ám thanh là một trạng thái tinh thần mà nhân vật trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Ý Nhi gặp phải. Mặc dù đôi tai của nhân vật xưng "anh" không bị bất cứ thứ bệnh lí nào, nhưng anh luôn nghe thấy những tiếng nổ lớn, trong khi thực ra mọi thứ xung quanh anh đều "tuyệt đối yên tĩnh". Đây là sự ám ảnh về một đời sống đầy bất an rình rập. Con người phải đối mặt với vô số áp lực của đời sống này. (Đọc truyện đêm khuya 06/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2016
Lượt nghe: 6129
Hai truyện ngắn có cùng một phong cách kể. Đó là sự cô đọng súc tích trong những khoảnh khắc chớp nhoáng của đời sống mà bộc lộ tính cách, đạo đức của từng cá nhân. Giọng kể cố tình lạnh lùng giễu nhại, các tình tiết khá ly kỳ, chứa đựng ý nghĩa triết lý sâu sắc. (Đọc truyện đêm khuya 01/8/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2020
Lượt nghe: 973
Dự đoán về một tác giả, về xuất thân, tuổi tác, trình độ, điểm mạnh, điểm yếu trong ngòi bút của họ khi đọc một sáng tác văn chương là điều thường tình. Nhưng trong một số trường hợp lại rất khó trong việc tìm biết về những thông tin cơ bản về tác giả qua nội dung tác phẩm. Cây bút người Đức Benedict Wells, tác giả truyện ngắn “Cuộc đi dạo” chúng tôi giới thiệu tới các bạn là một trong số đó. Lý do chính gây khó đoán định về tác giả bởi đây thực sự là một truyện ngắn mà tầng ý nghĩa của nó vượt lên trên ngôn từ giãi bày trên trang giấy...(Đọc truyện đêm khuya phát 06/04/2020)
Ngày phát hành 9:56 | 9/12/2022
Lượt nghe: 793
“Sóng độc” xoay quanh câu chuyện tranh giành quyền lực tại Đài Truyền hình Bắc Hà. Hai tuyến nhân vật được xây dựng rất rõ ràng. Phạm Quang Thiện đại diện cho tuyến nhân vật trung thực, hiền lành. Anh không màng tới địa vị mà chỉ muốn tập trung làm chuyên môn. Tuy nhiên, việc tên anh nằm trong diện quy hoạch Giám đốc đã khiến các thế lực độ kị không từ một thủ đoạn nào để khiến anh thân bại danh liệt. Trong khi đó, đứng đầu tuyến nhân vật phản diện là Đỗ Thiết, Phó Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà. Phía sau Đỗ Thiết là cả một bè lũ tráo trở bao gồm Hoàn toác, Bạc phò, Mùi già, Đạt láu… Cuộc chiến không cân sức giữa cái Thiện và cái Ác, giữa cái hèn mọn và sự tử tế khiến Phạm Quang Thiện nhiều phen lao đao… Sau đây, PTV Minh Nguyệt sẽ gửi tới quý vị và các bạn những trang đầu tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.
Ngày phát hành 14:42 | 7/12/2022
Lượt nghe: 269
Từ câu chuyện của một người đàn ông và một người phụ nữ lạc trên hoang đảo, người đàn ông thì rất mạnh mẽ về bản năng tính dục, người phụ nữ thì kiên quyết giữ mình, câu chuyện tiếp tục được mở ra với sự xuất hiện của hai nhân vật mới. Đó là bố con Thụy và Tâm, hai người cũng đã sống lâu năm trên đảo. Thụy mang trong lòng nỗi căm hận đàn bà bởi ông hai lần bị phản bội. Người vợ thứ hai trước khi trốn đi cùng nhân tình còn giết hại dã man đứa con riêng của ông với người vợ đầu. Thụy mất niềm tin vào đàn bà, thậm chí muốn tuyệt giao với xã hội nên đã dẫn đứa con ra đảo, hàng ngày sống bằng nghề săn bắn và chỉ tập trung hạ sát những con vật giống cái. Cuộc gặp gỡ của nhân vật xưng tôi với bố con Thụy đã giúp tôi và Vui trở về được đất liền, nhân vật xưng tôi muốn thay đổi những suy nghĩ cực đoan của ông Thụy về cuộc sống nhưng trong lần đầu gặp gỡ, anh chưa thể làm được việc đó. Xét cho cùng, mỗi con người sỉnh ra rồi lớn lên và trưởng thành, luôn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thế giới xung quanh, bởi môi trường sống của chính họ. Nhân vật tôi cũng không hẳn là một người xấu, nhưng bởi hoàn cảnh một nam một nữ sống cùng nhau trên hoang đảo mà Vui lại rất xinh đẹp nên mới nảy sinh ý định chiếm đoạt thân xác cô. Nhân vật Thụy thoạt kỳ thủy cũng không phải là người có cái nhìn quá cay nghiệt với phụ nữ cũng như cuộc đời, chỉ vì những biến cố éo le xảy đến mới khiến ông trở thành như vậy. Thế nhưng, tuy hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng sâu sắc tới nhận thức và cảm xúc của mỗi người thì vẫn có những giá trị luôn luôn được xác lập một cách vững bền. Đó là mỗi con người không thể sống mãi với lòng căm hận, oán thù, họ nên biết cách dần cởi bỏ để có được sự thanh thản. Trẻ con cần phải được giáo dục, học hành. Mỗi con người không thể sống cô lập khép kín mà cần có sự tương tác với cộng đồng, xã hội. Cuộc sống cần hướng về tương lai, cần có một niềm tin về những điều tốt đẹp trong đời sống này. Đó là những gì mà nhân vật xưng tôi muốn đem đến cho Thụy trong lần trở lại tìm ông, nhưng trên đảo đã không còn ai, chỉ còn lại một nấm mộ bên chiếc lều nghiêng đổ. Một cái kết mở của tác phẩm mang lại nhiều dư âm và suy nghĩ khác nhau cho mỗi độc giả, song quan trong hơn cả, nó đã gieo vào mỗi người đọc một niềm tin ấm áp vào cuộc đời.
Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2016
Lượt nghe: 3894
Truyện ảm đạm, nhưng may mắn thay, ánh sáng của tình thương chưa hoàn toàn mất hẳn. Trong cái gia đình chẳng vẹn tròn giữa một tay giang hồ thất thế và một gái bán hoa đã quá lứa lỡ thì, ít ra nhân vật Tám Ô cũng có cảm giác về sự gắn bó, sự ràng buộc, cũng từng được hưởng chút hơi ấm tình người. Có lẽ vì vậy, dẫu khổ cực, ông vẫn ráng bán máu để cứu đứa cháu nội, như thể cố chấp giữ lấy một lý do để sống và tồn tại trên cõi đời này.(Đọc truyện đêm khuya 26/3/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2017
Lượt nghe: 2017
Nhắc đến loài hoa phổ biến từ thành thị đến nông thôn, từ miền Bắc đến miền Nam, loài hoa bình dị trang nhã, ưa ánh nắng, ưa ấm áp thanh bình, thì có thể nghĩ ngay đến hoa sen vốn gắn bó với đời sống lao động, đời sống tình cảm – tâm linh của người dân nước ta. Hình tượng sen từ cuộc đời thường nhật đi vào ca dao dân ca, là nỗi nhớ khôn nguôi với người xa xứ. Ai trong chúng ta không một lần ở trong tâm trạng “Sen xa hồ sen khô hồ cạn / Lựu xa đào lựu ngả lựu nghiêng”, hoặc vấn vương hình ảnh “Nụ cười như thể hoa ngâu / Cái khăn đội đầu như thể hoa sen”. (Tiếng thơ 24/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2024
Lượt nghe: 957
Những ngày đầu năm mới Giáp Thìn, Tiếng thơ của Ban VHNT (VOV6) mời Quý thính giả cảm nhận nội dung và không khí buổi giao lưu với chủ đề “NSND Vũ Kim Dung: Tiếng thơ sóng bước cuộc đời”. Đây là một hoạt động được Ban VHNT (VOV6) đứng ra tổ chức cách đây chưa lâu nhân sự kiện Nghệ sĩ Vũ Kim Dung, một nghệ sĩ từng công tác tại Ban Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam, được Nhà nước tặng danh hiệu NSND cao quý. Chương trình hi vọng là cầu nối thân tình tới các quý thính giả nhiều năm nay đã yêu mến, dõi theo Tiếng thơ và các giọng ngâm, giọng đọc thơ trên sóng Văn nghệ - Đài Tiếng nói Việt Nam. Mời Quý vị và các bạn cùng theo dõi:
Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017
Lượt nghe: 1988
Theo nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc (hiện đang sống và làm việc tại Úc), thì chủ nghĩa cá nhân trong thơ mới đầy tự tin và tự hào, còn chủ nghĩa cá nhân trong sáng tác của các nhà thơ miền Nam giai đoạn 1954-1975 “phải chăng” hơn, "cái tôi" cá thể được hiểu như một cái riêng chứ không phải một cái khác, càng không phải là một cái gì lớn lao tuyệt đối. Nhà thơ không còn là “con chim đến từ núi lạ” (như trong thơ Xuân Diệu) mà chỉ là “Một con chim bói cá / Lặn tìm vuông đời mình” ( trong thơ Du Tử Lê), không còn đi những bước đi đặc dị: “Chân mình vẫn lạc dấu nghìn chân” (thơ Trần Huyền Trân) mà chỉ muốn hòa hoãn với cuộc đời: “Tôi bây giờ sống thu thân / Sống cam phận nhỏ chia phần an vui” (thơ Nhã Ca). (Tiếng thơ 25/10/2017)
Ngày phát hành 10:46 | 2/8/2021
Lượt nghe: 1261
10 năm như tự nhận “Đã đủ nhiều trải nghiệm, lắm niềm vui, cũng không ít cay đắng, nhọc nhằn”, sau không ít thúc giục của bạn bè, đồng nghiệp và của chính nội tại bản thân, nhà thơ Nguyễn Thành Phong đã xuất bản tập thơ “Đêm ngồi ngã ba sông”. Đây là một tập thơ đặc biệt đối với nhà thơ Nguyễn Thành Phong. Bởi như ông đã tâm sự đã biết bao lấn cấn, nghi ngại vì đó là “tập thơ không giống như các tập thơ vô lo nghĩ trước đây”.
Ngày phát hành 16:33 | 31/12/2021
Lượt nghe: 707
Trải qua một năm với nhiều thử thách chung của đất nước và mỗi cá nhân con người, những tiếng thơ vẫn cất lên thiết tha, mãnh liệt lòng biết ơn với cuộc sống. Chúng ta cùng lắng lại cảm xúc để nghe các tác giả đoạt giải tự thể hiện những sáng tác gửi tới cuộc thi thơ “Nhân nghĩa đất phương Nam” do Hội Nhà văn TP HCM tổ chức. Cũng từ TP HCM, nhà thơ Phạm Thị Ngọc Liên giãi bày cùng Tiếng thơ nguồn cảm hứng khởi sinh từ tâm thức lạc quan trong đại dịch Covid 19. Kết thúc chương trình và cũng là mở ra hi vọng mới, chùm thơ viết về sự khởi đầu của các nữ nhà thơ nổi tiếng như suối nguồn mát lành thanh lọc tâm hồn chúng ta vững vàng hành trình phía trước.
Ngày phát hành 8:20 | 10/6/2024
Lượt nghe: 1041
Trong thời khắc khó khăn trong cuộc đời, nhiều người đã tìm đến những vần thơ để giãi bày. Lý do thường thật giản đơn bởi thơ là giấc mơ, là khát vọng từ những ngày rất xa. Khi cảm xúc cho trang thơ bỗng nhiên một ngày chợt đến, họ đón nhận và viết như lẽ thường tình. NSND Hoàng Cúc là một người như thế. Mới đây, bà bất ngờ ra mắt một trường ca mang tên “Cúc” trải lòng cùng độc giả bao suy tư, ký ức cuộc đời.
Ngày phát hành 10:45 | 25/8/2023
Lượt nghe: 720
80 năm cuộc đời, NSND Lê Huy Quang không ngừng sáng tạo ở nhiều lĩnh vực nghệ thuật. Trong thơ ca, ông luôn quyết liệt đổi mới. Thơ Lê Huy Quang là kết tinh của tài năng và trí tuệ, chân thành và say đắm. Còn nhớ năm 2009, ở tuổi 65, nhà thơ Lê Huy Quang in tập “Phải khác” gồm 108 bài thơ được làm trong khoảng thời gian 40 năm, từ năm 1968 đến năm 2008. “Phải khác” cũng là tâm niệm trong cuộc đời sáng tạo của Lê Huy Quang.Luôn tự thôi thúc bản thân mình phải khác, phải đổi mới, cội nguồn sáng tạo trong thơ Lê Huy Quang vẫn là những rung động trước tình yêu, tình đời, tình mẹ. Trong những tứ thơ, những câu từ có vẻ khác biệt vẫn run rẩy bao xúc cảm đời thường.
Ngày phát hành 0:0 | 6/1/2016
Lượt nghe: 2223
Thời gian đi qua mỗi đời người với biết bao thăng trầm, vui buồn và chia sẻ. Mỗi người có một cách lưu giữ ký ức bằng nỗi thao thức, nhớ nhung bao kỷ niệm êm đềm và cả nỗi đắng cay. Trong chiêm nghiệm của các nhà thơ Chu Thùy Liên, Trần Ngọc Hưởng, Nguyễn Long, Huyền Minh, Ngô Thế Lâm, tình cảm trong đời được ngưng đọng và kết tinh bằng chuỗi hình ảnh nồng hậu, khó quên.Nhà thơ Trầm Hương chia sẻ cảm xúc về thơ tình yêu.(Tiếng thơ 4/1/2016)
Ngày phát hành 9:52 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1033
Nhìn lại nền thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20, lớp nhà thơ chống Mỹ có một vị trí đặc biệt quan trọng. Họ không những là lực lượng chủ đạo của nền văn học lúc ấy mà còn tiếp tục có một hành trình sáng tác dồi dào phong phú trong giai đoạn sau 1975. Có một nhà thơ thật đặc biệt thuộc thế hệ chống Mỹ sau 1975 đã trở thành một chính khách cấp cao trong bộ máy nhà nước Việt Nam, lần lượt giữ các chức vụ quan trọng như: Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương, Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. Nhưng điều quan trọng là hồn thơ của ông không vì các chức vụ chính khách mà bị suy giảm hay mai một. Nhà thơ ấy là Nguyễn Khoa Điềm. Năm nay, nhân dịp kỷ niệm tròn 80 năm ngày sinh của ông, chương trình Đôi bạn văn chương xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Khoa Điềm – Nửa đời chính khách vẫn là văn nhân.
Ngày phát hành 10:36 | 19/11/2021
Lượt nghe: 891
Trong số các tác giả đoạt giải cao trong Cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (2019-2020) có thể kể đến những người xuất thân từ bục giảng như Nguyễn Văn Song, Đinh Hạ, Châu Hoài Thanh. Trong đó, nhà thơ Nguyễn Văn Song, sinh năm 1974, giáo viên dạy Văn tại Trường THPT Phù Cừ (Hưng Yên) gây ấn tượng với chùm thơ lục bát đoạt giải B. Bên cạnh những bài thơ viết về tình mẹ, tình quê, thơ Nguyễn Văn Song còn chạm đến những nỗi niềm của đời sống hôm nay. Cảm xúc ấm nóng trong những vần thơ của anh.
Ngày phát hành 11:38 | 22/6/2023
Lượt nghe: 1851
Nhìn lại những cây bút sáng tác ở miền Nam trước 1975, Nguyễn Bắc Sơn là nhân vật khá đặc biệt. Chỉ với một tập thơ duy nhất chưa đầy 30 bài in năm 1972 mang tên Chiến tranh Việt Nam và tôi, ông đã làm nên dấu ấn độc đáo, cất tiếng nói phản chiến mạnh mẽ, có thể xem là một đồng thanh tương ứng với những ca khúc Da Vàng của Trịnh Công Sơn. Cuộc đời cũng Nguyễn Bắc Sơn cũng nhiều câu chuyện ly kỳ, được truyền tụng với nhiều giai thoại trong làng văn nghệ. Sau tập thơ đầu tiên gây tiếng vang, 23 năm sau ông mới in thêm một tập thứ 2 với nhan đề Ở đời như một nhà thơ Đông Phương (NXB Trẻ 1995). Cả cuộc đời Nguyễn Bắc Sơn gắn bó với thành phố Phan Thiết. Ngoài sáng tác thơ ca, ông còn được biết đến như một con người đa tài và giàu lòng nhân ái: giỏi tiếng Anh, nghiên cứu sâu về Kinh Dịch và triết học Phật giáo, tham gia chẩn trị và hướng dẫn châm cứu cho nhiều cơ sở Đông y ở Phan Thiết và Hàm Thuận Bắc từ những năm 80 của thế kỷ trước. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được dành một chương trình trò chuyện về chân dung thơ ông với tên gọi: Nguyễn Bắc Sơn – Một thuở trái ngang, một đời lãng tử
Ngày phát hành 14:52 | 22/2/2023
Lượt nghe: 919
Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân sinh năm 1969, quê cha Thanh Hóa, còn mẹ là người gốc Kinh Bắc, nhưng lớn lên ở Hà Nội và có nhiều năm tháng gắn bó với TP.Hải Phòng. Nguyễn Bảo Chân tốt nghiệp Khoa Biên kịch điện ảnh Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tính từ tập thơ đầu tay Dòng sông cháy (NXB Thanh niên), đoạt Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN năm 1994, chị đã có một hành trình sáng tác tròn 30 năm. Hai tập thơ tiếp theo tập Dòng sông cháy là các tập Chân trần qua vệt rét (NXB Hội Nhà văn 1999) và Những chiếc gai trong mơ (NXB Thế giới 2010). Sau 12 năm vắng bóng, tập thơ thứ tư Bóng của ý nghĩ (NXB Thế giới ) vừa đoạt Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ chị với tên gọi: Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời
Ngày phát hành 0:0 | 7/7/2017
Lượt nghe: 1619
Nhà thơ Hải Như (tên khai sinh: Vũ Như Hải) sinh năm 1923 tại Nam Định, đã qua đời tại TP.Hồ Chí Minh, hưởng thọ 94 tuổi. Ông thuộc lớp nhà báo đầu tiên của nền báo chí cách mạng Việt Nam, từng làm phóng viên, biên tập viên các báo Vệ quốc quân, Cứu quốc, Giác ngộ. Ở góc độ thơ ca, ông nổi tiếng với nhiều bài thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà gây xúc động nhất là bài “Chúng cháu canh giấc Bác ngủ, Bác Hồ ơi” viết khi Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa qua đời. Nhà thơ Hải Như quan niệm: “Đề tài của nhà thơ, nhà văn phải là đề tài có tính nhân loại, cái mà nhân loại quan tâm. Con người thuộc mọi dân tộc, mọi màu da, mọi thời đại đều yêu cái đẹp, cái thật và ghét cái xấu, cái ác, đều hướng về chân - thiện - mỹ". Bài viết “Nhà thơ Hải Như – chuyện đạo và đời” của tác giả Phan Huỳnh góp một hình dung rõ hơn về quan niệm sống và viết này. (Tiếng thơ 05/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 1116
Trong cuộc sống nói chung, thơ ca nói riêng, có những người thành công thành danh, được nổi tiếng, được nhận về nhiều hoa trái ngọt ngào. Song cũng có người lặng lẽ, khuất nấp, lấy sự an yên làm niềm tri kỷ. Nhà thơ Minh Giang thuộc típ người đó. Ở tuổi hai mươi, ông xuất hiện như một cây bút trẻ đầy triển vọng, là một trong những hội viên sáng lập Hội nhà văn Việt Nam, nhưng ở tuổi gần 80, ông mới in tập thơ đầu tay, và náu mình trong những trang tiểu thuyết. Thơ và văn mang nỗi đau của những giằng co số phận, giữa bão táp lịch sử và thời đại… (Tiếng thơ 11/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/3/2019
Lượt nghe: 985
“Liễu biếc” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Trác, NXB Hội nhà văn mới ấn hành. Một tập thơ đầy đặn, mang vẻ đẹp thanh nhã của hồn thơ nhân hậu, đủ từng trải để chiêm nghiệm đời sống, chấp nhận những ngổn ngang song vẫn hướng lòng mình về phía ánh sáng, lặng lẽ quan sát bao buồn vui đang diễn ra hàng ngày và có thể mỉm cười bước qua hay ưu tư dừng lại. Lịch sử và văn hóa dân tộc là lớp trầm tích được nhà thơ quan tâm gợi mở, mong muốn gửi một thông điệp cho thế hệ sau...(Tiếng thơ phát 27/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016
Lượt nghe: 2057
Yêu thơ, gắn bó với thơ từ những năm tháng dạy học tại quê mẹ Hà Tĩnh, đến tận bây giờ, khi đã đi qua chặng đường tươi trẻ nhất, nhà thơ Trần Kim Anh vẫn luôn coi thơ như một người bạn, một người thân và cũng là người thầy của chính mình. Viết không chỉ là nhu cầu bộc lộ cá nhân mà viết còn là cách để bà trả ơn cuộc đời, trả ơn những người đã cưu mang mình, đã giúp bà nhận ra bao điều tốt đẹp ngầm ẩn trong dòng mưu sinh vội vã. Nhân dịp tập thơ “Chuyện của rêu” của nhà thơ Trần Kim Anh mới xuất bản, BTV Anh Thư đã có cuộc trò chuyện với bà về những chuyến đi và viết tại vùng than Quảng Ninh. (Tiếng thơ 19/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2018
Lượt nghe: 798
Ở tuổi ngoài 70, nhà thơ Trần Nhuận Minh vẫn song hành cùng thơ với niềm nhiệt huyết mà không phải ai cũng giữ được trước sự hủy hoại của thời gian. Ông vẫn viết những bài thơ giàu chất thế sự, một thế sự không ít ngổn ngang, ngẫm ngợi, song được ghìm giữ bằng cái nhìn trải nghiệm, dồn nén, đa chiều. "Đánh cược cuộc đời mình vào chữ" là tâm thế sáng tạo của ông (Tiếng thơ phát 19/12/2018)
Ngày phát hành 11:4 | 11/10/2023
Lượt nghe: 2001
Trong những ngày cuối tháng 9 vừa qua, Hội nghị đại biểu nhà văn lão thành Việt Nam lần thứ nhất đã được tổ chức tại Hải Phòng và thành công tốt đẹp. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn Văn chương của Ban VHNT (VOV6), Đài TNVN xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung nhà thơ lão thành Hữu Thỉnh, người đã có nhiều đóng góp, cống hiến ở sự nghiệp văn học cũng như đóng góp cho sự phát triển của Hội Nhà Văn VN. Chương trình hôm nay có nhan đề: Hữu Thỉnh – Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình.
Ngày phát hành 8:6 | 25/10/2021
Lượt nghe: 765
Khi trái tim người viết qua năm tháng đã đong đầy tình yêu và lòng trắc ẩn, tuổi tác không còn là lực cản của sáng tạo, càng không tác động khiến cho những vần thơ trở nên già cỗi. Bước qua tuổi 60, có một nữ nhà thơ vẫn viết về tình yêu, về những chuyến đi, những thân phận con người bằng cảm xúc tràn đầy và bút pháp mới lạ. Đó là nhà thơ Hoàng Việt Hằng. Tập thơ “Em đã đốt thư tình anh tặng” tập hợp những sáng tác được bà viết trong 5 năm, trải qua một thời gian sau khi phát hành, ngôn từ, câu chuyện đầy nữ tính trong thơ vẫn gây rung động. Giọng thơ nhẹ nhàng, đằm thắm theo dòng cảm xúc, nhà thơ Hoàng Việt Hằng đã trải qua lắm nỗi gian nan khi theo nghề viết. Và những câu thơ chắt lọc từ những nỗi đời
Ngày phát hành 15:39 | 20/3/2023
Lượt nghe: 1026
Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến vừa cho ra mắt tuyển tập “Thơ và trường ca” gồm hơn 200 tác phẩm, chắt lọc từ 12 tập thơ của ông. Kết cấu tuyển tập được chia theo nhiều đề tài với nhiều chặng đường thơ khác nhau, giúp bạn đọc có thể cảm nhận một cách tổng quát, đan xen nhiều cảm xúc về tiếng thơ Nguyễn Việt Chiến
Ngày phát hành 14:32 | 17/4/2024
Lượt nghe: 1142
Nhìn lại những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Chính Hữu (1926-2007) là một trong những gương mặt hết sức độc đáo. Toàn bộ sự nghiệp thơ của ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Số lượng thơ ông tuy không nhiều song lại có những tác phẩm đặc sắc, để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả nhiều thế hệ. Chính Hữu đã được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2000. Nhân dịp kỷ niệm tròn 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Chính Hữu với tên gọi: Chính Hữu – Đời lính, đời thơ
Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2018
Lượt nghe: 762
Câu chuyện cổ tích của nước Nga về lão địa chủ và người thợ mộc. Lão địa chủ hống hách bị anh thợ mộc đánh cho một trận nhớ đời. Tất nhiên là không oan rồi. Nhưng đó là lối ứng xử của ngày xưa, trong thế giới cổ tích. Còn bây giờ, nếu mình bị ai bắt nạt, thì các bé có cách giải quyết thế nào nhỉ? Các bé nhớ chia sẻ với chương trình nhé! (Kể chuyện và hát ru 01/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2016
Lượt nghe: 1636
Ở một khu rừng nọ, có bạn Gấu lớn rất là hư. Gấu lớn chuyên bắt nạt các bạn nhỏ hơn, đặc biệt là bạn Thỏ. Vì hay bắt nạt các bạn ít tuổi và nhỏ bé hơn, nên Gấu lớn đã bị nhận một bài học thích đáng.(Kể chuyện và hát ru 15/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2018
Lượt nghe: 1164
Giấc mơ có phải mua không? Tại sao phải mua giấc mơ nhỉ? Đó là câu hỏi thú vị phải không nào? Các bé biết không, câu chuyện về người đi mua giấc mơ có những chi tiết rất vui. Các bé cùng nghe câu chuyện "Người mua giấc mơ" nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 13/4/2018)
Ngày phát hành 21:21 | 13/11/2022
Lượt nghe: 805
Thông thường thì những quả trứng gà nho nhỏ sẽ được gà mẹ ấp ủ, sau một khoảng thời gian nhất định sẽ nở thành các chú gà con bé xíu chạy xung quanh sân. Nhưng nếu những quả trứng ấy mà được các con vật khác ấp ủ thì nó có nở ra gà không, hay sẽ thành ra một con vật khác? (Kể chuyện và hát ru 11/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1736
Trong khu rừng nọ có một con gấu suốt ngày đi bắt nạt một chú thỏ khiến thỏ ta không biết bao nhiêu lần phải tủi thân khóc lóc một mình. Một ngày kia, chú thỏ nhút nhát mang chuyện ấm ức ấy đi kể với bạn muỗi.Muỗi hứa sẽ giúp thỏ con dạy cho gấu to xác một bài học nhớ đời(Kể chuyện và hát ru cho bé 22/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2015
Lượt nghe: 1782
Trong thời gian vừa rồi, chúng ta đã nghe rất nhiều truyện cổ tích thế giới! Phiêu lưu tới các xứ sở khác chắc là vui rồi, nhưng mà trong kho tàng cổ tích nước nhà cũng không thiếu những câu chuyện thú vị đâu nhé! Chính vì vậy, hôm nay BTV chương trình quyết định giới thiệu với các thính giả, đặc biệt là thính giả nhỏ tuổi truyện cổ tích Việt Nam có nhan đề là Năm hũ vàng. NSUT Hoàng Yến sẽ kể cho các bạn nghe câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 18+19/04)
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1163
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc. Câu chuyện sau đây sẽ trả lời cho câu hỏi đó. ( Kể chuyện và hát ru 02/02)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015
Lượt nghe: 1238
Để biết rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Người Việt trên mảnh đất hình chữ S thân yêu; Những khó khăn và thách thức trong buổi đầu dựng nước và giữ nước...Chúng ta sẽ được biết sau khi thưởng thức thiên truyện (Kể chuyện và Hát ru 30/04+01/05)
Ngày phát hành 8:44 | 1/11/2017
Lượt nghe: 2413
Câu chuyện kể về ông quan giàu nhưng lại rất tham lam và keo kiệt. Ông quan có một vườn táo rất nhiều táo chín ngon lành nhưng chẳng muốn cho ai dù là người nhà của mình. Hai bác nông dân bàn với nhau lập mưu dạy cho ông ta một bài học. Và ông quan đã phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói. Một câu chuyện hài hước hóm hỉnh châm biếm những con người tham lam và keo kiệt. (Kể chuyện và hát ru 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2018
Lượt nghe: 771
Đam mê và theo đuổi nghệ thuật múa từ khi còn nhỏ tuổi, NSND Chu Thúy Quỳnh đã cống hiến và khẳng định vị trí vững chắc trong lòng công chúng yêu nghệ thuật nhiều thế hệ. Bà chia sẻ nhiều câu chuyện thú vị trong con đường theo đuổi nghiệp múa của mình. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 31/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2017
Lượt nghe: 1327
Văn học phản ánh cuộc sống một cách trọn vẹn, hướng tới mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ một vấn đề của tác phẩm đến dời sống thực tiễn đã có sự gắn bó mật thiết, hài hòa, được học trò đón nhận và kiến giải, bày tỏ quan điểm đúng mực, nhiều sáng tạo. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và cô giáo Lê Thị Thanh Tâm có nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 763
Cuốn sách “Suốt đời học Bác” của tác giả Kiều Mai Sơn gồm 16 câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua lời kể của những người đã từng làm việc và phục vụ bên Bác trong nhiều năm, góp phần khắc họa chân dung vị lãnh tụ giản dị, gần gũi và cao cả, luôn "nâng niu tất cả chỉ quên mình"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018
Lượt nghe: 521
"Thầy giáo cô giáo có hạnh phúc sẽ thay đổi thế giới". Câu nói này cho thấy sứ mệnh của người làm thầy quan trọng như thế nào. Thưa thầy em đã thuộc, bài học sớm nay trong bài giảng, có bụi phấn trắng bay bay trên tóc thầy… Có biết bao bài hát, lời thơ để nói về thầy, như một nguồn cảm hứng vô tận... (Trang văn học tuổi mới lớn 20/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2020
Lượt nghe: 583
Cứ mỗi độ xuân về, hòa trong không khí ấm áp, tươi vui của đất trời và lòng người, chúng ta lại nhớ đến những hình ảnh trong trẻo, yên lành trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải: “ Mọc giữa dòng sông xanh/ một bông hoa tím biếc/ ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời”. Thầy Hoàng Tuấn giáo viên ngữ văn trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Nghệ An) sẽ trò chuyện với chúng ta về bài thơ này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 10/02/2020)
Ngày phát hành 17:15 | 13/11/2021
Lượt nghe: 511
Từ ngày anh Ba xin vào làm phu bốc vác ở cảng Nhà Rồng, hằng ngày chứng kiến những con tàu có tải trọng lớn xuôi ngược chở sản vật của nước Nam đi khắp năm châu bốn biển, mà nguồn lợi thu được lại đổ vào túi của bọn thực dân đế quốc, trong khi đời sống của nhân dân cơ cực lầm than thì tâm gan của anh Ba đau xót vô cùng... (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2021)
Ngày phát hành 15:32 | 16/8/2021
Lượt nghe: 549
Lại một mùa sen nở, nhưng không phải là mùa sen báo tin vui như ba năm về trước. Ông ngoại bé Côn qua đời, để lại niềm tiếc thương sâu sắc cho gia đình, hàng xóm láng giềng và những người thân thiết... (Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2021)
Ngày phát hành 17:20 | 9/8/2021
Lượt nghe: 705
Tiểu thuyết "Búp sen xanh" của nhà văn Sơn Tùng tái hiện sinh động thời niên thiếu của chủ tịch Hồ Chí Minh, từ buổi cất tiếng khóc chào đời ở làng Hoàng Trù quê ngoại đến khi tạm biệt bến Nhà Rồng, ra đi tìm đường cứu nước. Đây là tác phẩm đầy tâm huyết, được nhà văn dày công sưu tầm tư liệu và viết trong thời gian dài. Cuốn sách chia làm 3 phần: Thời thơ ấu, Thời niên thiếu, Tuổi hai mươi... (Văn nghệ thiếu nhi 08/08//2021)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 1194
Bước vào tuổi trưởng thành, Dế Mèn thay đổi cả về thể chất và tính tình. Nóng nảy, hiếu thắng, Dế Mèn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của cậu... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2020
Lượt nghe: 570
Ngay từ khi chào đời Mary đã không nhận được tình yêu thương của cả cha và mẹ. Người luôn gần gũi và chăm sóc cô bé chính là người hầu gái. Khi lên 6 tuổi, Mary tỏ ra là một cô bé ngạo ngược và ích kỷ. Đến khi Mary 9 tuổi thì biến cố lớn đã xảy đến với cuộc đời cô.. (Văn nghệ thiếu nhi 20/06/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 691
Viết một bài văn về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học có gì khác một bài văn nghị luận xã hội thông thường nhỉ? Các bước triển khai bài viết về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học ra sao? Trong tiết mục "Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học", cô giáo Hoàng Thị Trang sẽ giải đáp giúp chúng mình những thắc mắc này... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/04/2020)
Ngày phát hành 17:30 | 16/2/2021
Lượt nghe: 373
Nhà văn Thùy Dương sinh năm 1960 tại Hải Dương. Bà từng học Trường Viết văn Nguyễn Du khóa 4. Những va đập của nghề báo đã trở thành “vốn liếng” để nhà văn Thùy Dương tung tẩy trong văn chương. Tình yêu công việc yêu cuộc sống đã giúp những trang văn của bà luôn gần gũi, đồng hành và chia sẻ với nhiều phận người trong xã hội… (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 16/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2017
Lượt nghe: 1024
Người mẹ, hai tiếng thiêng liêng và bình yên mà đi đâu, về đâu các con đều ghi nhớ. Phần đầu chương trình văn nghệ thiếu nhi hôm nay xin gửi tới các em bài thơ “Nói với mẹ” của tác giả Nắng Mai. Tiếp đó là cuộc trò chuyện của biên tập viên Hoàng Hiệp với nhà văn Phong Điệp về cuốn sách "Có mẹ trong cuộc đời này". Phần cuối chương trình, chúng ta cùng nghe trích đọc chương có nhan đề "Thư gửi mẹ" trong cuốn sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 02/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019
Lượt nghe: 502
Bài thơ “Chiều tối” được đưa vào chương trình Ngữ văn 11, là bài thơ thể hiện tình cảm nồng hậu, yêu đời thiết tha của Bác khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở miền sơn cước, trong hoàn cảnh bị gông cùm, chuyển lao nhưng Người đã hướng tâm hồn đến với thiên nhiên và cuộc sống bình dị bằng những cảm nhận giản dị và trong trẻo (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2019)
Ngày phát hành 10:29 | 4/8/2022
Lượt nghe: 2246
Trong chương trình “Tìm trong kho báu” số trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về hoạt động của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi tiếng ở Hà Tiên (Kiên Giang) vào thế kỷ 18. Chương trình hôm nay của Ban VHNT (VOV6) tiếp tục đi vào cụ thể những dấu ấn và ảnh hưởng của Chiêu Anh Các trong tâm thức tiếp nhận của đương thời và hậu thế.
Ngày phát hành 8:41 | 27/5/2022
Lượt nghe: 2270
Thời Lý – Trần ở nước ta được xem là giai đoạn hết sức hưng thịnh của Phật giáo. Đó cũng là thời kỳ ra đời dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử với những tên tuổi lớn của văn học trung đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT VOV6 tìm về với cội nguồn những trung tâm Phật giáo, nơi phát tích dòng thiền và những nhóm phái văn học đặc sắc thời Trần.
Ngày phát hành 16:28 | 26/1/2022
Lượt nghe: 2935
Trước sự kiện sắp tới UNESCO sẽ cùng nước ta kỷ niệm năm sinh của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Chuyên gia văn học trung đại - GS.TS Trần Ngọc Vương (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng đây là một hoạt động “hoàn toàn xứng đáng và có lý”. Nói như vậy bởi qua các tác phẩm của mình, cụ Đồ Chiểu được coi là lá cờ đầu không chỉ của văn học yêu nước ở Nam Bộ và cả đất nước ta. Đồng thời, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng là lá cờ đầu của văn học chống chủ nghĩa thực dân, không chỉ của Việt Nam mà của thế giới. Hơn thế, tác giả của truyện thơ “Lục Vân Tiên”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” còn thể hiện tầm vóc, tư duy của một tác giả tiên phong, đi trước thời đại.
Ngày phát hành 15:40 | 23/5/2024
Lượt nghe: 2122
Người nông dân xưa và cả ngày nay đều vô cùng phấn khởi khi có những mùa vàng bội thu. Hạt thóc thu hoạch về nhà được xay xát thành gạo, thành tấm, cám, làm lương thực, rơm rạ, tro, tro trấu được sử dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày. Thấu hiểu vòng đời của hạt thóc, hạt gạo, cha ông ta có những ví von, ẩn dụ hết sức sâu sắc với nhiều cảnh tình trong đời sống.
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 714
Theo các nhà nghiên cứu, dấu tích xưa nhất về chữ Nôm xuất hiện trong khoảng đầu thế kỷ XI. Từ thế kỷ XIII cho đến thế kỷ XX, nhiều tác giả đã sử dụng chữ Nôm để sáng tác nên những tác phẩm có giá trị cho nền văn hóa dân tộc. Hai thế kỷ sau khi chữ Nôm ra đời, những tác giả thuộc tầng lớp trên của xã hội đã gửi gắm tâm sự và tư tưởng nghệ thuật qua các bài phú viết bằng ký tự này...(Tìm trong kho báu phát 23/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2019
Lượt nghe: 1088
“Những trang đời hậu chiến”, chương trình phát thanh Văn nghệ đặc biệt do Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 – Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện, xoay quanh những nhân vật trong các tác phẩm ký về đề tài hậu chiến của nhà văn Minh Chuyên. Những nhân vật ấy từ đời thực bước vào trang sách, rồi từ trang sách lại bước ra cuộc đời, với bao éo le, trắc trở, oan khuất, song đã cùng nhau xây dựng nên câu chuyện cổ tích tuyệt đẹp giữa đời thường...(Văn nghệ phát 27/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 874
Trong làng văn xuôi tự sự viết đầu thế kỷ 20, nhà văn Nguyễn Bá Học được xếp cùng “chiếu” với những tên tuổi thời bấy giờ là các nhà văn Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bá Học, một phần bức tranh xã hội đương thời hiện lên sinh động. Ở đó, ta thấy được thói cờ bạc chơi bời ở người đàn ông, tính xa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ “con nhà”...(Tìm trong kho báu phát 24/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2020
Lượt nghe: 1668
Nguyễn Công Trứ làm quan dưới bốn triều vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức, lập nhiều chiến công như khai hoang, mộ dân, đánh dẹp các cuộc nổi dậy chống triều đình. Địa vị hiển hách nhưng cũng có những lúc, Nguyễn Công Trứ bị giáng chức, đỉnh điểm là bị lột mũ áo, giáng làm lính thú ở nơi biên thùy. Chương trình hôm nay, mời các bạn cùng dõi theo những bước đường đời của kẻ sĩ: “Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông/ Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng/ Lúc bình Tây, cờ đại tướng/ Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”.
Ngày phát hành 15:42 | 5/8/2021
Lượt nghe: 1137
Mang tâm trạng của kẻ sĩ “Tài cao, phận thấp, chí khí uất”, nhà thơ Tú Xương đã sáng tác những áng thơ Nôm giàu màu sắc hiện thực, phản ánh cái tôi cá nhân với những nỗi bức bối trước xã hội, thời đại. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào thái độ thẳng thắn của nhà thơ – công dân Tú Xương trước thực trạng, con người xã hội giao thời. Cũng từ đó, nhìn ra những đặc sắc và cả mặt trái của lối tư duy, lối sáng tác đi đến cực điểm trào phúng của ông Tú Thành Nam
Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2018
Lượt nghe: 1103
Hòa chung với phong trào sáng tác văn xuôi hư cấu sôi nổi ở Nam bộ, các tác giả ở miền Bắc cũng lần lượt “trình làng” những thử nghiệm văn chương bằng chữ quốc ngữ. “Thi sĩ tửu đồ” Tản Đà dù đắm đuối với thơ, hát nói, báo chí, kịch, dịch thuật vẫn dành thời gian cho tùy bút, bút ký và truyện ngắn. Tác phẩm văn xuôi của Tản Đà chịu ảnh hưởng cốt cách con người của “hội chủ hội tài tình”...(Tìm trong kho báu phát 06/12/2018)
Ngày phát hành 15:38 | 12/8/2021
Lượt nghe: 990
Đặc điểm nổi bật, thế mạnh và cũng là chức năng chính của thơ trào phúng nói chung là bật lên tiếng cười từ câu chữ và câu chuyện. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi vào mỹ học tiếng cười Tú Xương, dẫn chứng qua một số sáng tác thơ Nôm tiêu biểu. Từ tiếng cười hiển hiện trên câu chữ cũng đi sâu vào một trong những nguyên do, bản chất tạo nên phong cách trào phúng Tú Xương – Đồng thời giải mã một số giai thoại về ông Tú Thành Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2020
Lượt nghe: 797
Manh nha từ các bài phú Nôm của tầng lớp trên, ra đời ở thế kỷ 13, đời nhà Trần, chậm rãi, chừng mực và rồi thăng hoa, thơ Nôm bước vào đời sống người bình dân. Kể từ thời nhà Lê, dòng thơ này có những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ được sức ảnh hưởng dài lâu trong nền văn học dân tộc...
Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2020
Lượt nghe: 1261
Vốn là một nhà Nho, Nguyễn Trãi đề cao việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với gia đình, xã hội, với đạo nghĩa quân – thần. Ông gửi vào những áng thơ Nôm quan niệm, lối sống đầy đạo nhân với con người, với cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 20/2/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020
Lượt nghe: 1230
Sử sách đã ghi nhận, ngoài vua Trần Nhân Tông, những người đứng đầu các triều đại phong kiến nước ta như vua Lê Thánh Tông hay các chúa Trịnh đều kế thừa được truyền thống sáng tác thơ ca bằng Quốc âm của các tiền nhân đi trước. Điều này cũng chứng tỏ được vị thế, khát vọng tự chủ về văn hóa, chữ viết cũng như tinh thần tự tôn dân tộc.
Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022
Lượt nghe: 579
Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.
Ngày phát hành 11:36 | 15/6/2022
Lượt nghe: 589
Trong tiến trình nghiên cứu về văn học trung đại từ trước đến nay, nhiều nhà nghiên cứu vẫn có thói quen hợp nhất văn học thời Lý và thời Trần ở nước ta. Thực tế, thời Lý được đánh giá là giai đoạn văn học viết hình thành và bắt đầu phát triển, có những thành tựu, minh chứng qua các trước tác để lại tới hôm nay. Tuy vậy, do biến động của thời đại, chiến tranh, loạn lạc, di sản văn thơ của Lý triều để lại tới hôm nay số lượng thống kê chưa được phong phú như các triều đại sau này như triều Trần, triều Lê. Chương trình hôm nay lật giở lại những giá trị truyền đời cón ít nhiều khuất lấp ấy.
Ngày phát hành 10:59 | 21/6/2023
Lượt nghe: 1943
Trong những chương trình Tìm trong kho báu gần đây, chúng tôi đã lần lượt giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của hai nhà thơ trong nhóm Trường thơ Loạn là Bích Khê và Hàn Mặc Tử. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng tôi tiếp tục giới thiệu tới quý vị di sản văn chương của một nhân vật nữa trong nhóm Trường thơ Loạn, đó là thi sĩ Yến Lan. Không chỉ là thành viên của nhóm Trường thơ Loạn, Yến Lan còn là một trong số bốn nhà thơ của nhóm thơ Bình Định mang tên Bàn Thành tứ hữu, gồm Hàn Mặc Tử, Quách Tấn, Yến Lan và Chế Lan Viên. Năm nay cũng vừa tròn 25 năm ngày Yến Lan rời xa cõi thế.
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 14191
Vở cải lương “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (tác giả Hoàng Song Việt – Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh – NSƯT Triệu Trung Kiên) là tác phẩm dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An – một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang”, dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017
Lượt nghe: 2470
Cuộc sống là quá trình vận động, thích nghi với môi trường và các điều kiện xã hội. Vây nhưng, ở vùng quê nọ, dưới sự tác động của con người, những người dân nuôi thủy sản trên một dòng sông đã bị ảnh hưởng nặng nề từ việc hút cát kinh doanh. Quá bức xúc khi đã nhiều lần kiến nghị, khiếu nại mà không đạt kết quả, những người lao động chất phát đã tìm cách để tự cứu mình, dù cách làm có phần tự phát, nguy hiểm… Cuộc đấu tranh này sẽ đem lại kết quả ra sao?
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017
Lượt nghe: 3048
Báo hiếu cha mẹ trong thời buổi ai cũng hết sức bận rộn quả là không dễ dàng. Có nhiều chuyện đã xảy ra trong gia đình đông con, nhưng cách ứng xử của từng người đã đem lại hiệu quả khác hẳn. Người chân tình, kẻ xảo trá… dù chỉ là chuyện một gia đình nhỏ, nhưng nó như tấm gương phản ánh chân thực về xã hội đương đại…
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016
Lượt nghe: 3291
Vì cha mắc bệnh nan y cần tiền chạy chữa nên Nga, cô gái ngoan hiền đến làm giúp việc cho gia đình ông Bình với cậu con trai bị bệnh nhũn não. Từ đây, xuất hiện không ít tình huống hấp dẫn, đầy kịch tính và những bước phát triển bất ngờ, mở ra nhiều cảnh đời và số phận con người! Qua những tình huống ấy, các tác giả muốn gửi tới người nghe thông điệp về sự nhân văn, luật nhân quả của cuộc sống hiện đại.
Tác giả kịch bản: Phạm Dũng
Các nghệ sĩ kịch nói Thủ đô trình diễn
Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017
Lượt nghe: 5414
Thân phận người phụ nữ bao đời nay vẫn thường gắn với những điều éo le, bất hạnh mà nhiều người chưa thể vượt qua được. Nhưng cuộc sống luôn có những quy luật riêng mang tính nhân quả. Tin vào tình người, tin vào tương lai, những vòng tròn của số phận sẽ không còn là những chiếc vòng kim cô kìm tỏa người phụ nữ trong xã hội hiện đại…
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 2117
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 2153
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 3022
Chu Văn An - một vị quan liêm chính, cương trực - người thầy giáo đức cao vọng trọng thời nhà Trần. Không chỉ vậy, dân gian còn tương truyền khi xưa, ân đức của thày Chu Văn An vang vọng tới tận thủy cung, khiến Văn Xương con trai của Thần thủy đèn sách theo học. Và sau đó cũng vì cảm tấm lòng thày mà Văn Xương trái lệnh cha cầu mưa cứu dân khỏi hạn hán…
Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2016
Lượt nghe: 2689
Đứng trước những quyết định quan trọng trong cuộc đời không phải ai cũng đủ tính táo và bản lĩnh để chọn cho mình hướng đi nhất! Đôi khi chỉ vì một cảm nhận chủ quan hoặc thứ tình cảm thoáng qua trong đời mà người ta có thể đánh mất những điều quý giá từng có.
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2017
Lượt nghe: 3159
Sự yêu thương sâu sắc, luôn hi sinh vì con cái là thứ tình cảm đáng trân trọng, nhưng càng gây xúc động lòng người khi trong sự hi sinh, hết lòng ấy, còn là tình cảm tin yêu lớn lao vào sự thủy chung, đúng đắn của con mình…
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2016
Lượt nghe: 4447
Chí Phèo và Thị Nở luôn mang nỗi đau vì không chịu nổi điều tiếng của người đời mà trót bỏ con nơi lò gạch. Chí Phèo đi tìm con ở khắp nơi. Thị Nở nhờ sự gợi ý từ những ẩm thực gia truyền nên nhắc chồng tìm con ở Công ty đòi nợ thuê. Vậy là Chí Phèo nguyên gốc gặp được Chí Phèo thời hiện đại…
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 2346
Ai cũng mong muốn một công việc yêu thích để vừa kiếm sống và thỏa nguyện những đam mê khát vọng của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể nhận ra năng lực và sở trường của mình để có thể lựa chọn đúng. Có những gia đình áp đặt công việc cho con cái để mong đạt thành quả dễ dàng. Nhưng đó liệu có phải là lối đi tốt nhất đi tới tương lai?
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2018
Lượt nghe: 2686
Câu chuyện khắc họa sự đối lập giữa hai gia đình có cha mẹ già yếu, một nhà có người con trai hiếu thảo còn gia đình còn lại thì không. Sau bao nhiêu những biến cố, thử thách cuối cùng kẻ xử tệ với mẹ già bị mọi người ghét bỏ, xa lánh còn người con trai hiếu đức đã nhận niềm yêu mến, tin tưởng của mọi người.
Ngày phát hành 0:0 | 24/3/2015
Lượt nghe: 1671
Ở Làng Khuốc-Xã Phong Châu-Huyện Đông Hưng-tỉnh Thái Bình từ hàng chục thế kỷ nay vẫn luôn vang vọng điệu nhạc, lời ca của bao thế hệ nghệ nhân Chèo. Trải qua bao đổi thay, biến thiên của thời cuộc, tình yêu nghệ thuật của những người dân quê mộc mạc chẳng hề vơi cạn, góp phần làm nên nét tinh hoa của Chiếng chéo Nam.
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015
Lượt nghe: 2121
Nhận nhiệm vụ điều tra hành vị sai phạm của một chủ doanh nghiệp, Kiên, chiến sĩ cảnh sát lại chiếm được tình cảm của Quỳnh, cô con gái của ông chủ. Khi vụ án kết thúc cũng là lúc Kiên phải đứng trước sự lựa chọn trong tình cảm. Anh phải làm gì để không sống trái với lương tâm, đồng thời cùng không làm mờ đi hình ảnh cao đẹp của người chiến sĩ công an (Xin chờ hồi kết 12/7/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2019
Lượt nghe: 8075
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2016
Lượt nghe: 4601
Một người chồng vốn hiền lành, nhẫn nhịn quan tâm chăm sóc con, mải mê việc bếp núc, chợ búa bỗng chốc thay đổi... Một chàng trai lém lỉnh, đào hoa, đầy kinh nghiệm "tình trường" bỗng nhiên "say nắng" chân thành cô gái trẻ mới quen... Người phụ nữ hãnh tiến, thành đạt bỗng chốc cảm thấy "cay cú" khi những điều xảy ra không như điều mình muốn.... "Tình công sở" sẽ mang đến câu trả lời.
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1835
Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2019
Lượt nghe: 1166
Từ bao đời nay, thơ ca và cuộc sống luôn có một mối quan hệ hữu cơ gắn kết khó có thể tách rời, trong đó, mảng thơ thế sự nổi bật lên như một thể tài chủ đạo, góp phần phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội hiện nay. PV VOV6 trao đổi với nhà thơ Nguyễn Việt Chiến xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 22/5/2019)
Ngày phát hành 11:25 | 28/10/2021
Lượt nghe: 2404
Cuộc đời là một vở kịch dài - câu chiêm nghiệm này được nhiều người thấy tâm đắc, con người ta đôi khi phải khoác lên người nhiều vai, có những vai mà mình muốn làm nhưng cũng có vai mà mình phải làm. Với các nghệ sĩ thì có điều thú vị ngược lại, họ coi sân khấu là cuộc đời, có người chìm nổi, đa đoan, vật vã với những nỗi buồn, những niềm vui của các nhân vật trong các vở diễn, cháy hết mình, thăng hoa hết mình để rồi bước ra cuộc đời thật với những ngô nghê, non nớt, cũng có người coi sân khấu và cuộc đời là một cuộc rong chơi không toan tính, bản năng để tìm về bản ngã và tìm những đỉnh cao cho nghệ thuật và cho cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trò chuyện với NSƯT Trần Lực xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 27/10/2021)
Ngày phát hành 15:59 | 22/2/2023
Lượt nghe: 1752
Hiện nay ở nhiều lễ hội việc biểu diễn sân khấu không còn tuân thủ theo không gian tín ngưỡng, thay vào các vở diễn, trích đoạn của sân khấu truyền thống thì tại nhiều lễ hội lại cho biểu diễn ca nhạc. Chính cách làm này tạo ra sự không ăn nhập giữa phần lễ và phần hội. Nhân dịp đầu Xuân, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) có cuộc trò chuyện với ông Phạm Ngọc Tuấn - Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/02/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020
Lượt nghe: 769
Quý vị và các bạn thân mến!
Trong kỳ một của vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0” - Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?”, chúng tôi đã ghi nhận những ý kiến nhiều chiều xung quanh đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình. Cũng từ đây, chúng ta có thêm cơ hội nhìn lại những những đặc trưng của ngôn ngữ, chữ viết tiếng Việt hiện hành. Từ đó biết trân quý hơn giá trị di sản có tính thực tiễn cao, soi chiếu một cách tường minh hơn vào các cải tiến từ nguyên bản gốc. Phóng sự kỳ 2 của phóng viên Võ Hà, có nhan đề “Cải cách, cải tiến chữ Quốc ngữ: Vẫn luôn là câu chuyện của thực tiễn đời sống”.
Ngày phát hành 8:28 | 11/5/2022
Lượt nghe: 1726
Với sự say mê, tâm huyết với nghệ thuật múa, biên đạo múa Tuyết Minh luôn thể hiện tình yêu và khát vọng đưa nghệ thuật múa Việt Nam đến gần hơn với khán giả. (Hành trình Sáng tạo 08/05/2022)
Ngày phát hành 11:14 | 20/7/2021
Lượt nghe: 736
Là người tiếp nối thành công các thế hệ đi trước, cùng với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hát, múa và diễn có lửa, NSND Thúy Ngần đã thể hiện xuất sắc vai diễn Xúy Vân trên sân khấu. (Hành trình Sáng tạo 18/07/2021)
Ngày phát hành 10:8 | 18/7/2022
Lượt nghe: 1540
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lại Diễn Đàm là cái tên quen thuộc trong giới nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam. Say chụp ảnh từ những năm 60 của thế kỷ trước, với chiếc máy ảnh Feetd giản đơn của Liên Xô (trước đây), cho tới hôm nay, dù đã ở tuổi 70, ông vẫn miệt mài theo đuổi niềm đam mê nhiếp ảnh. Với thế mạnh chụp ảnh đời thường, những tác phẩm ảnh của ông tiếp cận hiện thực nhưng lại mang cảm xúc lãng mạn như làn gió mát lành mang đầy hương sắc, giúp khơi gợi những cảm xúc tốt đẹp cho người xem. (Hành trình Sáng tạo 17/7/2022)
Ngày phát hành 16:17 | 14/8/2023
Lượt nghe: 1984
NSND Lê Hồng Chương sinh năm 1957, được đào tạo về chuyên ngành quay phim ở Nga, thành danh với vai trò đạo diễn phim tài liệu. Ông từng trải qua nhiều vị trí công tác: Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh. Tên tuổi ông gắn với nhiều giải thưởng danh giá như giải Đạo diễn xuất sắc, giải Phim tài liệu xuất sắc ở nhiều kỳ liên hoan phim trong và ngoài nước. Hiện đạo diễn NSND Lê Hồng Chương là Phó Chủ tịch Hội điện ảnh Việt Nam. Ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật năm 2022. (Hành trình sáng tạo 13/8/2023)
Ngày phát hành 15:34 | 26/12/2023
Lượt nghe: 1502
Từ thập niên 70 của thế kỷ trước, giọng ngâm thơ Vũ Kim Dung đã được thính giả biết đến qua sóng phát thanh Tiếng nói Việt Nam. Một chất giọng đẹp, đầy đặn, sâu lắng, như sinh ra để dành cho ngâm thơ. Chính Tiếng thơ đã góp phần làm nên thành công của NSND Vũ Kim Dung, và cũng từ Tiếng thơ, NSND Vũ Kim Dung đã bước đến những miền không gian khác nhau, thử sức ở nhiều vai trò khác nhau. Song trước hết và sau cùng bà luôn là người của Tiếng thơ, với khao khát được hát lên, ngâm lên những câu thơ đẹp đẽ mang hồn dân tộc… (Hành trình sáng tạo 24/12/2023)
Ngày phát hành 10:23 | 4/1/2023
Lượt nghe: 1373
Trong 16 tác giả, nghệ sĩ vinh dự được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật lần này, có một nghệ sĩ đã ngoài 70; bước chân của ông đã đi khắp các mặt trận, chiến trường ác liệt nhất, đem lời ca điệu múa cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân và dân ta. Ông cũng là tác giả của những kịch múa kinh điển đi cùng năm tháng như: Đất nước, Ngọn lửa, Trăng treo… Cống hiến của ông cho nghệ thuật nước nhà khiến bạn nghề nể trọng, công chúng yêu mến. Ông là Đại tá, NSND Ứng Duy Thịnh người được ví như cánh chim không mỏi của nền nghệ thuật múa Việt Nam. (Hành trình Sáng tạo 01/01/2023)
Ngày phát hành 9:40 | 8/7/2024
Lượt nghe: 1553
NSND Hoàng Cúc từng là một gương mặt quen thuộc của bao thế hệ khán giả qua các bộ phim: "Bỉ vỏ", "Dòng sông khát vọng", "Tướng về hưu"... NSND Hoàng Cúc có thời gian hơn 10 năm phải chống chọi với căn bệnh ung thư. Tuy nhiên, chị đã chiến thắng bệnh tật, tiếp tục niềm đam mê với nghệ thuật và khiến khán giả bất ngờ với tài năng ở lĩnh vực văn chương. Mới đây NSND Hoàng Cúc ra mắt trường ca lấy tựa đề từ chính tên thật của mình - “Cúc”, thu hút sự quan tâm của đông đảo giới văn nghệ sĩ và công chúng. (Tôi và Tôi ngày 04/7/2024)
Ngày phát hành 11:55 | 20/12/2021
Lượt nghe: 1705
Tác giả Đức Anh sinh năm 1993 tại Nga, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Đức Anh là tác giả các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như: Tường lửa, Thiên thần mù sương, Đảo bạo bệnh. Tiểu thuyết “Đảo bạo bệnh” của anh từng đoạt giải cuộc thi viết “Vì an ninh Tổ quốc và bình yên cuộc sống” do Bộ Công an phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức. Ngoài sáng tác, Đức Anh gây chú ý với những tiểu luận về văn chương và nghề văn. Anh cũng tự học chơi guitar, organ để tự đệm và thể hiện ca khúc, thắp lửa cho đam mê và tâm niệm “trốn đời trong nhạc xưa”. (Tôi và Tôi ngày 19/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/9/2019
Lượt nghe: 807
Triển lãm giới thiệu hơn 100 tài liệu, hình ảnh được lựa chọn từ các cơ quan lưu trữ, cơ quan văn hóa của Việt Nam, Nga, Pháp, Mỹ về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2019)
Ngày phát hành 21:30 | 5/4/2021
Lượt nghe: 452
Triển lãm là không gian màu sắc tươi sáng kết hợp với sáng tạo của hội hoạ, câu chuyện và âm nhạc. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019
Lượt nghe: 628
PV VOV6 trò chuyện với nghệ sĩ trẻ Họa My (nhóm kịch ViPlayback) về sức hấp dẫn của loại hình nghệ thuật đang được khán giả trẻ quan tâm. (Làn sóng nghệ thuật 05/11/2019)
Ngày phát hành 19:52 | 24/12/2022
Lượt nghe: 1602
Nhạc sĩ Đỗ Nhuận là Tổng Thư ký đầu tiên của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả của nhiều bài hát nổi tiếng như: “Áo mùa đông”, “Du kích sông Thao”, “Chiến thắng Điện Biên”, “Việt Nam quê hương tôi”, “Vui mở đường”, “Trông cây lại nhớ đến Người”… Chương trình nghệ thuật “Đỗ Nhuận - Âm thanh cuộc đời” nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông, tôn vinh những thành tựu sáng tạo âm nhạc xuất sắc của cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 22:23 | 25/8/2021
Lượt nghe: 795
Luật Điện ảnh năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2009) là văn bản quy phạm pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội liên quan đến tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điện ảnh. Cùng với hội nhập quốc tế sâu rộng và trước sự vận động của đời sống xã hội, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kỹ thuật số, đặc biệt đứng trước cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ tư, Luật Điện ảnh hiện hành bộc lộ những hạn chế, bất cập, không phù hợp với thực tế cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp. (Làn sóng nghệ thuật 24/8/2021)
Ngày phát hành 19:2 | 3/5/2021
Lượt nghe: 491
Họa sĩ Vi Quốc Hiệp đã có hơn 20 triển lãm cá nhân trong nước và quốc tế. Triển lãm “Vẽ phái đẹp” đang diễn ra tại Hà Nội giới thiệu hơn 100 tác phẩm hội họa về phái đẹp. (Làn sóng nghệ thuật 30/4/2021)
Ngày phát hành 15:43 | 18/11/2022
Lượt nghe: 1035
Nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo sinh năm 1933 tại Hà Nội. Ông học ngoại ngữ ở Khu học xá Trung ương, Nam Ninh, Trung Quốc và sau đó được đặc cách tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ông cùng với các nhà giáo Triệu Thục Đan và Nguyễn Trân sáng lập khoa Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Qua hơn nửa thế kỉ làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, phê bình, ông luôn tâm niệm: "phải biết biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo cho cả thầy và trò thì mới nên người và thành danh”, đúng như lời dạy của danh họa Nguyễn Gia Trí: “Học nghệ thuật là phải tự học lấy”. Tình yêu và tâm huyết cùng sự cống hiến của nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo đã để lại cho đồng nghiệp, học trò và những người yêu nghệ thuật nhiều bài học cùng sự cảm phục, kính trọng...
Ngày phát hành 14:57 | 20/3/2024
Lượt nghe: 1766
Người nghệ sĩ, dù tâm huyết, yêu nghề đến mấy thì sau khi bước ra khỏi ánh đèn sân khấu, họ phải trở lại đời thực, với những bộn bề lo toan “cơm áo gạo tiền”. Trong tình hình nghệ thuật truyền thống đang đứng trước nhiều khó khăn, các nghệ sĩ luôn phải “tùy cơ ứng biến”, “chân trong chân ngoài” mà giới trong nghề thường nói là “chạy show”. Mỗi vai diễn trên sân khấu, họ được làm “ông hoàng bà chúa”, nhưng đằng sau ánh đèn sân khấu lại tiếp tục những “vai diễn” khác của cuộc đời. Tiếp tục loạt phóng sự về chủ đề: “Nghệ thuật truyền thống: bảo tồn và sinh tồn”, phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 đề cập câu chuyện để diễn viên sống được với nghề, nhan đề: “Một cuộc đời, nhiều vai diễn”. (Làn sóng nghệ thuật 22/03/2024)
Ngày phát hành 16:10 | 30/3/2023
Lượt nghe: 3393
Thuộc thế hệ nghệ sĩ trưởng thành trong thời kì đất nước vừa giải phóng, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành (nguyên Trưởng khoa Điêu khắc – trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam) đã tham gia nhiều hoạt động sáng tác và triển lãm điêu khắc trong nước và quốc tế. Với những đóng góp tích cực cho mỹ thuật và sự nghiệp giáo dục, nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành vinh dự được nhà nước phong học hàm Phó giáo sư và phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 20:21 | 12/9/2021
Lượt nghe: 2118
Sau hàng chục năm khảo cứu, biên dịch và tổng thuật, kiến trúc sư Đặng Thái Hoàng đã cho xuất bản hơn 40 đầu sách về kiến trúc, quy hoạch, mỹ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 20:34 | 4/4/2021
Lượt nghe: 1920
Từ thành công của vai diễn Thị Kính trong vở “Quan Âm Thị Kính”, NSND Đoàn Thanh Bình tiếp tục thành công với vai diễn khác như: chị Chúc trong vở “Sông Trà Khúc”, mẹ Từ Thức trong vở “Từ Thức gặp tiên”... Đây là những vai diễn đã mang lại cho bà Huy chương Vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 và năm 1990. (Câu chuyện nghệ thuật 12/3/2021)
Ngày phát hành 17:59 | 27/12/2020
Lượt nghe: 2109
Họa sĩ Vũ An Chương đi nhiều nơi, đến nhiều vùng đất và nơi nào cũng để lại trong ông những cảm xúc đặc biệt, là nguồn cảm hứng trong các sáng tác hội họa. (Câu chuyện nghệ thuật 04/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2018
Lượt nghe: 2270
Nhiếp ảnh Pháp du nhập vào Việt Nam qua tìm hiểu kho ảnh vô giá về nước ta đầu thế kỷ 20 được lưu trữ tại Pháp. Chuyên mục “Gương mặt nghệ sĩ”: Nhiếp ảnh gia Lê Hữu Dũng – tay máy sung sức và đam mê sáng tác ảnh nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 02/10/2018)
Ngày phát hành 22:55 | 21/11/2021
Lượt nghe: 2025
Các dự án sân khấu lớn đã tìm đến NSND Việt Thắng như vai Chu Văn An trong vở kịch “Đạo học” của đạo diễn, NSND Lê Hùng; vai thiếu tướng Trần Tiến trong vở “Tai biến” của đạo diễn, NSND Anh Tú; vai Bí thư huyện ủy Trần Vỹ trong vở “Dư chấn” của đạo diễn, NSND Doãn Hoàng Giang v.v…(Câu chuyện nghệ thuật 12/11/2021)
Ngày phát hành 22:49 | 11/7/2021
Lượt nghe: 1948
80 tuổi đời, họa sĩ Ngô Doãn Kinh đã tạo dựng cho mình một gia tài nghệ thuật phong phú, đa dạng, nhất là gốm nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 28/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019
Lượt nghe: 827
Dành cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật nước nhà, ông vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân khi bước sang tuổi 90. (Câu chuyện nghệ thuật 20/9/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 2/11/2018
Lượt nghe: 2211
Kịch của Sỹ Hanh thường viết về tầng lớp trí thức trong xã hội. Các vở diễn gắn liền với tên tuổi của ông, như “Đứa con tôi” , “Cuộc đời tôi”, “Tôi đi tìm tôi” (Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2007)…gây được tiếng vang bởi nội dung, tư tưởng và cả những câu chuyện giản dị, đời thường nhưng rất sâu sắc. (Câu chuyện nghệ thuật 02/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2019
Lượt nghe: 738
Gắn bó cả cuộc đời với quân ngũ nên hầu hết tác phẩm của nhạc sĩ Doãn Nho đều viết về người lính với những bài ca hào sảng, tha thiết, đậm âm hưởng dân tộc, như: "Tiến bước dưới Quân kỳ"; "Người con gái sông La|; "Năm anh em trên một chiếc xe tăng" v.v… Năm 2017,ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 20/12/2019)
Ngày phát hành 22:14 | 1/5/2021
Lượt nghe: 1883
Nhà nghiên cứu lý luận phê bình nhiếp ảnh Vũ Huyến (nguyên Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh) đã được tặng các giải thưởng về nhiếp ảnh trong nước và quốc tế. Ông đã được phong tặng “Nghệ sĩ Nhiếp ảnh có cống hiến xuất sắc”. (Câu chuyện nghệ thuật 16/4/2021)
Ngày phát hành 21:47 | 5/9/2021
Lượt nghe: 2011
60 năm gắn bó với sân khấu tuồng, NSND Mẫn Thu đã gặt hái nhiều thành công, như Huy chương Vàng cho các vai: cô Mười trong vở “Má Tám” tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 1965; vai cô Thanh trong vở “Đề Thám” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1970; vai chị Đức trong vở “Hoàng hôn đen” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 v.v… (Câu chuyện nghệ thuật 27/8/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2019
Lượt nghe: 889
Gia tài nghệ thuật của nhà viết kịch Trần Đình Ngôn có hơn 100 vở chèo. Năm 2017, ông vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật cho các kịch bản sân khấu “Duyên nợ ba sinh”; “Nàng chúa ong”; “Những vần thơ thép”. (Câu chuyện nghệ thuật 30/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2019
Lượt nghe: 680
Dành cả cuộc đời cống hiến cho nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ Kim Đức vinh dự được phong tặng danh hiệu NSND khi bước sang tuổi 89.
Ngày phát hành 13:18 | 11/4/2021
Lượt nghe: 1904
Xác định được tầm quan trọng của quy hoạch đô thị nên mấy chục năm trong nghề, KTS Trần Ngọc Chính (nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng) luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước những đồ án quy hoạch mà mình tham gia thực hiện. Với ông để làm được quy hoạch tốt thì người làm quy hoạch phải hiểu tường tận về vùng đất được quy hoạch như thể mình là người nơi đó, có như thế mới đưa ra được ý tưởng tốt nhất. (Câu chuyện nghệ thuật 02/4/2021)
Ngày phát hành 16:48 | 17/7/2021
Lượt nghe: 1974
NSND Ngô Mạnh Lân thuộc thế hệ đầu tiên xây dựng và đặt nền móng cho thể loại phim hoạt hình nước ta. Năm 2007, ông vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật 04/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 1787
Họa sỹ, Nhà giáo Nhân dân Lê Thanh là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho ngành Trang trí nội thất. Các công trình của ông đều có phong cách riêng, nghiêm túc, sang trọng, trang nhã, hài hòa với những ý tưởng mới, mang đậm bản sắc dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 20/11/2018)
Ngày phát hành 21:19 | 12/9/2021
Lượt nghe: 2124
Là nghệ nhân ca trù, đào nương cuối cùng của giáo phường Khâm Thiên, NSND Kim Đức luôn trăn trở vì sự phát triển của loại hình nghệ thuật đặc biệt này trong kho tàng nghệ thuật dân tộc. (Câu chuyện nghệ thuật 10/9/2021)
Ngày phát hành 15:54 | 8/11/2023
Lượt nghe: 5417
Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nghệ thuật, đạo diễn Lê Chức từng giữ nhiều cương vị quản lý trong ngành sân khấu nước nhà: Giám đốc Nhà hát Cải lương Trung ương, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Những năm gần đây, ông trở lại với cải lương và dành nhiều thời gian cho nghệ thuật múa rối trong vai trò sáng tác kịch bản. Đối với ông, cuộc sống luôn đòi hỏi người làm nghệ thuật một tình cảm tương xứng, một trách nhiệm ngang tầm với nó. Vì thế, nghệ thuật diễn xuất phải luôn tìm tòi, sáng tạo, bằng sức nóng của tình yêu cuộc đời. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2020
Lượt nghe: 1962
Hơn 40 năm gắn bó với sân khấu Nhà hát kịch Việt Nam, những vai diễn của nghệ sĩ Việt Thắng luôn có sắc thái, đời sống riêng. Năm 2019, anh được phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân”. (Câu chuyện nghệ thuật 10/7/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2019
Lượt nghe: 762
Tên tuổi nhà viết kịch Lê Quý Hiền (Giải thưởng Nhà nước về VHNT 2012) rất quen thuộc trong giới kịch nghệ. Ông là tác giả kịch bản của nhiều vở diễn nổi tiếng đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong khán giả và đồng nghiệp như: “Vàng”; “Những người đi tiếp”; “Đi tìm điều không mất”; “Vai diễn giữa đời thường”; “Là ai”; “Những linh hồn thức”…(Câu chuyện nghệ thuật 19/3/2019)
Ngày phát hành 22:37 | 23/11/2021
Lượt nghe: 2131
Nhắc đến nhạc sĩ Hồng Đăng, người ta sẽ nhớ ngay đến nụ cười của ông. Ông luôn là người kết nối các nghệ sĩ bởi tính tình chan hòa, vui vẻ và rất chân thành. Với hơn 70 ca khúc được sử dụng trong các bộ phim, ông chính là nhạc sĩ đầu tiên được kết nạp vào Hội Điện ảnh Việt Nam. (Câu chuyện nghệ thuật 19/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018
Lượt nghe: 742
NSND Anh Tú là gương mặt quen thuộc của sân khấu với các vai diễn xuất sắc trong các vở kịch Rừng trúc, Mác-bét, Âm mưu và tình yêu, Vũ Như Tô v.v… Anh cũng làm đạo diễn một số vở kịch, như Lâu đài trên cát, Cạm bẫy, Chuyện chàng dũng sĩ, Truyện Kiều, Rô-mê-ô và Juy-li-ét... Anh Tú là một nghệ sĩ cộng tác tích cực với làn sóng sân khấu truyền thanh của Đài TNVN. Chất giọng dày, ấm, đài từ vang là lợi thế của một nghệ sĩ trong những vai diễn kinh điển. (Câu chuyện nghệ thuật 25/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/1/2019
Lượt nghe: 1084
Qua câu chuyện được kể từ người thân duy nhất gắn bó và gần gũi với nữ thi sĩ, hé lộ nhiều câu chuyện cảm động về cuộc đời Xuân Quỳnh. (Điểm hẹn văn nghệ 26/01/2019)
Ngày phát hành 14:17 | 29/7/2022
Lượt nghe: 837
Từng là Trưởng ban Thời sự báo Lao Động, nhà báo Trịnh Xuân Quang được đánh giá là một trong những cây bút phóng sự xuất sắc của làng báo. Trong những năm 90 của thế kỷ trước, nhiều phóng sự của nhà báo Trịnh Xuân Quang như “Mai Châu chân đất”, “Ngư Lộc góa bụa”, “Trôi cả Mường Lay”, “Tom chát Phủ Giầy”… đã găm vào trí nhớ của nhiều người. Nhiều năm sau, khi những phóng sự, ghi chép ấy “trở lại” trong “Địa chấn” (NXB Văn học và Công ty Liên Việt ấn hành), “cơn rung” ấy vẫn còn nguyên vẹn. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của ấn phẩm này qua bài của PV Thúy Quỳnh: “Trịnh Xuân Quang và cơn “Địa chấn” đời nghề”
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 2217
Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)
Ngày phát hành 9:50 | 31/8/2022
Lượt nghe: 1830
Trong 10 năm qua, tác giả Anh Thư, biên tập viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam, đã xuất bản 4 tác phẩm: “Thư không gửi cho ba”, “Café và quán vắng”, “Giấc mơ trung thu”, và mới nhất là tập truyện ngắn “Ở trọ phố phường” (do NXB Văn học ấn hành). Hai mươi truyện ngắn là những lát cắt đời sống, phô bày những trạng thái bấp bênh và bất an của những thân phận từ nông thôn đến sinh sống và làm việc tại thành phố. Để hiểu thêm về tác phẩm này, BTV chương trình đã có cuộc trò chuyện với nhà văn Thiên Sơn, người đã luôn dành sự quan tâm tới các sáng tác của tác giả Anh Thư.
Ngày phát hành 0:0 | 21/6/2018
Lượt nghe: 1000
Mở đầu chương trình chúng ta cùng gặp gỡ phóng viên Anh Thư để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về tọa đàm: “Hồi ký-Tự truyện: Chuyện đời, chuyện người và trào lưu xã hội”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thơ phổ nhạc” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của nhạc sĩ Trọng Đài khi ông phổ nhạc ca khúc “Chuyện phố phường” từ bài thơ của đạo diễn Phạm Thanh Phong. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: cảm nhận của bạn trẻ Bùi Thị Kim Dung về bộ phim điện ảnh “Mẹ chồng” của đạo diễn Lý Minh Thắng. Cuối chương trình là giai thoại vui về nhà văn Nguyễn Công Hoan. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 23/06/2018)
Ngày phát hành 15:10 | 5/1/2024
Lượt nghe: 2672
Chủ nhân của Giải thưởng Tác giả Trẻ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua đã gọi tên tác giả Đức Anh với tiểu thuyết “Nhân sinh kép”. Đức Anh sinh năm 1993, hiện làm việc trong ngành xuất bản tại Hà Nội. Anh là tác giả của các tiểu thuyết tâm lý, trinh thám như “Tường lửa”, “Thiên thần mù sương”, “Đảo bạo bệnh” và gần nhất là “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”. Ngoài sáng tác, anh còn gây chú ý với nhiều tiểu luận về văn chương và nghề văn. Từ tiểu thuyết đầu tay cho đến nay, Đức Anh đã ngày một khẳng định được vị trí của mình trong giới văn chương. Từng bộc bạch rằng “một nền văn học không chỉ trông đợi vào những thiên tài trời cho” mà còn cần những người “chịu khó thai nghén và bung sức đúng lúc”, để trở thành “đích nhắm hoặc công thức thành công cho nhiều người tiềm năng khác”, vậy “công thức thành công” của Đức Anh là gì? Mời quý vị và các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện sau đây giữa tác giả Đức Anh và phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1468
Bộ phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp được sản xuất năm 1995. Phim đã giành được nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế. (Điểm hẹn văn nghệ 23/5/2020)
Ngày phát hành 11:7 | 8/8/2023
Lượt nghe: 1807
Như món nợ đồng lần, ngày xưa cha mẹ vất vả vì ta thì nay ta cũng vất vả vì con cái. Nhưng cái vất vả ấy là niềm vui, niềm hạnh phúc. Khi còn nhỏ con cái ở với bố mẹ. Rồi đến lúc con cái lớn lên, như chim ra ràng, chúng rời khỏi tổ ấm của gia đình, rời khỏi vòng tay của bố mẹ. Bố mẹ chợt giật mình rồi quáng quàng chạy theo chúng. Trong thâm tâm bố mẹ, chúng vẫn là những đứa con bé bỏng, cần phải bao bọc, che chở. Bố mẹ chạy, trong hoàn cảnh đôi chân già đã thấm mệt, đã đuối sức sau chặng đường cày xới để mưu sinh, nuôi dạy con cái, nhưng họ vẫn chạy, bởi đó là cuộc chạy maraton của tình mẫu tử… nên không thể dừng. Một cuộc chạy mệt mỏi mướt mồ hôi nhưng trong trái tim những bậc làm cha làm mẹ có một đóa hồng rất thắm. Bút ký “Tiếng đời vọng mãi” của nhà văn Phan Trung Nghĩa đã thể hiện tâm trạng ấy một cách chân thật, dung dị và xúc động. Mời các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 10:39 | 28/10/2024
Lượt nghe: 1191
Vừa qua, nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành cuốn sách “Ngủ giữa hoa sen” của nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ. Kiến trúc sư, họa sĩ, nhà thơ Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974 tại Hà Nội, từng theo học ngành Kiến trúc, Trường Đại học Xây dựng, đã nhiều năm hoạt động tự do với các công việc thiết kế, vẽ tranh, làm bìa sách, sáng tác văn thơ, tham gia thể hiện mỹ thuật sân khấu. Cuốn sách là món quà tri ân, tấm lòng của gia đình và bạn bè văn chương dành cho tác giả. Cuốn sách “Ngủ giữa hoa sen” của nhà thơ, họa sĩ Nguyễn Anh Vũ gồm 4 truyện ngắn, gần 30 tản văn, gần 40 bài thơ và một số tranh, minh họa của tác giả đã in báo, hoặc được anh giới thiệu, chia sẻ trong những năm qua. Sáng tác của Nguyễn Anh Vũ thường khai thác nguồn dữ liệu văn hóa từ truyền thống dân tộc; từ lối sống, đời sống người Hà Nội. Anh truyền tải những câu chuyện một cách khéo léo, sinh động qua góc nhìn đa dạng của người am hiểu về nghệ thuật kiến trúc, thiết kế và bài trí không gian, tích lũy vốn ngôn ngữ phong phú. Về cuốn sách này, BTV chương trình có bài “Ngủ giữa hoa sen – Tình yêu thiết tha với cuộc đời”. Mời quý vị và các bạn cùng nghe!
Ngày phát hành 8:44 | 11/3/2022
Lượt nghe: 768
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là Hương “còm”, một trí thức mới về nước sau quãng thời gian du học ở nước ngoài. Người đàn ông này tràn đầy nhiệt huyết, nhưng những trò nhiễu nhương của xã hội đã làm anh cảm thấy chán nản. Lấy bối cảnh đất nước những năm đầu thời kỳ đổi mới, Nguyễn Phúc Lộc Thành đã cho người đọc thấy muôn mặt của đời sống trong một giai đoạn rất khó quên. Bằng ngòi bút của mình, nhà văn đã “mổ phanh” vào hiện thực, cho người đọc thấy rõ biết bao thứ trắng đen, tốt xấu ở đời. Trải qua bao gian khó của chiến tranh và đói nghèo, giống như bao người khác, nhân vật Hương luôn đặt niềm tin vào một tương lai tốt đẹp, nhưng chính sự tàn khốc của hiện thực đã giết chết chút hy vọng nhỏ nhoi đang le lói ấy. Hệ thống nhân vật của tác phẩm rất đa dạng, từ trí thức, công nhân, nông dân, người lao động nghèo, đến trộm cướp, giang hồ… nhân vật nào cũng hiện lên trên trang viết của Nguyễn Phúc Lộc Thành một cách rất có hồn, đầy tỉ mỉ. Tác giả là một người có vốn sống dày dặn. Sự từng trải của anh thể hiện rõ ràng qua văn phong và lối miêu tả của tác phẩm.
Ngày phát hành 18:14 | 28/11/2021
Lượt nghe: 912
Tác phẩm được tác giả Bùi Thanh Hà lấy cảm hứng từ chính cuộc đời làm nghề dậy học của mình hơn 30 năm qua. Bài thơ có thêm một đời sống tinh thần mới khi nhạc sĩ Trọng Tĩnh phổ nhạc thành bài hát cùng tên ngợi ca người giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ 20/11/2021)
Ngày phát hành 11:45 | 22/9/2022
Lượt nghe: 1415
Là giải thưởng văn học danh giá với tuổi đời 120 năm, giải Goncourt của Pháp được trao thường niên cho tác phẩm văn xuôi xuất sắc nhất trong năm. Ở nước ta, đã có nhiều tác phẩm Công-cua được xuất bản như “Dưới bóng những cô gái đương hoa” (Marcel Proust), “Rễ trời” (Romain Gary), “Người tình” (Marguerite Duras)… Gần đây, Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam tiếp tục giới thiệu tới độc giả Việt một tác phẩm đạt giải Công-cua năm 2019 – tiểu thuyết “Không ai sống giống ai trong cuộc đời này” của nhà văn Jean-Paul Dubois do dịch giả Nguyễn Thị Tươi chuyển ngữ. Sau đây, chúng ta cùng bước vào thế giới của “niềm tuyệt vọng rất đỗi dịu dàng” đó qua một vài cảm nhận của phóng viên chương trình.
Ngày phát hành 14:55 | 14/1/2022
Lượt nghe: 1290
Nhân vật chính trong tiểu thuyết là một nhà cách mạng thuộc thế hệ đầu tiên. Cuộc đời trải dài trên những vùng địa lý rộng lớn trong Nam, ngoài Bắc và cả nước ngoài. Xuất thân từ Công giáo, nhưng cuộc đời đã đưa ông "sắm" rất nhiều vai khác nhau: thầy giảng, phu đồn điền, thủ lĩnh phong trào, tù nhân, thầy thuốc, người thiết lập mạng lưới cách mạng, người quyết định khởi nghĩa, nhà tổ chức đào tạo quân sự, vị tướng trận, vị thanh tra, nhà ngoại giao... Đây là một đặc trưng của một thế hệ cách mạng tiền bối: sẵn sàng nhận bất cứ nhiệm vụ nào được giao và phải hoàn thành bằng mọi giá! Tìm lại những mẩu chuyện đã xảy ra về một nhân vật, người viết muốn tôn vinh những thế hệ tiền bối cách mạng đã xả thân để giành lại nền độc lập cho dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện của quá khứ, thiết nghĩ vẫn còn nguyên giá trị cho các thế hệ sau này. Đó chính là phẩm chất của các thế hệ cách mạng trung kiên, rộng hơn đó cũng là biểu tượng của người Việt Nam khi dân tộc phải trực diện với những thử thách sống còn.
Ngày phát hành 15:2 | 14/1/2022
Lượt nghe: 1329
Không phải lần đầu tiên dịch giả, họa sĩ Trịnh Lữ ra mắt một tuyển tập tranh. Tuy nhiên, “Vẽ gì cũng là tự họa” vẫn để lại một dấu ấn đặc biệt khi tập hợp các bức tranh mà họa sĩ Trịnh Lữ vẽ từ năm 1963 đến nay. Đây cũng là tác phẩm mở màn cho Tủ sách Mỹ thuật Việt Nam của Công ty Omega Plus, đồng thời cũng là chủ đề triển lãm cá nhân của ông diễn ra gần đây. Cuốn sách này có gì thú vị? Mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới “Vẽ gì cũng là tự họa” của họa sĩ Trịnh Lữ qua bài viết của phóng viên chương trình.