Hệ thống tìm thấy 223 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2019
Lượt nghe: 1291
Chọn lựa và để chi tiết cất lời vốn là sở trường của Đàm Huy Đông. Trên nền một câu chuyện đơn thuần, thậm chí điểm xuyết cả những chi tiết gây cười, “Cánh vạc” không chỉ nêu ra một thực trạng đáng sợ rằng trong đời thực vẫn còn những bà mẹ chồng đã và đang nung nấu ý tưởng giống bà Nga. Đáng sợ hơn cả dã tâm thực dụng ấy là sự tàn nhẫn, lạnh băng của nhân tâm, của thân phận đàn bà với nhau. Hỏi sao bao đời cò kiếp vạc mãi còn dạt trôi trong mịt mù đêm đen…
Ngày phát hành 8:55 | 6/9/2021
Lượt nghe: 1321
Ngay từ nhan đề của truyện ngắn, “Phòng khách” đã dẫn dụ người đọc, người nghe về một sự thú vị. Không gian là cái phòng khách của gia đình đã mở ra những câu chuyện cười ra nước mắt. “Phòng khách” lấy bối cảnh là phòng khách của một ông có vai vế nào đó, nơi tổ chức các cuộc tiếp tân, nơi giới trí thức nghệ sỹ quốc nội rất năng lui tới để gặp gỡ Tây, tìm kiếm cơ hội xuất ngoại. Chúng ta bắt đầu cảm nhận được giọng văn vừa tưng tửng, vừa giễu nhại của nhà văn trong cách quan sát, miêu tả thật chi tiết, tường tận đến mỗi nhân vật, sự việc. Cái không khí của đổi mới, mở cửa hội nhập như thổi vào xã hội Việt Nam một nhiệt lượng cực mạnh, làm tất cả phải cuốn theo những cách chưa từng có trước đó. Người ta trở nên năng động hơn, khôn ngoan hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn nhưng không giấu được những nhố nhăng nực cười. Vì thế mà các nhân vật xuất hiện với những gương mặt khác nhau, thoạt trông thật oai vệ, đường hoàng nào giáo sư sử học, võ sư nói toàn giọng điệu nghiêm ngắn, học thức mà không giấu nổi những tật xấu cố hữu. Chi tiết lần lượt bộ cốc pha lê sáu cái chỉ còn sót một, số ấy nằm trong túi áo của vị giáo sư sau mỗi lần đến nhà uống rượu đàm đạo khiến cho người đọc, người nghe được phen cười ngả cười nghiêng, cười thật dài để rồi phải nghĩ thật lâu. Nhân vật tôi – người kể chuyện cứ lặng lẽ quan sát, ghi nhận, cố ghìm mình để không bật lên tiếng cười trước những hoạt cảnh đời sống khắc tạc cái xấu xí của người Việt khi bước vào hội nhập. Người kể chuyện có thể giấu được tiếng cười ẩn ý nhưng giọng văn tưng tửng, cách kể độc đáo, tung tóe những lớp sóng ngôn từ bụi bặm vỉa hè pha lẫn ngoa dụ làm cho người đọc, người nghe được phen cười ra nước mắt. “Lại những bóng người cầm ly rượu di chuyển khắp phòng tìm đầu ra đối tác bạn đồng nghiệp. Rượu đổ chỗ này. Đĩa vỡ chỗ kia. Cả đống giấy ăn vò nhàu ném hết xuống gầm bàn gầm ghế, thói quen Giao Chỉ khó bỏ. Tất cả vì một nền văn học, sử học, khoa học nhân văn, khoa học com piu tơ… Tôi đi dạo trong rừng khoa học lòng hoang mang chưa từng thấy…”, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ hình dung về một góc xã hội nực cười, méo mó đến nhường nào. Đằng sau câu chuyện là một câu hỏi đầy hoài nghi của nhà văn trước sự đổi thay xô bồ và rệu rã ấy…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:52 | 19/4/2022
Lượt nghe: 1067
Ngôn ngữ truyện ngắn “Tiếng hát lau sậy” của tác giả Bảo Thương đẹp, giàu chất thơ, giàu chất liên tưởng so sánh, chuyển tải được vẻ đẹp của thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật và vẻ đẹp của con người. Nghe xong truyện, thính giả nhắm mắt lại và mường tượng ra bức tranh đẹp, nhưng buồn phác họa nỗi niềm của người phụ nữ, khi họ ý thức được tiếng gọi của bản ngã, sống hết mình với bản ngã. Chị, một người đàn bà ngoài ba mươi tuổi, mang “vẻ đặm đặm của gái một con một thời xinh đẹp” và có một giọng hát hay “Tiếng hát trong và tròn, lời ca sáng và rõ, vành vạnh như vầng trăng thu, soi đến cả lớp li ti của từng chiếc lông trên mắt lá lau vào những độ rằm”. Song, Tiếng hát lau sậy là tiếng hát buồn của người đàn bà đẹp, tài hoa, khao khát tự do và tình yêu; khao khát được cống hiến giá trị nghệ thuật. Đó còn là tiếng lòng của con người nói chung luôn mong muốn vươn tới thứ tuyệt đích nhất của đời sống: là tự do, là tình yêu, là quyền được thể hiện mình, quyền được cống hiến tài năng, được sáng tạo. Cái đẹp phải được ươm mầm. Cái đẹp phải có môi trường cho nó phát triển. Cái đẹp phải được trân trọng, nâng niu, giữ gìn. Cái đẹp có quyền được hưởng hạnh phúc. Song, ở đây, cái đẹp bị vùi dập. Tiếng hát chỉ dám cất lên ở bờ lau, bãi sậy, cánh đồng, khúc sông, bến nước …Chị thỏa thuê hát khi vắng người chồng, còn khi anh ta về thì im bặt. Hát giữa kiếp cỏ cây thì dễ, hát giữa kiếp người mới khó làm sao? Làm sao để bảo vệ quyền được sống, được ca hát, được cống hiến tài năng? Hay nói cách khác, làm sao, để cái đẹp được khẳng định, đề cao, trân trọng. Và cái đẹp rồi sẽ trôi dạt về đâu? Kết truyện nhân vật kể chuyện xưng “Tôi” hỏi mẹ: “Làm sao biết được chỗ nào có bông tốt mẹ ơi?”. Đó là câu hỏi mở, làm day dứt lòng người.
Ngày phát hành 10:34 | 1/3/2024
Lượt nghe: 1313
Trần Khát Chân là vị tướng Anh hùng chống ngoại xâm kiệt xuất nhất cuối triều Trần. Trong lịch sử các triều đại phong kiến chống ngoại xâm của Đại Việt từng xuất hiện nhiều vị tướng tài năng, dũng khí can trường nhưng một vị Tổng tư lệnh chiến trường mới 20 tuổi, lại xuất thân từ một Thái học sinh ( tức Tiến sĩ) như Trần Khát Chân thì chỉ có một. Năm 1390, Ngài đã chỉ huy quân Long Tiệp nhà Trần đánh tan cánh quân xâm lược của vua Chiêm Chế Bồng Nga, kẻ đang ngự giá thân chinh tiến chiếm Thăng Long lần thứ tư trên sông Hải Triều. Sau công huân rỡ ràng đó, Ngài được thăng chức Thượng tướng quân. Năm 1399, trước họa cướp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly, vị Thượng tướng quân lỗi lạc ấy, chỉ vì một giây lát chần chừ mà bị Hồ Quý Ly sát hại cùng với 370 vị tướng và thân vương nhà Trần. Sử sách đã bàn khá nhiều về cái giây lát mất còn ấy. Truyện ngắn Tiếng thét ngàn năm không đi sâu vào khoảnh khắc bi thương ấy mà tập trung khắc họa cuộc đời nhân vật Trần Khát Chân, qua đó nhà văn Lê Ngọc Minh bày tỏ một lời bàn cảm thương và day dứt. Lịch sử đã chứng minh, trước họa xâm lăng, kẻ cường quyền nào không biết cố kết sức mạnh dân tộc thành một khối vững chắc, lại đi hãm hại hiền tài thì sớm muộn gì cũng thảm bại, đất nước và nhân dân bị lầm than vong quốc như Nguyễn Trãi đã viết trong Cáo bình Ngô “... Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận/ Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa…”.
Ngoài ra, theo chúng tôi còn một thông điệp nữa làm nên sức nặng cho truyện ngắn, đó là việc trọng dụng người tài. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông với con mắt tinh đời và tấm lòng rộng lượng đã nhìn ra người tài mà ở đây còn rất trẻ, “tài không đợi tuổi”. Trước tình thế nguy kịch “ngàn cân treo sợi tóc” khi đại quân địch do Chế Bồng Nga ngự giá thân chinh đã sắp tiến vào Thăng Long, Nghệ hoàng đã có một nước đi sáng suốt. Ngài không giấu diếm việc sức khỏe mình yếu sợ không địch nổi tài thao lược của Chế Bồng Nga, không ngại việc lời ra tiếng vào, không sợ đặt cuộc số phận chính trị của mình vào trò may rủi để cất nhắc Trần Khát Chân-một viên Đô tướng trẻ mới mười chín tuổi lên làm Tổng chỉ huy quân đội thống lĩnh đại quân đi chinh phạt Chế Bồng Nga. Một truyện ngắn hấp dẫn, tiết tấu nhanh qua những câu văn ngắn và giọng kể đầy cảm thương của nhà văn./.
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 1269
Hình ảnh trái bàng vuông là biểu tượng tuyệt vời cho sự gắn kết thủy chung giữa người lính đảo và người con gái quê nhà. Tình yêu đã giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin và khát khao, biết đợi chờ và hi sinh, biết nâng niu và trân quý. “Trái bàng vuông” đem lại cho người đọc, người nghe cảm giác ấm áp, nồng đượm trong không khí đoàn viên của ngày Tết cổ truyền...(Đọc truyện đêm khuya phát 07/02/2019)
Ngày phát hành 0:39 | 16/2/2024
Lượt nghe: 1471
Với giọng văn trữ tình, thiết tha trìu mến, tác giả đưa chúng ta trở về không gian làng quê Bắc bộ yên bình-nơi có dòng sông Sò và những bụi hương bài mọc bên bờ sông. Dư-một chàng trai mới lớn, nhân vật chính trong truyện ngắn “Ngủ giữa khói hương bài” lớn lên trong không gian làng quê thoang thoảng mùi hương bài, bên dòng sông tuổi thơ cùng những bữa cơm bà nội nấu và được bồi đắp tâm hồn qua những câu chuyện cổ tích bà kể, làn điệu chèo bà hát. Có thể nói “Da thịt Dư tỏa ra mùi của hương bài, của đất, của gió, của dòng sông, của quê hương”. Thế nhưng cuộc đời Dư lại lận đận. Thi trượt đại học, định học cao đẳng cũng không xong. Đi học nghề mộc thì bỏ dở giữa chừng vì thất tình. Đi làm phụ hồ thì không chuyên tâm. Trong một lần trèo lên giàn giáo để trát vữa, cậu không may bị ngã xuống đống gạch ngất lịm. Lúc tỉnh dậy, Dư thấy mình đang nằm giữa những bụi hương bài mọc bên sông Sò. Chính làn hương bài đang lan tỏa trong không gian đã đưa Dư vào thế giới mộng tưởng hư hư thực thực để gặp lại bà nội và anh Đủ. Bà nội và anh Đủ đã giúp Dư sống lại ký ức tuổi thơ đẹp đẽ gắn bó với làng, với dòng sông Sò. Dư như được sống lại những năm tháng đẹp đẽ, đầm ấm, hạnh phúc bên bà nội. Nơi đó, ký ức tuổi thơ của Dư đủ đầy với những bữa cơm bà nấu, tâm hồn tắm mát ánh trăng rằm, neo đậu bến sông quê; Dư được gặp lại những người thân trong gia đình đã lên đường cầm súng bảo vệ Tổ quốc…Có lẽ, ký ức là điểm tựa để Dư hóa giải những va vấp, mất mát đầu đời; đánh thức trong cậu ý thức trách nhiệm là một chàng trai trụ cột gia đình. Chúng ta không thể trở về nhưng có thể nâng niu, lưu giữ quá khứ, như một phương cách hữu hiệu chữa lành sự nông nổi, nhạt nhòa của hiện tại. Dẫu tác giả không lý giải hành trình cuộc đời phía trước của Dư sẽ đi đến đâu, nhưng người đọc người nghe tin rằng Dư sẽ trở nên mạnh mẽ, bản lĩnh và tự tin, quyết đoán hơn. Bởi cậu được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình, trong mạch nguồn quê hương xứ sở và sự trường tồn của văn hóa làng. (Lời bình của Vũ Hà)
Ngày phát hành 15:1 | 2/8/2022
Lượt nghe: 1208
Truyện kể về những tên làng, tên đất, tên sông vùng cuối sông Thu Bồn đất Quảng. Chợ đầu mối Bàn Thạch, bến sông Bàn Thạch là nơi giao thương hàng hóa vùng đồng bằng, biển và rừng. Lại cũng là đầu mối nguồn hàng từ ghe bầu tận Bình Thuận ra. Rồi những bạn ghe bầu giỏi hát bội. Những đoàn cải lương, thời trước chiến tranh vào đoạn ác liệt…Bà Hợi- vốn là cô gái nhan sắc vùng đất này, bỏ nhà theo một kép hát cải lương, có bầu rồi sinh con trong nỗi ê chề, đơn độc, suýt sản hậu, sinh tật nói lịu. làm nghề gánh bán muối dạo mưu sinh. Nhân vật của hơn nửa thế kỷ trước, qua chiến tranh, ly loạn, qua bao vật đổi sao
dời, vừa thực vừa lẩn khuất vào dân gian, những nhớ quên, hồi ức, những chuyện kể, câu hát, ca dao… Bà Hợi bán muối dạo nói lịu và những người cùng thời. Họ hiện lên đứt nối qua hồi ức, qua kiểu điền dã sưu tầm dấu xưa một vùng đất. Người xưa đâu? Người của cái chợ quê, với kiểu hàng hóa thời giao thương, sản xuất, đơn giản năm, bảy chục năm trước ấy đâu rồi? Một câu hỏi như thâm trầm vọng trong tâm thức nhà văn và bạn đọc. Không phải tiếc nuối, việc hồi cố về cảnh sống, sinh hoạt, về hình bóng người “muôn năm cũ” như một lưu giữ cần thiết của ký ức, nó như cái mạch ngầm nuôi dưỡng hồn người.
Truyện ngắn “Truyền thuyết về người đàn bà bán muối dạo” của nhà văn Lê Trâm nhẹ nhàng, thú vị khơi gợi trong chúng ta một dấu xưa, một bóng hình đã qua, đã xa trong hoài niệm; một không gian khác, đời sống khác không bao giờ mất đi trong mỗi con người. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018
Lượt nghe: 1554
Một truyện ngắn hấp dẫn, một phần vì cốt truyện khá li kỳ kết hợp nhuần nhuyễn câu chuyện tình rất trần thế trên bối cảnh làng mạc, sông nước, thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Đó là cuộc đời nhân vật “lái Thỏa”, một lái buôn gỗ nức tiếng khắp 3 vùng sông nước: sông Hồng, sông Lô, sông Chảy. Mặc dù đã có hai người vợ xinh đẹp, đảm đang nhưng “lái Thỏa” vẫn khao khát cưới được một sơn nữ thuần hậu cho đủ bộ “mỹ nữ tam giang”...(Đọc chuyện đêm khuya)
Ngày phát hành 10:36 | 16/11/2021
Lượt nghe: 880
Có những truyện ngắn, dẫu làm ta thích thú từ dòng đầu tiên, nhưng lại rất khó để cắt nghĩa, lí giải. Dường như sau sự say mê ban đầu, người đọc vẫn chưa có độ lùi cần thiết để lí tính có thể phân tích một cách rành mạch tác giả đã dùng kĩ thuật viết nào, “dàn binh bố trận” những chi tiết gì để có được hiệu quả này. “Áo choàng của Chúa” là một truyện ngắn gây tò mò ngay từ nhan đề. Độc giả có thể ngay lập tức liên tưởng đến câu chuyện về những bí tích tôn giáo. Tuy nhiên, tác giả Đinh Phương lại mở ra một câu chuyện dường như không liên quan: số phận của một người đàn bà lưu lạc. Mất tích từ khi còn trẻ, bác của nhân vật “tôi” đột ngột trở về thị trấn, khiến nhịp sống bình thường trở nên xáo trộn. Những mảnh kí ức lộn xộn, chập chờn – một thứ kí ức không đáng tin của một người sống mà như đã chết khiến người đọc buộc phải kiên nhẫn lắp ghép: đây là con tàu di cư năm 54, đây là nơi lần đầu vợ chồng người bác gặp gỡ, đây là vị giám mục người Huế đã đột ngột biến mất như chưa từng tồn tại… Dường như không thể phân biệt hư thực. Mọi thứ cứ đan xen vào nhau, tạo thành một màn sương mù, khiến người đọc càng đi sâu càng hoang mang, càng mơ hồ. Phải chăng chính lúc ấy, ta cũng cầu mong nhìn thấy tấm áo choàng của Chúa – như một cứu chuộc cho thứ tội lỗi mà mình đang gánh trên vai...(Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 7/1/2019
Lượt nghe: 810
Trên đất nước ta có biết bao con đò đưa người qua sông. Mỗi con đò, mỗi dòng sông đều có thể là một câu chuyện lưu truyền qua thời gian. Bến đò Bà Lụa là sợi chỉ xuyên suốt câu chuyện, là nhân chứng cho biết bao hợp tan, tội ác và cả sự tốt đẹp trong chiến tranh...(Đọc truyện đêm khuya phát 7/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2020
Lượt nghe: 1392
Hạnh phúc rất đỗi mong manh, bởi cuộc sống luôn phức tạp và có những cái cớ, đưa đẩy thử thách. Để gìn giữ hạnh phúc đòi hỏi những cái đầu lý trí và những trái tim ấm nóng, những tâm hồn tràn đầy cảm xúc. Đây là điều mà nhà văn Nguyễn Thị Lê Na muốn nhắn gửi với chúng ta trong truyện ngắn "Lý lẽ đàn bà" phát 20/04/2020
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 1662
Vì thèm thuốc rê mà nửa đêm anh em vào tận nhà dân, gõ cửa xin thuốc thế là vị trí hành quân bị lộ. Quân địch đã tập kích ở Anlong Veng, các đơn vị phải thay đổi kế hoạch. Đó là bài học cho anh em lính tráng, không thể để lộ bí mật thêm lần nào nữa. Rút kinh nghiệm, anh em tiến sâu vào rừng và lặng lẽ tác chiến, không để lại dấu vết gì. Bọn Pol Pot cũng không thể nào nắm bắt được đường đi lối lại của bộ đội...(Đọc truyện dài kỳ phát 22/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2019
Lượt nghe: 1954
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lui về ở ẩn khi đất nước loạn lạc, ba phương tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên. Ông nhận lời vua Quang Trung đàm đạo, là bởi đã nhận diện được “minh chủ”, và bởi tình thế đã khác, lòng người cần thống nhất trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. “Một lời nói mà dựng nổi cơ đồ” – Chính nhờ sách lược của Nguyễn Thiếp, vua Quang Trung đã đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược trong vòng 6 ngày, làm nên chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789… (Đọc truyện đêm khuya 12/08/2019)
Ngày phát hành 10:46 | 3/3/2021
Lượt nghe: 1120
Mùa xuân đâu chỉ là mùa của lễ hội mà còn là mùa của cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa trồng cây gây rừng “Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Nếu như truyện ngắn “Tướng bà” của nhà văn Đỗ Hàn đậm hương vị văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thì truyện ngắn “Rừng thiêng “của tác giả Đinh Su Giang đượm phong vị của núi rừng Tây Nguyên. Không gian trong trẻo nhuốm màu sắc huyền bí. Con người Tây Nguyên khảng khái bộc trực, đầy khát vọng và khí chất. Nếu “Tướng bà” gọi ta về với văn hóa dân gian thì “Rừng thiêng” gọi ta về với nơi khởi nguồn, để biết gần gũi giao hòa và trân trọng thiên nhiên. Bút pháp của truyện vừa độc thoại nội tâm vừa nhuốm màu huyền ảo, diễn tả thế giới của những con người sống gần với thiên nhiên, đôi khi nghe được tiếng nói của rừng, trò chuyện tâm sự với rừng và trăn trở đau đáu về việc gìn giữ những cánh rừng. Vậy là mùa xuân luôn mang đến những thông điệp tích cực, gần gũi để mỗi người sống ý nghĩa hơn trong những ngày tiếp theo (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2015
Lượt nghe: 2121
Truyện chủ yếu xoay quanh nhân vật Líu, một phụ nữ góa chồng xinh đẹp và trót phải lòng Sín, chàng trai kém cô 2 tuổi, nhưng tác phẩm cũng lồng ghép vào đó số phận của một bà góa khác- chính là mẹ chồng Líu. Hai con người, cùng chung một nỗi bất hạnh, nhưng lại có hai lựa chọn hoàn toàn khác nhau. Mẹ chồng Líu chọn thủ tiết thờ chồng, còn Líu thì đi theo tiếng gọi của ái tình rạo rực. Và từ đó, hai người đàn bà có thêm một nỗi bất hạnh khác khi lựa chọn của người này là sự đau khổ của người kia. (Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 20/12/2016
Lượt nghe: 3820
Hình ảnh hai người đàn bà sống với nhau, mỏi mòn chờ đợi người không bao giờ trở về, dường như chúng ta đã biết, đã gặp ở đâu đó. Số phận ấy, sự đợi chờ, mất mát ấy… có nhiều lắm trên đất nước ta qua hai cuộc chiến tranh. Mật và Ân cũng giống như bao người phụ nữ Việt Nam thời chiến, thầm lặng hi sinh tuổi thanh xuân và hạnh phúc riêng mình. (Đọc truyện đêm khuya 12/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017
Lượt nghe: 6167
Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2015
Lượt nghe: 872
“Tôi gọi xóm tôi là xóm vũ phu-"Mở mắt ngày đã trôi" của tác giả Hoàng Thanh Hương đã mở ra như thế bằng một giọng điệu có phần bình thản, như thể chuyện chồng đánh vợ là hiển nhiên, là không có gì lạ. Người đàn ông có tới 1001 lý do để "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ mình và người đàn bà cũng có chừng ấy lý do để tha thứ, rằng tất cả chỉ vì “anh yêu em quá, anh lo mất em”. Tuy vậy, nếu nói rằng tác phẩm chỉ quanh quẩn với chuyện ghen tuông, ngoại tình thì hẳn là một nhầm lẫn. Phía sau chuyện đời lận đận bẩy nổi ba chìm của Phù Sa và phía sau cả cuộc hôn nhân có vẻ ấm êm của nhân vật “tôi” là những trăn trở về thân phận đàn bà, mà rộng hơn là trăn trở về sự phù du của kiếp người “sống gửi thác về”. Cuộc đời ngắn ngủi thế, “mở mắt nhắm mắt là ngày trôi, đêm trôi”, vậy mà người ta vẫn cứ không ngừng làm nhau đau.
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2015
Lượt nghe: 1843
Mỗi người trong xã hội mà họ đang sống không tránh khỏi bị chi phối bởi thời đại, bởi những định kiến, hoàn cảnh sống. Có lúc, có thời điểm, chính con người đã tự đúc cứng, không dám sống cho chính bản thân mình. Suy cho cùng bà mối Malyseva là nạn nhân đáng thương, là mẫu nhân vật đại diện của một thời.(Đọc truyện đêm khuya 05/08)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2016
Lượt nghe: 3275
Đất nước hòa bình đã hơn 40 năm nhưng văn học hậu chiến vẫn là đề tài được người đọc, người nghe quan tâm. "Người đàn bà đợi mưa" - một câu chuyện xúc động về di chứng chiến tranh khiến người lính không dám yêu, không dám gắn bó với người phụ nữ luôn khát khao hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 18/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1806
Chè do các nữ công nhân làm ra để mang hương vị cho đời, nhưng ai sẽ mang hơi ấm hạnh phúc đến cho họ? Câu chuyện về phụ nữ nông trường khao khát hạnh phúc:làm vợ, làm mẹ tạo nên sự lắng đọng, chia sẻ và đồng cảm ...(Đọc truyện đêm khuya 9/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 19/1/2018
Lượt nghe: 2020
Những câu văn sinh động, giàu năng lượng cảm xúc, sử dụng nhiều hình ảnh chuyển đổi cảm giác, dẫn dụ người đọc vào thế giới bên trong của nhân vật – một thế giới ngùn ngụt như lửa, đam mê, dâng hiến, yêu và đau đến tận cùng. Sau cuộc tình với Việt – người đàn ông kém 13 tuổi, San có còn yêu lại được không? Câu trả lời là có. Bởi trong San vẫn mạnh mẽ lắm nội lực của người đàn bà tuổi 40, cái tuổi đầy sức sống, sự trẻ trung, quyến rũ và mê hoặc. Huống chi, San lại là người đàn bà ôm lửa, một người đàn bà đầy bản năng, mãnh lực, có sức hấp dụ bất cứ người đàn ông nào. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 18/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2015
Lượt nghe: 1893
Bắt đầu nổi tiếng ở Ba Lan từ những năm cuối thập kỷ 90, nữ nhà văn Olga Tokarczuk đã sớm định hình về phong cách viết. Đọc và nghe tác phẩm của bà, người ta dễ bị thu hút bởi một thứ văn phong ma mị, thấm đẫm tinh thần nhân văn và nữ quyền… Dĩ nhiên, truyện ngắn "Người đàn bà xấu nhất hành tinh" cũng không nằm ngoài mạch nguồn đó. Thậm chí, truyện còn tạo ra những chiều kích lạ lùng khi khai thác một cách hiệu quả tính thẩm mĩ của “cái xấu’, “cái dị dạng”. (Đọc truyện đêm khuya 17.06)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019
Lượt nghe: 1069
Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2018
Lượt nghe: 1626
Tác giả Lưu Thị Mười xây dựng hai nhân vật Thư và Uyên là hai chị em cùng ngoại tình nhưng với tâm cảnh khác nhau. Trong khi cô em gái khá chủ động tìm lại mối tình cũ thuở đại học của mình là Nguyên thì Thư lại có phần bị động. Chính vì ở tâm cảnh đón nhận khác em gái nên Thư luôn day dứt khi thấy có lỗi với chồng của mình. Tác giả rất thành công khai thác nội tâm của nhân vật, một người đàn bà sống giữa biết bao cảm xúc đan xen. Đến khi vợ người đàn ông kia đánh ghen rồi chồng Thư bị tai nạn phải phẫu thuật không biết sống chết ra sao, Thư mới thấy hối hận vô cùng. Truyện khiến người đọc, người nghe suy ngẫm về hạnh phúc gia đình, về những tình cảm trân trọng của cuộc sống.
(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016
Lượt nghe: 3137
Rừng cây Mã Sa hoa đỏ trở thành nhân chứng cho tình yêu với nhiều cảm xúc vui, buồn, đớn đau của chàng trai Sìn và cô gái Seo Ly. Những luật tục của làng, của bản khiến họ không đến được với nhau. Truyện kết thúc với cái chết của cô gái Seo Ly để lại nhiều nỗi niềm tiếc thương trong lòng người đọc, người nghe(Đọc truyện đêm khuya 16/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2018
Lượt nghe: 1930
Sen - nhân vật chính của truyện ám ảnh người đọc, người nghe bởi số phận cay đắng, tủi phận của cô. Đem lòng yêu Kiên, một họa sĩ tài năng và phóng túng, Sen không thể có cuộc sống yên bình, hạnh phúc của người đàn bà. Sen phải đối diện với nỗi đau bị phụ rẫy, ôm đứa con chạy trốn khỏi cuộc đời KIên, chịu đựng trong nỗi cay đắng và tủi nhục. Nỗi đau về thân phân đàn bà day dứt cả thiên truyện này. ( VOV6 Đọc truyện đêm khuya 14/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1908
Cuộc đời chìm nổi, truân chuyên của người đàn bà đẹp tên Nhặt được xây dựng bằng nhiều biến cố phức tạp. Tình yêu mạnh mẽ vượt lên mọi định kiến đã giúp Nhặt cải tạo được thói xấu của chồng và tìm được hạnh phúc trọn vẹn cho mình nơi núi rừng biên giới xa xôi.
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2017
Lượt nghe: 7104
Mở đầu, nhân vật “tôi” đã bật mí: “Tôi có yêu Tí Lắc không? Hình như là có”. Cuối truyện là một tình yêu có thật, chứ không phải là “hình như” nữa. Nhưng khi người trong cuộc cảm nhận được thì mộng đã vỡ, người đã xa. Chỉ còn lại niềm tin về những điều tốt lành nhất. (Đọc truyện đêm khuya 06/3/2017)
Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022
Lượt nghe: 388
Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2015
Lượt nghe: 3555
Mở ra bằng một bí mật, khép lại vẫn là một bí mật, truyện ngắn "Bản lĩnh đàn bà" của nhà thơ, nhà văn Phan Thị Thanh Nhàn với nhiều tình tiết được đẩy lên cao trào, hẳn làm hài lòng nhiều độc giả, nhất là những độc giả nữ. Thiết nghĩ, một người đàn bà bản lĩnh nhiều khi, chẳng phải ở chuyện có thể đánh Đông, dẹp Bắc, một tay gây dựng cơ đồ… Hãy cứ là người phụ nữ bé nhỏ, biết buông bỏ khi cần, và giữ được mái ấm gia đình mình. Vậy đã là bản lĩnh lắm rồi! (Đọc truyện đêm khuya 24/10/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2015
Lượt nghe: 1852
Từ một cô gái hiền lành, ít va chạm, cô giáo Ma-ri-a đã dũng cảm đương đầu với sa mạc cát trắng để đem lại màu xanh cho dân làng và tri thức cho trẻ nhỏ. Như loài hoa xương rồng nhỏ bé, kiêu hãnh, Ma-ri-a mang vẻ đẹp kiên cường của con người Xô-viết. Truyện ngắn "Cô giáo vùng cát"(Đọc truyện 24/06)
Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019
Lượt nghe: 1695
"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019
Lượt nghe: 1080
Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)
Ngày phát hành 11:48 | 23/10/2023
Lượt nghe: 1139
Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.
Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020
Lượt nghe: 1097
Chúng ta đang ở trong những ngày thật đẹp của mùa thu. Mùa thu thì ai cũng quý cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến.Mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa bắt đầu của một năm học mới. Mùa thu còn gắn liền với Tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ thơ, cho những đứa con của mình. Riêng đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm những món quà thật đặc biệt cho con của mình, đó chính là các bài thơ. Trong chương trình đôi bạn văn chương phát 07/10, những người thực hiện chương trình sẽ gửi tới quý vị và các bạn một món quà thật đáng yêu mang tên: Những bài thơ cho con.
Ngày phát hành 10:47 | 7/10/2021
Lượt nghe: 755
Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long – Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng số phận bao con người. Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT lần này muốn gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những bài thơ Hà Nội với mong muốn cùng làm một cuộc viễn du về Hà Nội trong thơ từ cổ điển cho tới hiện đại.
Ngày phát hành 11:36 | 25/3/2021
Lượt nghe: 1028
Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước chung ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng. Bắt đầu từ năm 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết và chọn ngày 20/3 hàng năm làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Từ cảm hứng đó, chương trình Đôi bạn văn chương lần này sẽ gửi tới quý vị và các bạn cuộc trò chuyện với chủ đề: Những bài thơ hạnh phúc. Chúng ta sẽ cùng xem các nhà thơ, nhà văn cắt nghĩa hạnh phúc như thế nào.
Ngày phát hành 9:54 | 21/7/2022
Lượt nghe: 1214
Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân dịp tròn 50 năm chiến dịch Thảnh Cổ 1972 – 2022, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Những bài thơ Quảng Trị
Ngày phát hành 18:5 | 21/10/2021
Lượt nghe: 731
Sinh thời, nhà thơ Nga Maiacopxki có câu thơ nổi tiếng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Đời vắng mẹ hiền không phụ nữ/ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu. Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hàng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Những bài thơ tặng vợ với mong muốn một lần nữa tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta.
Ngày phát hành 14:38 | 28/4/2021
Lượt nghe: 818
Tháng Tư có lẽ là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi nó mang trong mình cả bốn mùa. Vừa là cuối xuân, vừa là đầu hạ như trong lời ca của Dương Thụ, vừa có chút rét nàng Bân như mùa đông còn sót lại. Và khi đã có sự góp mặt của xuân, hạ, đông thì những thời khắc man mác, dìu dịu của mùa thu tất sẽ xuất hiện khi những cơn mưa lá bất ngờ đổ xuống trên mỗi con đường chúng ta qua. Và trên tất cả, tháng Tư có ngày 30/4 lịch sử-Ngày thống nhất non sông
Ngày phát hành 15:9 | 2/6/2022
Lượt nghe: 1008
Biển từ lâu đã trở thành bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm biển đảo quê hương, có ý thức nhiều hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017
Lượt nghe: 1732
Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1821
Tình mẹ và quê hương là những chủ đề khơi gợi tình cảm sâu thẳm trong lòng mỗi người. Các bạn sẽ gặp tình cảm thiêng liêng trong thơ mới thu thanh của các tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Tô Thi Vân, Đặng Thị Thanh Liễu và Nguyễn Thị Mai. Cảm xúc thơ về nước Nga trong tuyển thơ "Nối hai đầu thế kỷ".
(Tiếng thơ 11+12/01/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016
Lượt nghe: 2349
Những vần thơ hài hước, sâu cay của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bao đời sau vẫn nhắc nhớ. Vẻ đẹp cuộc sống trong nỗi nhớ về miền Trung lam lũ, vất vả; nét đáng yêu của quê hương Kinh Bắc trên cao nguyên;dậu cúc tần dăng mắc sợi tơ hồng hay niềm thương mến:
" Gió chiều nghiêng ngả tre ơi.
Vì sao tóc bạc chẳng rời tóc xanh"...xao xuyến qua thơ Trần Thị Hiền,Tạ Bá Hương,Phan Văn Quang, Ngô Minh Bắc, Nguyễn Đại Nghĩa và Phí Công Hy.(Tiếng thơ 10/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019
Lượt nghe: 1905
“Cái gì cũng có một thời/ Bao nhiêu máu chảy trong lời vua ban/ Cái gì rồi cũng tiêu tan/ Bao nhiêu xương trắng nằm oan dưới mồ”... Đó là những câu thơ mở đầu bài “Hư vô” của nhà thơ Nguyễn Quang Huy. Biết là thế, nhưng vì mỗi sáng thức dậy, thời gian mở ra phía trước, ta có muốn cũng không thể quay lại phía sau, nên cái mà ta có thể định vị được chính là hiện tại. Thế nên, nắm bắt và trân quý từng phút giây đang thở đang sống là thái độ tích cực nhất… (Tiếng thơ 21/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2017
Lượt nghe: 1197
Với dịch giả Nguyễn Quốc Hùng, ngoài dạy học và viết sách là hai công việc ông bỏ tâm sức nhiều nhất thì việc dịch thơ đem đến những khoảng khắc thú vị, ngọt ấm như chén chè nóng nhấm nháp trong ngày đông lạnh. “Miền đất xanh” là nhan đề tập thơ song ngữ Anh - Việt do ông biên soạn và dịch thuật, NXB Văn học ấn hành. 20 sáng tác được chọn dịch mang cảm hứng lãng mạn và hiện thực, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, giúp ta hình dung về một đất nước tươi đẹp, ở đó con người và thiên nhiên có sự gắn bó và tôn trọng, hài hòa với nhau. (Tiếng thơ 06/12/2017)
Ngày phát hành 10:56 | 13/5/2022
Lượt nghe: 1814
Nếu tính từ tập thơ đầu tiên “Viết cho mình” cách đây đã gần 30 năm, đến bây giờ, vắt qua hai thế kỷ, nhà thơ Bùi Kim Anh đã có 12 tập thơ được xuất bản, tập nào cũng đầy đặn cả về chữ và tình. Con số 120 bài trong tập thơ “Thức bước thời gian” đã cho thấy nội lực của một nữ nhà thơ, người đàn bà làm thơ quên thời gian.
Ngày phát hành 0:0 | 15/3/2016
Lượt nghe: 1975
Có một anh chàng rất đãng trí, vợ dặn kĩ thế nào cũng quên ngay được. Và anh ta đã trở thành trò cười cho mọi người vì tính xấu của mình.
Sau câu chuyện về anh chàng đãng trí,chúng ta cùng nghe câu chuyện thú vị về chú chim sẻ nhỏ bé chiến thắng đại bàng kiêu ngạo. Thói kiêu ngạo, hợm hĩnh nhiều lúc sẽ là nguyên nhân dẫn đến mọi thất bại.
(Chương trình kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 12+13.03.2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2015
Lượt nghe: 992
Những kẻ vong ân bội nghĩa sớm muộn sẽ bị trừng phạt đích đáng. Đó là ý nghĩa câu chuyện cổ tích thế giới "Cá sấu và ông bà lão chở củi" muốn gửi tới mọi người.
(Chương trình kể truyện và hát ru phát 21h30 ngày 25+26/06)
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2016
Lượt nghe: 1807
Tuy câu chuyện có cái tên rất dài "Cá sấu, quạ và ông bà lão chở củi", nhưng lại quên nhắc đến một nhân vật rất quan trọng, đó là chú thỏ đã giúp giải cứu hai ông bà đấy! Kể cũng có chút thiếu sót phải không các bạn? Chúng mình cùng nghe nghệ sĩ Hồng Hạnh kể câu chuyện này nhé! (Kể chuyện và hát ru 05/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2020
Lượt nghe: 1031
Người đàn ông nọ đánh rơi chiếc găng tay trên tuyết giữa ngày lạnh giá. Thế rồi, rất nhiều con vật, không con nào nhường con nào, chúng đều cố chen vào chiếc găng tay đó để trú ngụ. Một chiếc găng tay bé xíu như vậy có đủ chỗ cho tất cả chúng không? (Kể chuyện và hát ru 02/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2016
Lượt nghe: 4299
Đại bàng là loài chim săn mồi. Chúng thường sinh sống trên núi cao và trong những cánh rừng. Các loài chim nhỏ bé nếu không may gặp đại bàng thì khó mà thoát nạn. Trong câu chuyện hôm nay có sự xuất hiện của chim đại bàng, nhưng không phải là loài chim dữ mà lại là một con vật có thể làm được những việc có ích giúp cho con người.(Kể chuyện và hát ru 11/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2019
Lượt nghe: 552
Nếu bé nào đã từng xem phim về đại bàng thì sẽ thấy chúng thường sống trên vùng đất có núi cao và cây lớn. Với thân hình rất đẹp, hùng dũng và đầy sức mạnh, chim đại bàng được coi là vị vua trên bầu trời của các loài chim. Ở vùng đất Châu Mỹ có một bộ lạc rất kính trọng và thờ phụng chim đại bàng. Vậy tại sao họ lại làm như vậy, các bé sẽ biết điều đó sau khi nghe truyện cổ tích Châu Mỹ có nhan đề “Chim đại bàng"... (Kể chuyện và hát ru 20/09/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017
Lượt nghe: 1494
Cuộc sống của cô gái xinh đẹp và hiền lành nọ đang yên bình, bỗng gặp sóng gió chỉ vì người bà quá ham giàu sang, phú quý. Vì muốn cháu mình được làm Hoàng Hậu mà bà đã thêu dệt ra rất nhiều điều hoang đường về khả năng của cháu gái để ghi điểm trước nhà vua. Điều ấy khiến cô gái tội nghiệp nhiều lần rơi vào tình huống trớ trêu. Không biết, cô ấy sẽ tháo gỡ khó khăn của mình như thế nào nhỉ? Và liệu rằng cô có trở thành Hoàng Hậu hạnh phúc bên Nhà Vua không? (Kể chuyện và Hát ru 17/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 646
Núi Bà Đội Om thuộc ấp Tân Thuận, xã Tân Lợi, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cao khoảng hơn 200. Ngọn núi gắn với câu chuyện về người phụ nữ hiền hậu, thủy chung. Cùng tìm hiểu về thắng cảnh này của vùng đất An Giang tươi đẹp qua chuyện kể các bé nhé... (Kể chuyện và hát ru 20/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 1505
Trên đảo Sađô (Nhật Bản) có một bài dân ca nổi tiếng tên là Okesa - bushi. Tựa đề của bài hát được lấy theo tên của cô gái Okesa xinh đẹp, tốt bụng và câu chuyện về Okesa và khúc dân ca mang tên cô được người dân trên đảo Sađô lưu truyền đến tận ngày nay. (Kể chuyện và hát ru phát 29 +30/10).
Ngày phát hành 0:0 | 10/5/2017
Lượt nghe: 2326
Bác nông dân lặn lội tới kinh đô, mang theo con đại bàng tới gặp nhà vua những mong nhận một món tiền thưởng làm của hồi môn cho con gái lấy chồng. Bác đã phải chịu nhiều vất vả, thậm chí còn bị một viên quan lừa gạt và cướp công nữa kia. Nhưng rồi nhờ trí thông minh, bác nông dân đã vạch mặt và dạy cho viên quan tham lam kia một bài học đáng đời. (Kể chuyện và hát ru cho bé 09/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2018
Lượt nghe: 708
Trong một khu rừng nọ có con đại bàng luôn kiêu ngạo và hợm hĩnh, nghĩ mình là loài chim bay xa nhất cao nhất khu rừng. Vậy mà đại bàng lại thua một chú chim sẻ nhỏ bé đấy các bé ạ. Bí quyết của chim sẻ là gì? Cùng nghe truyện cổ tích "Đại bàng và chim sẻ" nhé... (Kể chuyện và hát ru 13/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 28/5/2015
Lượt nghe: 1312
Trong buổi đi rừng một chàng trai đã được chim đại bàng tặng cho chiếc nhẫn thần kỳ. Chiếc nhẫn ấy có thể làm được mọi thứ nếu chàng trai yêu cầu. ( Kể chuyện và hát ru phát 28+29/05)
Ngày phát hành 22:57 | 3/7/2022
Lượt nghe: 1354
Đại bàng dũng mãnh nhưng luôn hiếu thắng, coi thường những con vật nhỏ bé khác trong rừng. Còn chim sẻ bé nhỏ, nhanh nhẹn, thông minh, đã dùng mưu mẹo để khẳng định tồn tại trong cộng đồng loài chim. Giữa đại bàng và chim sẻ, ai hơn ai? (Kể chuyện và hát ru 01/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1736
Trong khu rừng nọ có một con gấu suốt ngày đi bắt nạt một chú thỏ khiến thỏ ta không biết bao nhiêu lần phải tủi thân khóc lóc một mình. Một ngày kia, chú thỏ nhút nhát mang chuyện ấm ức ấy đi kể với bạn muỗi.Muỗi hứa sẽ giúp thỏ con dạy cho gấu to xác một bài học nhớ đời(Kể chuyện và hát ru cho bé 22/4/2016).
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2019
Lượt nghe: 641
Có một người lính rất dũng cảm đã tự mình đi vào tòa lâu đài, mà theo người dân sống ở xung quanh thì họ rất sợ, vì ngôi nhà đấy là … ngôi nhà ma. Vậy thực hư về ngôi nhà bí ẩn này như thế nào? Câu chuyện kể về “Bộ bài, cây vĩ cầm và chiếc bị” sau đây sẽ giúp các bé có được câu trả lời... (Kể chuyện và hát ru 15/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2016
Lượt nghe: 1642
Trong rừng, rùa chơi thân với khỉ. Không những tự cao tự đại, khỉ còn đối xử không tốt khiến rùa rất là tức giận. Chú rùa hiền lành sẽ làm thế nào để dạy cho khỉ một bài học nhỉ? (Kể chuyện và hát ru cho bé 27+28/02).
Ngày phát hành 13:8 | 28/5/2024
Lượt nghe: 724
Gỗ trầm hương là loại gỗ quý hiếm không chỉ mang giá trị thẩm
mỹ, chất liệu gỗ chắc chắn, mà còn tỏa ra một mùi hương rất đặc biệt.
Nói về gỗ trầm hương, có một sự tích vừa mang màu sắc kỳ bí, vừa xúc động đấy
các bé ạ... (Kể chuyện và hát ru 20/05/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1293
Bánh chưng bánh dày chính là ngọc thực, là quà tặng của đất trời dành cho con người. Mâm cỗ cúng tổ tiên của hoàng tử Liêu đã được lòng cha mẹ tổ tiên và giúp chàng lên ngôi thái tử. Đó cũng xuất xứ của phong tục bày bánh chưng, bánh dày lên mâm cỗ cúng tổ tiên ngày tết của người Việt ta. (Kể chuyện và hát ru 16+17/2).
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2016
Lượt nghe: 1874
Giọng kể NSUT Nguyễn Huấn gửi tới các bạn truyện cổ tích Trung Quốc có nhan đề "Gấu bà". Con gấu gian xảo, độc ác đóng giả bà để lừa hai chị em cô bé Kim Hoa. Với tài trí của mình, Kim Hoa đã chiến thắng được con gấu hung dữ. Một câu chuyện đề cao lòng dũng cảm, trí thông mình của con người.
(Kể chuyện và hát ru 18/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2017
Lượt nghe: 2062
Nghệ sĩ Nguyễn Huấn kể truyện cổ tích Trung Quốc “Gấu bà”. Cô bé Kim Hoa thật là thông minh và dũng cảm . Với tài trí của mình, cô đã chiến thắng được con gấu hung dữ giả làm bà của hai chị em. Lòng dũng cảm đã giúp con người vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. (Kể chuyện và Hát ru 27/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018
Lượt nghe: 1172
Cam là loại hoa quả được yêu thích và sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người. Quả cam có tới 9 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Trong chương trình hôm nay, các bạn cùng nghe phầu đầu truyện ngắn “Quả cam” của tác giả Khải Nguyên. Cây cam không phát triển tốt, quả cam không lớn được vì bị sâu phá hoại. Chú bé dùng súng cao su định đuổi con sâu đi nhưng lại vụng về làm rụng hết lá cây cam. May nhờ cô bé dùng thuốc diệt trừ sâu phá hoại mà cây cam đã ra quả thật to, thật ngon. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 19/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2016
Lượt nghe: 1824
Có một ông quan tham ăn và rất keo kiệt. Ông có một vườn rất nhiều táo chín nhưng không muốn cho ai ăn kể cả vợ con của mình. Biết ông quan keo kiệt nhưng lại thăm ăn nên hai bác nông dân bàn với nhau sẽ cho ông một bài học nhớ đời. Vì cái tính tham lam của mình mà ông quan phải đi một chặng đường xa với cái bụng đói.Một câu chuyện phê phán tính xấu keo kiệt, tham ăn của con người.(Kể chuyện và hát ru 03/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2018
Lượt nghe: 1706
Chích chòe mẹ sinh những đứa con xinh xắn lắm nhưng có một con cáo độc ác, rắp tâm ăn thịt đàn con của chích chòe mẹ. Tuy ban đầu hoảng sợ nhưng nhờ trí thông minh và tình yêu con vô tận, chích chòe mẹ đã tìm mọi cách tiêu diệt con cao gian ác kia. Mẹ con chích chòe sống yên vui trong khu rừng đầy tiếng chim ca.(VOV6 Kể chuyện và hát ru 16/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017
Lượt nghe: 2439
Câu chuyện về cuộc phiêu lưu của nàng tiên cá của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã làm rung động trái tim hàng triệu thiếu nhi thế giới. Đất nước Braxin cũng có câu chuyện rất thú vị về một nàng tiên biển. Hôm nay, chúng ta cùng nghe cô Thu Hà kể truyện cổ tích Braxin có nhan đề “Nàng tiên biển”. Nhờ sự giúp đỡ của nàng tiên biển mà người đánh cá nghèo đã bắt được rất nhiều cá. Chàng và nàng tiên biển trở thành vợ chồng. Nhưng chàng thật đáng trách khi không quý trọng người vợ hiền dịu và gia đình hạnh phúc của mình. Cuối cùng người đánh cá đã mất tất cả, nàng tiên trở lại với biển. Gia súc, của cải cũng bỏ chàng mà đi. Người đánh cá lại trở về với cuộc sống nghèo khổ của mình. (Kể chuyện và Hát ru 28/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018
Lượt nghe: 1046
Có một ông quan giàu có nhưng lại tham lam và rất keo kiệt nữa. Hai bác nông dân bàn với nhau sẽ dạy ông quan một bài học ra trò. Ông quan không những mất nhiều táo mà còn phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói nữa. Vì tính xấu tham ăn lại keo kiệt của mình khiến ông chịu biết bao nhiêu là cực khổ. Và chắc sau khi bị hai bác nông dân dạy cho một bài học nhớ đời, ông ta sẽ bỏ ngay những tính xấu của mình. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 21/05/2018)
Ngày phát hành 8:44 | 1/11/2017
Lượt nghe: 2413
Câu chuyện kể về ông quan giàu nhưng lại rất tham lam và keo kiệt. Ông quan có một vườn táo rất nhiều táo chín ngon lành nhưng chẳng muốn cho ai dù là người nhà của mình. Hai bác nông dân bàn với nhau lập mưu dạy cho ông ta một bài học. Và ông quan đã phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói. Một câu chuyện hài hước hóm hỉnh châm biếm những con người tham lam và keo kiệt. (Kể chuyện và hát ru 31/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2015
Lượt nghe: 4572
Quả bầu tiên, quà bầu thần kỳ hay là quả bầu ma quái. Lí do gì mà bà lão phải chui vào quả bầu? Một câu chuyện về trí thông mình và lòng dũng cảm của con người.
(Kể chuyện và hát ru phát 23+24/04)
Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2015
Lượt nghe: 1129
Nhắc tới loài Thỏ thì chúng ta thường nghĩ ngay tới bộ lông mượt mà, đôi tai dài và cái đuôi ngăn ngắn. Trí thông minh của loài Thỏ thì được tất cả các con vật trong rừng đều thán phục. Tuy nhiên trong câu chuyện cổ tích hôm nay, hình ảnh của chú Thỏ lại không được đẹp như thế. Vậy Thỏ ta đã làm gì ảnh hưởng tới các con vật khác nhỉ? ( Kể chuyện và hát ru phát 25+26/07)
Ngày phát hành 20:51 | 29/3/2021
Lượt nghe: 1201
Nhân vật chính trong truyện cổ tích này xinh đẹp, đáng yêu và thông minh. Cô vướng phải một tình huống rất rắc rối. Nhưng thay vì ngồi khóc và chờ Tiên chờ Bụt đến cứu giúp, cô đã tự tháo gỡ khó khăn, gặp được những người đồng cảm và có cuộc sống đúng như cô mong muốn... (Kể chuyện và hát ru 22/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2015
Lượt nghe: 1825
Mô típ về hai chị em có rất nhiều trong truyện cổ tích Việt Nam. Với Sự tích con cóc, chúng ta sẽ gặp hai chị em: một xinh đẹp nhưng xấu tính, một khuyết tật về ngoại hình nhưng tốt bụng, hay quan tâm tới mọi người.Câu chuyện sẽ tiếp diễn ra sao? Các bạn cùng nghe nghệ sĩ Bảo Ngọc kể thì sẽ rõ nhé! (Kể chuyện và hát ru 17+18/12)
Ngày phát hành 22:27 | 5/1/2021
Lượt nghe: 1159
Những giờ dạy và học văn giàu cảm xúc luôn đọng lại nơi học trò bài học sâu sắc. Điều đáng quý của người giáo viên ngữ văn là bên cạnh truyền thụ kiến thức còn truyền tới các em tình yêu cuộc sống cùng những giá trị nhân văn cao cả. Đúc rút từ những giờ dạy văn như thế, cô Nguyễn Minh Duyên - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang đã có bài viết “Những chân trời” rất tâm huyết... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 04/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 5/10/2017
Lượt nghe: 1472
Cử chỉ gần gũi để chăm sóc và yêu thương các cháu luôn là mẫu số chung cho cả bà nội và bà ngoại. Ngay cả khi chúng ta làm điều gì sai thì những lời trách mắng của bà cũng xuất phát từ tình yêu thương và mong muốn chúng ta trở thành người tốt. Điều này đã được nhân vật "Tôi" trong tản văn "Nhớ lá" chiêm nghiệm ra khi bà ngoại không còn nữa. (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2017)
Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021
Lượt nghe: 823
"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)
Ngày phát hành 12:6 | 17/7/2023
Lượt nghe: 1717
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bộ sách đổi mới có một bài học rất hay, đó là “ Tập viết một bài thơ lục bát”. Đây là bài học đòi hỏi những kỹ năng thực hành của chúng mình để có thể viết được một bài thơ lục bát đúng với niêm luật, đồng thời chuyển tải được nội dung, tình cảm, cảm xúc của người viết. Cùng nghe những chia sẻ của cô giáo Lê Thị Thùy Giang (giáo viên ngữ văn trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế) về nội dung bài học này, các bạn nhé... (văn nghệ thiếu nhi 17/07/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2019
Lượt nghe: 945
Tập xe đạp và ôn bài là hai việc khác nhau, một bên vận động chân tay, một bên vận động đầu óc. Chúng có liên quan tới nhau không nhỉ. Ít nhất là trong nội dung chương trình này... (Văn nghệ thiếu nhi 05/08/2019)
Ngày phát hành 11:10 | 29/9/2023
Lượt nghe: 353
Người bạn ngồi cùng bàn luôn là nhân vật đáng nhớ nhất trong thời học sinh. Người bạn ấy có thể mang đến nhiều điều thú vị cho ta, cũng có thể gây ra không ít phiền toái. Thông qua những cung bậc cảm xúc ấy chúng mình càng thêm hiểu về tích cách và sở thích của người bạn ấy hơn. Từ đó càng thêm gắn kết khi chúng mình ra trường... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/09/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016
Lượt nghe: 1251
Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, một bài văn hay phải kết hợp được hai phương diện về ý và về văn: ý tứ sâu sắc, mới mẻ được diễn đạt bằng những lời văn sáng, câu văn đẹp, giàu hình ảnh, tự nhiên, giản dị, lập luận chặt chẽ mà có sức truyền cảm mạnh mẽ. Để đạt được yêu cầu đó không đơn giản, nhưng nếu chúng ta dành thời gian cho môn học này, thì sẽ không khó để nhận được lời khích lệ động viên từ thày cô giáo. (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019
Lượt nghe: 880
Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)
Ngày phát hành 15:22 | 7/2/2024
Lượt nghe: 1301
Các bạn thân mến. Để thực hành một bài văn theo hướng mở với mục đích đánh giá năng lực tư duy, khả năng lập ý, diễn đạt của học sinh, điều quan trọng nhất là đề bài đó phù hợp với khả năng và khơi gợi sự sáng tạo cho các bạn... (Văn nghệ thiếu nhi 05/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2018
Lượt nghe: 689
Tuổi thơ chúng mình được nuôi dưỡng trong lời ru của bà, của mẹ. Thật hạnh phúc biết bao khi chúng mình luôn có bà bên cạnh, bà là người chăm bẵm, nâng niu và gần gũi, yêu thương chúng mình rất mực. Hình ảnh bà luôn in đậm trong ký ức của chúng mình. Chủ đề về người bà yêu quý trong chương trình hôm nay là món quà chúng mình dành tặng cho bà, các bạn nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 06/8/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017
Lượt nghe: 1273
Văn học dân gian Việt Nam với nhiều thể loại mà chúng mình được học trong nhà trường, như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ...Đó thực sự là viên ngọc quý chứa đựng những bài học quý giá mà cha ông ta để lại. "Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy" là truyền thuyết ý nghĩa về lòng yêu nước, là bài học giữ nước từ thời Âu Lạc. (Trang Văn học nhà trường 16/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2018
Lượt nghe: 836
Sau khi được Cô Tiên Xanh khuyên bảo, Pinochio bắt đầu chăm chỉ học hành. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, cậu lại kết thân với những người bạn xấu. Gây gổ đánh nhau, Pinochio sợ hãi nên đã chạy trốn. Cậu lênh đênh nhiều ngày trên biển và cuối cùng rơi vào lưới câu của một bác ngư dân. Bác ngỡ cậu là một con cá đặc biệt nên quyết định tẩm bột rán. Pinochio hoảng sợ vô cùng. Câu chuyện về Pinochio như thế nào nhỉ? Chúng mình cùng nghe nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 21/1/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017
Lượt nghe: 909
En-ri-cô đọc bức thư của bố viết cho cậu. Cậu bé rất thấm thía những điều bố dạy bảo. Trong bức thư, bố nhắc đến lòng kính trọng: Kính trọng tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả...En-ri-cô đã nhận những bài học quý giá. (Văn nghệ thiếu nhi 4/11/2017)
Ngày phát hành 11:5 | 2/7/2021
Lượt nghe: 577
Một trong những tác phẩm thuộc thời kì thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp 11, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế đã được nhà thơ Hàn Mặc Tử tái hiện trong tâm thức, thể hiện tình yêu khắc khoải, cô đơn. Cô giáo Mai Thị Nguyệt đã có những phát hiện mới như thế nào từ bài thơ vốn quen thuộc này? (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2021)
Ngày phát hành 17:2 | 26/11/2023
Lượt nghe: 718
Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là một trong những tác phẩm hay được các thế hệ học sinh đón nhận. Bài thơ viết năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ Huy Cận ở Hạ Long, cảm xúc chủ đạo là tình yêu cuộc sống, yêu lao động và tinh thần xây dựng miền Bắc XHCN. Tác phẩm mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016
Lượt nghe: 1254
Những câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu, như "Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình" đã quen thuộc với nhiều thế hệ thầy trò. "Rừng phách đổ vàng" là một hình ảnh đẹp. Phần chú thích trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 giải thích màu vàng là màu hoa phách. Chú thích đó liệu đã chuẩn xác chưa? (Trang Văn học nhà trường 23/5/2016)
Ngày phát hành 10:21 | 24/4/2024
Lượt nghe: 1015
Bài thơ “Lượm” chứa đựng tình cảm quý mến, trân trọng của tác giả và
của bao thế hệ học sinh, là sự ghi nhận công lao của Lượm trong kháng
chiến. Lượm mãi đáng yêu trong hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn và dũng cảm. Khi dạy tác
phẩm này, cô Hồ Bạch Phượng (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long,
quận Ba Đình, Hà Nội) có nhiều suy nghĩ, trăn trở... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2018
Lượt nghe: 1215
Câu chuyện kể về mẹ của thầy Mạnh Tử rằng người mẹ đã dạy dỗ con bằng những việc làm, hành động cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Yêu thương, chăm sóc con hết lòng nhưng người mẹ cũng hết sức nghiêm khắc, kiên quyết, cương nghị trong việc dạy con nên người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2019
Lượt nghe: 716
Hôm nay, chúng mình tiếp tục theo dõi cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và bạn Đỗ Thu Sang - học sinh lớp 9A, trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội về việc ôn luyện môn ngữ văn. Sau đó chúng ta cùng thưởng thức những tác phẩm văn học, trong đó có truyện ngắn "Chuyện của bằng lăng” của bạn Lường Thị Mỹ Vọng - trường PTDT Nội trú Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Đó thực là câu chuyện xinh xắn đáng yêu dành cho màu hoa tuổi học trò... (Văn nghệ thiếu nhi 22/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2017
Lượt nghe: 922
Những sản phẩm gốm với thật nhiều tạo hình tinh xảo, đẹp mắt thật thu hút c húng ta biết nhường nào. Và khi chúng mình được quan sát các nghệ nhân tạo ra các hình hài của gốm từ những khối đất vô hồn, ta mới lại càng thêm ngưỡng mộ. Các bạn có muốn một ngày nào đó, chính đôi bàn tay bé xinh của mình sẽ chế tác được những sản phẩm gốm độc đáo không nào? Chúng mình cùng đến với “Gốm Chi” ở số 43, phố Vạn Kiếp, Hà Nội để tìm hiểu về kỹ thuật vuốt gốm bằng bàn xoay và giao lưu cùng những bạn nhỏ yêu gốm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 19/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2016
Lượt nghe: 1130
Bạn cùng bạn: người bạn đặc biệt nhất của chúng ta thời học trò. Phần đầu chương trình là truyện ngắn hóm hỉnh có nhan đề "Đôi bạn cùng bàn" của tác giả Hoàng Thanh. Kỉ niệm tuổi học trò có vị trí thật đặc biệt trong tâm hồn mỗi người. Tản văn "Kỉ niệm tuổi học trò" của tác giả Phan Thị Ánh Ngọc đầy cảm xúc khó quên với trường xưa, bạn cũ. Bài thơ "Ngày xưa có mẹ" là lời tri ân của tác giả Nguyễn Thiên Ngân với người mẹ kính yêu. (Văn nghệ thiếu nhi 25/11/2016)
Ngày phát hành 14:59 | 13/11/2023
Lượt nghe: 808
Khi tìm hiểu, khai thác những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, chúng ta thường quan tâm tới đặc điểm thể loại, yếu tố trữ tình và ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, cô Lê Thanh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lưu ý tới yếu tố tự sự, miêu tả theo định hướng phát triển năng lực... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017
Lượt nghe: 966
Những đồ vật như bàn chải đánh răng và cả que kem nữa, tưởng chừng không liên quan đến nghệ thuật mà lại mang đến những sáng tạo thú vị. Chúng mình cùng đến lớp học của các bạn trong Sân chơi nghệ thuật Sky Art, phố Võ Thị Sáu (Hà Nội) để cùng khám phá nhé!(Văn nghệ thiếu nhi 23/03/2017)
Ngày phát hành 16:20 | 11/6/2021
Lượt nghe: 375
Chiếc khăn trải bàn rất quen thuộc với chúng ta, nhưng đa số đều là những sản phẩm sản xuất hàng loạt bằng chất liệu vải hay nilon. Vậy chúng mình nghĩ sao khi tự tay làm một chiếc khăn trải bàn vừa để tặng mẹ, vừa có thể dùng để tô điểm cho góc học tập? Cô Nguyễn Cẩm Vân - chủ nhiệm sân chơi nghệ thuật Sky Art sẽ hướng dẫn chúng mình làm nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 02/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 1536
"Hôm qua em tới trường - Mẹ dắt tay từng bước - Hôm nay mẹ lên nương - Một mình em tới lớp"... Cả bài thơ và bài hát này đều quen thuộc với nhiều thế hệ tuổi học trò. Song không phải ai cũng biết bài thơ được viết trong bối cảnh như thế nào, và tác giả bài thơ là ai... (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016
Lượt nghe: 1535
BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đình Tú về những sáng tác văn học thiếu nhi của anh. Kỉ niệm khó quên về trường lớp, về bạn bè trong bài thơ "Tình bạn" của tác giả Nguyễn Hoàng. Truyện ngắn xúc động và có ý nghĩa giáo dục nhân cách có nhan đề "Thiên thần chim cánh cụt" của tác giả Nguyễn Hằng Nga. (Văn nghệ thiếu nhi 15/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020
Lượt nghe: 544
“Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” - câu thơ vang lên như lời tuyên ngôn dõng dạc, khẳng định nền đọc lập chủ quyền của dân tộc ta từ thế kỷ X. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt có giá trị vững bền bởi tinh thần đó... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 21/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 650
Qua hình tượng Lorca và tiếng đàn ghi-ta, nhà thơ khắc họa cái chết đột ngột và đầy bi tráng của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, đồng thời bày tỏ sự khâm phục, nỗi đau và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lorca... (Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2020)
Ngày phát hành 12:18 | 7/7/2021
Lượt nghe: 755
Tây Tiến là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lượng giặc Pháp. Những người lính Tây Tiến phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng đã viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác... (Văn nghệ thiếu nhi 05/07/2021)
Ngày phát hành 23:17 | 5/1/2022
Lượt nghe: 662
Văn lập luận chứng minh là dạng đề văn sử dụng các lí lẽ, chứng cứ xác thực để làm rõ nội dung được đưa ra. Nhiệm vụ của chúng mình là phải cung cấp những dẫn chứng đáng tin cậy, có độ chính xác cao. Việc này sẽ thuyết phục người đọc tin vào tính đúng sai, phải trái của vấn đề, nội dung được đề cập... (Văn nghệ thiếu nhi 03/01/2022)
Ngày phát hành 11:0 | 18/9/2024
Lượt nghe: 874
Lòng tự hào tự tôn dân tộc, tình yêu quê hương đất nước luôn là cảm hứng
sâu sắc đối với các nhà văn nhà thơ và điều này còn thể hiện rõ qua từng bài văn
của các bạn học sinh. Chúng mình ý thức hơn về trách nhiệm đối với gia đình, quê hương, cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt, góp phần dựng xây đất nước... (Văn nghệ thiếu nhi 2/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 998
Tình cảm đối với cha mẹ thật cao cả, thiêng liêng. Với các con, dù lứa tuổi nào cũng đều có cách thể hiện, bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mến đối với bậc sinh thành. Bạn Phan Anh Thư ở Nghệ An và bạn Đình Anh ở Hà Nội đều đang ở lứa tuổi rất nhỏ, đang học lớp 5 thôi nhưng đã biết thể hiện tình cảm với cha mẹ mình rất chân thực, đầy cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 681
Có lẽ nhiều bạn đã được thưởng thức hay tự mình trải nghiệm nghệ thuật gấp giấy rồi và có lẽ kỹ thuật của nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản-Origami là quen thuộc với chúng mình nhất, thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về nghệ thuật gấp giấy đặc sắc này. "Trang nghệ thuật" số này, chúng mình cùng tham gia lớp học "Làm quen với nghệ thuật gấp giấy Nhật Bản" tại Trung tâm nghệ thuật đương đại VCCA, Royal City, Thanh Xuân, Hà Nội nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/03/2018)
Ngày phát hành 21:3 | 25/2/2021
Lượt nghe: 477
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 22/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020
Lượt nghe: 598
Nghị luận về một đoạn thơ hay bài thơ là sự trình bày, đánh giá hay nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. Khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần lưu ý gì? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ? (Văn nghệ thiếu nhi 15/06/2020))
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2017
Lượt nghe: 1461
Nếu nhân vật “Bà ngoại” trong bài thơ "Gửi bà ngoại" của bạn Đỗ Nhật Nam trẻ trung và đáng yêu thì "bà ngoại" trong tản văn "Tấm áo bà khâu" của nhà văn Lê Phương Liên mang tới cảm giác ấm áp, gần gũi, thân thương. (Văn nghệ thiếu nhi 12/5/2017).
Ngày phát hành 0:0 | 17/4/2017
Lượt nghe: 1041
Khi phân tích, bình giảng bài ca dao “Mười tay”, có một điểm chung là các tác giả đều nhấn mạnh đến sự hy sinh, sự vất vả đến quá sức chịu đựng của người mẹ. Ở góc nhìn của một người con bản Mường, nhà thơ Bùi Tuyết Mai cho rằng phụ nữ Mường luôn coi trọng lao động và tự nhận về mình những hy sinh để giữ cho bếp lửa nhà sàn thêm ấm. Nếu nhìn từ góc quan sát này, thì bài thơ “Mười tay” sẽ được bổ sung thêm những nét nghĩa mới, bớt đi vẻ bi lụy buồn tủi mà chúng ta vẫn quen nghĩ lâu nay. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 17/4/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2020
Lượt nghe: 675
Trong kết cấu bài văn nghị luận, mở bài là phần đầu tiên gây ấn tượng, kết bài lại tổng kết những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của toàn bài. Phần mở bài, kết bài tuy chiếm dung lượng nhỏ nhưng lại rất quan trọng trong bài thi... (Văn nghệ thiếu nhi 25/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 762
Nếu có ai hỏi rằng trên đời này đôi bàn tay nào đẹp nhất, đáng trân trọng nhất thì câu trả lời nhận được nhiều nhất đó chính là "bàn tay mẹ". Từ đôi bàn tay ấy mở ra biết bao điều kỳ diệu. Nhưng chúng ta đã một lần cầm lấy nó hay chưa... (Văn nghệ thiếu nhi 29/11/2018)
Ngày phát hành 22:57 | 14/3/2024
Lượt nghe: 1226
Bài thơ “Tháng năm” của nhà thơ Đoàn Văn Mật được tuyển chọn vào sách Tiếng Việt lớp 5 bộ mới. Bài thơ với những hình ảnh sinh động tươi vui của mùa hạ như cánh diều no gió, đàn ve kêu râm ran, rơm phơi đầy đường làng, trái na thơm lựng…Để hiểu thêm nội dung và ý nghĩa bài thơ, chúng mình cùng nghe nhà thơ Đoàn Văn Mật chia sẻ về tác phẩm này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2017
Lượt nghe: 1006
Tình cảm đối với cha mẹ, với gia đình quê hương là đề tài quen thuộc và sâu nặng của văn học. Trong ngày tết đến xuân về, tình cảm ấy thêm một lần nhắc nhớ ta sống có trách nhiệm hơn, gắn bó hơn với những người ruột thịt. Tản văn “Mâm ngũ quả của bà” của tác giả Vũ Anh chia sẻ cùng chúng ta điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 31/01/2017
Ngày phát hành 9:16 | 25/1/2024
Lượt nghe: 800
Có khi nào các bạn cảm thấy bất lực khi muốn làm cho những câu văn miêu tả người của mình trở nên sống động, cuốn hút? Các bạn có mong muốn bài văn miêu tả của mình thực sự khiến cho đối tượng đó “như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe” không, vậy thì chúng mình cần thêm những thao tác liên tưởng và so sánh nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 22/01/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019
Lượt nghe: 1121
Chân phải bước tới cha/ chân trái bước tới mẹ/ một chân chạm tiếng nói/ hai bước tới tiếng cười” - Đó là những vần thơ ấm áp trong bài “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Bài thơ thể hiện tình yêu thương, lời căn dặn của người cha đối với con mình, là bài học mà con mang theo suốt đời, mỗi khi nhớ về gia đình, về quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2020
Lượt nghe: 722
Trang văn học nhà trường tiếp tục đồng hành cùng các bạn học sinh lớp 9. Chúc các bạn tự tin và ôn tập hiệu quả để gặt hái kết quả tốt trong kỳ thi chuyển cấp. Cô Lê Thanh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THCS Cầu Giấy, Hà Nội sẽ chia sẻ với chúng mình những lưu ý khi làm bài thi... (Văn nghệ thiếu nhi 13/07/2020)
Ngày phát hành 15:6 | 10/7/2024
Lượt nghe: 758
Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của nhà thơ Tố Hữu là
một trong những tác phẩm hay trong chương trình Ngữ văn 10. Bài thơ là lời tri
âm, đồng cảm của nhà thơ Tố Hữu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du về nhân
tình thế thái, về nỗi đau thân phận nàng Kiều. PGS- TS Đoàn Trọng Huy đã có bài
viết “Đọc lại “Kính gửi cụ Nguyễn Du” thấm thía sự giao cảm Tố Hữu – Tố
Như”... (Văn nghệ thiếu nhi 8/7/2024)
Ngày phát hành 11:22 | 23/11/2021
Lượt nghe: 591
Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản. Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định thể loại, nội dung, giới hạn đề cùng những yêu cầu phụ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2021)
Ngày phát hành 19:39 | 22/1/2021
Lượt nghe: 863
Để làm tốt một bài văn nghị luận xã hội thật chả đơn giản tí nào. Nó vừa khô và khó. Bao nhiêu lý thuyết nhưng thật khó nhằn. Cách hiệu quả nhất vẫn là bắt tay vào thực hành, lên dàn ý, tập viết từng phần, không quên lắng nghe thầy cô hướng dẫn và học hỏi kinh nghiệm từ bạn bè... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 18/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019
Lượt nghe: 761
Những kinh nghiệm quý báu trong cảm nhận phân tích một bài thơ được nhà thơ - nhà giáo Trần Kim Anh chia sẻ trong chương trình này. Tiếp đó là những sáng tác thật dễ thương, bài thơ “Mẹ ơi! Nghe con kể” của tác giả Vui Vũ, tản văn “Hương cau ngan ngát vườn nhà” của tác giả Lê Minh Hải... (văn nghệ thiếu nhi 15/04/2019)
Ngày phát hành 10:43 | 25/9/2024
Lượt nghe: 889
Để viết một bài văn độc lập và sáng
tạo về ý tưởng, hành văn sao cho chuẩn mực, sinh động, cuốn hút và đặc biệt đề
cao cảm xúc chân thực của người viết, đó là mục tiêu hướng tới của lớp học
online này. Cô giáo Hà Vinh Tâm sẽ chia sẻ trong buồi học đầu tiên cho chúng
mình nghe nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 23/9/2024)
Ngày phát hành 22:17 | 11/3/2024
Lượt nghe: 564
Các phòng trưng bày hay bảo tàng là nơi lưu giữ nhiều giá trị nghệ thuật quý giá. Thế nhưng không phải bạn nào cũng hiểu rõ về giá trị, tầm quan trọng cũng như những điều thú vị mà các phòng trưng bày hay bảo tàng nghệ thuật mang lại. Chúng mình có thể tìm hiểu thông tin qua cuốn sách “Khám phá phòng trưng bày nghệ thuật” do Công ty San Hô Books phát hành nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2018
Lượt nghe: 662
Một chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng, một tài khoản facebook, zalo, thế là chúng ta đã hí hoáy cả ngày được, lướt tin, nghe nhạc, chát chít với bạn bè. Và khi phải làm một bài văn nghị luận về việc sử dụng mạng xã hội, các bạn trẻ đã viết gì? (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 5/11/2018)
Ngày phát hành 21:9 | 4/3/2021
Lượt nghe: 650
Hiện nay việc học online đã trở nên phổ biến ở tất cả các cấp học. Mong các bạn luôn chủ động để học tập hiệu quả, chất lượng. Hôm nay, cô Nguyễn Thanh Nhàn, giáo viên ngữ văn THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội sẽ trao đổi cùng các bạn những kiến thức cơ bản về phần đọc hiểu tác phẩm ngữ văn 8 trong những bài giảng online, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 01/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020
Lượt nghe: 637
Sự giao hòa của trời đất vào thu, không gian và thiên nhiên tạo vật… tất cả được thể hiện trong bài thơ “Sang thu” thật tinh tế, gợi nhiều cảm xúc. Nhiều bài viết cảm nhận rất hay của các bạn học sinh về bài thơ này cho thấy rằng, bài thơ đã lay động bao tâm hồn đa cảm và đồng điệu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/09/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2016
Lượt nghe: 1151
Nằm trong chùm thơ thu của thi hào Nguyễn Khuyến, "Thu điếu" được chọn học trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài thơ chỉ kể chuyện câu cá mùa thu hay còn lớp nghĩa nào khác? Những hình ảnh như "Ao thu lạnh lẽo", "Ngõ trúc quanh co", "Cá", "Bèo"... ngoài nghĩa tả thực còn hàm ẩn điều gì?
(Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016
Lượt nghe: 1054
Khi tiếp cận một bài thơ Đường trong sách giáo khoa, chúng ta đều đọc bản phiên âm tiếng Việt, rồi đến bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Bản dịch thơ có thể của một hay nhiều người dịch. Các thao tác khi tìm hiểu thơ Đường có giống với khi tìm hiểu thơ trung đại của nước mình. (Văn nghệ thiếu nhi 26/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018
Lượt nghe: 591
Thơ nằm ở chiều sâu con chữ với những hình ảnh, liên tưởng, cảm xúc. Để hình dung dễ dàng hơn về cách làm bài cảm nhận và phân tích một bài thơ, chúng mình cùng nghe cô giáo Thu Uyên, giáo viên Ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 26/11/2018)
Ngày phát hành 17:33 | 30/12/2022
Lượt nghe: 280
Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển là bài thơ hay, từng được tuyển chọn vào sách giáo khoa lớp 4. Bài thơ xúc động bạn đọc bao thế hệ bởi tình cảm gia đình gắn bó, sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ cùng nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 26/12/2022)
Ngày phát hành 18:25 | 23/4/2021
Lượt nghe: 568
Những kỷ niệm tuổi thơ không bao giờ quên gắn với hình ảnh người bà yêu quý, lòng biết ơn, tình cảm trân trọng yêu thương được nhà thơ Bằng Việt thể hiện trong bài thơ “Bếp lửa”. Đó là hành trang vô giá mang theo suốt cuộc đời... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 19/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2017
Lượt nghe: 2006
Bài thơ là khúc ca vui tươi trong giai đoạn miền Bắc xây dựng cuộc sống mới với khí thế hào hùng, nhiệt huyết. Nhà thơ Huy Cận mang tâm thế của con người mới, nhập cuộc, đầy khao khát và hi vọng. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Anh Ngọc có nhiều thông tin bổ ích về bài thơ này.(Văn học nhà trường 10/07/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2017
Lượt nghe: 3038
Trong các tác phẩm văn học viết về tình cảm gia đình, quê hương, đặc biệt là tình cảm bà cháu thì có rất nhiều nhà thơ nói đến, chúng mình đã từng được đọc, được học như "Tiếng gà trưa" của thi sĩ Xuân Quỳnh; "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt...Trong số đó, bài thơ "Quả ngọt cuối mùa" của nhà thơ Võ Thanh An cũng đã chuyển tải những tình cảm nồng ấm, thương yêu, đức hi sinh của người bà với cháu và lòng biết ơn sâu nặng của người cháu đối với bà. (Văn nghệ thiếu nhi 18/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2018
Lượt nghe: 640
Đang trôi chảy với kiểu bài phân tích tác phẩm, đầy cảm xúc với thể loại phát biểu cảm nghĩ, dí dủm khi viết thư, ấy vậy mà, đùng một cái, nhảy sang làm nghị luận xã hội. Lý thuyết thì nắm vững, mà sao thực hành rối như tơ vò. Hiểu tâm tư ấy, cô Nguyễn Thị Tố Uyên, giáo viên ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh - Hà Nội sẽ tư vấn cho chúng mình cách làm bài văn nghị luận xã hội... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 12/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020
Lượt nghe: 1489
"Tràng giang" gắn với tên tuổi của nhà thơ Huy Cận, một trong những thi phẩm vượt thời gian của thời kỳ Thơ mới, cũng là tác phẩm thường có mặt trong những đề kiểm tra, đề thi. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ Văn trường THPT Chu Văn An, thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2020)
Ngày phát hành 9:32 | 1/10/2021
Lượt nghe: 566
Cụ đồ An bị ốm. Ông phó bảng Nguyễn Sinh Sắc lo lắng chạy chữa thuốc men để mẹ vợ chóng bình phục. Côn luôn tục trực bên bà. Nỗi đau mất mẹ, mất em vẫn luôn ám ảnh. Vì thế Côn rất sợ bà ngoại có mệnh hệ gì, luôn ở bên cạnh động viên, chăm sóc bà... (Văn nghệ thiếu nhi 24/09/2021)
Ngày phát hành 21:42 | 4/10/2021
Lượt nghe: 561
Nguyễn Tất Thành mong muốn được học tiếng Pháp, khao khát tìm hiểu về nền văn minh của các nước phương Tây, trong đó có nước Pháp để mở mang trình độ, từ đó thực hiện hoài bão của mình. Sức học của cậu Thành tiến bộ rất nhanh, là một trong những học sinh xuất sắc ở trường Đông Ba... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2021)
Ngày phát hành 11:27 | 6/8/2022
Lượt nghe: 536
Thấy cô chủ say sưa làm thơ, tự nhiên Cà Nóng nhớ tới tin chó mẹ trên đảo Sinh Tồn vừa hạ sinh 6 đứa con. Những chú nhóc ra đời trong tình thương và niềm vui của các chiến sĩ hải quân. Cảm xúc dâng trào và Cà Nóng làm một bài thơ tặng đàn chó trên đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 30/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020
Lượt nghe: 1194
Bước vào tuổi trưởng thành, Dế Mèn thay đổi cả về thể chất và tính tình. Nóng nảy, hiếu thắng, Dế Mèn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của cậu... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2019
Lượt nghe: 491
Để có được điểm cao của môn ngữ văn ở lớp chuyên toán là điều không dễ dàng chút nào. Thế nhưng bài kiểm tra một tiết của lớp trưởng Mẫn đã xuất sắc dành được điểm 9 trong sự ngỡ ngàng của tập thể lớp. Vậy bài văn của Mẫn viết như thế nào mà được điểm cao như vậy... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi mười lăm)
Ngày phát hành 22:0 | 4/6/2023
Lượt nghe: 366
Ngôi nhà nhỏ ở Barrow dần quen thuộc với Julie. Cô cũng đã quen dần được với nếp sống của người da trắng. Sau khi ông Kapugen đi lính, Julie đã được bà cô Martha đưa về nuôi. Những tưởng Julie sẽ được học hành đến nơi đến chốn, nhưng chỉ được một vài năm bà Martha đã gả chông cho Julie... (Văn nghệ thiếu nhi 03/06/2023)
Ngày phát hành 20:46 | 1/8/2024
Lượt nghe: 623
Sắp diễn ra cuộc thi Câu lạc bộ làm vườn nên gần đây bà Tifton rất hay
ra vườn dạo bộ và kiểm tra vườn tược. Điều đó khiến các chị em nhà Penderwick
cảm thấy không được thoải mái. Vào một buổi nọ, Batty lẻn sang vườn nhà bà Tifton để thăm 2 chú thỏ và
cho chúng ăn. Thế nhưng, cô bé đã bị bà Tifton bắt gặp... (Văn nghệ thiếu nhi 26/7/2024)
Ngày phát hành 17:10 | 28/8/2022
Lượt nghe: 818
Mumi, Tutikki và Muy Tí Hon đang đợi Băng Giá đến, cả 3 biết rằng bà ta rất khó chịu, có thể đến bất cứ chỗ nào bà ta muốn. Quả thực như dự đoán, bà Băng Giá đã đứng cạnh những cây sậy, phả hơi vào chú sóc rồi nhanh chóng rời đi. Chú sóc lập tức cứng đờ, lạnh băng... (Văn nghệ thiếu nhi 27/08/2022)
Ngày phát hành 11:48 | 28/12/2021
Lượt nghe: 838
Khi Tuyết Băng cùng những người khác đến biệt thự Đại bàng đã bị Tùng xẻo tịch thu điện thoại. Nội bất xuất ngoại bất nhập trong vòng ba ngày để mọi người tập trung luyện tập - Đó là lí do Tùng xẻo đưa ra. Điều đó khiến Tuyết Băng lo lắng nhưng chưa biết làm thế nào... (Văn nghệ thiếu nhi 24/12/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2020
Lượt nghe: 593
Phi-xơ quyết định ngả bài với Vạn Năng khi thú nhận mình là thám tử đang điều tra vụ trộm 5000 li-rơ chứ không phải thành viên Câu lạc bộ Cải Cách. Vạn Năng giận dữ khi có người nghi ngờ ông chủ đáng kính của mình. Phi-xơ cố gắng thuyết phục Vạn Năng tin rằng Phileas Fogg thực chất chính là kẻ trộm... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 571
Chứng kiến những nghi lễ kì quặc cùng hoàn cảnh đáng thương của người phụ nữ Bà-la-môn, ngài Phileas Fogg cùng các cộng sự lên kế hoạch giải cứu cho người phụ nữ ấy. Họ còn rất ít thời gian để hành động. Phải làm sao đưa nạn nhân thoát khỏi vòng người đông đúc kia. Nếu sự việc vỡ lở, có thể họ cũng bị thiêu sống trên giàn lửa... (Văn nghệ thiếu nhi 10/04/2020)
Ngày phát hành 10:43 | 18/3/2021
Lượt nghe: 985
Bà Brét-ton quyết định tìm hiểu lai lịch, nguồn gốc của Perrin. Nhưng bà không tìm thêm được gì ngoài thông tin cô từ Ấn Độ đến. Về phía Perrin, cô bé đã chủ động tránh mặt bà. Thế mà bà Brét-ton vẫn tìm cách gặp bằng được cô trước khi cô đi ngủ. Những câu chuyện của bà Brét-ton có ảnh hưởng tới công việc của Perrin không? (Văn nghệ thiếu nhi 14/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2019
Lượt nghe: 521
Eliott muốn được gặp bà nội để hỏi về giấc mơ lạ. Nghe xong câu chuyện, gương mặt bà Lu biến sắc. Bà luôn tìm cách giải thích để Eliott tin rằng mẹ cậu chưa bao giờ đặt chân tới thế giới Oniria. Nhưng với trí thông minh và tài phán đoán thì Eliott không tin vào điều đó... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ ba mươi hai)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2019
Lượt nghe: 556
Buổi học ngày hôm sau, thay vì tập chạy điền kinh như các bạn thì Eliott cất bước đến phòng học. Tại đó, cậu gặp cô bạn Clara Bà Chằn – người luôn muốn trêu chọc cậu. Quả đúng như vậy, Eliott không thể tập trung vào bài tập toán quá 10 phút khi Clara cứ liên tiếp phá đám cậu bằng những chiếc máy bay giấy đáp thẳng vào cánh mũi. Khi Eliott cố kiềm chế cơn giận thì ngay lúc đó, một hiện tượng kỳ lạ ập đến... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ hai mươi bảy)
Ngày phát hành 0:0 | 26/2/2019
Lượt nghe: 616
Bà Lu hốt hoảng khi nhìn thấy những vết thương trên lưng của Eliott. Bà thấy mình cần phải giải thích để cậu hiểu hơn về mộng giới Orinia. Bà kể cho Eliott nghe về Amastan, đệ tử của Vua Cát, người bạn giúp bà đi đến mộng giới. Chiếc đồng hồ cát chính là chìa khóa giúp con người đi vào giấc mộng. Bà còn giải thích cho cậu nghe như thế nào là Mộng Khách, Mộng Chủ và lý do tại sao Eliott lại bị con báo cào bị thương... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ mười)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 654
Sau khi được bà nội giải thích thì Eliott đã khá tự tin để bước vào thế giới Oniria. Thiện mộng và ác mộng sẽ luôn song hành và bổ trợ lẫn nhau. Một thế giới kỳ ảo mà tới tận bây giờ nhiều lúc bà Louise cũng không thể ký giải nổi. Tuy nhiên bà vẫn luôn tìm cách để giúp cậu bé Eliott có thể tự tin để đối diện với hiện thực này... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ mười chín)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2019
Lượt nghe: 1027
Bắt đầu từ buổi đọc truyện này, mời các em nghe cuốn “Vương quốc trong mơ” nằm trong bộ truyện “Mộng giới Oniria” của nữ nhà văn Pháp B.F. Parry, dịch giả Vũ Hoàng Anh chuyển ngữ. Bộ truyện do Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành năm 2017... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ nhất)
Ngày phát hành 0:0 | 5/7/2019
Lượt nghe: 635
Bà Lu dạy cho Elliot cách đối phó trong nhiều trường hợp: với quái thú khổng lồ, với kẻ thù tấn công theo bầy đàn, với kẻ thù tấn công từ nhiều hướng, tấn công có vũ trang. Điều đặc biệt là bà Lu tiến hành rất thuần thục và không gặp bất kì một khó khăn hay mệt mỏi nào, dù bà đã không thực hành những bài tập đó nhiều năm... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi lăm)
Ngày phát hành 15:46 | 3/8/2021
Lượt nghe: 569
Nils và ngỗng Akka đang chu du đến vùng đất Vermland. Tại đây Nils được gặp một bà lão. Bà đang muốn viết cuốn truyện miêu tả về đất nước và con người Thụy Điển để các bạn nhỏ đọc. Cậu cảm thấy điều này vô cùng thú vị nên rất háo hức chờ đón những câu chuyện của bà... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2021)
Ngày phát hành 22:11 | 28/9/2022
Lượt nghe: 332
Từ ngôi nhà bà Hemuli, nơi nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi. Mumi bố đã sống những tháng ngày thơ ấu. Căn phòng được xếp cả dãy giường tầng, cái nào cũng giống nhau. Ăn ngủ phải đúng giờ, cùng một điệu chào vẫy đuôi rất lạ lùng mỗi khi có khách. Mumi bố cảm thấy bức bối vì những quy định rập khuôn ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 23/09/2022)
Ngày phát hành 21:5 | 7/11/2022
Lượt nghe: 236
Thông qua bức thư được bà Hemuli đọc để Chân Dính chắp bút thì mọi người trên thuyền đã hiểu hơn về con người và tính cách của bà Hemuli. Bà là người sống tình cảm và rất yêu thương mọi người, đặc biệt là Hosuli. Trước khi rời khỏi con thuyền thì bà đã tặng Hosuli và Sosuli món đồ trang trí ý nghĩa... (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2017
Lượt nghe: 1189
Cây tre, lũy tre vốn là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống, nhất là ở nông thôn. Một loài cây cao, mảnh dẻ, mọc thành bụi thành lũy, cây nọ tựa vào cây kia, cây nọ nâng đỡ cây kia, bền bỉ dẻo dai trong nắng mưa gió bão. Tre là bóng mát nghỉ chân, là lũy thành bền vững, tre ẩn mình trong những mái nhà, hóa thân vào cái kèo cái cột, cái rổ cái rá, cả vật dụng bé nhỏ tỉ mỉ như cái tăm xỉa răng cũng từ tre mà ra. Nhắc đến những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ loài cây này, không thể không nhắc đến “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy - một bài thơ sinh ra từ nhân dân và thuộc về nhân dân. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2018
Lượt nghe: 634
Làm một bài văn phát biểu cảm nghĩ về mẹ hẳn không khó, bởi trong chúng ta luôn đầy ắp yêu thương dành cho mẹ. Cái riêng trong tình cảm, suy nghĩ của mỗi bạn sẽ đem lại cho bài làm văn sự mới mẻ, sâu sắc. Cùng tham gia vào chủ đề này với trang văn học nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 17/12/2018)
Ngày phát hành 22:56 | 9/12/2023
Lượt nghe: 562
Sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới bậc THCS chọn lựa nhiều tác phẩm mới từ văn xuôi đến thơ của các tác giả trẻ, trong đó có nhà thơ Lý Hữu Lương người dân tộc Dao. Đơn cử chương trình Ngữ văn lớp 8, bộ sách Chân trời sáng tạo đã chọn bài thơ “Chái bếp” của nhà thơ Lý Hữu Lương để giảng dạy. Điều này mang đến những trải nghiệm mới cho thầy và trò... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2016
Lượt nghe: 1666
Tập thơ "Quà cho con" là cuốn sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Huy Hoàng dành cho các bạn nhỏ. Tập thơ gồm 100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống cần thiết dành cho độc giả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Các bài thơ chủ yếu được sáng tác bằng hình thức vui tươi, mộc mạc, dí dỏm dễ hiểu và dễ nhớ nhằm giúp các em rèn luyện những đức tính tốt ngay từ khi còn bé như: cách thức ngồi học, cách ăn uống, rồi đến tác phong ở nơi tôn nghiêm, những bài học về giá trị sống, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, tình yêu quê hương đất nước...(Văn nghệ thiếu nhi 19/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2016
Lượt nghe: 1374
Không phải bạn nhỏ nào cũng hào hứng với môn tập viết. Mỏi tay này, dây mực này, mất thời gian này. Nhưng nhìn lại một chút, nếu vở của mình, bài kiểm tra của mình, chữ nào chữ ấy sạch sẽ, chạy đều tăm tắp, thì chính mình cũng thấy vui, thấy tự hào về mình lắm. Vậy nên mới có "Viết đẹp" của nhà thơ Võ Quảng - một bài thơ hay dành cho thiếu nhi. (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2017
Lượt nghe: 1151
Mùa thu luôn là cảm hứng bất tận cho văn nghệ sĩ, có nhiều tác phẩm về mùa thu thật trong sáng, dịu dàng. Chúng mình đã từng đọc, từng học chùm thơ thu nổi tiếng của cụ Tam Nguyên Yên Đổ - Nguyễn Khuyến. Nhà thơ Hữu Thỉnh lại viết về mùa thu ở một góc độ khác, vừa mới chớm thu nên tất cả đang vừa mới bắt đầu. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và nhà thơ Hữu Thỉnh về bài thơ "Sang thu" có nhiều điều thú vị. (Trang văn học nhà trường 28/8/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018
Lượt nghe: 740
"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)
Ngày phát hành 11:36 | 1/7/2022
Lượt nghe: 745
Tiếp nối hành trình của nhà bảo tồn động vật hoang dã Trang Nguyễn (tên thật là Nguyễn Thị Thu Trang), trong tác phẩm mới nhất vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành “Chang hoang dã- Voi”, bộ đôi Trang Nguyễn và Jeet Zdũng thêm một lần nữa dẫn dắt độc giả bước vào thế giới của những chú voi to lớn, hiền lành và vô cùng tình nghĩa... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/06/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 1615
Truyện dài “Cuộc phiêu lưu của Pinochio” của nhà văn người Ý Carlo Collodi là tác phẩm văn học được nhiều thế hệ thiếu nhi trên toàn thế giới yêu thích. Nhân vật chính là con rối bằng gỗ nghịch ngợm Pinochio, được bác Geppetto tạo nên từ một khúc gỗ biết nói. Pinochio có suy nghĩ trong sáng, ngây thơ. Cậu luôn hiếu kỳ và muốn tham gia vào những trò chơi tinh nghịch cùng với nhiều bạn nhỏ khác. Vì muốn xem xiếc mà Pinochio sẵn sàng bỏ học. Tới trường cậu luôn bị bạn bè rủ rê đi xem cá mập nên cậu đã bị cá mập nuốt vào bụng. Ở trong đó cậu gặp được bác Geppetto. Vì không thấy Pinochio về nhà nên bác Geppetto đã đi tìm cậu ngoài bờ biển thì chẳng may cũng bị cá mập nuốt vào bụng. Bác Geppetto và Pinochio đã cùng nhau nghĩ ra kế thoát ra khỏi bụng cá để trở về nhà. Từ đó Pinochio luôn cố gắng học tập và làm việc, phấn đấu để phụng dưỡng bác Geppetto. Pinochio đã trở thành một cậu bé thực sự với những suy nghĩ tích cực và hiếu thảo. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2017
Lượt nghe: 1215
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong văn học nghệ thuật. Với riêng thơ, có thể kể đến nhiều bài thơ hay của các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên viết về Bác. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ trong chương trình ngữ văn 6 là một trường hợp đặc biệt. Dù không phải là người chứng kiến câu chuyện trong đêm Bác không ngủ, nhưng cuộc sống với những chất liệu phong phú chân thực đã giúp nhà thơ Minh Huệ viết nên bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ” trong dòng cảm xúc mãnh liệt. Và bài thơ lại thực hiện một hành trình đến với mọi người, động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 779
Trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh vầng trăng xuất hiện một lần, ở câu cuối cùng. Vậy nhưng hình ảnh đó đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ và sâu sắc. Cùng cô Trương Thị Thảo ( giáo viên ngữ văn trường THCS Nguyễn Tri Phương- Hà Nội) phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2020
Lượt nghe: 673
Ở truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân và "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người phụ nữ hiện lên đậm nét. Họ rất khác nhau về hoàn cảnh, thời đại, tính cách, từ đó dẫn đến khác biệt trong nội tâm, trong đối nhân xử thế. So sánh các nhân vật nữ ở hai tác phẩm này giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả nhân vật và bút pháp của tác giả... (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020
Lượt nghe: 1003
Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020
Lượt nghe: 943
Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, tách ra từ dãy Trường Sơn, cao hơn hai trăm mét và là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến nhiều hơn chính nhờ bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm viết theo thể thất ngôn Đường luật, mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 691
Viết một bài văn về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học có gì khác một bài văn nghị luận xã hội thông thường nhỉ? Các bước triển khai bài viết về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học ra sao? Trong tiết mục "Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học", cô giáo Hoàng Thị Trang sẽ giải đáp giúp chúng mình những thắc mắc này... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2020
Lượt nghe: 814
Bài đọc hiểu là câu hỏi đầu tiên trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn, chiếm 30% số điểm và nó cũng là dạng bài dễ mất điểm nhất. Câu hỏi này đòi hỏi chúng mình phải nắm chắc kiến thức tiếng Việt, làm văn và kết hợp cả kiến thức trong văn bản với kiến thức xã hội. Cô giáo Tạ Hồng Hạnh - giáo viên Ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội sẽ chia sẻ với chúng mình một số "bí quyết" áp dụng vào dạng bài này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020
Lượt nghe: 828
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở, với những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá... Vậy nghị luận xã hội sẽ chia thành những dạng bài như thế nào và phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội ra sao? Cùng cô Hoàng Thị Trang - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên KHTN - ĐHQGHN tìm hiểu điều này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020
Lượt nghe: 638
Với đề làm văn “Qua đại dịch Covid 19, anh/ chị có nhận thức như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng”, cô Hoàng Thị Trang - giáo viên trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Hà Nội) sẽ chữa một bài văn cụ thể, từ đó giúp chúng mình hình dung về yêu cầu đề bài, các luận điểm, các thao tác thực hiện... (Văn nghệ thiếu nhi 29/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2020
Lượt nghe: 1081
Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tiếng thơ ông trẻ trung, yêu đời, luôn muốn vượt thoát khỏi những giới hạn thời gian để con người mãi được đắm say trong tuổi trẻ và tình yêu. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Thành phố Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong nội dung ôn tập bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020
Lượt nghe: 654
Căn cứ vào ý thơ, giọng thơ, có thể đoán các bài thơ có nhan đề "Tự tình" của Hồ Xuân Hương được làm khi nhà thơ đã đi qua lứa tuổi trẻ trung, nếm trải vị chua chát của phận lẽ mọn, lẻ loi, không khỏi "giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhưng cái tôi Xuân Hương dù bế tắc vẫn không hoàn toàn khuất phục, dù bất lực vẫn không chịu buông xuôi... (văn nghệ thiếu nhi 21/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 1001
Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 3/10/2017
Lượt nghe: 1382
Tình cảm thiết tha của người mẹ thể hiện thật sâu nặng và chân thực, những lời nói mộc mạc, ân tình: "Ngủ ngoan A Kay ơi! Ngủ ngoan A Kay hỡi! / Mẹ thương A Kay, mẹ thương làng đói/ Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần / Mai sau con lớn, vung chày lún sân...". Đó là tình cảm của biết bao bà mẹ Vân Kiều nói riêng, mẹ Việt Nam nói chung về tình yêu con, tình yêu đất nước cháy bỏng, bền bỉ, sắt son. (Trang văn học nhà trường 02/10/2017)
Ngày phát hành 16:38 | 18/9/2021
Lượt nghe: 972
Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy cùng khác giống nhưng chung một giàn.“Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ người trong một nước thì thương nhau cùng” - trải qua hàng nghìn đời chống chọi với những hiểm họa, thiên tai dịch bệnh để tồn tại và phát triển bao câu ca dao, tục ngữ đã được dân gian đúc rút, nhắn nhủ. Thêm huyền tích về bọc trăm trứng càng cho chúng ta ngẫm sâu hơn về hai chữ đồng bào. Khái niệm đồng bào tồn tại và thể hiện sức mạnh, vẻ đẹp vĩ đại của nó trong lịch sử, mỗi khi có những thử thách nguy nan, mỗi khi cần qui tụ sức lực, tâm trí của cải vì một mục đích chung, đưa lại những bài học máu thịt về sự gắn bó để cùng sinh tồn. Và những ngày khi cả nước phải đương đầu với dịch bệnh covid-19 mỗi chúng ta lại được thấm đẫm trong cảm xúc những câu chuyện về nghĩa đồng bào. Nhà thơ Nhà báo Nguyễn Quang Hưng chia sẻ với chúng ta về điều này qua một Tản văn gửi tới chương trình
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1697
Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.
Ngày phát hành 16:6 | 3/1/2024
Lượt nghe: 1940
Nhiều bài ca dao các vùng miền mở đầu bằng mô – típ quen thuộc “Gió đưa”. Và mô – típ này cũng diễn tả, phát triển thành những hình ảnh câu chuyện, cảm xúc vô cùng phong phú, đa dạng. "Gió đưa cành trúc la đà" được xem là một trong số những bài ca dao đề tài thiên nhiên, phong cảnh phổ biến tới tận ngày nay.
Ngày phát hành 16:6 | 30/6/2021
Lượt nghe: 1769
Nói tới sáng tác Quốc âm của nhà thơ Tú Xương, độc giả, công chúng quan tâm đặc biệt và thích thú với chất thơ trào phúng. Nhưng chúng ta cũng không quên rằng ông Tú Thành Nam cũng có những ý thơ Nôm rất mực trữ tình. Chương trình hôm nay phân tích làm rõ khuynh hướng trữ tình hòa quyện với hiện thực thông qua những sáng tác đặc sắc của nhà thơ Tú Xương.
Ngày phát hành 15:48 | 11/3/2021
Lượt nghe: 1512
Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.
Ngày phát hành 10:43 | 20/9/2024
Lượt nghe: 1857
Cùng thời với thi sĩ Bàng Bá Lân, nhà lý luận văn học Đinh Gia Trinh cho rằng: “Bàng Bá Lân là một nhà thơ có thể tiến bộ hơn nữa về nhạc điệu; ông ưa tả những niềm tình của thời xưa, những tâm lý đơn giản ở thôn quê và thi vị của đồng nội”.Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh - Hoài Chân viết về Bàng Bá Lân như sau: “Bàng Bá Lân gần Anh Thơ hơn gần Nguyễn Bính. Bàng Bá Lân cũng ít sống trong tình quê nhưng người hiểu cảnh quê hơn Anh Thơ; hiểu hơn vì mến hơn. Thơ Bàng Bá Lân và Bức tranh quê đều là những bông hoa khả ái từ xa mới đưa về, nhưng bông hoa Bàng Bá Lân ra chiều đã thuộc thủy thổ hơn, cho nên sắc hương nó cũng khác”. Xuất hiện cùng thời với những thi sĩ của phong trào Thơ Mới như Huy Thông, Nguyễn Vỹ, Lan Sơn, Đỗ Huy Nhiệm, Thế Lữ, Nguyễn Nhược Pháp, Phan Văn Dật, Đông Hồ, thời kỳ đầu Bàng Bá Lân cũng ảnh hưởng lối thơ phương Tây. Thế nhưng càng về sau, thơ ông càng trở về gần với ca dao.
Ngày phát hành 10:14 | 30/9/2021
Lượt nghe: 1253
Bên cạnh những tên tuổi lớn như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều thì dòng thơ Nôm thời Lê trung hưng còn ghi nhận những tác giả như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Hữu Cầu, các đời chúa Trịnh. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm lại những phong cách, dấu ấn làm nên diện mạo của một giai đoạn lịch sử nhiều biến cố.
Ngày phát hành 15:21 | 29/5/2024
Lượt nghe: 2135
Bài ca dao “Thằng Bờm” nói về câu chuyện đổi chác kịch tính gay cấn giữa hai con người đại diện cho hai tầng lớp đối lập trong xã hội phong kiến. Bài ca dao kết thúc với hình ảnh “nắm xôi” gần gũi với người lao động.Không phải ngẫu nhiên mà bài ca dao “Thằng Bờm” phổ biến trong dân gian, già trẻ, lớn bé đều thích, đều thuộc. Câu chuyện “nắm xôi” tưởng giản đơn nhưng giá trị mà những câu ca để lại vô cùng đa nghĩa và thấm thía.
Ngày phát hành 15:54 | 17/3/2021
Lượt nghe: 1123
Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.
Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2019
Lượt nghe: 5781
Tích chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" đưa ta về với làng quê Việt xưa với bến nước, con đò, với anh học trò hiếu học, với những anh hề ngộ nghĩnh cùng bao màn đối đáp sâu cay, với người phụ nữ hiền thục mà không kém phần sắc sảo. Ở đó còn ăm ấp bao bài học về đối nhân xử thế, về tình bạn, nghĩa vợ chồng và khát vọng vươn lên của người xưa...
Ngày phát hành 0:0 | 6/7/2016
Lượt nghe: 2603
Mỗi nghệ sĩ nghệ sỹ thường có nàng thơ của riêng mình - nguồn cảm hứng tạo nên "đứa con tinh thần". Chính cảm xúc lãng mạn, bay bổng trong tình yêu đã khiến cho tài năng của họ được được thăng hoa hơn. Và đôi khi trong thực tế nguyên mẫu về các nàng thơ trong nghệ thuật lại chính là "ai đó" trong câu chuyện tình còn dang dở của tác giả, như ký ức của nhân vật trong vở kịch ngắn Khởi nguồn của một bài ca
Ngày phát hành 0:0 | 3/1/2018
Lượt nghe: 1292
Bài Chòi là một hình thức sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống đặc sắc của người dân các tỉnh Trung bộ Việt Nam bao gồm các loại hình âm nhạc, thơ, diễn xuất sân khấu, hội họa… được biểu đạt dưới hình thức hội chơi Bài Chòi và trình diễn Bài Chòi. Đây là hoạt động văn hóa quan trọng trong cộng đồng làng xã, đáp ứng nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật, thể hiện tình yêu quê hương đất nước và những kinh nghiệm trong cuộc sống dân gian.
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020
Lượt nghe: 5943
Không ít người cố gắng lý giải về hiện tượng thưa vắng người xem bằng câu hỏi không lời đáp: Tại sao sân khấu lại ra… nông nỗi thế này. Một nền sân khấu của một dân tộc vẫn luôn ưa thích hình thức sinh hoạt cộng đồng, vậy mà nay hoạt động khó khăn đến thế?. Không ít người quản lý, các tác giả, đạo diễn và nghệ sĩ biểu diễn chua chát thừa nhận: Chẳng hiểu được khán giả hôm nay thích gì mà chiều. Trong khuôn khổ loạt bài viết này, chúng tôi cũng không có tham vọng đưa lại những kiến giải toàn diện, mà chỉ xin đề cập đôi điều về nguyên nhân chủ quan từ phía các nghệ sĩ sáng tạo, hay cụ thể hơn, đó là chuyển tải tiếng nói của "những người trong cuộc.
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018
Lượt nghe: 2238
Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2015
Lượt nghe: 1543
Là một trong số những nghệ sỹ nổi bật của sân khấu kịch Hồng Vân, NS Kim Huyền đã trở thành một gương mặt nghệ sỹ quen thuộc với khán giả phía Nam qua nhiều vở kịch. Những vai diễn của chị bao giờ cũng đong đầy cảm xúc và chạm đến trái tim người xem. Vậy làm thế nào để Kim Huyền đạt được điều đó?
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2015
Lượt nghe: 2077
Nhắc đến NSUT Đàm Loan của sân khấu kịch nói Thành phố Hồ Chí Minh là khán giả nhớ ngay đến hàng loạt vai diễn để lại ấn tượng sâu sắc suốt hai thập kỷ qua. Có thể kể đến vai Diễm trong vở "Thời con gái đã xa", vai Dậu trong vở "Bước qua lời nguyền", vai Băng Tâm trong "Bão không mùa"...v.v... Và gần đây nhất với vai Dì Hai trong vở “Cõng mẹ đi chơi”, một lần nữa NSUT Đàm Loan lại khẳng định tài năng diễn xuất của mình bằng tấm Huy chương Vàng tại Cuộc thi Sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc năm 2015…
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2015
Lượt nghe: 1222
Không phải một tác phẩm hay, chất lượng nghệ thuật cao đã đủ điều kiện thu hút người xem tới khán phòng...Bên cạnh một vở diễn hấp dẫn, cần những người quản lý nghệ thuật năng động, hiểu thị hiếu và biết cách khơi gợi nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Chia sẻ của NSƯT Minh Hạnh, nguyên Phó giám đốc Nhà hát kịch Thành phố Hồ Chí Minh.
(Hình ảnh minh họa: Cảnh trong vở "Đêm vượn hú"-Vở diễn ra mắt khán giả đầu năm 2015 tại Sân khấu kịch 5B Võ Văn Tần-Hội Sân khấu thành phố HCM)
Ngày phát hành 0:0 | 11/7/2019
Lượt nghe: 1310
Phản biện xã hội không phản lại, chống lại xã hội mà ngược lại làm cho xã hội phát triển chất lượng, nhanh hơn, bền vững hơn. Phản biện của nhà văn không phải là mổ xẻ, chỉ trích mà là sự bổ sung nhằm "chuẩn mực hóa" các giá trị cuộc sống và xã hội. PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Văn Thọ xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 10/07/2019)
Ngày phát hành 8:30 | 18/1/2023
Lượt nghe: 2635
Nhìn lại một năm đã qua của điện ảnh nước nhà, nhận thấy những nỗ lực của các nghệ sỹ khi trở lại đường đua, đối diện với những khó khăn của nền kinh tế, những áp lực của sự cạnh tranh trong một thế giới phẳng. Mặt khác, ở góc độ doanh thu, với rất nhiều phim ra rạp bị thua lỗ lớn, chúng ta có thể hình dung điều gì trong ngôi nhà điện ảnh Việt hiện nay, với những khoảng trống, những thiếu hụt từ hạ tầng? Chương trình Đối thoại mở có cuộc trao đổi cùng nhà phê bình điện ảnh Đinh Trọng Tuấn - Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh… (Đối thoại mở 18/01/2023)
Ngày phát hành 10:42 | 20/4/2023
Lượt nghe: 3048
Phố cổ Hà Nội là một di sản đô thị với quần thể kiến trúc, kiến trúc cảnh quan độc đáo, là nét đẹp vốn có của người dân Thủ đô. Thời gian qua, quận Hoàn Kiếm đã triển khai thực hiện có hiệu quả công tác trùng tu, tôn tạo các di tích, công trình kiến trúc đồng thời nghiên cứu bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa. Bên cạnh những kết quả đạt được, là một di sản “sống” phố cổ Hà Nội cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức, nhất là những mâu thuẫn trong bảo tồn và phát triển. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với KTS Nguyễn Trần Bắc, Hội Quy hoạch và phát triển đô thị Việt Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 19/4/2023)
Ngày phát hành 10:45 | 21/9/2023
Lượt nghe: 1851
Từ trước đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, môn Văn vẫn được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu, có mặt ở tất cả các cấp học. Học Văn không chỉ đơn thuần để lấy tri thức và rèn kỹ năng mà còn để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Học Văn cũng là học làm người. Thế những một thực tế cho thấy học sinh học môn Văn hiện nay dường như không có nhiều hứng thú, rất ít các em yêu thích việc tìm đọc các tác phẩm văn học. Nhiều giáo viên chỉ đạo các em việc học thuộc lòng các bài văn cho trước để vượt qua các kỳ thi. Việc dạy và học môn Văn thế nào cho tốt là vấn đề chưa bao giờ cũ, cần được đặt ra và thảo luận trao đổi một cách nghiêm túc bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm của những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/9/2023)
Ngày phát hành 16:14 | 22/9/2021
Lượt nghe: 2933
Cải cách, đổi mới sách giáo khoa không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Tuy nhiên, đây cũng là đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là trong những ngày gần đây dấy lên tranh cãi về việc đưa bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với tiến sĩ Đỗ Thanh Nga, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/9/2021)
Ngày phát hành 14:9 | 20/12/2021
Lượt nghe: 935
Nhạc sĩ Đức Trịnh là một tên tuổi trong nền âm nhạc nước nhà. Những sáng tác của ông đã nằm lòng với công chúng như “Miền xa thẳm”, “Ngược dòng Hương giang”, “Nhà em ở lưng đồi”… Dù viết về đề tài người lính mà ông vốn “nặng lòng” hay những ca khúc về quê hương, tình yêu thì nhạc sĩ Đức Trịnh vẫn giữ một phong cách, cá tính âm nhạc riêng có của mình: bài bản về kĩ thuật nhưng lại sâu lắng, nhẹ nhàng, chứa chan tình cảm. Ông có nhiều tác phẩm thanh nhạc và cả khí nhạc về đề tài người lính. 10 năm ở chiến trường và cả sự nghiệp gắn bó với đời sống quân ngũ chính vừa là niềm kiêu hãnh, vừa là chất xúc tác, đi vào trong những sáng tác của ông cho đến tận hôm nay. (Hành trình Sáng tạo 19/12/2021)
Ngày phát hành 14:24 | 25/7/2022
Lượt nghe: 1395
Diệu Thảo là một trong những diễn viên chiếm được cảm tình của nhiều khán giả trong bộ phim “Phía trước là bầu trời”. Một bộ phim mà gắn liền với tuổi thanh xuân của thế hệ 8X - 9X với nội dung gần gũi xoay quanh cuộc sống của các bạn trẻ. Trong bộ phim này diễn viên Diệu Thảo vào vai Thảo. Cô gái hiền lành, giản dị với quần tây, áo sơ mi và tóc thắt bím chiếm được cảm tình của nhiều khán giả. Sau này, khán giả biết đến chị nhiều hơn với vai trò MC dễ thương một số kênh truyền hình. Nhưng câu chuyện Diệu Thảo chia sẻ với chúng ta hôm nay này không phải là điện ảnh hay dẫn chương trình mà là con đường âm thầm với cung đàn của mình mà chị cho rằng đó là “nỗi niềm biết tỏ cùng ai”. (Tôi và Tôi ngày 24/7/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020
Lượt nghe: 476
Điện ảnh nước ta được đánh giá là nền điện ảnh giầu tiềm năng với doanh thu tăng đều, số lượng đầu phim được sản xuất hàng năm là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Vậy nền điện ảnh tiềm năng này có giải pháp nào cho dòng phim thiếu nhi hiện nay? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”. (Làn sóng nghệ thuật 29/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2020
Lượt nghe: 415
Cùng với các họa sĩ nỗ lực đóng góp sức mình cho đồng bào miền Trung, nhóm họa sĩ giấy dó như Tào Linh, Nguyễn Minh Hiếu, Doãn Hoàng Lâm... cùng chung tay đóng góp tác phẩm qua việc đấu giá tranh. (Làn sóng nghệ thuật 23/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 399
Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020
Lượt nghe: 889
Chương trình nghệ thuật thiện nguyện “Thương về miền Trung” do Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tổ chức nhằm kịp thời đón nhận tình cảm yêu thương, tấm lòng hảo tâm của bạn nghe đài, các cơ quan, doanh nghiệp... dành cho đồng bào các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề của mưa lũ. Chương trình diễn ra vào tối 30/10 tại Nhà hát Đài TNVN (58 Quán Sứ, Hà Nội) với sự tham gia của các nghệ sĩ nổi tiếng với những ca khúc hướng về miền Trung. Phóng viên Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ (Ủy viên Trung ương Đảng; Tổng Giám đốc Đài TNVN về chương trình đặc biệt ý nghĩa này. (Làn sóng nghệ thuật 27/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/3/2020
Lượt nghe: 1180
Trưng bày chuyên đề chất liệu sơn mài với 100 tác phẩm. Sự kiện được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Triển lãm chuyên đề các tác phẩm mỹ thuật sáng tác trên chất liệu sơn mài truyền thống có nhiều tác giả tham gia nhất”. (Làn sóng nghệ thuật 10/3/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020
Lượt nghe: 478
Trưng bày giới thiệu tới công chúng về ý chí quyết tâm và quá trình phấn đấu vì độc lập dân tộc, những hy sinh gian khổ để xây dựng nên Tổ quốc Việt Nam hôm nay thông qua hơn 200 tài liệu, hình ảnh tiêu biểu. (Làn sóng nghệ thuật 04/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2019
Lượt nghe: 1176
Khi sự chú ý về dòng tranh Đông Dương nói riêng, tranh Việt nói chung ngày càng nhiều cũng đồng nghĩa với việc gia tăng nạn tranh nhái, tranh chép. Cần có những động thái nào để đẩy lùi tình trạng này, nhất là khi xây dựng một thị trường tranh uy tín, minh bạch? Đây cũng là nội dung kỳ cuối trong loạt phóng sự “Thị trường mỹ thuật Việt: Con đường minh bạch đã lộ sáng?”. (Làn sóng nghệ thuật 22/11/2019)
Ngày phát hành 18:39 | 27/6/2021
Lượt nghe: 2185
Điều mà NSND Bùi Bài Bình luôn trăn trở là đạo diễn yêu cầu ông phải diễn để thể hiện được các cung bậc cảm xúc vừa toát lên được chân dung một lãnh tụ nhưng cũng thể hiện cảm xúc rất đời thường của một con người. (Câu chuyện nghệ thuật 21/05/2021)
Ngày phát hành 16:44 | 25/7/2022
Lượt nghe: 2545
Tên tuổi NSND Mai Phương (Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) luôn được giới nghệ thuật trân trọng bởi sự cống hiến mê say dành cho cây đàn tỳ bà. Để làm tốt công tác giảng dạy, bà sáng tác nhiều bản nhạc cho đàn Tỳ bà mà đến nay đó vẫn là những bản nhạc mẫu mực cho cây đàn này và được đưa vào chương trình giảng dạy đàn tỳ bà trên khắp cả nước, như: “Chỉ một niềm tin”, “Niềm tâm sự”, “Nước về đồng”, “Kỷ niệm quê hương”…(Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016
Lượt nghe: 1630
"Khúc hát sông quê" - phiên bản thơ và nhạc. Biên tập viên Văn nghệ bình luận về hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: lý luận và thực tiễn”. Trải nghiệm của người yêu điện ảnh về bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” của điện ảnh I-ta-li-a. Chuyện kể về họa sỹ Phạm Tăng với tình yêu tiếng Việt. (Điểm hẹn văn nghệ 08/9 + 10/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 3244
Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2019
Lượt nghe: 910
Đều là người lính, nhạc sĩ Doãn Nho và nhà thơ Hữu Thỉnh dường như đã sớm tìm thấy sự đồng điệu trong ý nhạc lời thơ. Bài hát nhanh chóng trở thành “Binh chủng ca” của bộ đội Tăng - Thiết giáp. (Điểm hẹn văn nghệ 25/5/2019)
Ngày phát hành 9:49 | 25/7/2023
Lượt nghe: 1294
Chiến tranh là sự thử thách tàn khốc nhất, cao nhất đối với một đất nước, một dân tộc, một con người. Người chân chính yêu hòa bình chẳng ai muốn chiến tranh, người ta chỉ cầm súng khi “kẻ thù buộc ta mang cây súng”. Chiến tranh là mất mát, hi sinh. Người đàn ông ra trận cũng khổ mà người phụ nữ ở nhà cũng khổ, mỗi người có cái thử thách, khổ sở riêng. Bút ký “Những người đàn bà làng tôi” của nhà văn Sương Nguyệt Minh viết chân thật, dung dị và xúc động về những người mẹ người vợ nhẫn nại hy sinh, suốt đời thầm lặng:
Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2016
Lượt nghe: 1519
Bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc "Quê hương" cách đây gần 30 năm. Mỗi khi giai điệu cất lên thì như sợi dây tình cảm gắn kết cảm xúc của không chỉ những người con đất Việt xa quê hương, mà ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê cũng luôn tìm thấy sự đồng cảm (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Vẻ đẹp và ý nghĩa các tác phẩm điêu khắc được làm bằng chất liệu thạch cao, gốm, gò đồng của nhà điêu khắc Hoàng Uyên (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 30/6 + 02/7/2016)
Ngày phát hành 11:30 | 11/1/2022
Lượt nghe: 1098
Bài hát “Bến xưa” của nhạc sĩ Lê An Tuyên, phổ từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng (người con xứ Nghệ đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh). Nhạc sĩ Lê An Tuyên đang định cư ở nước Đức. Tình cảm nhớ quê hương, xứ sở luôn đầy ắp trong trái tim người con xa quê. Vì thế khi đọc bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” thì nỗi niềm ấy như được đồng cảm, lan tỏa và nhanh chóng thăng hoa cùng nốt nhạc. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 2134
Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)