Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 305 kết quả

Mùa chinh chiến ấy (buổi 13): Bài học xương máu

Mùa chinh chiến ấy (buổi 13):  Bài học xương máu

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019

Lượt nghe: 1662

Vì thèm thuốc rê mà nửa đêm anh em vào tận nhà dân, gõ cửa xin thuốc thế là vị trí hành quân bị lộ. Quân địch đã tập kích ở Anlong Veng, các đơn vị phải thay đổi kế hoạch. Đó là bài học cho anh em lính tráng, không thể để lộ bí mật thêm lần nào nữa. Rút kinh nghiệm, anh em tiến sâu vào rừng và lặng lẽ tác chiến, không để lại dấu vết gì. Bọn Pol Pot cũng không thể nào nắm bắt được đường đi lối lại của bộ đội...(Đọc truyện dài kỳ phát 22/05/2019)

"Cây đại học": Viết tiếp những ước mơ

Ngày phát hành 14:4 | 19/4/2021

Lượt nghe: 1466

Câu chuyện chúng ta vừa nghe nằm trong bối cảnh Trường Sơn năm 1971, những tháng ngày ác liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhân vật chính của truyện là trung đội trưởng Nguyễn Kháng, người nhận nhiệm vụ quản lý một trạm xăng dầu giữa rừng Trường Sơn và đặt các đường ống dẫn xăng dầu ẩn mình dưới rừng già. Hai nhân vật nữ xuất hiện sau nhân vật chính là Phượng và Dịu, hai cô gái được bổ sung từ hậu phương vào, giữ nhiệm vụ lắp đặt và sửa chữa cơ khí. Chính hai cô gái đã tạo ra một bầu không khí sinh động, tươi tắn, mới mẻ cho cả trạm xăng dầu, cũng là tạo nên vẻ đẹp cho truyện ngắn này. Giọng điệu trần thuật của tác giả cũng thay đổi kể từ khi xuất hiện hai nhân vật nữ. Người đọc sẽ còn nhớ thật nhiều những đoạn tâm sự giữa hai cô gái, những câu nói đùa, những phút thẫn thờ, và cả những tình huống dở khóc dở cười của Phượng và Dịu. Trong sự tàn phá ác liệt của chiến tranh, những cô gái vẫn không nguôi ước mơ sau này được tiếp tục đi học, tâm hồn họ vẫn trong trẻo như suối rừng, vẫn lãng mạn và đẹp như những đóa phong lan treo đầy quanh trạm. Trở lại với nhan đề của truyện ngắn, đây thực sự là một cách gọi tên gây nhiều bất ngờ và ấn tượng. Cả một thế hệ thanh niên Việt Nam đã “xếp bút nghiên lên đường ra trận”, rồi để lại những ký ức, những nỗi nhớ và cả bao mơ ước của mình khắc lên vỏ cây giữa rừng già. Biết bao người trong số đó đã ngã xuống, để lại phần khắc tên như những dòng chữ cuối cùng trong cuộc đời. Phần kết của truyện gây nhiều xúc động khi Phượng trúng bom hy sinh, tay vẫn ôm mảnh gỗ từ thân “cây đại học” để kê vào đường ống dẫn dầu. Chi tiết những sợi tóc của Phượng mắc vào vỏ gỗ mà không ai nỡ gỡ ra là một chi tiết đầy ảm ảnh. Cái kết của truyện tuy buồn thương nhưng nó không làm người ta yếu lòng, trái lại, sự hy sinh ấy như tiếp thêm sức mạnh cho những người đang sống để tiếp tục chiến đấu kiên cường. Chính họ sẽ viết tiếp những ước mơ cho bao đồng đội đã ngã xuống vì nền độc lập tự do của dân tộc…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Ngàn cánh hạc": Học cách để yêu thương

Ngày phát hành 8:39 | 28/3/2023

Lượt nghe: 469

“Ngàn cánh hạc” có nội dung nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, văn phong giản dị, tình tiết truyện chân thực đã chạm đến cảm xúc, rung động trong trái tim người đọc người nghe. Những nhân vật trong truyện: Phúc-nhân vật kể chuyện xưng “Tôi”, bố mẹ Phúc, Quân-anh trai và Bo-em trai Phúc, cô giáo Quỳnh đều là người tốt. Nhưng có lúc vì chưa hiểu nhau mà họ đã làm tổn thương nhau. Bản chất Phúc là đứa trẻ tình cảm, nhưng tình tính hiếu động thích trêu chọc, nghịch ngợm, có lần Phúc đánh nhau bị rách môi bố đã tức giận đánh cậu một trận thừa sống thiếu chết. Bị nhiều trận đòn khác nữa, Phúc trở nên chai lì, mặc cảm tự ti luôn nghĩ rằng mình là đồ bỏ đi, thế rồi nảy sinh tâm lý tiêu cực, chán nản. Đến trường cậu quậy phá, gây gổ đánh nhau, chán học, cúp tiết, lang thang…Càng như thế Phúc càng trở nên là đứa con hư trong mắt bố, tần suất những trận đòn lại dầy thêm. Còn Phúc thì cho rằng có lẽ bố không yêu thương mình. Hai cha con dần xa cách. Tất cả cũng từ việc họ chưa quan tâm đến nhau, chưa dành thời gian trò chuyện, chia sẻ, chưa thấu hiểu nhau. May thay, chính cô Quỳnh là người để ý đến những hành động, cử chỉ của cậu học trò nghịch ngợm. Cô quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ Phúc trong việc học tập cũng như trong cuộc sống, khuyên nhủ điều hay lẽ phải khiến cậu nhận ra là lâu nay mình chưa quan tâm đến bố, đến những người bạn xung quanh. Cô còn lén đóng vai người bạn bí mật âm thầm gửi những lời động viên, phân tích đúng sai cho Phúc. Nghe lời khuyên của người bạn bí mật, Phúc đã quan tâm đến bố mình hơn. Chi tiết cậu mua ba điếu thuốc cho bố giản dị thôi nhưng đã nói lên điều ấy. Một bài học vỡ lòng mà mỗi người lớn cần phải học để biết cách yêu thương, quan tâm, sẻ chia với con trẻ, những tâm hồn non nớt cần được chở che và dìu dắt. “Cuộc sống này nếu không có tình yêu thương và sự trìu mến thì sẽ trở nên vô vị và bế tắc... Đó là cách chúng ta dìu nhau bước đi trong cuộc đời”, đây thực sự là một tuyên ngôn sâu sắc về tình yêu thương giữa con người với con người và thông điệp về bảo vệ và chăm sóc trẻ em mà tác giả Ngô Diệu Hằng muốn gửi gắm tới người đọc người nghe. Có một truyền thuyết kể rằng nếu ai gấp được một nghìn con hạc giấy thì sẽ có một điều ước và nó sẽ trở thành sự thật. Hạc giấy với số lượng một nghìn con dường như đem đến một tia hy vọng, sự tốt đẹp cho cuộc sống của người gấp ra chúng. Ở truyện ngắn này không chỉ điều ước của Phúc trở thành sự thật mà còn của nhiều người khác nữa: cô Quỳnh, bố Phúc…(Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Thầy và trò": Ngẫm về sự dạy và học hôm nay

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2019

Lượt nghe: 1633

Người thầy giáo có vị trí đặc biệt trong xã hội, nghề dạy học cũng là một nghề cao quý. Tình thầy trò là một trong những tình cảm được trân quý trong cuộc sống. Người thầy giáo được kính yêu như cha mẹ của học trò. Với những thay đổi của đời sống hiện đại ngày hôm nay, tình cảm thầy trò vẫn cao đẹp nhưng mối quan hệ, cách ứng xử giữa thầy, cô giáo và học trò cũng có nhiều thay đổi. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 5/9, chúng ta cùng nghe truyện ngắn “Thầy và trò” của nhà văn Lê Minh Khuê

"Tiếng thét ngàn năm": Bài học về sự đoàn kết, trọng dụng người tài

Ngày phát hành 10:34 | 1/3/2024

Lượt nghe: 1313

Trần Khát Chân là vị tướng Anh hùng chống ngoại xâm kiệt xuất nhất cuối triều Trần. Trong lịch sử các triều đại phong kiến chống ngoại xâm của Đại Việt từng xuất hiện nhiều vị tướng tài năng, dũng khí can trường nhưng một vị Tổng tư lệnh chiến trường mới 20 tuổi, lại xuất thân từ một Thái học sinh ( tức Tiến sĩ) như Trần Khát Chân thì chỉ có một. Năm 1390, Ngài đã chỉ huy quân Long Tiệp nhà Trần đánh tan cánh quân xâm lược của vua Chiêm Chế Bồng Nga, kẻ đang ngự giá thân chinh tiến chiếm Thăng Long lần thứ tư trên sông Hải Triều. Sau công huân rỡ ràng đó, Ngài được thăng chức Thượng tướng quân. Năm 1399, trước họa cướp ngôi nhà Trần của Hồ Quý Ly, vị Thượng tướng quân lỗi lạc ấy, chỉ vì một giây lát chần chừ mà bị Hồ Quý Ly sát hại cùng với 370 vị tướng và thân vương nhà Trần. Sử sách đã bàn khá nhiều về cái giây lát mất còn ấy. Truyện ngắn Tiếng thét ngàn năm không đi sâu vào khoảnh khắc bi thương ấy mà tập trung khắc họa cuộc đời nhân vật Trần Khát Chân, qua đó nhà văn Lê Ngọc Minh bày tỏ một lời bàn cảm thương và day dứt. Lịch sử đã chứng minh, trước họa xâm lăng, kẻ cường quyền nào không biết cố kết sức mạnh dân tộc thành một khối vững chắc, lại đi hãm hại hiền tài thì sớm muộn gì cũng thảm bại, đất nước và nhân dân bị lầm than vong quốc như Nguyễn Trãi đã viết trong Cáo bình Ngô “... Vừa rồi nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ Để trong nước lòng dân oán hận/ Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa…”. Ngoài ra, theo chúng tôi còn một thông điệp nữa làm nên sức nặng cho truyện ngắn, đó là việc trọng dụng người tài. Thượng hoàng Trần Nghệ Tông với con mắt tinh đời và tấm lòng rộng lượng đã nhìn ra người tài mà ở đây còn rất trẻ, “tài không đợi tuổi”. Trước tình thế nguy kịch “ngàn cân treo sợi tóc” khi đại quân địch do Chế Bồng Nga ngự giá thân chinh đã sắp tiến vào Thăng Long, Nghệ hoàng đã có một nước đi sáng suốt. Ngài không giấu diếm việc sức khỏe mình yếu sợ không địch nổi tài thao lược của Chế Bồng Nga, không ngại việc lời ra tiếng vào, không sợ đặt cuộc số phận chính trị của mình vào trò may rủi để cất nhắc Trần Khát Chân-một viên Đô tướng trẻ mới mười chín tuổi lên làm Tổng chỉ huy quân đội thống lĩnh đại quân đi chinh phạt Chế Bồng Nga. Một truyện ngắn hấp dẫn, tiết tấu nhanh qua những câu văn ngắn và giọng kể đầy cảm thương của nhà văn./.

“Gió quê mở sách”: Mở ra cánh cửa tự học

“Gió quê mở sách”: Mở ra cánh cửa tự học

Ngày phát hành 10:44 | 25/11/2022

Lượt nghe: 184

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy được bạn đọc cả nước biết đến với các tập truyện ngắn và tiểu thuyết như “Gió đồng se sắt”, tập truyện ngắn - NXB Thanh Niên 2005; “Vết thương thành thị”, tập truyện ngắn (NXB Trẻ), “Người đàn bà đợi mưa”, tập truyện ngắn (NXBVăn Học). Tiểu thuyết “Con chim Joong bay từ A đến Z” và “Màu rừng ruộng”. Nhà văn Đỗ Tiến Thụy hiện là biên tập viên văn xuôi của Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “Gió quê mở sách”- tác phẩm đạt giải nhì cuộc thi “Trang sách tôi yêu” của nhà xuất bản Giáo dục.

Chạy ngập: Học cách sống chung với thiên tai

Chạy ngập: Học cách sống chung với thiên tai

Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020

Lượt nghe: 1386

"Chạy ngập" miêu tả cảnh chạy lụt của một vùng dân cư gần bờ sông. Truyện mở ra với nhịp điệu khẩn trương, gấp gáp, sôi động. Những gia đình bị nước ngập phải di tản đến vị trí cao hơn, cụ thể là cùng nhau chuyển vào phía trong gò, ở nhờ nhà ông nội của Dũng. Bên cạnh đó, mỗi gia đình vẫn phải có người túc trực, canh chừng ở khu nhà ngập để trông coi tài sản, theo dõi diễn biến của dòng nước để còn kịp thời ứng phó. Nhiều gia đình đã bị lũ cuốn trôi mất nhà, như gia đình cô Sinh. Truyện tiếp tục được kể qua ngôi thứ nhất, xưng tôi, của nhân vật Dũng. Trong khó khăn, tình người càng trở nên ấm áp bởi sự đùm bọc giúp đỡ, yêu thương chia sẻ. Trẻ em luôn là đối tượng được quan tâm, chăm sóc nhiều nhất dù những bữa cơm ngày chạy lũ thật đơn sơ, thậm chí là phải ăn cơm độn khoai. Có thể thấy, nhà văn Du An đã có những miêu tả rất sống động, chi tiết và thành công về đời sống sinh hoạt của con người trong ngày chạy lũ. Nào là sự náo nhiệt của mỗi bữa cơm khi những đứa trẻ chìa tay chìa bát nhao nhao xin đồ ăn, nào là cảnh ngủ chung líu ríu ở dưới sàn nhà, nào là cảnh nước ăn chân, cảnh bơi thuyền, cảnh di chuyển những bu gà, bu ngan. Một trong những đoạn đặc biệt sống động là phần miêu tả bọn trẻ con đi hái trộm mít do Dũng dẫn đầu. Gần chục quả mít được xơi hết khiến bọn trẻ no căng, bữa tối không thể ăn được cơm nên người lớn dễ dàng phát hiện ra. Bố mẹ của đám trẻ thì ái ngại nhưng ông nội Dũng chỉ cười hiền, không mắng cũng không phạt. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Dũng mang sách giáo khoa bị ướt đi phơi để chuẩn bị cho năm học mới. Trải qua bao năm tháng, qua bao cuộc đấu tranh sinh tồn, những con người đã học được cách sống chung với thiên tai và khắc phục thiên tai. Trong lòng họ giữ trọn một trái tim nhân hậu, sẵn sàng sẻ chia và giúp đỡ, đồng thời luôn biết hướng về tương lai với nhiều tin yêu và hy vọng. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

Tiểu thuyết "Sóng độc" (Buổi 36): Học giả bằng thật

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 11:35 | 12/1/2023

Lượt nghe: 340

Ban Kiểm tra Đảng đã có kết luận rõ ràng về trường hợp của Quang Thiện, minh oan cho anh trước những ồn ào không đáng có. Dẫu vậy, Đỗ Thiết không hề nhận sai mà vẫn tìm mọi cách để làm mất danh dự của Quang Thiện. Ngựa quen đường cũ, Đỗ Thiết vẫn nghĩ rằng bằng những mánh khóe như hối lộ, tung tin xấu, kết bè kết cánh…, anh ta sẽ loại Quang Thiện ra khỏi danh sách ứng cử viên cho chức Giám đốc Đài Truyền hình Bắc Hà mãi mãi. Nhưng cuộc chiến này, Quang Thiện không đơn độc. Một loạt báo chí trung ương đã vào cuộc, trong đó ba tờ “Ngôn luận”, “Trí Việt” và “Tin nhanh” đã có các bài viết chi tiết, với đầy đủ bằng chứng minh oan cho Quang Thiện trong việc “học giả bằng thật”… Sau đây, giọng đọc Minh Nguyệt gửi tới quý vị và các bạn những trang tiếp tiểu thuyết “Sóng độc” của nhà văn Trần Gia Thái. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành.

Truyện ngắn "Hai nhà sát nhau": Bài học nhớ đời cho kẻ tham quyền cố vị

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2017

Lượt nghe: 6167

Qua hình ảnh nhân vật Bí thư huyện ủy Hoàng Bỉ, tác giả phê phán tư tưởng tham quyền, cố vị của một bộ phận cán bộ công chức. Vì thói hư tật xấu và tư tưởng công thần của mình mà Hoàng Bỉ đã bị bài học nhớ đời. Ông bực tức vì mình mới nghỉ hưu được ít ngày mà không có ai đến chúc tết, ít người đến dự cưới con trai út. Nhưng được vợ và con trai cả phân tích thấu tình đạt lý nên Hoàng Bỉ cũng tỉnh ngộ và buông bỏ nhiều suy nghĩ tiêu cực. (Đọc truyện đêm khuya 11/9/2017)

Truyện ngắn "Bài học không có trong giáo trình"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2016

Lượt nghe: 7390

Cuộc hội ngộ giữa hai nhân vật thầy trò trên chuyến tàu tốc hành Bắc Nam mở ra những hồi ức, diễn biến nội tâm. Đặc biệt, sự thức tỉnh lương tâm từ phía người thầy. Truyện có một góc kể đầy thẳng thắn và nhân văn. Giảng đường đại học cao xa, những bài giảng sẽ chỉ là sách vở, tình thầy trò sẽ mãi xa cách nếu người thầy xa rời đời sống, không có sự gần gũi thấu hiểu tâm tư, gia cảnh, những khốn khó của học trò, nếu người thầy tắc trách và thiếu bao dung. (Đọc truyện đêm khuya 15/11/2016)

Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học

Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học

Ngày phát hành 11:0 | 9/5/2023

Lượt nghe: 1144

Nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu sinh năm 1959 tại Thái Bình. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng thơ – Hội Nhà văn Hà Nội. Vốn là một tiến sĩ Triết học nhưng nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu lại có sức sáng tác thơ ca bền bỉ với nhiều tập thơ như: “Chùm mơ tiên cảm”, “Lửa thiêng”, “Hoa linh”, “Dọc sông Hồng”, “Phồn sinh”, “Hoa linh thảo”…Vừa qua, nhà thơ Nguyễn Linh Khiếu đã có cuộc gặp gỡ bạn bè văn chương tại không gian của “Tổ Chim Xanh”, Hà Nội. Trong buổi tâm giao này, trường ca “Phồn sinh” của nhà thơ quê Thái Bình đã nhận được nhiều sự chú ý và đánh giá từ các nhà nghiên cứu và các bạn thơ. Phóng viên chương trình có bài “Nguyễn Linh Khiếu: Phá cách trong trường ca triết học”.

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Thơ của cựu sinh viên khoa Ngữ Văn (Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội)

Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2016

Lượt nghe: 2663

“Khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp” là một thương hiệu bền vững, ẩn chứa niềm tự hào của bao thế hệ từng học tập, trưởng thành từ nơi đây. Đặc biệt, trong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà báo được đào tạo ở khoa đã vào chiến trường, dâng hiến tuổi trẻ cho lý tưởng, cho khát vọng độc lập thống nhất đất nước. Trong không khí kỷ niệm 60 năm truyền thống khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (1956-2016), Tiếng thơ trân trọng giới thiệu sáng tác của một số nhà thơ - cựu sinh viên khoa Ngữ Văn, thay lời tri ân đối với những đóng góp của một địa chỉ đào tạo đại học uy tín. (Tiếng thơ 16/11/2016)

Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây

Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây

Ngày phát hành 8:21 | 5/5/2022

Lượt nghe: 1058

Nhân loại trong lịch sử phát triển hàng ngàn năm đã cùng nhau vượt qua bao thử thách gian nan, bao biến cố lớn lao trong hành trình tiến đến cuộc sống văn minh hiện đại. Và cho đến thập niên thứ ba của thế kỷ 21 này, loài người vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn như thiên tai, bệnh dịch và đặc biệt là chiến tranh. Cuộc chiến tranh gần 2 tháng qua giữa Nga – Ukraine đã khiến cho bao con người thiệt mạng, bao nhiêu người phải ly hương, bao trẻ em không được đến trường, bao công trình xây dựng trở thành hoang phế, đổ nát. Trước những thảm cảnh này, với tất cả mọi con người có lương tri trên trái đất, chúng ta không ai mong muốn. Chương trình Đôi bạn văn chương lần này, trong một bối cảnh thời sự đặc biệt như vừa kể trên, xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Cảm hứng phản chiến trong dòng chảy văn học Đông Tây, để mỗi chúng ta một lần nữa có thể nhận thấy, phản đối chiến tranh là một tình cảm có trong tinh thần của tất cả các dân tộc.

Bài học bình tĩnh từ một quả táo

Bài học bình tĩnh từ một quả táo

Ngày phát hành 0:0 | 29/10/2020

Lượt nghe: 697

Thỏ, Nhím và Quạ không chịu nhường nhịn nhau một quả táo. Con nào cũng cho rằng mình đã nhìn thấy trước, chẳng hề lắng nghe nhau. Vậy ai sẽ đứng ra phân xử cho chúng đây? (Kể chuyện và hát ru 26/10/2020)

Bài học nhớ đời

Bài học nhớ đời

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2016

Lượt nghe: 1636

Ở một khu rừng nọ, có bạn Gấu lớn rất là hư. Gấu lớn chuyên bắt nạt các bạn nhỏ hơn, đặc biệt là bạn Thỏ. Vì hay bắt nạt các bạn ít tuổi và nhỏ bé hơn, nên Gấu lớn đã bị nhận một bài học thích đáng.(Kể chuyện và hát ru 15/6/2016)

Bí mật ở trường học phù thủy (Phần 1)

Bí mật ở trường học phù thủy (Phần 1)

Ngày phát hành 15:46 | 8/5/2021

Lượt nghe: 1393

Ngày xửa ngày xưa, ở xứ sở Xalamaca có ngôi trường chuyên dạy về các loại phép thuật. Và tất nhiên thầy giáo dạy ở đó đều là những phù thủy có phép thuật và sức khỏe phi thường. Nếu ai học qua ngôi trường này rồi thì đều có thể làm được những điều khác thường, kỳ lạ... (Kể chuyện và hát ru 05/05/2021)

Bí mật ở trường học phù thủy (Phần 2)

Bí mật ở trường học phù thủy (Phần 2)

Ngày phát hành 16:6 | 8/5/2021

Lượt nghe: 1060

Vì mong muốn con trai thành tài nên người cha đã quyết định gửi cậu bé vào ngôi trường dậy phép thuật Xalamaca. Sau một năm học tập, cậu bé đã học được rất nhiều phép thuật, thậm chí còn giỏi hơn cả người thầy của mình. Và tai họa đã xảy ra... (Kể chuyện và hát ru 06/05/2021)

Chiếc găng tay và bài học đoàn kết

Chiếc găng tay và bài học đoàn kết

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2020

Lượt nghe: 1031

Người đàn ông nọ đánh rơi chiếc găng tay trên tuyết giữa ngày lạnh giá. Thế rồi, rất nhiều con vật, không con nào nhường con nào, chúng đều cố chen vào chiếc găng tay đó để trú ngụ. Một chiếc găng tay bé xíu như vậy có đủ chỗ cho tất cả chúng không? (Kể chuyện và hát ru 02/09/2020)

Kì thú truyện tranh "Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn"

 Kì thú truyện tranh

Ngày phát hành 15:35 | 20/5/2024

Lượt nghe: 867

Kiến thức về khoa học cùng những điều bí ẩn trong vũ trụ đã được hai tác giả Hàn Quốc là Jae Hoon Choi và Myeong Seon Lee sáng tạo bằng nhiều câu chuyện dí dỏm và hài hước thông qua bộ truyện tranh “Zookiz và Trường Khoa học bí ẩn” vừa được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành... (Văn nghệ thiếu nhi 14/05/2024)

Muỗi đã dạy cho gấu bài học nhớ đời ra sao?

Muỗi đã dạy cho gấu bài học nhớ đời ra sao?

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016

Lượt nghe: 1736

Trong khu rừng nọ có một con gấu suốt ngày đi bắt nạt một chú thỏ khiến thỏ ta không biết bao nhiêu lần phải tủi thân khóc lóc một mình. Một ngày kia, chú thỏ nhút nhát mang chuyện ấm ức ấy đi kể với bạn muỗi.Muỗi hứa sẽ giúp thỏ con dạy cho gấu to xác một bài học nhớ đời(Kể chuyện và hát ru cho bé 22/4/2016).

Ếch xanh đi học

Ếch xanh đi học

Ngày phát hành 13:47 | 3/1/2022

Lượt nghe: 1960

Ếch xanh lười học ham chơi. Chú cứ nghĩ rằng chú biết tất cả. Vì ở dưới đáy giếng nên chú chỉ thấy bầu trời bé như một cái vung. Khi mẹ cho đi học, Ếch xanh lại chủ quan, trêu trọc tất cả bạn bè và lấy làm thú vị lắm... (Kể chuyện và hát ru 24/12/2021)

Thỏ đã bị Gà trống dạy cho bài học như thế nào?

Thỏ đã bị Gà trống dạy cho bài học như thế nào?

Ngày phát hành 0:0 | 27/7/2015

Lượt nghe: 1129

Nhắc tới loài Thỏ thì chúng ta thường nghĩ ngay tới bộ lông mượt mà, đôi tai dài và cái đuôi ngăn ngắn. Trí thông minh của loài Thỏ thì được tất cả các con vật trong rừng đều thán phục. Tuy nhiên trong câu chuyện cổ tích hôm nay, hình ảnh của chú Thỏ lại không được đẹp như thế. Vậy Thỏ ta đã làm gì ảnh hưởng tới các con vật khác nhỉ? ( Kể chuyện và hát ru phát 25+26/07)

Rùa dạy khỉ bài học gì?

Rùa dạy khỉ bài học gì?

Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2016

Lượt nghe: 1642

Trong rừng, rùa chơi thân với khỉ. Không những tự cao tự đại, khỉ còn đối xử không tốt khiến rùa rất là tức giận. Chú rùa hiền lành sẽ làm thế nào để dạy cho khỉ một bài học nhỉ? (Kể chuyện và hát ru cho bé 27+28/02).

Truyện "Quả Cam": Bài học về tính trung thực (Phần 1)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018

Lượt nghe: 1172

Cam là loại hoa quả được yêu thích và sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người. Quả cam có tới 9 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Trong chương trình hôm nay, các bạn cùng nghe phầu đầu truyện ngắn “Quả cam” của tác giả Khải Nguyên. Cây cam không phát triển tốt, quả cam không lớn được vì bị sâu phá hoại. Chú bé dùng súng cao su định đuổi con sâu đi nhưng lại vụng về làm rụng hết lá cây cam. May nhờ cô bé dùng thuốc diệt trừ sâu phá hoại mà cây cam đã ra quả thật to, thật ngon. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 19/03/2016)

Truyện "Tham ăn": Bài học cho những người keo kiệt, tham lam.

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2016

Lượt nghe: 1824

Có một ông quan tham ăn và rất keo kiệt. Ông có một vườn rất nhiều táo chín nhưng không muốn cho ai ăn kể cả vợ con của mình. Biết ông quan keo kiệt nhưng lại thăm ăn nên hai bác nông dân bàn với nhau sẽ cho ông một bài học nhớ đời. Vì cái tính tham lam của mình mà ông quan phải đi một chặng đường xa với cái bụng đói.Một câu chuyện phê phán tính xấu keo kiệt, tham ăn của con người.(Kể chuyện và hát ru 03/6/2016)

Truyện cổ tích "Chích chòe và cáo": Bài học cho kẻ độc ác

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2018

Lượt nghe: 1706

Chích chòe mẹ sinh những đứa con xinh xắn lắm nhưng có một con cáo độc ác, rắp tâm ăn thịt đàn con của chích chòe mẹ. Tuy ban đầu hoảng sợ nhưng nhờ trí thông minh và tình yêu con vô tận, chích chòe mẹ đã tìm mọi cách tiêu diệt con cao gian ác kia. Mẹ con chích chòe sống yên vui trong khu rừng đầy tiếng chim ca.(VOV6 Kể chuyện và hát ru 16/01/2018)

Truyện cổ tích "Nàng tiên biển": Bài học cho những người không biết quý trọng gia đình

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017

Lượt nghe: 2439

Câu chuyện về cuộc phiêu lưu của nàng tiên cá của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã làm rung động trái tim hàng triệu thiếu nhi thế giới. Đất nước Braxin cũng có câu chuyện rất thú vị về một nàng tiên biển. Hôm nay, chúng ta cùng nghe cô Thu Hà kể truyện cổ tích Braxin có nhan đề “Nàng tiên biển”. Nhờ sự giúp đỡ của nàng tiên biển mà người đánh cá nghèo đã bắt được rất nhiều cá. Chàng và nàng tiên biển trở thành vợ chồng. Nhưng chàng thật đáng trách khi không quý trọng người vợ hiền dịu và gia đình hạnh phúc của mình. Cuối cùng người đánh cá đã mất tất cả, nàng tiên trở lại với biển. Gia súc, của cải cũng bỏ chàng mà đi. Người đánh cá lại trở về với cuộc sống nghèo khổ của mình. (Kể chuyện và Hát ru 28/11/2017)

Truyện cổ tích "Tham ăn": Bài học cho những kẻ xấu tính

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018

Lượt nghe: 1046

Có một ông quan giàu có nhưng lại tham lam và rất keo kiệt nữa. Hai bác nông dân bàn với nhau sẽ dạy ông quan một bài học ra trò. Ông quan không những mất nhiều táo mà còn phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói nữa. Vì tính xấu tham ăn lại keo kiệt của mình khiến ông chịu biết bao nhiêu là cực khổ. Và chắc sau khi bị hai bác nông dân dạy cho một bài học nhớ đời, ông ta sẽ bỏ ngay những tính xấu của mình. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 21/05/2018)

Truyện cổ tích "Tham ăn": Bài học nhớ đời cho kẻ keo kiệt, tham lam

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 8:44 | 1/11/2017

Lượt nghe: 2413

Câu chuyện kể về ông quan giàu nhưng lại rất tham lam và keo kiệt. Ông quan có một vườn táo rất nhiều táo chín ngon lành nhưng chẳng muốn cho ai dù là người nhà của mình. Hai bác nông dân bàn với nhau lập mưu dạy cho ông ta một bài học. Và ông quan đã phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói. Một câu chuyện hài hước hóm hỉnh châm biếm những con người tham lam và keo kiệt. (Kể chuyện và hát ru 31/10/2017)

Nào, mình học múa đi

Nào, mình học múa đi

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020

Lượt nghe: 824

Múa là môn nghệ thuật độc đáo đòi hỏi sức dẻo dai, sự luyện tập bền bỉ. Mỗi động tác múa hàm ẩn nét tinh tế, sự thăng hoa của người nghệ sĩ. Hôm nay, chị Thúy Quỳnh sẽ dẫn chúng mình tới thăm lớp múa tổng hợp của các bạn nhỏ thuộc Trung tâm Gogo kids- Hà Nội để tìm hiểu đôi nét về bộ môn nghệ thuật biểu diễn này nhé...

Ngày hội "Vui đọc sách văn học": Nơi "gặp gỡ" những tác phẩm nổi tiếng

Ngày hội

Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2016

Lượt nghe: 1050

Tham gia Ngày hội “Vui đọc sách Văn học” ngoài được đọc lại những tác phẩm văn học nổi tiếng của Việt Nam có trong tủ sách: “ Tuổi thần tiên”, “ Tuổi hoa”, “ Thơ với tuổi thơ”; Các Tuyển tập truyện ngắn của các nhà văn Tô Hoài, Vũ Tú Nam, Đoàn Giỏi, Vũ Hùng, Nguyễn Nhật Ánh…thì chúng mình còn có dịp khám phá các nền văn hóa trên thế giới thông qua tác phẩm văn học nổi tiếng như: “Sophie và tên khổng lồ” của Roald Dahl - Người kể chuyện số 1 thế giới; “Những tác phẩm để đời của Shakespeare”- kịch gia vĩ đại nhất mọi thời đại; “Gia đình Mumi ở biển”- biểu tượng của văn học thiếu nhi đất nước Phần Lan; “ Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” của nhà văn Mỹ Laura Ingalls Wilder; “ Truyện kể hay nhất về loài vật” của nhà văn Nga Thompson Seton... (Văn nghệ thiếu nhi 07/8/2016)

Ngoại khóa hè với lớp học hát xẩm

Ngoại khóa hè với lớp học hát xẩm

Ngày phát hành 11:49 | 18/7/2023

Lượt nghe: 306

Hè này, bên cạnh những chuyến đi chơi cùng gia đình thì các hoạt động ngoại khóa về nghệ thuật hay thể chất cũng được nhiều bạn lựa chọn. Nếu các bạn ở thủ đô yêu thích nghệ thuật truyền thống mà chưa tìm được địa chỉ để chúng mình trải nghiệm, học hỏi thì xin chia sẻ cùng các bạn một lớp học hát xẩm của cô giáo Đinh Ngọc Nhung... (Văn nghệ thiếu nhi 12/07/2023)

Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20

Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20

Ngày phát hành 21:39 | 4/12/2022

Lượt nghe: 242

Chương trình ngữ văn 11 có nhiều bài học được triển khai theo phương pháp mới, cho học sinh tự tìm hiểu, nghiên cứu, mở rộng nội dung bài học. Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng Tháng 8 năm 1945” là một trong những tiết học được các bạn thực hiện theo phương pháp ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 28/11/2022)

Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 (tiếp theo)

Ngữ văn lớp 11: Ôn tập văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 (tiếp theo)

Ngày phát hành 9:38 | 6/12/2022

Lượt nghe: 238

Lần trước chúng ta đã cùng nhau ôn lại bài học trong sách Ngữ văn 11 “Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945” với nội dung là bộ phận văn học công khai, còn gọi là hợp pháp. Một nội dung nữa đó là bộ phận văn học không công khai, còn gọi là bất hợp pháp, là những sáng tác chủ yếu của các chí sĩ yêu nước trong tù. Chúng mình cùng nhau ôn tiếp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 05/12/2022)

Nhà thơ Lê Hồng Thiện: cây bút gắn bó với văn học thiếu nhi

Nhà thơ Lê Hồng Thiện: cây bút gắn bó với văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2017

Lượt nghe: 1636

Có một nhà thơ đã gắn bó hơn nửa thế kỉ với văn học thiếu nhi. Đó là nhà thơ Lê Hồng Thiện (Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hưng Yên). Hơn nửa thế kỉ viết cho thiếu nhi, ông đã sáng tác hơn 10 tập thơ. Với đóng góp cho văn học thiếu nhi ông nhận được nhiều giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội VHNT Hưng Yên. Song giải thưởng lớn nhất với ông là được nhiều độc giả trẻ em trong cả nước yêu thơ ông. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà thơ Lê Hồng Thiện về sáng tác của ông cho thiếu nhi. Tiếp đó, các bạn cùng nghe bài thơ "Cây của vườn" của ông. Phân cuối chương trình là bài viết "Khu vườn tuổi thơ" của nhà văn Nhụy Nguyên. (Văn nghệ thiếu nhi 07/12/2017)

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Nhà thơ Trần Kim Anh và câu chuyện dạy văn học văn

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019

Lượt nghe: 644

Khoảng thời gian giữa hai hiệp đấu bóng, các cầu thủ được nghỉ ngơi dưỡng sức. Với học sinh chúng mình, hết học kỳ một lại bước vào học kỳ 2. Việc học cứ tiếp nối như vậy, nhưng vẫn có thời gian để băn khoăn một chút, nghĩ ngợi một chút về môn học. Cùng chia sẻ với cô giáo - nhà thơ Trần Kim Anh những tâm tư về dạy học văn trong nhà trường nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/01/2019)

Nhan đề tác phẩm văn học

Nhan đề tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2017

Lượt nghe: 906

Nhan đề tác phẩm văn học đóng một vai trò rất quan trọng bởi đó là cánh cửa mở ra nội dung tư tưởng, ý nghĩa và thông điệp mà tác giả gửi gắm. Nhan đề góp phần làm cho tác phẩm gói trọn vẹn nội dung và nghệ thuật, làm cho tác phẩm hấp dẫn hơn, ý nghĩa hơn. (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2017)

Những bài học làm người đáng nhớ của tuổi mới lớn

Những bài học làm người đáng nhớ của tuổi mới lớn

Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2016

Lượt nghe: 1535

BTV Hoàng Hiệp phỏng vấn nhà văn Nguyễn Đình Tú về những sáng tác văn học thiếu nhi của anh. Kỉ niệm khó quên về trường lớp, về bạn bè trong bài thơ "Tình bạn" của tác giả Nguyễn Hoàng. Truyện ngắn xúc động và có ý nghĩa giáo dục nhân cách có nhan đề "Thiên thần chim cánh cụt" của tác giả Nguyễn Hằng Nga. (Văn nghệ thiếu nhi 15/7/2016)

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Những bài học về tình yêu quê hương đất nước

Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2020

Lượt nghe: 544

“Sông núi nước Nam, vua Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” - câu thơ vang lên như lời tuyên ngôn dõng dạc, khẳng định nền đọc lập chủ quyền của dân tộc ta từ thế kỷ X. Bài thơ “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt có giá trị vững bền bởi tinh thần đó... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 21/12/2020)

Những cách thức tiếp cận môn Ngữ văn trong quá trình dạy và học

Những cách thức tiếp cận môn Ngữ văn trong quá trình dạy và học

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2017

Lượt nghe: 912

Ngữ văn là môn học bắt buộc trong nhà trường và vô cùng quan trọng. Học Ngữ văn đòi hỏi những kĩ năng nhất định. Đây không phải là môn học phụ thuộc hoàn toàn vào năng khiếu đâu các em nhé, chúng mình cần có phương pháp tốt nhất để học thì môn Ngữ văn sẽ vô cùng thú vị và nhiều bổ ích, bởi môn văn hướng về cái đẹp của tự nhiên và xã hội, là kết tinh trọn vẹn của Chân - Thiện - Mỹ. (Trang văn nghệ nhà trường 31/7/2017)

Những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cuốn sách "Suốt đời học Bác"

Những câu chuyện về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua cuốn sách

Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020

Lượt nghe: 763

Cuốn sách “Suốt đời học Bác” của tác giả Kiều Mai Sơn gồm 16 câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua lời kể của những người đã từng làm việc và phục vụ bên Bác trong nhiều năm, góp phần khắc họa chân dung vị lãnh tụ giản dị, gần gũi và cao cả, luôn "nâng niu tất cả chỉ quên mình"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/05/2020)

Những kinh nghiệm học văn

Những kinh nghiệm học văn

Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2017

Lượt nghe: 776

Chia sẻ về môn ngữ văn, một bạn đã viết thế này: “Tôi đã từng nghĩ mình học kém môn văn. Tôi cũng từng cảm thấy môn văn chán ngắt. Tôi không bao giờ có ý định mua sách văn học về đọc…”. Những tâm sự đầy nỗi niềm, đúng không! Nhưng sau đó cũng chính bạn ấy lại khẳng định: “Tôi là một học sinh giỏi văn. Và tôi sẽ cố gắng không ngừng để đạt được mục tiêu của mình”. Quả thực đây là những trạng thái đầy khác biệt, có vẻ rất mâu thuẫn. Cùng nghe bạn ấy bộc bạch để hiểu hơn điều gì đã diễn ra với bạn ấy trong quá trình học văn nhé. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 21/8/2017)

Những ô cửa mở từ văn học

Những ô cửa mở từ văn học

Ngày phát hành 16:25 | 18/4/2021

Lượt nghe: 745

Những ghi nhận từ work shop "Bút kể ta nghe" tổ chức tại trường THCS Văn Lang (Việt Trì - Phú Thọ). Những truyện ngắn giàu hình tượng và thông điệp, như “Đèn giao thông” của bạn Tào Thu An, “Mở cửa sổ ra và thấy bình minh thắp” của tác giả Huỳnh Tài. Mỗi phần như một ô cửa, cùng chúng ta cảm nhận và viết thêm những câu từ mới về cuộc sống phong phú bên ngoài... (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2021)

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Những tình cảm đặc biệt của tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2016

Lượt nghe: 1094

Phần đầu chương trình, cây bút Trần Diệu My (bút danh Uyên Quyên)gửi tới các bạn truyện ngắn "Chị em hộc bàn". Một câu chuyện xúc động về tình bạn tuổi học trò làm quen qua những lá thư trong hộc bàn. Biên tập viên Hoàng Hiệp có cuộc trò chuyện với cây bút Trần Diệu My về những tâm tư, tình cảm khi bạn sáng tác truyện về tuổi học trò. Tiếp đó là những hình ảnh thân thương quen thuộc với học trò trong bài thơ "Nắng ấm sân trường" của tác giả Nguyễn Liên Châu. Phần cuối chương trình, tản văn "Người mẹ thứ hai" của tác giả Kim Dung là lời tri ân của cô học trò nhỏ với cô giáo kính yêu của mình. (Văn nghệ thiếu nhi 18/11/2016)

Nơi tiếp sức cho tuổi học trò

Nơi tiếp sức cho tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2018

Lượt nghe: 585

Tạp chí "Văn Tuổi thơ" cùng "Văn học và Tuổi trẻ" không chỉ là một kênh bổ sung kiến thức văn học nhà trường mà còn khơi nguồn sáng tác văn học cho các bạn học sinh. Những chuyên mục như “Chân dung văn học”, “Đi tìm vẻ đẹp văn chương”, “Trang sáng tác” “Ngộ nghĩnh học trò” đã kết nối bao bạn bè gần xa... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học tuổi mới lớn 06/11/2018

NSND Trung Hiếu theo đuổi dự án sân khấu học đường

NSND Trung Hiếu theo đuổi dự án sân khấu học đường

Ngày phát hành 16:4 | 18/11/2021

Lượt nghe: 479

Phần đầu chương trình, chúng ta cùng gặp lại NSND Trung Hiếu – GĐ Nhà hát Kịch Hà Nội để nghe thêm những câu chuyện gắn với niềm say mê theo đuổi nghệ thuật sân khấu- điện ảnh cũng như dự án “Sân khấu học đường” mà ông đang ấp ủ. Phần cuối chương trình là tiểu phẩm “Tỉnh ngộ”... (Văn nghệ thiếu nhi 10/11/2021)

Ôn tập trước thềm năm học mới

Ôn tập trước thềm năm học mới

Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2020

Lượt nghe: 396

Tiếp tục việc ôn tập môn ngữ văn, chuẩn bị cho năm học mới, cô Nguyễn Bích Phượng (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội) cùng chúng mình hệ thống lại kiến thức các tác phẩm đọc hiểu trong chương trình ngữ văn lớp 8... (Văn nghệ thiếu nhi 31/08/2020)

Ôn tập về văn học Việt Nam

Ôn tập về văn học Việt Nam

Ngày phát hành 15:20 | 10/8/2021

Lượt nghe: 768

Tiếp tục ôn tập môn ngữ văn lớp 10, chương trình hôm nay có cuộc trao đổi cùng cô giáo Nguyễn Hương Duyên, giáo viên ngữ văn trường THPT Thường Tín (huyện Thường Tín, Hà Nội) về nội dung bài học “Tổng quan văn học Việt Nam” rất hữu ích với chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi 09/08/2021)

Sân khấu dân gian trong học đường

Sân khấu dân gian trong học đường

Ngày phát hành 10:39 | 2/11/2022

Lượt nghe: 190

Dựng lại các trích đoạn, tìm hiểu về trang phục, lời cổ, nhân vật thuộc tích xưa… sẽ giúp chúng mình am hiểu và cảm thấy gần gũi với đời sống hiện tại. Đó cũng là thế mạnh mà môn ngữ văn trong nhà trường có thể phát huy... (Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2022)

Sân khấu hóa tác phẩm văn học - Một hướng đi cho dạy và học văn phổ thông

Sân khấu hóa tác phẩm văn học - Một hướng đi cho dạy và học văn phổ thông

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

Lượt nghe: 930

Suốt 17 năm qua, học Văn theo phương pháp "trả tác phẩm" về cho học sinh đã trở thành thương hiệu của trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội), trở thành cách học văn theo kiểu Chuyên ngữ được các CNNer hào hứng đón nhận. Đêm sân khấu hóa tác phẩm văn học lần thứ IV thực sự là sân chơi văn hóa đầy say mê và sáng tạo, thắp sáng ngọn lửa văn chương trong trái tim mỗi CNNer... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2019)

Sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường

Sân khấu hóa tác phẩm văn học trong nhà trường

Ngày phát hành 10:49 | 10/1/2023

Lượt nghe: 360

Tiếp tục chương trình ngoại khoá môn ngữ văn lớp 10 đổi mới, có nhiều hình thức thể hiện sinh động hấp dẫn và thú vị. Hôm nay chúng mình cùng gặp lại cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An để nghe cô chia sẻ về sân khấu hoá các tác phẩm văn học, từ văn học dân gian đến văn học hiện đại như thế nào các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/01/2023)

Sáng tác văn học thiếu nhi những chặng đường mới

Sáng tác văn học thiếu nhi những chặng đường mới

Ngày phát hành 21:58 | 17/3/2024

Lượt nghe: 607

Vừa qua tại trụ sở Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi (đợt 1). Tính đến tháng 6 năm ngoái, Ban tổ chức nhận được gần 250 tác phẩm, trong đó thể loại thơ có hơn 100 tác phẩm, thể loại văn xuôi có gần 150 tác phẩm. Thông qua kết quả bỏ phiếu, Hội đồng Chung khảo đã trao giải thưởng cho 16 tác phẩm, trong đó có 1 Giải A, 2 Giải B, 3 Giải C và 7 Giải Khuyến khích... ( Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 12/3/2024)

Sáng tạo tác phẩm văn học

Sáng tạo tác phẩm văn học

Ngày phát hành 10:38 | 25/4/2023

Lượt nghe: 528

Nắm được đặc trưng của từng thể loại và tập viết mỗi ngày, từ việc lên ý tưởng đến trình bày tác phẩm sao cho logic, chặt chẽ, sáng tạo là cả quá trình luyện tập viết lách của chúng mình đấy. Tiếp tục đồng hành cùng các bạn, tuần này nhà văn Uông Triều chia sẻ những kinh nghiệm khi viết một tác phẩm văn học... (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2023)

Sinh động lớp học ngoại khóa ở Bảo tàng văn học Việt Nam

Sinh động lớp học ngoại khóa ở Bảo tàng văn học Việt Nam

Ngày phát hành 18:47 | 29/7/2023

Lượt nghe: 549

Vừa qua, tại Bảo tàng văn học Việt Nam, Nhà xuất bản Kim Đồng tổ chức buổi ngoại khóa môn Ngữ văn với hình thức tập làm quen và viết truyện đồng thoại, chủ đề “Tinh hoa văn học Việt Nam”, với sự đồng hành của nhà văn Lê Phương Liên. Cùng đến với không khí của buổi ngoại khóa thú vị ấy, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 24/07/2023)

Truyện dài "Cuộc phiêu lưu của Pinochio" : Bài học cho đứa con không vâng lời (Buổi 9)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2018

Lượt nghe: 836

Sau khi được Cô Tiên Xanh khuyên bảo, Pinochio bắt đầu chăm chỉ học hành. Nhưng chỉ được một thời gian ngắn, cậu lại kết thân với những người bạn xấu. Gây gổ đánh nhau, Pinochio sợ hãi nên đã chạy trốn. Cậu lênh đênh nhiều ngày trên biển và cuối cùng rơi vào lưới câu của một bác ngư dân. Bác ngỡ cậu là một con cá đặc biệt nên quyết định tẩm bột rán. Pinochio hoảng sợ vô cùng. Câu chuyện về Pinochio như thế nào nhỉ? Chúng mình cùng nghe nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 21/1/2018)

Truyện dài "Miền xanh thẳm": Thiện nghỉ học vì ốm (Buổi 20)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2018

Lượt nghe: 605

Sau hơn một tuần ốm lay ốm lắt, Thiện đã ngồi dậy đi đi lại lại trong nhà. Người vẫn còn rất mệt nên Thiện chưa thể đi học được. Nó thấy nhớ bạn, nhớ trường, nhớ tiếng giảng bài của thầy cô. Tựa lưng vào cửa liếp, nó đăm đăm nhìn qua bờ rào nứa sang bên trường. Đang trong giờ học nên sân trường im phăng phắc. Lắng tai lắm Thiện mới nghe thấy tiếng giảng bài của thầy cô. Ngôi trường giờ đây đã trở nên thân thuộc với cậu ta lắm rồi. Trường được xây dựng trên một khu đất rộng lớn, có 12 lớp học đều là vách đất, mái lợp lá gồi. Thiện và Bảo ngồi cạnh cửa sổ, sát bên vách. Mỗi khi nét bút viết đẫm mực, khỏi cần phải giấy thấm, Bảo liền véo cục đất trên vách bóp vụn rắc lên. Đất hút mực khô ngay… Thiện nhớ về ân tình mà thầy Tín và cô Kim dành cho nó. Khi biết được hoàn cảnh khó khăn thầy Tín đã lo tìm việc làm thêm cho Thiện. Còn cô Kim rất nhiệt tình dạy nó cách thức học toán. Thấy quần áo Thiện rách, cô mang về khâu vá lại. Khi cậu ta ốm đau cô mang thuốc, đường sữa đến tận nhà chăm sóc… Tấm lòng thơm thảo của thầy Tín và cô Kim suốt đời Thiện sẽ không bao giờ quên. (V0V6 Văn nghệ thiếu nhi phát 26/08/2018)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả" (Buổi 21): Bài học về lòng kính trọng

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017

Lượt nghe: 909

En-ri-cô đọc bức thư của bố viết cho cậu. Cậu bé rất thấm thía những điều bố dạy bảo. Trong bức thư, bố nhắc đến lòng kính trọng: Kính trọng tuổi già, nỗi khổ, tình mẹ con, kẻ tật nguyền, sự vất vả...En-ri-cô đã nhận những bài học quý giá. (Văn nghệ thiếu nhi 4/11/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả" (Buổi 22): Sự nghiêm túc trong học tập

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 6/11/2017

Lượt nghe: 864

En-ri-cô rất vui khi được tham gia vào lớp học buổi tối bởi ở đây cậu đã chứng kiến sự ân cần, chu đáo của thầy giáo, sự thích thú học hành của các ông bố - họ là những bác thợ nề, những người thợ máy... Họ rất nghiêm túc, chăm chỉ học tập. Điều này đã tác động đến nhận thức của En-ri-cô. (Văn nghệ thiếu nhi 05/11/2017)

Truyện dài "Những tấm lòng cao cả": Một năm học sắp trôi qua (Buổi 44)

Truyện dài

Ngày phát hành 0:0 | 2/1/2018

Lượt nghe: 715

Cô giáo cũ của En-ri-cô mất vì bệnh để lại niềm tiếc thương với các thầy cô, phụ huynh và các học trò nhỏ. Mỗi khi nhớ lại lúc cô giáo ân cần, kiên nhẫn dạy bảo mình, En-ri-cô lại càng thấy thương cô. Cho đến những ngày cuối cùng cuộc đời, cô vẫn luôn nghĩ đến học sinh của mình. Tấm lòng của người giáo viên thật cao cả. En-ri-cô và các bạn đã bước vào những ngày cuối năm học. En-ri-cô nhớ lại thời gian một năm học đã qua và cậu cảm thấy mình hiểu biết hơn nhiều. Cậu cũng thầm cảm ơn những người đã giúp mình khôn lớn. (Văn nghệ thiếu nhi 29/12/2017)

Truyên kể "Mẹ hiền dạy con": Bài học làm người sâu sắc

Truyên kể

Ngày phát hành 0:0 | 13/1/2018

Lượt nghe: 1215

Câu chuyện kể về mẹ của thầy Mạnh Tử rằng người mẹ đã dạy dỗ con bằng những việc làm, hành động cụ thể, giản dị mà sâu sắc. Yêu thương, chăm sóc con hết lòng nhưng người mẹ cũng hết sức nghiêm khắc, kiên quyết, cương nghị trong việc dạy con nên người. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 15/01/2018)

Tình yêu tuổi học trò

Tình yêu tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2017

Lượt nghe: 1188

Tuổi học trò để lại biết bao kỉ niệm vui buồn cùng bạn bè và thầy cô. Bao năm học tập bên nhau có lẽ nhiều người thấy cũng bình thường. Thế nhưng chỉ đến khi chia tay nhau thì mới cảm nhận được tình cảm với bạn bè đáng quý, đáng nhớ biết nhường nào. Đó cũng là những cảm xúc mà bạn Đinh Nguyễn gửi tới người đọc, người nghe trong bài thơ “Chia tay”. Tiếp theo là tiểu phẩm về tình yêu tuổi học trò có nhan đề "Kịch bản hoàn hảo" của Hoàng Hiệp. Phần cuối chương trình, chúng ta sẽ trở về những kỉ niệm yêu thương với quê hương, gia đình, bạn bè qua tản văn "Ký ức quê hương" của tác giả Thiên Thanh. (Văn nghệ thiếu nhi 19/3/2017)

Trại hè EcoCamp - Học mà chơi, chơi mà học

Trại hè EcoCamp - Học mà chơi, chơi mà học

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

Lượt nghe: 752

Trong những năm qua có một hoạt động được nhiều bạn nhỏ quan tâm, yêu thích đó là trại hè EcoCamp do “Câu lạc bộ Đọc sách cùng con” ở Hà Nội tổ chức. Đây là một trại hè kĩ năng hướng nghiệp giành cho lứa tuổi 6 tới 15. Các học viên được tham gia du lịch kết hợp đọc sách, tham gia những buổi workshop bổ ích... (Văn nghệ thiếu nhi 18/06/2020)

Trại hè EcoCamp: Học mà chơi, chơi mà học

Trại hè EcoCamp: Học mà chơi, chơi mà học

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017

Lượt nghe: 1005

Thành lập từ năm 2013, trại hè EcoCamp do câu lạc bộ "Đọc sách cùng con" tổ chức là hoạt động vui chơi, giải trí và học tập bổ ích cho thiếu nhi trong dịp hè. Trại hè EcoCamp mỗi năm lại có một chủ đề riêng nhằm giúp các em nhỏ kết hợp giữa việc đọc sách với sinh hoạt cộng đồng, trải nghiệm thực tế. Để biết trại hè EcoCamp 2017 có những điều gì hấp dẫn, các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hoàng Hiệp và dịch giả, tiến sĩ Nguyễn Thụy Anh, chủ nhiệm câu lạc bộ "Đọc sách cùng con". (Văn nghệ thiếu nhi 28/5/2017)

Trại hè sáng tác thơ văn Tuổi học trò

Trại hè sáng tác thơ văn Tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2017

Lượt nghe: 1036

Trại sáng tác thơ văn tuổi học trò là hoạt động thường niên do Hội đồng Đội Trung ương phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam và Báo Thiếu niên Tiền phong tổ chức cho những cây bút nhỏ tuổi trong dịp hè. Đầu tháng 8 vừa qua, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đón chào 70 cây bút nhỏ tiêu biểu đến từ các Câu lạc bộ thơ, văn học của Cung thiếu nhi, Nhà Thiếu nhi các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc về tham dự trại hè sáng tác thơ văn tuổi học trò. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết giới thiệu về hoạt động văn học bổ ich, lý thú này. Phần cuối chương trình là tản văn giàu cảm xúc học trò có nhan đề "Mùa thu tựu trường" của tác giả Nguyễn Thế Lượng. (Văn nghệ thiếu nhi 27/8/2017)

Trải nghiệm lớp học mỹ thuật tổng hợp

Trải nghiệm lớp học mỹ thuật tổng hợp

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2020

Lượt nghe: 405

Các bạn nghĩ sao khi chúng mình tham gia một lớp học mà có thể được tự do lựa chọn nội dung yêu thích để thực hành? Ví như vừa có thể được hướng dẫn về luật xa - gần để vẽ tranh phong cảnh, vừa vẽ tĩnh vật và cũng có thể lựa chọn tạo hình handmade thật đẹp mắt ý nghĩa để lưu lại kỷ niệm... (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2020)

Trải nghiệm ở lớp học "Tuyệt chiêu viết văn"

Trải nghiệm ở lớp học

Ngày phát hành 10:32 | 9/8/2024

Lượt nghe: 681

Tiếp tục khám phá những trải nghiệm thú vị và bổ ích về môn Ngữ văn trong dịp hè này, chúng mình cùng đến với lớp học có tên gọi “Tuyệt chiêu viết văn” do nhà thơ Lữ Mai phụ trách. Từng buổi học, các bạn sẽ được tìm hiểu thật kỹ càng về từ ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ, cách viết ra sao cho hay và hấp dẫn… (Văn nghệ thiếu nhi 5/8/2024)

Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học: Niềm vui đầu xuân

Trải nghiệm trò chơi dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học: Niềm vui đầu xuân

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018

Lượt nghe: 736

Đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp đón xuân mới, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại tổ chức một chương trình vui xuân đầy màu sắc. Đến với Bảo tàng dịp này, ngoài trải nghiệm thú vị với những di sản văn hóa của dân tộc, chúng mình còn được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: đánh đu, pháo đất, bịt mắt đập niêu (của người Việt);đánh cầu lông gà, đẩy gậy, ném pao(Mông); Đi cầu đôi (Cao Lan); lăn bưởi (Si La); kéo co (Thái); chơi quay (Dao); giấu khăn, ném khăn (Khơme); đánh cây (Mnông)...cũng như thỏa trí khám phá 12 con giáp qua việc tô vẽ tranh, in tranh dân gian hay tự tay nặn những con tò he ngộ nghĩnh… (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2018)

Trại sáng tác văn học trẻ Thái Nguyên

Trại sáng tác văn học trẻ Thái Nguyên

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2019

Lượt nghe: 565

15 ngày tham gia trại sáng tác, các bạn được đi thực tế, giao lưu với nhiều cây bút gạo cội như nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, nhà văn tạ Duy Anh, dịch giả Nguyễn Bích Lan, nhà thơ - tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh, nhà thơ Võ Sa Hà… Các bạn đã hiểu hơn về hành trình đầy khổ luyện để sáng tác nên các tác phẩm văn học có giá trị... (Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2019)

Trang văn học nhà trường: Liên tưởng và tưởng tượng

Trang văn học nhà trường: Liên tưởng và tưởng tượng

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2016

Lượt nghe: 1301

Liên tưởng tưởng tượng là một kỹ năng quan trọng song hành cùng các em trong quá trình làm văn, từ những thể loại như văn miêu tả kể chuyện, đến phân tích, bình luận. Kỹ năng này được rèn luyện qua việc học, việc đọc, những quan sát cuộc sống cùng ngẫm ngợi của chính các em. (Trang văn học nhà trường 02/5/2016)

Rung động tuổi học trò

Rung động tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2016

Lượt nghe: 981

Bài thơ "Giận" của cây bút Nguyễn Kim Phượng; trích đoạn truyện dài "Chuyện @ và…" của tác giả Trần Đồng Minh. (Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2016)

Thanh âm sôi động từ lớp học hát sẩm

Thanh âm sôi động từ lớp học hát sẩm

Ngày phát hành 9:32 | 23/1/2021

Lượt nghe: 427

Xẩm là một loại hình diễn xướng dân gian độc đáo, dân dã có từ hàng trăm năm trước. Không gian của xẩm thường ở những nơi công cộng như một góc chợ, một lề đường, hay nhà ga, bến xe. Ngày nay, loại hình diễn xướng dân gian này đang có nguy cơ thất truyền. Những câu lạc bộ, những lớp học hát xẩm là hình thức để bảo tồn, lưu giữ xẩm... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 20/01/2021)

Sức hấp dẫn của tác phẩm văn học được sân khấu hóa

Sức hấp dẫn của tác phẩm văn học được sân khấu hóa

Ngày phát hành 21:22 | 6/6/2023

Lượt nghe: 1328

Tác phẩm văn học khi được sân khấu hóa thường sẽ mang lại dáng hình mới, cảm xúc khác. Từ một truyện ngắn được dựng thành vở kịch, từ một bài ca dao, bài vè được thể hiện thành làn điệu chèo, dân ca …tất cả được làm mới, lạ hóa và trở nên thú vị hơn rất nhiều... (Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2023)

Tác phẩm văn học dân gian - tiếp nhận và sáng tạo

Tác phẩm văn học dân gian - tiếp nhận và sáng tạo

Ngày phát hành 10:2 | 27/1/2022

Lượt nghe: 439

Các tác phẩm văn học dân gian được truyền miệng qua thời gian và tồn tại nhiều dị bản. Văn bản mà chúng ta được đọc trong sách giáo khoa là một bản kể được các nhà nghiên cứu sưu tầm ghi chép lại. Khi tiếp nhận văn học dân gian luôn khuyến khích những hướng nhìn mở, những điểm nhìn sáng tạo... (Văn nghệ thiếu nhi 24/01/2022)

Tác phẩm văn học về người lính qua góc nhìn tuổi trẻ

Tác phẩm văn học về người lính qua góc nhìn tuổi trẻ

Ngày phát hành 9:47 | 27/12/2020

Lượt nghe: 491

“Hai người lính” của tác giả Xanh Nguyên là câu chuyện cảm động về tình đồng chí, đồng đội của những người đã từng kề vai sát cánh trong chiến trường năm xưa. Hòa bình lập lại, dù mang trong mình những vết thương, họ vẫn nhẫn nại vượt lên những khó khăn, luôn xứng danh là bộ đội cụ Hồ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 22/12/2020)

Tấm lòng cô giáo với học trò

Tấm lòng cô giáo với học trò

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2017

Lượt nghe: 1063

Những kỉ niệm với bạn bè, thầy cô mang đến biết bao cung bậc tình cảm với tuổi học trò. Phần đầu chương trình là truyện ngắn “Bế giảng” của tác giả có bút danh là Sohara Ruri sinh động về những tình cảm mới mẻ của tuổi học trò. Thầy cô không chỉ dìu dắt học trò trên còn đường học vấn mà còn dạy chúng ta nhiều bài học làm người, qua tiểu phẩm "Cô giáo cũ" về tấm lòng bao dung của người giáo viên. (Văn nghệ thiếu nhi 07/5/2017)

Tản văn "Mùa thu tôi đi học"

Tản văn

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1283

Quang cảnh tưng bừng và nhộn nhịp nhiều màu sắc của cờ, hoa, của những sợi ruy-băng được trang trí khắp sân trường, xen lẫn màu áo trắng học trò khiến ngày tựu trường càng trở nên đáng nhớ. Tác giả Trần Văn Lợi đã miêu tả sinh động ngày tựu trường của các bạn nhỏ nông thôn thôn qua tản văn “Mùa thu tôi đi học”. Các bạn nhỏ ở nhiều miền quê tuy trường lớp chưa được đầy đủ và khang trang nhưng không khí và niềm vui của ngày hội tới trường đã thể hiện trên từng khuôn mặt ngây thơ, đôi mắt trong sáng tràn đầy khát vọng được đi học của các bạn nhỏ nơi đây. (Văn nghệ thiếu nhi 04/9/2016)

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Tản văn “Cây bàng đếm tuổi” - nhớ thương tuổi học trò

Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021

Lượt nghe: 823

"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)

Thể hiện tác phẩm và cảm thụ văn học

Thể hiện tác phẩm và cảm thụ văn học

Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2016

Lượt nghe: 1476

Với mỗi thể loại văn học có cách đọc khác nhau. Biết xử lý giọng đọc, thể hiện được những cung bậc cảm xúc trong tác phẩm sẽ giúp chúng ta thâm nhập văn bản một cách tự nhiên, hiệu quả, và chắc chắn sẽ có thêm nguồn cảm hứng để học, để đọc nhiều thêm nữa. (Trang văn học nhà trường 09/5/2016)

Tiếp cận lý luận văn học trong trường phổ thông

Tiếp cận lý luận văn học trong trường phổ thông

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2019

Lượt nghe: 809

Những tiết lý luận văn học là một phần khá quan trọng của môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Mang tính lý thuyết và nội hàm sâu rộng nên lý luận văn học khá khô khan, trừu tượng, làm giảm hứng thú với người học. Chia sẻ của phó giáo sư – tiến sĩ Phùng Ngọc Kiên, hiện công tác tại viện Văn học sẽ gợi mở cho chúng mình hướng tiếp cận phân môn này... (Văn nghệ thiếu nhi 02/12/2019)

Tiếp cận văn học nước ngoài trong trường phổ thông

Tiếp cận văn học nước ngoài trong trường phổ thông

Ngày phát hành 11:8 | 15/2/2022

Lượt nghe: 857

Cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô giáo Phùng Thị Thư giúp chúng mình hệ thống lại các tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình, nắm vững từng thể loại, hiểu sâu hơn về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm... (Văn nghệ thiếu nhi 14/02/2022)

Tiếp nhận văn học trung đại

Tiếp nhận văn học trung đại

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2019

Lượt nghe: 771

Hàm súc và đa nghĩa là hai đặc trưng dễ nhận thấy trong các tác phẩm văn học trung đại vốn đã cách xa chúng ta hàng thế kỷ. Tuy nhiên, nắm bắt được những tín hiệu nghệ thuật sẽ là chìa khóa giúp chúng ta mở lối vào các tác phẩm này với bao điều thú vị về văn hóa, lịch sử. Cuộc trò chuyện giữa biên tập viên Hương Giang và cô Phạm Thị Ngọc – giáo viên Ngữ văn trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận Cầu Giấy, Hà Nội đem lại cho chúng ta những thông tin bổ ích về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 28/10/2019)

Tiếp tục câu chuyện "Học mà chơi - chơi mà học"

Tiếp tục câu chuyện

Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019

Lượt nghe: 464

Đối với môn ngữ văn, hoạt động ngoại khóa có nhiều hình thức thể hiện như diễn kịch, thi hát dân ca, đọc thuộc ca dao, tục ngữ, kể chuyện. Hôm nay, chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và bạn Gia Hân, học sinh lớp 9A2, trường THCS Long Biên, quận Long Biên, Hà Nội về hoạt động ngoại khóa môn Văn mà bạn ấy đã tham gia trong mùa hè này. Tiếp đó là bài thơ tươi tắn về anh chàng gà trống của bạn Cao Quỳnh Anh và truyện ngắn "Tạm biệt chim én"của tác giả Vân Anh... (Văn nghệ thiếu nhi 12/08/2019)

Tiểu phẩm "Giải pháp học toán"

Tiểu phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2017

Lượt nghe: 985

Khi gặp trắc trở với môn học nào đó, các em thường đưa ra giải pháp như thế nào để cải thiện kết quả? Bạn Thắng béo trong tiểu phẩm "Giải pháp học toán" có những phương thức cực độc - lạ để chinh phục bộ môn đầy thú vị này đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/01/2017)

Tiểu phẩm "Thương vụ trà sữa" - Lí lắc học trò

Tiểu phẩm

Ngày phát hành 0:0 | 21/11/2018

Lượt nghe: 630

Trà sữa là món đồ uống mà tuổi học trò vô cùng yêu thích. Trong một ly trà sữa pha trộn nhiều vị khác nhau: ngọt, thơm béo, bùi, thanh... Hình như, ly trà sữa cũng như tâm hồn học trò, lý lắc, buồn vui, tinh nghịch. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 21/11/2018

Tiểu thuyết "Bãi săn" trong dòng văn học kỳ ảo Việt Nam

Tiểu thuyết

Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2019

Lượt nghe: 642

Buổi trò chuyện “Văn học fantasy ở Việt Nam” do công ty cổ phần văn hóa truyền thông “Sống” tổ chức tại nhà sách Cá Chép đồng thời cho ra mắt tiểu thuyết "Bãi săn" của nhà văn Nguyễn Đình Tú thu hút sự chú ý của nhiều độc giả yêu thích dòng văn học kỳ ảo. Cùng theo dõi những thông tin về buổi trò chuyện trong chương trình này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 21/02/2019)

Truyện ngắn "Chí Phèo" qua cảm nhận của học sinh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2017

Lượt nghe: 1026

Tiếp nhận tác phẩm văn học và trình bày những cảm nhận, thu hoạch của mình về tác phẩm đó qua ngôn ngữ viết là công việc thường ngày của chúng mình, được thực hiện qua các bài kiểm tra, bài thi. Bên cạnh đó, chúng ta còn trình bày bằng ngôn ngữ nói. Có thể nhận diện điều này qua các hình thức như kiểm tra miệng, tự ôn luyện bài hoặc truy bài cùng bạn bè. Trình bày bằng ngôn ngữ nói giúp mình rất nhiều về tư duy, về phong thái tự tin, trôi chảy mạch lạc trong giao tiếp, diễn đạt vấn đề đấy. Tham gia Trang văn học nhà trường tuần này, bạn Anh Thư (học sinh lớp 12 chuyên văn trường THPT chuyên Quốc học Huế) chia sẻ những cảm nhận của bạn ấy về truyện ngắn “Chí Phèo” được học trong chương trình ngữ văn lớp 11. (Văn học nhà trường 17/7/2017)

Truyện ngắn "Có gì đâu mà sợ": Trò chơi ghép tên tuổi học trò

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2017

Lượt nghe: 1030

Tác phẩm của tác giả Hoàng Mai Quyên viết về nhân vật Hà trong một lần bị hỏng xe đã được Sơn chữa hộ. Từ đó hai bạn Sơn và Hà luôn bị các bạn trong lớp 10A1 trêu chọc rồi ghép chữ H và S lồng vào nhau. Hà vốn dĩ đã không ưa Sơn - một cây toán của lớp nhưng lại luôn tỏ ra kênh kiệu, thiếu hòa đồng. Nay Hà lại bị ghép tên vào Sơn mà Sơn lại không phản ứng gì thì Hà lại càng tỏ ra tức tối...Truyện sẽ kết thúc như thế nào khi hai người bạn cá tính này bị ghép tên vào nhau? (Văn nghệ thiếu nhi 26/09/2017)

Từ tác phẩm văn học đến thực tiễn đời sống

Từ tác phẩm văn học đến thực tiễn đời sống

Ngày phát hành 0:0 | 16/8/2017

Lượt nghe: 1327

Văn học phản ánh cuộc sống một cách trọn vẹn, hướng tới mọi vẻ đẹp của cuộc đời, hướng tới giá trị Chân - Thiện - Mỹ. Từ một vấn đề của tác phẩm đến dời sống thực tiễn đã có sự gắn bó mật thiết, hài hòa, được học trò đón nhận và kiến giải, bày tỏ quan điểm đúng mực, nhiều sáng tạo. Cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và cô giáo Lê Thị Thanh Tâm có nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/8/2017)

Tuổi thơ thi vị trong “Mùa tiểu học cuối cùng”

Tuổi thơ thi vị trong “Mùa tiểu học cuối cùng”

Ngày phát hành 10:3 | 9/3/2022

Lượt nghe: 583

Cuốn truyện vừa “Mùa tiểu học cuối cùng” của nhà văn Lê Văn Nghĩa vừa được nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 2021. Tác phẩm có nội dung xoay quanh đám học trò siêu quậy ở Sài Gòn vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước. Tình bạn tuổi học trò, tình yêu gia đình và sự tương thân tương ái được thể hiện qua nhiều tình huống thú vị đã làm nên một “Mùa tiểu học cuối cùng” hài hước, trong trẻo, và ắp đầy yêu thương (Văn nghệ thiếu nhi 22/02/2022)

Vai trò của học sinh trong đổi mới môn Ngữ văn

Vai trò của học sinh trong đổi mới môn Ngữ văn

Ngày phát hành 12:54 | 4/10/2023

Lượt nghe: 350

Chương trình Ngữ văn bậc THPT hiện nay có những bài học gắn với thực tiễn, ngữ liệu ngoài sách giáo khoa đóng một vai trò hết sức quan trọng và ý nghĩa. Biết vận dụng, tìm hiểu, sử dụng hiệu quả những ngữ liệu này sẽ giúp chúng mình có thêm nhiều kiến thức, chủ động tư duy và tránh xa văn mẫu... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2023)

Truyện ngắn "Ngôi trường trên đồi hoa vàng": Câu chuyện cảm động về học sinh miền núi

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 1/11/2017

Lượt nghe: 1346

Tác phẩm viết về sự gắn kết trong học tập, tinh thần vượt khó của các bạn vùng cao. Nhân vật chính là Quân từ thành phố chuyển về học tập tại một ngôi trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng toàn cây cỏ hoa lá với những con đường mấp mô lên dốc, xuống đèo…Thời gian đầu Quân rất ngạc nhiên vì các bạn học sinh và cả thầy cô giáo nửa ngày đến trường, nửa ngày còn lại thì lên nương làm rẫy. Nhưng khi sống trong tập thể lớp luôn có sự nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống thì Quân đã nhanh chóng thích nghi và hòa nhập vào tập thể lớp, tập thể trường trong tình yêu thương của các thầy cô và bạn bè...(Văn nghệ thiếu nhi 31/10/2017)

Truyện ngắn "Sinh nhật tớ...bọn cậu còn nhớ": Chút bâng khuâng tuổi học trò

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 7/6/2018

Lượt nghe: 773

Truyện của Trịnh Giang Hân có nhiều câu thoại ngắn, giàu hình ảnh khi viết về buổi sinh nhật đáng nhớ. Nhân vật chính là Dương cậu học trò 13 tuổi cung Ma Kết. Buổi sinh nhật đáng nhớ bởi tiếng cười cùng các trò quậy phá của đám bạn đã giúp Dương cảm thấy ấm áp khi bây giờ cậu không còn học cùng trường với các bạn ấy nữa. Món quà ý nghĩa được các bạn tặng Dương sẽ là kỷ niệm để nhớ về nhau...(VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/06/2018)

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò

Truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa”: Tình bạn tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2016

Lượt nghe: 903

Trong cuộc sống có không ít tình bạn đến thật bất ngờ và cũng thật tình cờ có thể làm thay đổi số phận của nhiều người. Phần đầu chương trình, các bạn nghe truyện ngắn “Cuộc điện thoại đêm mưa” của tác giả Nguyễn Thanh Bình viết về tình bạn của hai cô bé Nguyên và Mai. Biên tập viên Hoàng Hiệp trò chuyện cùng cây bút Nguyễn Thanh Bình về những tâm tư, tình cảm của bạn khi sáng tác văn, thơ về tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình là kỉ niệm ấm áp với bà nội trong tản văn "Bà nội" của tác giả Mai Phương Trang. (Văn nghệ thiếu nhi 04/11/2016)

Truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy": Bài học giữ nước

Truyền thuyết

Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2017

Lượt nghe: 1273

Văn học dân gian Việt Nam với nhiều thể loại mà chúng mình được học trong nhà trường, như thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, tục ngữ...Đó thực sự là viên ngọc quý chứa đựng những bài học quý giá mà cha ông ta để lại. "Truyện An Dương Vương và Mỵ Châu - Trọng Thủy" là truyền thuyết ý nghĩa về lòng yêu nước, là bài học giữ nước từ thời Âu Lạc. (Trang Văn học nhà trường 16/10/2017)

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo

Tình cảm thân thương của tuổi học trò với thầy cô giáo

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016

Lượt nghe: 1173

Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)

Thương lắm tuổi học trò

Thương lắm tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2016

Lượt nghe: 854

Những tình cảm trong trẻo, hồn nhiên của một thời đã qua luôn ghi dấu trong trái tim mỗi người.Phần đầu chương trình là bài thơ giàu cảm xúc “Thương lắm học trò ơi” của tác giả Chí Trung. BTV Hoàng Hiệp trò chuyện với nhà văn Trần Đồng Minh về tình cảm của ông với những trang viết tuổi mới lớn. Phần cuối chương trình, các bạn cùng nghe trích truyện ngắn "Chuyện trường tôi" của nhà văn Trần Đồng Minh. (Văn nghệ thiếu nhi 14/10/2016)

Văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Văn học địa phương trong chương trình Ngữ văn lớp 11

Ngày phát hành 22:41 | 29/9/2022

Lượt nghe: 563

Tiếp tục chương trình Ngữ văn lớp 11, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một bài học khá thú vị và bổ ích, đó là những tác phẩm văn học gắn với địa phương, các di tích lịch sử, văn hóa địa phương. Các bạn sẽ nghe cô Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, thị xã Cửa Lò, Nghệ An chia sẻ nha! (Văn nghệ thiếu nhi 26/09/2022)

Văn học Nga với thiếu nhi Việt Nam

Văn học Nga với thiếu nhi Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 2/4/2018

Lượt nghe: 804

Những câu chuyện bằng thơ của nhà thơ Puskin như “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, “Nàng công chúa và bảy chàng dũng sĩ”, “Gà trống vàng” hay “Gia đình vua Xantan” đã nuôi dưỡng ước mơ, giúp tâm hồn con người có những cái nhìn thân thiện, vị tha. Vừa qua, tại Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga có buổi ra mắt cuốn truyện cổ tích bằng thơ của Puskin. Phóng viên Dương Hà đã tham dự và có bài ghi nhận “Truyện Puskin – nơi neo đậu những tâm hồn dũng cảm”. Từ lâu, đất nước, con người, văn học Nga đã giành được tình cảm yêu mến của nhiều người Việt Nam. Tiếp theo, các bạn cùng nghe tản văn "Tình yêu nước Nga" của tác giả Huyền Lê. (VOV6 Văn nghệ Thiếu nhi 29/3/2018)

Văn học thiếu nhi - Cầu nối giữa các thế hệ

Văn học thiếu nhi - Cầu nối giữa các thế hệ

Ngày phát hành 10:14 | 6/10/2021

Lượt nghe: 858

Trong khuôn khổ hoạt động Festival “Văn học Nga khu vực Thái Bình Dương” lần thứ 4, vừa qua Tập đoàn truyền thông PrimaMedia và Ban lãnh đạo Quỹ “Thế giới Nga” chi nhánh Viễn Đông đã có buổi giao lưu với một số nhà văn Việt Nam viết cho thanh thiếu nhi theo hình thức trực tuyến. Các nhà văn của nước Nga và Việt Nam đã cùng nhau chia sẻ những quan điểm, kinh nghiệm khi sáng tác cho thế hệ trẻ... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/10/2021)

Văn học thiếu nhi luôn chờ người gieo hạt

Văn học thiếu nhi luôn chờ người gieo hạt

Ngày phát hành 17:33 | 12/12/2021

Lượt nghe: 422

Vừa qua Câu lạc bộ “Nghiền chữ ngấu sách” của trường Phổ thông năng khiếu - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức buổi trò chuyện trực tuyến chủ đề “Văn học thiếu nhi trong nhịp sống hôm nay”. Tham gia buổi trò chuyện có PGS - TS Trần Lê Hoa Chanh (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh), nhà văn Văn Thành Lê (Ban Văn học Thiếu nhi - Hội nhà văn Việt Nam), thạc sĩ Phí Thu Hằng (Dự án văn học, văn hóa và truyền thông Văn học thiếu nhi tại Scotland) cùng đông đảo các cây bút, độc giả quan tâm tới đề tài này... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 30/112021)

Văn học trung đại trong trường phổ thông, khó hay dễ

Văn học trung đại trong trường phổ thông, khó hay dễ

Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2018

Lượt nghe: 574

Hẳn là không dễ rồi, khi học văn học trung đại, bởi chúng xa lắc xa lơ, ngôn ngữ thì rối rắm khó hiểu. Nhưng không hề vô lý khi bao sáng tác của hàng trăm năm trước vẫn hiện hữu, vẫn song hành cùng chúng ta. Rồi sẽ có lúc bạn thấy mình vô cùng sáng suốt khi đã bỏ công "cầy" những tác phẩm khó ơi là khó ấy... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 29/10/2018)

Vẽ con vật từ hình học cơ bản

Vẽ con vật từ hình học cơ bản

Ngày phát hành 14:50 | 5/9/2023

Lượt nghe: 291

Nếu chúng mình có một hình tròn và một hình tam giác, các bạn nghĩ tới điều gì đầu tiên? Trang nghệ thuật hôm nay, chúng mình cùng họa sĩ Đặng Việt Linh sáng tạo con vật từ hình học cơ bản nhé. Tiếp theo, trong “Góc hài hước tuổi thơ”, chúng mình sẽ cùng gặp lại anh chàng Bo qua hai tiểu phẩm “Lợi thế” và “Vâng lời bố dặn” các bạn nhé. (Văn nghệ thiếu nhi 23/08/2023)

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Vẻ đẹp nước Nga trong tác phẩm văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2016

Lượt nghe: 1543

Nhằm khẳng định sức sống của những tác phẩm văn học thiếu nhi đến từ xứ sở Bạch Dương, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội và Nhà Xuất bản Kim Đồng tổ chức tọa đàm với chủ đề “Còn mãi những cánh buồm đỏ thắm”. Cuộc tọa đàm không chỉ có tham luận trao đổi mà còn là hội ngộ của cảm xúc và ký ức văn học Nga qua nhiều thời kỳ đã được các dịch giả và những người yêu văn học chia sẻ. Nhiều tác phẩm thiếu nhi Nga miêu tả vẻ đẹp của con người Nga hồn hậu và mến khách; Thiên nhiên Nga được bao phủ bởi những cánh rừng bạch dương phủ đầy tuyết trắng... luôn được các khách mời nhắc đến với tình cảm sâu đậm nhất. ( Văn nghệ thiếu nhi 09/10/2016)

Vẽ minh họa cho tác phẩm văn học

Vẽ minh họa cho tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2020

Lượt nghe: 843

Khi mở những cuốn sách, những tớ báo, tạp chí văn nghệ, ta thấy các hình ảnh minh họa tác phẩm theo nhiều phong cách khác nhau. Bản thân người vẽ minh họa cũng có những lối thể hiện riêng tùy vào cảm nhận về tác phẩm. Công việc minh họa tác phẩm văn học thú vị như thế nào và chúng mình có thể tự minh họa cho tác phẩm yêu thích không? Họa sĩ Đặng Việt Linh sẽ trò chuyện cùng chúng ta về điều này... (Văn nghệ thiếu nhi 18/03/2020)

Vừa học vừa chơi từ cuộc thi sáng tạo tái chế

Vừa học vừa chơi từ cuộc thi sáng tạo tái chế

Ngày phát hành 10:35 | 20/10/2021

Lượt nghe: 573

Các nguyên liệu rất đơn giản, các món đồ tưởng chẳng để làm gì, qua bàn tay khéo léo và trí tưởng tượng tuổi thơ lại trở thành đồ chơi đồ dùng nhiều màu sắc, ngộ nghĩnh, dễ thương. Sáng tạo từ đồ tái chế là một sân chơi được tổ chức ở nhiều không gian trong đó có trường học, đem lại cho chúng mình những phút giây thật thoải mái thú vị... (Văn nghệ thiếu nhi 13/10/2021)

Vui hè cùng lớp học thêu hoa nghệ thuật

Vui hè cùng lớp học thêu hoa nghệ thuật

Ngày phát hành 12:58 | 6/7/2023

Lượt nghe: 297

Hè là khoảng thời gian chúng mình được thoải mái tham gia các hoạt động ngoại khóa, không phải lo lắng về việc học hành thi cử. Có thể học vẽ, học đàn, học nấu ăn. Học thêu cũng là một phương án hay đó nhé. Để thêu được những bông hoa sinh động, đòi hỏi sự tỉ mỉ, nhẫn nại cùng những động tác khéo léo của đôi bàn tay... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/06/2023)

Xưởng vẽ Picas Sơn "Chắp cánh ước mơ khoa học"

Xưởng vẽ Picas Sơn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2017

Lượt nghe: 2126

Khi chúng mình say mê khám phá thiên nhiên và môi trường sống quanh ta, thì hẳn là các bạn sẽ yêu thích xem các chương trình hay đọc sách báo về thế giới động vật, đa dạng sinh học, những điều huyền bí của vũ trụ... Mỗi bạn sẽ có cách thể hiện khác nhau, còn các “nghệ sĩ nhí” trong Xưởng vẽ Picas Sơn (Hà Nội) vừa thực hiện những “Ước mơ khoa học” của mình qua một hoạt động nghệ thuật vô cùng ấn tượng đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 30/8/2017)

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học

Giá trị nhân văn trong tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2017

Lượt nghe: 1309

Trong một tác phẩm văn học, nghệ thuật được ví như lớp áo bên ngoài để chuyên chở nội dung là cái bên trong. Phân tích hình tượng, ngôn ngữ, chi tiết, tình huống… để từ đó khám phá nội dung là phương pháp học đúng đắn, khoa học, nhưng quá thiên về nghệ thuật thì đôi lúc ta lãng quên cảm xúc vốn là chìa khóa vô cùng quan trọng để yêu thích, để say mê một điều gì đó. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 09/01/2017)

Đi tìm tác giả của bài thơ "Đi học"

Đi tìm tác giả của bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1536

"Hôm qua em tới trường - Mẹ dắt tay từng bước - Hôm nay mẹ lên nương - Một mình em tới lớp"... Cả bài thơ và bài hát này đều quen thuộc với nhiều thế hệ tuổi học trò. Song không phải ai cũng biết bài thơ được viết trong bối cảnh như thế nào, và tác giả bài thơ là ai... (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2016)

Học trò vùng sâu qua trang văn học trò thành phố

Học trò vùng sâu qua trang văn học trò thành phố

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019

Lượt nghe: 558

Truyện ngắn mà Đinh Trần Khôi Nguyên gửi về chương trình có nhan đề “Ren”. Đây là một tác phẩm viết khá chững chạc về tình cảm cô - trò của các bạn học sinh miền núi. Sự nghiệp trồng người chỉ thực sự đươm hoa kết trái khi lòng tận tâm, tận tình của các thầy cô được các học trò thấu hiểu... (Trang văn học tuổi mới lớn 08/01/2019)

Học viện viễn thám - Bộ truyện khoa học viễn tưởng truyền cảm hứng

Học viện viễn thám - Bộ truyện khoa học viễn tưởng truyền cảm hứng

Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2019

Lượt nghe: 775

Những fan của thể loại khoa viễn tưởng có thêm một cuốn sách mới, khi nhà xuất bản Kim Đồng cho ra mắt “Học viên viễn thám”. Nhân dịp ngày sách Việt Nam lần thứ 6 tại Hà Nội, NXB Kim Đồng tổ chức buổi giao lưu giới thiệu bộ sách này. BTV Hoàng Hiệp có bài giới thiệu “Học viện viễm thám” siêu phẩm cho bạn đọc yêu mến khoa học”... (Văn nghệ thiếu nhi 25/04/2019)

Giờ học cô bé Lọ Lem

Giờ học cô bé Lọ Lem

Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2016

Lượt nghe: 949

Chuyện cổ tích "cô bé Lọ Lem" quen thuộc với trẻ em toàn thế giới, được dựng thành phim hoạt hình, phim truyện nhựa... Nhiều chi tiết thú vị và kì ảo hấp dẫn người đọc và người xem, song không phải ai cũng nhận ra điều vô lý vẫn tồn tại. Cùng tham gia vào “Giờ học cô bé Lọ Lem” để phát hiện ra bí mật này. (Văn nghệ thiếu nhi 21/9/2016)

Giờ học văn "Bánh trôi nước"

Giờ học văn

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 440

Sinh động, tươi tắn cùng tính biểu tượng cao - đó là bài thơ "Bánh trôi nước" của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Hình ảnh cái bánh trôi dung dị của đời thường đi vào thơ thật sắc nét, hàm ẩn nhiều ý tình sâu sắc... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 14/12/2020)

Hạ thắm lời chào năm học mới

Hạ thắm lời chào năm học mới

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2019

Lượt nghe: 920

“Em có thấy chùm hoa phượng vĩ/ Cháy rực cả góc sân/ Em có nghe thấy không/ Tiếng lòng tôi đang cháy/ Tiếng tim tôi rạo rực" - Đó là những câu thơ trong bài "Hạ thắm" của bạn Vũ Đoàn Ngân Hà (lớp 11D trường Trung học phổ thông Lương Ngọc Quyến- TP Thái Nguyên), như lời chào của mùa hạ gửi tới mùa thu mùa tựu trường. Sắc phượng thắm đi suốt chương trình, cùng với truyện ngắn “Tuổi mười lăm” của tác giả Hà Thanh Phúc, tản văn “Đường mòn thì nhiều người đi” của tác giả Trần Nguyên Hạnh... (Trang văn học tuổi mới lớn 03/09/2019)

Hình ảnh mẹ cha trong tác phẩm viết cho tuổi học trò

Hình ảnh mẹ cha trong tác phẩm viết cho tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2018

Lượt nghe: 720

Bài thơ “Dáng mẹ” của tác giả Nguyễn Liên Châu, truyện ngắn “Má tôi” của tác giả Phan Thị Ngọc Chiểu, truyện ngắn “Làm vườn” của tác giả Lê Thị Xuyên - Đó là những tác phẩm viết về cha mẹ với sự giản dị, ấm áp, như tình cha mẹ dành cho chúng ta. Cùng nghe và cảm nhận, bổ sung vào kho tư liệu văn học của mình các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 24/12/2018)

Đoạt giải sáng tác văn học nhờ đọc sách

Đoạt giải sáng tác văn học nhờ đọc sách

Ngày phát hành 22:21 | 22/5/2021

Lượt nghe: 567

Sách là phương tiện giải trí và giáo dục vô cùng hữu ích. Tuy nhiên, theo một số liệu điều tra thì nước ta là nước có thời gian đọc sách trung bình của một người trong một năm thấp nhất trên thế giới. Thời gian gần đây rất đáng mừng là phong trào đọc sách đã phát triển hơn ở nhiều vùng miền, từ thành thị đến nông thôn. Không ít bạn đã trở nên tự tin hơn, đạt được những thành công trong việc học hành, viết lách, giao tiếp nhờ đọc nhiều sách đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 20/05/2021)

Đọc hiểu - thao tác quan trọng trong môn học Ngữ văn

Đọc hiểu - thao tác quan trọng trong môn học Ngữ văn

Ngày phát hành 14:59 | 5/9/2023

Lượt nghe: 406

Một trong những yêu cầu cơ bản của quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học chính là đọc hiểu. Tuy nhiên, phương pháp đổi mới trong cách đọc hiểu đã có nhiều đổi khác, phù hợp với đời sống hiện tại. Chúng mình cùng nghe cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An chia sẻ về nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 28/08/2023)

Đọc hiểu - thao tác quan trọng trong môn học Ngữ văn (Phần tiếp theo)

Đọc hiểu - thao tác quan trọng trong môn học Ngữ văn (Phần tiếp theo)

Ngày phát hành 10:50 | 6/9/2023

Lượt nghe: 315

Trong chương trình tuần trước, chúng mình đã nghe cô giáo Hà Vinh Tâm trao đổi về nội dung đọc hiểu văn bản hiện đại có những điểm khác biệt so với cách đọc hiểu truyền thống. Hôm nay, chúng mình sẽ nghe tiếp nội dung về việc ứng dụng và đích đến của việc đọc hiểu văn bản hiện đại nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 04/09/2023)

Đọc sách văn học: Cánh cửa mở rộng tâm hồn

Đọc sách văn học:  Cánh cửa mở rộng tâm hồn

Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2017

Lượt nghe: 1429

Đối với mỗi người, đọc sách là điều hết sức cần thiết và quan trọng, đặc biệt là sách văn học đấy các bạn ạ. Bởi vì sách văn học sẽ giúp chúng mình bồi dưỡng tâm hồn và thật nhiều kiến thức. Chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh với cô giáo Lê Thị Thanh Tâm về tác dụng của việc đọc sách. (Văn nghệ thiếu nhi 23/10/2017)

Đọc sách văn học: Cánh cửa đến với văn chương

Đọc sách văn học: Cánh cửa đến với văn chương

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2018

Lượt nghe: 2173

Sách cho chúng mình tri thức và mọi vẻ đẹp của cuộc sống. Đọc sách văn học là một trong những tiêu chí đầu tiên và vô cùng quan trọng để giúp chúng mình đến với văn chương một cách tự nhiên và thẩm thấu. Cùng nghe những chia sẻ về việc đọc sách của nhà thơ Anh Ngọc trong chương trình này, các bạn nhé! (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/01/2018)

Đọc truyện - Học trò phố huyện - Buổi thứ sáu - Buổi ban đầu tình bạn

Đọc truyện - Học trò phố huyện - Buổi thứ sáu - Buổi ban đầu tình bạn

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019

Lượt nghe: 618

Ngay hôm đầu tiên dọn đến, bố Hoài đã tự tay khoan tường để gắn móc áo và kệ sách lên cho lũ học trò sống xa nhà. Rất nhanh chóng, cả 5 đứa cùng làm thân và chia sẻ sở thích cho nhau. Tâm An có một cái máy chụp hình điện tử và một cuộn phim Kodak khiến cả bọn thích mê. Không những thế, nó còn có rất nhiều đĩa CD gồm cả băng nhạc và các băng học Tiếng Anh khác. Kiểu học Tiếng Anh qua máy cassette khiến cả bốn đứa còn lại đều kinh ngạc và thầm ghen tị với Tâm An... (Đọc truyện - Học trò phố huyện - Buổi thứ sáu)

Đọc truyện "Búp sen xanh" - Buổi 24 - Bài học tiếng Pháp

Đọc truyện

Ngày phát hành 21:42 | 4/10/2021

Lượt nghe: 561

Nguyễn Tất Thành mong muốn được học tiếng Pháp, khao khát tìm hiểu về nền văn minh của các nước phương Tây, trong đó có nước Pháp để mở mang trình độ, từ đó thực hiện hoài bão của mình. Sức học của cậu Thành tiến bộ rất nhanh, là một trong những học sinh xuất sắc ở trường Đông Ba... (Văn nghệ thiếu nhi 02/10/2021)

Đọc truyện "Búp sen xanh" - Buổi 35 - Bên học trò thân yêu

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:21 | 2/11/2021

Lượt nghe: 509

Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh vô cùng yêu quý. Thầy không chỉ dạy các em kiến thức mà còn bảo ban các em rất nhiều điều trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong cách cư xử giữa người với người... Mái trường Dục Thanh có giữ được bước chân của người trai trẻ giàu nhiệt huyết ấy? (Văn nghệ thiếu nhi 29/10/2021)

Đọc truyện "Búp sen xanh" - Buổi 42 - Lớp học của anh Ba

Đọc truyện

Ngày phát hành 10:43 | 21/11/2021

Lượt nghe: 480

Buổi tối, trong lúc mọi người đang vui vẻ trò chuyện thì có một vụ cãi nhau của đám cờ bạc. Để không còn cảnh buổi tối những người thợ quá buồn chán lao vào trò đỏ đen nên anh Ba nói sẽ dạy chữ cho mọi người. Đề nghị của anh khiến mọi người háo hức phấn khởi... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2021)

Đọc truyện "Chuyện cô gái Julie" - Buổi 22 - Sự xuất hiện của nhà sinh vật học

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:34 | 19/8/2023

Lượt nghe: 289

Dì Ellen đã sinh hạ một bé trai. Bố của Julie quyết định đặt tên cậu bé là Amaroq, bởi ông mong muốn cậu con trai sẽ có những phẩm chất tốt như thủ lĩnh bầy sói. Hai bố con cô có đôi chút bất ngờ trước sự xuất hiện của ông David Braford – một nhà sinh vật học đang muốn nghiên cứu về nai sừng tấm.

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi mười ba - Học trò vùng sâu

Đọc truyện

Ngày phát hành 18:12 | 6/5/2023

Lượt nghe: 341

Chú Tôn đã cùng với bố của Cơ Bản dự định lợp lại những chỗ mái tôn bị lốc giật để học sinh có được lớp học kín gió khi mùa mưa bão tới. Trước sự ham học hỏi của các bạn học sinh vùng cao thì cả Cơ Bản và Kiên đều khâm phục ý chí, cảm nhận được niềm vui của các bạn khi hằng ngày chăm chỉ tới lớp tới trường... (Văn nghệ thiếu nhi 30/04/2023)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi thứ hai - Những ngày học online

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:52 | 14/4/2023

Lượt nghe: 235

Cậu bé đáng yêu, tinh nghịch và thông minh, có tài ứng khẩu thành thơ tên là Cơ Bản đã kể về những ngày tháng học online vì đại dịch Covid 19, những tình huống dở khóc dở cười và vô cùng thú vị của trẻ con khi học trực tuyến ở nhà đã dần dần hé lộ... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2023)

Đọc truyện "Cơ bản là cơ bản" - Buổi thứ tư - Tiểu xảo học trò

Đọc truyện

Ngày phát hành 12:16 | 14/4/2023

Lượt nghe: 288

Khi trả bài kiểm tra, cô giáo đã nêu tên Cơ Bản trước toàn lớp. Trên màn hình vi tính bạn nào cũng thả tim chúc mừng. Nhưng có một việc mà cô giáo phát hiện ra, đó là một số bạn lười học, đã chép bài của nhau. Nhưng chép bài bằng cách nào? (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2023)

Đọc truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" - Buổi thứ hai - Bài học đường đời đầu tiên

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2020

Lượt nghe: 1194

Bước vào tuổi trưởng thành, Dế Mèn thay đổi cả về thể chất và tính tình. Nóng nảy, hiếu thắng, Dế Mèn đã gây ra hậu quả nghiêm trọng và đó cũng là bài học đường đời đầu tiên của cậu... (Văn nghệ thiếu nhi 30/10/2020)

Đọc truyện "Giấc mơ bên kia đại dương" - Buổi thứ bảy - Ngày đầu tiên đi học

Đọc truyện

Ngày phát hành 16:21 | 29/10/2023

Lượt nghe: 326

Mia hồi hộp và phấn khởi trong ngày đầu tiên đến trường. Lớp học của cô giáo Douglas có cả người da trắng, da đen, người Mỹ gốc Tây Ban Nha. Mia ngạc nhiên khi thấy Jason Yao, con trai ông Yao học cùng lớp với mình. Cả hai tỏ ra không hề quen biết nhau. (Văn nghệ thiếu nhi 20/10/2023)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 74 - Trước ngưỡng cửa đại học

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 2/3/2020

Lượt nghe: 481

Chia tay Quán Nhớ, nhóm bạn dồn tâm lực cho năm học cuối cấp. Tú Quyên phát cho các bạn mỗi người một tờ giấy, yêu cầu viết vào đó ngành học mình sẽ chọn. Hoài nộp lại sớm nhất . Những câu trả lời khác gửi về khá chậm chạp... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 74 - Văn nghệ thiếu nhi 29/02/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 77 - Cậu học trò nghèo vượt khó

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020

Lượt nghe: 487

Sự xuất hiện của Trịnh, thành viên lớp 11 chuyên Hóa khiến Tú Quyên và các bạn tò mò. Nhưng khi nhìn thấy Trịnh với tất cả sự đơn sơ, hiền lành và nghèo khó, Tú Quyên không khỏi se lòng. Cô quyết định sẽ đến nhà Trịnh để tìm hiểu gia cảnh, viết bài về cậu học trò vượt khó... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 77 - Văn nghệ thiếu nhi 07/03/2020)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ 8 - Mục tiêu học tập

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Lượt nghe: 706

Bốn bạn trọ nhà Hoài đều là con nhà có điều kiện, còn bố mẹ Hoài vẫn vất vả nhiều với cuộc mưu sinh. Vậy là từ ngày hôm sau, Hoài cáo bận học và không tham đi bơi nữa. Lớp học bơi của huấn luyện viên Tú Quyên cũng phải sớm tạm dừng do lịch học dày đặc của các thành viên. Năm cô gái đều chăm chỉ học tập. Ai cũng mong muốn mình trở thành quán quân trong cuộc đua này... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ 8)

Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ bảy - Ngũ long công chúa học bơi

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2019

Lượt nghe: 552

Năm nàng công chúa cùng đi tới bể bơi như đã hẹn. Khác với tưởng tượng, việc học bơi vô cùng khó nhằn với Hoài, Tâm Anh, Hạnh Chi và Minh Thi. “Huấn luyện viên dạy bơi”- Tú Quyên cũng khá lúng túng trước các học trò của mình. Cuối cùng, sau khi đã uống kha khá nước tại bể bơi. “Huấn luyện viên” Tú Quyên cùng bốn “học trò” ra về. 5 nàng chọn quán bánh xèo làm điểm dừng chân để nạp lại năng lượng và đúc rút kinh nghiệm sau buổi học bơi không mấy suôn sẻ... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi thứ bảy)

Đọc truyện "Mặt trời luôn bên tôi" - Buổi hai mươi lăm - Niềm vui được đi học

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:40 | 2/5/2024

Lượt nghe: 1422

Ngồi học trong lớp, Trung cảm nhận được hàng cây xanh reo vui bên ngoài. Nghe thầy giáo kể chuyện những liệt sĩ được an táng tại nghĩa trang ngay cạnh lớp học, cậu rất xúc động. Nhiều điều bình thường với các bạn học nhưng lại vô cùng khó khăn với người khiếm thị. Dù còn nhiều bỡ ngỡ nhưng cậu vui vì được cô giáo và bạn bè giúp đỡ, chia sẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2024)

Đọc truyện "Mặt trời luôn bên tôi" - Buổi hai mươi tư - Khát vọng học tập

Đọc truyện

Ngày phát hành 15:34 | 2/5/2024

Lượt nghe: 1349

Qua cuộc trò chuyện với thầy giáo trực văn phòng, Trung biết được số lượng người khiêm thị học hòa nhập cũng như thầy cô giáo có khả năng dạy chữ nổi không nhiều. Tuy vậy cậu vẫn không từ bỏ nguyện vọng học tập của mình. Sau một tuần chờ đợi, thầy Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục trả lời rằng Trung tâm sẽ không mở lớp học hòa nhập cộng đồng nữa, cậu phải liên lạc với trường THCS Bắc Sơn... (Văn nghệ thiếu nhi 26/04/2024)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi ba - Gã học việc Ja-bu

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 1/7/2019

Lượt nghe: 599

Eliott đã liều mình để tìm Vua Cát nhưng giờ lại biết ông không thể can thiệp vào những chính sách của Mộng Giới. Dù tình hình đang nguy hiểm nhưng Eliott vẫn quyết tâm đến thành phố Ê-phia-lít để tìm gã học việc Ja-bu. Bởi tính mạng của cha cậu chỉ còn 3 tháng mà thôi. Hành trình mới này lại đem tới những thử thách nào... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ sáu mươi ba)

Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ tư - Ẩu đả với bạn học

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2019

Lượt nghe: 687

Dù không muốn va chạm nhưng Eliott vẫn bị các bạn học kiếm cớ gây sự. Cuộc ẩu đả giữa Eliott và đám bạn chỉ kết thúc khi có hai cô giáo trong trường đi tới. Eliott giả vờ bị ngã để qua mắt các cô. Về nhà trong bộ dạng thất thần, quần áo thì bẩn và rách nên Eliott đã bị cha mẹ trách phạt... (Đọc truyện "Vương quốc trong mơ" - Buổi thứ tư)

Đôi bạn học trò

Đôi bạn học trò

Ngày phát hành 0:0 | 15/8/2017

Lượt nghe: 1093

Những cánh đồng lúa chín trải dài đến cuối chân trời, khắp nơi người người hăng say lao động, tiếng nói cười âm vang. Đó là khung cảnh quen thuộc của làng quê khi vào mùa thu hoạch. Có thể coi mùa gặt là mùa vui nhất ở mọi miền thôn dã, của người nông dân quê. Các bạn cùng cảm nhận không khí rộn ràng của làng quê qua tản văn "Mùa gặt lúa” của tác giả Ngô Thị Học. Tiếp đó là những cung bậc tình cảm tuổi học trò qua bài thơ "Thủơ học trò" của tác giả Hà Đình Nguyên và tiểu phẩm "Đôi bạn" của tác giả Hoàng Hiệp. (Văn nghệ thiếu nhi 13/8/2017)

Mười năm dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch

Mười năm dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam - Đan Mạch

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019

Lượt nghe: 780

Vừa qua, tại Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch ở Việt Nam và Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp tổ chức chương trình “Kỉ niệm chặng đường 10 năm thực hiện Dự án hỗ trợ Văn học thiếu nhi Việt Nam- Đan Mạch”. Qua dự án văn học này đã góp phần làm phong phú đời sống văn học thiếu nhi, đóng góp thêm những tác phẩm có giá trị... (Văn nghệ thiếu nhi 17/01/2019)

Năm tháng học trò trong "Tuổi dấu yêu"

Năm tháng học trò trong

Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2020

Lượt nghe: 713

Cuốn truyện vừa “Tuổi dấu yêu” của tác giả Hoàng Mai Quyên được chia làm 15 chương, mỗi chương là một câu chuyện độc lập, một lát cắt trong quá trình trưởng thành của tuổi mới lớn. Với góc quan sát của một giáo viên có hơn 30 năm đứng trên bục giảng cùng tâm hồn nhạy cảm bao dung, tác giả đã xây dựng nên những nhân vật học trò cá tính và đáng yêu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/03/2020)

Nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Nâng cao khả năng cảm thụ văn học

Ngày phát hành 16:15 | 29/6/2024

Lượt nghe: 585

Đọc sách, nghe và xem những chương trình bổ trợ cho môn ngữ văn là một cách để chúng mình vừa nâng cao khả năng đọc, cảm thụ văn học, vừa được thư giãn đấy, các bạn ạ. Cùng nghe những chia sẻ của cô Trần Thu Lan, giáo viên trường THCS Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về những hoạt động trải nghiệm này nha! (Văn nghệ thiếu nhi 24/6/2024)

Làm mới tác phẩm văn học bằng hình vẽ minh họa

Làm mới tác phẩm văn học bằng hình vẽ minh họa

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2020

Lượt nghe: 494

Với mong muốn mang đến cho các bạn trẻ những ấn phẩm vừa có giá trị về nội dung vừa đẹp về hình thức, thời gian qua, một số đầu sách của văn học hiện đại Việt Nam đã được các đơn vị làm sách tái bản cùng hình vẽ minh họa đặc sắc. Những cuốn sách ngỡ đã quen xuất hiện với một diện mạo mới... (Trang văn học tuổi mới lớn 08/09/2020)

Môn ngữ văn và ngôn ngữ học đường hiện nay

Môn ngữ văn và ngôn ngữ học đường hiện nay

Ngày phát hành 0:0 | 5/12/2016

Lượt nghe: 1050

“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” không chỉ là nhan đề một văn bản trong chương trình ngữ văn phổ thông mà rộng ra còn là tinh thần của văn hóa dân tộc, tinh thần của người Việt mình trải qua bao thế kỉ, bao biến thiên của lịch sử vẫn giữ gìn và phát triển tiếng Việt thêm giàu đẹp, phong phú. Trong thời đại toàn cầu hiện nay, khi ngoại ngữ là cánh cửa mở ra thế giới thì tiếng nói dân tộc lại càng phải được gìn giữ, trân trọng. (Trang văn học nhà trương 05/12/2016)

Môn ngữ văn với phương pháp dạy học tích hợp

Môn ngữ văn với phương pháp dạy học tích hợp

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2020

Lượt nghe: 692

Một trong những phương pháp được áp dụng trong chương trình Ngữ văn cấp THCS và THPT chính là phương pháp dạy học tích hợp với mục đích thầy đổi mới, trò sáng tạo, lấy học trò làm trung tâm để phát huy năng lực sáng tạo, tự học và tìm tòi của học sinh. Những chia sẻ của cô giáo Minh Phương sẽ củng cố thêm những kiến thức về phương pháp dạy và học này, giúp chúng mình áp dụng vào từng bài học hiệu quả hơn... (Văn nghệ thiếu nhi 06/01/2020)

Môn ngữ văn vừa chơi... vừa học

Môn ngữ văn vừa chơi... vừa học

Ngày phát hành 20:55 | 25/8/2022

Lượt nghe: 490

Tham quan những di tích, thắng cảnh, thuyết minh bằng lời nói, viết lại bài văn thuyết minh theo cảm nhận riêng và có thể trình bày trước lớp về những điểm du lịch hoặc di tích lịch sử... Đó là những cách học khá thú vị, bổ ích và hiệu quả. Tiết học ngoại khóa như thế sẽ giúp chúng mình có thêm nhiều tri thức đời sống, học đi với hành nhuần nhuyễn hiệu quả. (Văn nghệ thiếu nhi 22/08/2022)

Lời ngỏ đầu năm học

Lời ngỏ đầu năm học

Ngày phát hành 0:0 | 8/8/2017

Lượt nghe: 852

Các tiết học ngữ văn trên lớp cung cấp cho chúng mình phương pháp làm việc cùng nhiều thông tin bổ ích. Nhưng môn học gì cũng vậy, để học tốt thì cần phải nỗ lực cá nhân rất nhiều. Tình yêu, đam mê với môn học là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Năm học mới đã cận kề, chúng mình cùng chia sẻ với nhau những tâm tư này nhé, qua ý kiến của một số bạn học sinh mà phóng viên Trang văn học nhà trường ghi lại được.(Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 07/8/2017)

Lớp học "Viết sáng tạo"

Lớp học

Ngày phát hành 0:0 | 19/4/2017

Lượt nghe: 965

Dự án “Sách ơi mở ra” được thực hiện nhiều năm qua của tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Minh là một hoạt động bổ ích nhằm lan tỏa tình yêu sách đến các bạn nhỏ tại thủ đô. Dự án thành lập những câu lạc bộ đọc sách, tổ chức các lớp học phù hợp nhiều lứa tuổi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài giới thiệu lớp học "Viết thông minh" của dự án "Sách ơi mở ra" tổ chức tại cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội. Tiếp đó là mẩu truyện “Vì sao không nên ăn kẹo trước khi đi ngủ” trích trong tập sách “Nói sao cho con hiểu” của tiến sĩ giáo dục Nguyễn Thụy Anh. (Văn nghệ thiếu nhi 16/4/2017)

Lớp học của mẹ Phúc

Lớp học của mẹ Phúc

Ngày phát hành 22:17 | 20/11/2024

Lượt nghe: 201

Hơn 30 năm qua, tại thủ đô Hà Nội, có một người mẹ - người thầy luôn cần mẫn, hết lòng với những trẻ em khuyết tật, những bạn nhỏ có hoàn cảnh thiếu may mắn. Người mẹ - người thầy ấy luôn tin tưởng rằng nghệ thuật sẽ mang đến những điều tốt đẹp hơn cho các em... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2024)

Lớp học nặn đất sét

Lớp học nặn đất sét

Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2019

Lượt nghe: 745

Đến với buổi học nặn đất sét do Trung tâm nghệ thuật Hoa Tâm, các bạn nhỏ không những được thỏa sức chơi đùa với những khối đất sét đủ màu, biến hóa chúng thành những nhân vật ưa thích mà còn có thể đem thành phẩm về nhà... (Văn nghệ thiếu nhi 06/03/2019)

Lớp học nặn gốm bằng tay

Lớp học nặn gốm bằng tay

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019

Lượt nghe: 553

Từ những khối đất sét mềm dẻo, qua bàn tay sáng tạo của chúng ta, những sản phẩm gốm sẽ dần hình thành. Điều khiển bàn tay là điều quan trọng nhất trong khâu nặn gốm. Tay phải mềm mại, nhẹ nhàng mới có thể chỉnh gốm theo hình mong muốn. Tại lớp học “Bình dân học gốm” diễn ra ở Ecopark, các bạn nhỏ đã có những trải nghiệm vô cùng thích thú khi được chơi với những khối đất sét đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 08/05/2019)

Lớp học siêu quậy

Lớp học siêu quậy

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

Lượt nghe: 437

Lớp học siêu quậy, nơi đầy ắp tiếng cười niềm vui của các cô cậu "nhất quỷ nhì ma...". Đó là hình dung về truyện ngắn “Nơi mặt trời không lặn” của tác giả Đỗ Thanh Vân. Bên gam màu tinh nghịch thì chương trình còn có những gam màu dịu dàng luyến nhớ khác, đó là bài thơ "Buổi học cuối cùng" cùng chia sẻ của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc. Phần điểm nội dung tạp chí Văn học và tuổi trẻ số tháng 5 này cũng gói ghém nhiều nội dung hấp dẫn nữa... (Trang văn học tuổi mới lớn 11/06/2019)

Lớp học thiết kế thời trang

Lớp học thiết kế thời trang

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2020

Lượt nghe: 446

Phần đầu chương trình, chúng ta cùng tham gia vào lớp học thiết kế thời trang cùng các bạn trong CLB Nghệ thuật Art Star- Báo TNTP và Nhi Đồng. Học xong sẽ rúc rích cười với tình huống trong tiểu phẩm “Câu giờ" nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 26/08/2020)

Lớp học thủy cung

Lớp học thủy cung

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017

Lượt nghe: 1064

Truyện ngắn "Lớp học thủy cung" của tác giả Trần Tùng Chinh và bài thơ "Rể thầy" của tác giả Trần Văn Tứ với nhiều chi tiết dí dỏm sẽ mang tới cho các bạn những tiếng cười vui vẻ. (Văn nghệ thiếu nhi 28/4/2017).

Lớp học trang trí búp bê

Lớp học trang trí búp bê

Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019

Lượt nghe: 532

Vừa qua, tại trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom tại Hà Nội đã diễn ra một lớp học trang trí thủ công búp bê gỗ. Tham gia lớp học là các bạn nhỏ từ 8-15 tuổi, mặc dù chỉ vỏn vẹn hai tiếng đồng hồ nhưng lớp học đã thu được kết quả rất tốt bởi bạn nhỏ nào cũng hào hứng và say sưa tích cực. Cùng theo dõi nội dung này các em nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 09/01/2019)

Lớp học vẽ dành cho trẻ khiếm thính: Nơi thắp sáng niềm tin

Lớp học vẽ dành cho trẻ khiếm thính: Nơi thắp sáng niềm tin

Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2018

Lượt nghe: 554

Nhằm tạo cho các bạn nhỏ khiếm thính một không gian nghệ thuật bổ ích. Hội cha mẹ trẻ khiếm thính Việt Nam, Nhà sách Mão và CLB Ring Ring HaNoi Book Art đã tổ chức lớp học vẽ dành cho các bạn nhỏ khiếm thính và các bạn đam mê hội họa. Lớp học vẽ không chỉ là nơi các bạn có hoàn cảnh đặc biệt được sống với niềm đam mê của bản thân, mà còn là nơi truyền cảm hứng đậm chất nhân văn. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 08/08/2018)

Lớp học vẽ tranh kính

Lớp học vẽ tranh kính

Ngày phát hành 0:0 | 30/7/2020

Lượt nghe: 841

Chúng ta đã biết tranh vẽ trên toan vải, tranh vẽ trên giấy dó, tranh vẽ trên tường, tranh khắc gỗ... Và gần đây thì có cả tranh vẽ trên kính nữa. Tranh kính hiểu một cách đơn giản là một bức tranh được thể hiện trên chất liệu kính. Nhưng bạn đã thực sự biết làm thế nào mà người ta có thể vẽ tranh trên kính không? Hãy cùng chương trình tham gia một lớp học để tìm hiểu câu chuyện thú vị này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 29/07/2020)

Lớp học vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc

Lớp học vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc

Ngày phát hành 0:0 | 22/1/2019

Lượt nghe: 707

Vàng bạc là thứ xa xỉ trong suy nghĩ của nhiều người, nhưng ít ai biết đó là nguyên liệu thường được sử dụng trong nhiều bức tranh sơn mài hiện nay. Đằng sau những gam màu tươi sáng, rực rỡ, là tầng tầng lớp lớp công phu và kỹ thuật phức tạp. Chúng mình cùng làm quen với kỹ thuật này qua bài giới thiệu về lớp học “Vẽ tranh sơn mài với kỹ thuật thếp bạc”được tổ chức trong lễ hội Khoe ở khu đô thị Ecopark Hưng Yên vừa qua nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 16/01/2019)

Lý luận văn học nhà trường qua góc nhìn giáo viên

Lý luận văn học nhà trường qua góc nhìn giáo viên

Ngày phát hành 0:0 | 10/12/2019

Lượt nghe: 805

Tiếp tục tìm hiểu về cách tiếp cận lý luận văn học trong nhà trường phổ thông, trong chương trình này, chúng mình cùng nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình và cô Bùi Bạch Phượng - giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội về cách truyền đạt lý luận văn học các bạn nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 09/12/2019)

Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận văn học

Kinh nghiệm làm bài văn nghị luận văn học

Ngày phát hành 11:22 | 23/11/2021

Lượt nghe: 591

Trước khi làm bài, cần tìm hiểu về nội dung, yêu cầu của đề bài, định hướng xây dựng văn bản. Bước định hướng là khâu rất quan trọng trong bài văn nghị luận văn học. Định hướng đúng sẽ tránh viết sai thể loại, lạc đề. Vì thế cần phải đọc kỹ để và xác định thể loại, nội dung, giới hạn đề cùng những yêu cầu phụ... (Văn nghệ thiếu nhi 22/11/2021)

Kinh nghiệm trong tiếp nhận tác phẩm văn học

Kinh nghiệm trong tiếp nhận tác phẩm văn học

Ngày phát hành 0:0 | 2/5/2019

Lượt nghe: 1135

Cùng với chia sẻ của nhà thơ Trần Kim Anh về những kiến thức, kinh nghiệm trong tiếp nhận tác phẩm văn học, chương trình còn có các sáng tác rất dễ thương như bài thơ "Bé cho gà ăn" của tác giả Lê Thị Thanh Huyền, truyện ngắn "Ra rìa" của tác giả Hương Hương. Mời các em cùng nghe... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 29/04/2019)

Khi triết học đồng hành cùng văn học

Khi triết học đồng hành cùng văn học

Ngày phát hành 17:57 | 24/6/2024

Lượt nghe: 626

Bạn Phạm Bùi Gia Khanh (Lớp 10 trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội) là học sinh Việt Nam đầu tiên giành Giải cuộc thi Olympic Triết học quốc tế (IPO) được tổ chức tại Hy Lạp vào năm ngoái. Theo chia sẻ của Gia Khanh, bạn thích đọc tài liệu về Triết học, song cảm xúc thì luôn hướng tới những gì thuộc về văn chương và chữ nghĩa. Gần đây, Gia Khanh và nhóm bạn trong trường đã tổ chức thành công trại viết văn học Camp Lumina đấy... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 18/6/2024)

Không gian mở cho hội thảo văn học thanh thiếu nhi

Không gian mở cho hội thảo văn học thanh thiếu nhi

Ngày phát hành 22:48 | 29/9/2022

Lượt nghe: 393

Hội thảo “Trao đổi về văn học thiếu nhi và thanh thiếu niên đương đại tại Việt Nam và châu Âu” vừa được tổ chức tại Viện Goethe Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của các nhà xuất bản và người cầm bút. Hội thảo đã tạo nên không gian mở cho việc trao đổi về sự phát triển và các xu hướng toàn cầu của văn học dành cho thanh thiếu niên, từ đó mở ra nhiều hướng tiếp cận mới... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 27/09/2022)

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Không gian văn học thiếu nhi trong ngày thơ Việt Nam

Ngày phát hành 0:0 | 21/2/2017

Lượt nghe: 1318

Ngày Thơ Việt Nam là ngày hội tôn vinh thành tựu thơ ca Việt Nam, là dịp để bạn đọc được nghe thơ, được giao lưu với tác giả, gặp gỡ với những người có niềm yêu thích văn thơ. Ngày Thơ năm nay cũng dành một khoảng không gian cho thơ thiếu nhi. Biên tập viên Hoàng Hiệp có bài viết “Sân chơi nào cho thơ thiếu nhi trong Ngày Thơ Việt Nam?". Tiếp đó là tiểu phẩm "Gà Trống Tía" mang đến cho các em không khí đầu xuân với những bài học nhẹ nhàng. (Văn nghệ thiếu nhi 19/02/2017)

Kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học

Kĩ năng tiếp nhận tác phẩm văn học

Ngày phát hành 14:43 | 10/6/2024

Lượt nghe: 365

Nghỉ hè thoải mái vui tươi nhưng các bạn đừng quên duy trì thói quen đọc sách, tìm tài liệu tham khảo. Điều này sẽ giúp chúng mình trau dồi kiến thức, kỹ năng. Buổi hôm nay, nhà văn Uông Triều chia sẻ cùng các bạn cách đọc, tiếp nhận một tác phẩm văn học rất thú vị, ý nghĩa đấy... (Văn nghệ thiếu nhi 10/06/2024)

Kể chuyện học ngoại khóa môn ngữ văn

Kể chuyện học ngoại khóa môn ngữ văn

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2019

Lượt nghe: 650

Cùng với những câu chuyện về hoạt động ngoại khóa do bạn Nguyễn Thu Lan (học sinh lớp 10 A6, trường THPT Việt Đức, Hà Nội) kể lại, trong chương trình này chúng mình còn nghe bài thơ "Bận" của nhà thơ Trinh Đường, tản văn "cây đào tiên trong vườn" của tác giả Mai Phương. Lắng nghe những tác phẩm văn học cũng là hoạt động ngoại khóa dễ làm và thiết thực đấy các bạn ạ... (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2019)

Kết hợp toán học với hội họa: Tại sao không?

Kết hợp toán học với hội họa: Tại sao không?

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2017

Lượt nghe: 928

Có thể nhiều bạn nghĩ môn toán học và môn mỹ thuật là hai môn học hoàn toàn đối lập nhau và chẳng có một chút nào liên quan đến nhau cả. Ấy vậy mà vừa rồi "Hệ thống toán tư duy Hoa Kỳ - Mathnasium" vừa tổ chức vòng chung kết cuộc thi "Vẽ tư duy" kết hợp hai môn học thú vị này với nhau và nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các họa sĩ nhí đấy! Không biết các bạn sẽ vận dụng toán học vào hội họa như thế nào nhỉ? Chị Thúy Quỳnh đã có mặt tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam - nơi diễn ra cuộc thi để chuyển tới chúng mình không khí sôi nổi của hoạt động nghệ thuật ấn tượng này.(Văn nghệ thiếu nhi 02/8/2017)

Dòng văn chương khoa học giả tưởng

Dòng văn chương khoa học giả tưởng

Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2017

Lượt nghe: 985

Bộ ba tác phẩm "Máu hiếm", "Luật chơi" và "Hiện thân" của nhà văn Phan Hồn Nhiên đều xoay quanh hành trình giải đáp bí mật của nhân vật Vinh (19 tuổi). Các dữ liệu của ngành kỹ thuật y sinh được đan cài khéo léo với kiến thức về kiến trúc, âm nhạc vừa đủ để độc giả không cảm thấy nặng nề, vừa gợi sự tò mò để lật giở các trang kế tiếp. (Văn nghệ thiếu nhi 23/6/2017)

Khám phá năng lực cảm thụ văn học

Khám phá năng lực cảm thụ văn học

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2017

Lượt nghe: 1403

Có một năng lực cảm thụ văn học tốt sẽ giúp chúng mình khám phá bao điều thú vị, bao điều đáng yêu trong thiên nhiên và cuộc sống, ví như nhìn hàng cây trụi lá trong mùa đông ta nghĩ đến những chồi non sẽ bật nở vào sớm mai nào đó, nhìn giọt sương trong nghĩ đến bí ẩn của màn đêm, nhìn cánh đồng lúa chín vàng nghĩ đến bao điều ân nghĩa, thảo thơm. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 23/01/2017)

" Hương rừng" - Bài thơ về tuổi học trò mến yêu

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018

Lượt nghe: 740

"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)

"Bài ca ngất ngưởng" trong văn học nhà trường

Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2019

Lượt nghe: 1253

Chương trình Ngữ văn lớp 11 mà chúng ta đang học có bài thơ rất lạ, rất riêng, đó chính là “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ - một nhà thơ tài hoa, phóng khoáng và khí phách hiên ngang. "Ngất ngưởng" là một phong cách bên ngoài, còn bên trong lại chứa chất bao tâm sự, nỗi niềm ưu tư của một vị quan vì dân vì nước... (Văn nghệ thiếu nhi 21/10/2019)

“Ghét Cô Vy Yêu Văn Học” nói lời chia tay

“Ghét Cô Vy Yêu Văn Học” nói lời chia tay

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2020

Lượt nghe: 661

Chuyên mục “Ghét Cô Vy Yêu Văn Học” đã đồng hành cùng với các bạn học sinh một thời gian. Giờ đây, khi các bạn đã trở lại trường học, chuyên mục nói lời chia tay với các bạn. Chúc các bạn luôn học giỏi, chăm ngoan, sáng tạo, chuẩn bị bài kỹ và nhớ là luôn giữ tay sạch nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/05/2020)

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ "Tràng giang"

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 1489

"Tràng giang" gắn với tên tuổi của nhà thơ Huy Cận, một trong những thi phẩm vượt thời gian của thời kỳ Thơ mới, cũng là tác phẩm thường có mặt trong những đề kiểm tra, đề thi. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ Văn trường THPT Chu Văn An, thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2020)

4 tác phẩm kinh điển văn học thiếu nhi thế giới

4 tác phẩm kinh điển văn học thiếu nhi thế giới

Ngày phát hành 0:0 | 3/5/2017

Lượt nghe: 1257

Trong dịp kỉ niệm 60 năm thành lập (1957-2017), NXB Kim Đồng ra mắt bạn đọc ấn bản mới của 4 tác phẩm kinh điển của văn học thế giới: “Hiệp sĩ Don Quixote”,“Robin Hood – hiệp sĩ rừng xanh” , “Những cuộc phiêu lưu của Nam tước Munchausen” và truyện dài “Chìa khóa vàng hay chuyện ly kỳ của Buratino”. BTV Hoàng Hiệp trao đổi với chị Kiều Nga, biên tập viên NXB Kim Đồng về 4 bộ sách này. (Văn nghệ thiếu nhi 30/4/2017)

"Tặng người, người ấy em thương": Tập thơ của năm tháng học trò

Ngày phát hành 10:43 | 4/1/2024

Lượt nghe: 824

“Tặng người, người ấy em thương” là tập thơ của tác giả Thùy Linh mới ra mắt bạn đọc trẻ. Thơ Thùy Linh khá giống với tính cách và con người chị: Nữ tính, nhẹ nhàng, ẩn trong đó là nội lực cùng khát khao khám phá những chân trời mới dành cho tuổi trẻ... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 19/1/2023)

Ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học nước ta

Ảnh hưởng của văn học Pháp đối với văn học nước ta

Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019

Lượt nghe: 554

Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, Văn học Pháp đã được dịch và xuất bản nhiều ở nước ta, để lại dấu ấn sâu sắc với nhiều thế hệ người viết và thế hệ bạn đọc, góp phần hình thành văn xuôi quốc ngữ. Những tinh hoa của văn học Pháp luôn được bạn đọc Việt Nam yêu quý... (Trang văn học tuổi mới lớn 16/07/2019)

"Chiếc lá đầu tiên" - Những vần thơ học trò thi vị

Ngày phát hành 10:35 | 8/5/2021

Lượt nghe: 474

Đã có nhiều bài thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm được các thế hệ học sinh sinh viên chép vào nhật ký như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Phượng ấy”… để nói hộ lòng mình về thời áo trắng sân trường. “Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em/ Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ/ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi". Cùng nghe những vần thơ da diết ấy khi mùa thi đang cận kề, cũng là để chia tay một nhà thơ được bạn đọc rất yêu mến... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/05/2021)

"Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn": Tác phẩm văn học Nga nổi tiếng

Ngày phát hành 0:0 | 16/10/2017

Lượt nghe: 1100

Văn học thiếu nhi Nga đã gắn bó với tuổi thơ nhiều thế hệ bạn đọc Việt Nam. Dù ngày nay, văn học dịch phát triển mạnh mẽ, thiếu nhi được tiếp cận với những tác phẩm nỗi tiếng của nhiều nước thì văn học thiếu nhi Nga vẫn được đánh giá rất cao. Cuốn truyện “Chuyện phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn” của nhà văn Nicolai Nosov xoay quanh cuộc sống tự lập và mối quan hệ của những cô bé, cậu bé tí hon ở thành phố Diều và các thành phố hư cấu khác. Trong số các em bé này thì Mít Đặc là một cậu bé nổi đình đám nhất với những ý nghĩ nghịch ngợm và kỳ quặc của cậu. (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2017)

"Cuộc phiêu lưu của Pinochio": Bài học về cuộc sống từ cậu bé người gỗ (Buổi 1)

Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018

Lượt nghe: 1615

Truyện dài “Cuộc phiêu lưu của Pinochio” của nhà văn người Ý Carlo Collodi là tác phẩm văn học được nhiều thế hệ thiếu nhi trên toàn thế giới yêu thích. Nhân vật chính là con rối bằng gỗ nghịch ngợm Pinochio, được bác Geppetto tạo nên từ một khúc gỗ biết nói. Pinochio có suy nghĩ trong sáng, ngây thơ. Cậu luôn hiếu kỳ và muốn tham gia vào những trò chơi tinh nghịch cùng với nhiều bạn nhỏ khác. Vì muốn xem xiếc mà Pinochio sẵn sàng bỏ học. Tới trường cậu luôn bị bạn bè rủ rê đi xem cá mập nên cậu đã bị cá mập nuốt vào bụng. Ở trong đó cậu gặp được bác Geppetto. Vì không thấy Pinochio về nhà nên bác Geppetto đã đi tìm cậu ngoài bờ biển thì chẳng may cũng bị cá mập nuốt vào bụng. Bác Geppetto và Pinochio đã cùng nhau nghĩ ra kế thoát ra khỏi bụng cá để trở về nhà. Từ đó Pinochio luôn cố gắng học tập và làm việc, phấn đấu để phụng dưỡng bác Geppetto. Pinochio đã trở thành một cậu bé thực sự với những suy nghĩ tích cực và hiếu thảo. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 05/01/2018)

"Em đến trường mầm non" - Khúc ca đầu năm học mới

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019

Lượt nghe: 663

"Em đến trường mầm non" là ca khúc mới toanh dành cho các bé lớp lá lớp mầm lớp chồi. Phần lời ca khúc của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn và phần nhạc của nhạc sĩ Bùi Anh Tú. Nhưng đâu phải chỉ riêng các bé mẫu giáo, mà đó là ca khúc dành cho tất cả chúng ta trong mùa học mới. Cùng hát vang theo nhịp bước chân nào... (Văn nghệ thiếu nhi 21/08/2019)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Ánh trăng trong thơ Nguyễn Duy

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 725

Trong bài "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy, vầng trăng xuất hiện ở nhiều không gian, thời gian khác nhau, gắn với bao kỉ niệm, bao kí ức. Đó là vầng trăng tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa và vầng trăng thức tỉnh, nhắc nhở chúng ta không được phép quên đi quá khứ... (Văn nghệ thiếu nhi 15/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Bí ẩn vầng trăng trong bài thơ "Đồng chí"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 779

Trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh vầng trăng xuất hiện một lần, ở câu cuối cùng. Vậy nhưng hình ảnh đó đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ và sâu sắc. Cùng cô Trương Thị Thảo ( giáo viên ngữ văn trường THCS Nguyễn Tri Phương- Hà Nội) phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Dạng bài so sánh hai nhân vật

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2020

Lượt nghe: 673

Ở truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân và "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người phụ nữ hiện lên đậm nét. Họ rất khác nhau về hoàn cảnh, thời đại, tính cách, từ đó dẫn đến khác biệt trong nội tâm, trong đối nhân xử thế. So sánh các nhân vật nữ ở hai tác phẩm này giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả nhân vật và bút pháp của tác giả... (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ánh trăng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lượt nghe: 1003

Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài thơ "Qua đèo Ngang"

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 943

Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, tách ra từ dãy Trường Sơn, cao hơn hai trăm mét và là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến nhiều hơn chính nhờ bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm viết theo thể thất ngôn Đường luật, mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài văn về sự việc đời sống xã hội

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 691

Viết một bài văn về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học có gì khác một bài văn nghị luận xã hội thông thường nhỉ? Các bước triển khai bài viết về sự việc đời sống xã hội trong tác phẩm văn học ra sao? Trong tiết mục "Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học", cô giáo Hoàng Thị Trang sẽ giải đáp giúp chúng mình những thắc mắc này... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 28/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bí quyết làm bài đọc hiểu ngữ văn

Ngày phát hành 0:0 | 12/5/2020

Lượt nghe: 814

Bài đọc hiểu là câu hỏi đầu tiên trong đề thi tốt nghiệp THPT quốc gia môn Ngữ văn, chiếm 30% số điểm và nó cũng là dạng bài dễ mất điểm nhất. Câu hỏi này đòi hỏi chúng mình phải nắm chắc kiến thức tiếng Việt, làm văn và kết hợp cả kiến thức trong văn bản với kiến thức xã hội. Cô giáo Tạ Hồng Hạnh - giáo viên Ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội sẽ chia sẻ với chúng mình một số "bí quyết" áp dụng vào dạng bài này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/05/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Các dạng bài nghị luận xã hội

Ngày phát hành 0:0 | 28/4/2020

Lượt nghe: 828

Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở, với những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá... Vậy nghị luận xã hội sẽ chia thành những dạng bài như thế nào và phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội ra sao? Cùng cô Hoàng Thị Trang - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên KHTN - ĐHQGHN tìm hiểu điều này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 27/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Chữa bài văn nghị luận

Ngày phát hành 0:0 | 29/4/2020

Lượt nghe: 638

Với đề làm văn “Qua đại dịch Covid 19, anh/ chị có nhận thức như thế nào về trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng”, cô Hoàng Thị Trang - giáo viên trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên (Hà Nội) sẽ chữa một bài văn cụ thể, từ đó giúp chúng mình hình dung về yêu cầu đề bài, các luận điểm, các thao tác thực hiện... (Văn nghệ thiếu nhi 29/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt"

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 681

Dù không phải là nhân vật chính, nhưng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân để lại nhiều ấn tượng, qua hành động, ngôn ngữ. Nhà văn muốn chuyển tải điều gì qua nhân vật này. Cuộc trò chuyện giữa chị Hương Giang và bạn Triệu Phương Anh (lớp 12D6 trường THPT Vinschool, thành phố Hà Nội) hướng tới nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Hình tượng sóng trong thơ Xuân Quỳnh

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 709

Bài thơ “Sóng” của nữ sĩ Xuân Quỳnh được in trong tập “Hoa dọc chiến hào” xuất bản năm 1968 . Bài thơ là âm điệu của một cõi lòng khuấy động, đang rung lên theo nhịp sóng. Xôn xao, khắc khoải, có một hình tượng sóng được vẽ lên bằng âm điệu, một âm điệu khi nhẹ nhàng trìu mến, khi dồn dập vội vàng... (Văn nghệ thiếu nhi 23/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Kỹ năng phân tích một đoạn thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/5/2020

Lượt nghe: 563

Bên cạnh phần đọc hiểu và nghị luận xã hội thì nghị luận văn học cũng là phần quan trọng nhất trong kỳ thi tốt nghiệp THPT môn ngữ Văn. Một trong những dạng đề dễ gặp ở phần này là phân tích một đoạn thơ được trích trong văn bản. Chúng mình sẽ gặp lại cô giáo Tạ Hồng Hạnh, giáo viên ngữ văn trường THPT Đào Duy Từ, Hà Nội để ôn tập kĩ năng phân tích một đoạn thơ qua bài “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/05/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Nhân vật Mỵ trong truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 742

“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức thực dân phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Mị... (Văn nghệ thiếu nhi 06/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ôn tập bài thơ "Vội vàng"

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2020

Lượt nghe: 1081

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tiếng thơ ông trẻ trung, yêu đời, luôn muốn vượt thoát khỏi những giới hạn thời gian để con người mãi được đắm say trong tuổi trẻ và tình yêu. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Thành phố Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong nội dung ôn tập bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ôn tập tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa"

Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020

Lượt nghe: 756

Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Minh Châu luôn có kết cấu vừa chặt chẽ, vừa gợi mở, với lớp nghĩa văn bản và lớp nghĩa hình tượng phong phú, sâu sắc. Cùng ôn tập truyện ngắn“Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn, qua phần phân tích của thầy giáo Vũ Thanh Hoà, giáo viên trường THPT Thăng Long, Hà Nội nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ôn tập truyện ngắn "Làng"

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020

Lượt nghe: 765

Nhà văn Kim Lân kể:“Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”... (Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Thơ tự tình của nữ sỹ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 870

Nhà thơ Hồ Xuân Hương là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ 18 đầu thế kỉ 19. Bà cũng là nữ sĩ duy nhất có phong cách độc đáo, mới mẻ, đời thường, bắt nguồn từ tâm thức dân gian và được người đọc ở mọi tầng lớp đón nhận, trân trọng... (Văn nghệ thiếu nhi 20/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tiếp cận đề thi minh họa môn Ngữ văn THPT Quốc gia

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 857

Kì thi THPT Quốc gia là kỳ thi quan trọng nhất mà cuộc đời học sinh 12 năm đèn sách phải vượt qua. Những bước chuẩn bị cho kỳ thi ấy, với từng môn học, từng bài giảng, đề thi,... vừa mệt nhoài, hồi hộp, vừa vô cùng thú vị. Nhón chân lên một chút thấy mình cao hơn. Vượt qua thử thách để thấy mình trưởng thành hơn. (Trang văn học tuổi mới lớn 12/05/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Tình cảm gia đình thiêng liêng trong truyện ngắn "Chiếc lược ngà"

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 825

Tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi con người, góp phần làm nên sức mạnh và niềm tin yêu cuộc sống. Tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho chúng ta niềm xúc động ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Về bài thơ "Tự tình 2" của Hồ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020

Lượt nghe: 654

Căn cứ vào ý thơ, giọng thơ, có thể đoán các bài thơ có nhan đề "Tự tình" của Hồ Xuân Hương được làm khi nhà thơ đã đi qua lứa tuổi trẻ trung, nếm trải vị chua chát của phận lẽ mọn, lẻ loi, không khỏi "giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhưng cái tôi Xuân Hương dù bế tắc vẫn không hoàn toàn khuất phục, dù bất lực vẫn không chịu buông xuôi... (văn nghệ thiếu nhi 21/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Vẻ đẹp bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 1001

Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Vẻ đẹp trong trẻo của truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi"

Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020

Lượt nghe: 705

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê có nội dung ngợi ca cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, như là nhân vật Phương Định, Nho và Thao. Từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang anh hùng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/05/2020)

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng "Bài văn lạ"

Cô giáo trường Quốc học Huế lý giải hiện tượng

Ngày phát hành 0:0 | 4/7/2017

Lượt nghe: 995

Cụm từ “Bài văn lạ” được dùng khá phổ biến trên mạng internet, đặc biệt nở rộ vào mỗi kỳ thi. Đó có thể là một bài văn xuất sắc, vượt lên chuẩn mực thông thường. Cũng có thể là bài văn có nhiều câu ngộ nghĩnh buồn cười, hay người viết cố ý hiểu nhầm đề bài để gây ấn tượng, mạnh hơn nữa là gây Scandal trong phạm vi lớp học trường học. Mỗi chúng ta sẽ có quan điểm khác nhau về từng trường hợp cụ thể. Ở góc độ giáo viên, các thầy cô có suy nghĩ và ứng xử như thế nào? Cuộc trò chuyện giữa BTV Anh Thư với nhà thơ - nhà giáo Đông Hà (Trường Trung học phổ thông chuyên Quốc học Huế) đề cập nội dung này. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 03/7/2017)

Có một mùa đi học

Có một mùa đi học

Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019

Lượt nghe: 393

Từ câu thơ mở đầu “Hôm qua em tới trường” đã đánh thức trong ta bao kí ức đẹp đẽ. Lần đầu đến trường, em hãy còn e dè, bỡ ngỡ nên mẹ phải “dắt tay từng bước”. Ấy vậy mà “hôm nay”, khi mẹ bận “lên nương”, em đã “một mình em tới lớp”. Bài thơ "Đi học" của tác giả Minh Chính được âm nhạc của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo chắp cánh, gắn bó cùng bao thế hệ tuổi thơ, với những cảm xúc tuyệt vời về ngày đầu tiên tới lớp... (Văn nghệ thiếu nhi 16/09/2019)

Cùng đọc "Thơ hay cho bé học nói"

Cùng đọc

Ngày phát hành 15:53 | 10/2/2023

Lượt nghe: 340

Bộ sách "Thơ hay cho bé học nói" của hai nhà thơ Lữ Mai và Đoàn Văn Mật gồm 5 cuốn khai thác những chủ đề gần gũi với thế giới của bé: Gia đình yêu thương, Khung trời quê hương, Bé vui đến trường, Thế giới tí hon, Lời âm thanh kể. Mỗi cuốn sách chia sẻ cùng các em một góc nhìn thú vị để tiếp cận đời sống xung quanh, góp phần làm giàu tâm hồn của bé... (Văn nghệ thiếu nhi 06/02/2023)

Cùng em học Tiếng Việt

Cùng em học Tiếng Việt

Ngày phát hành 21:34 | 7/11/2022

Lượt nghe: 184

Bộ môn Tiếng Việt lớp 3 có các phân môn viết chính tả, luyện từ và câu, tập đọc và tập làm văn. Ngữ pháp Tiếng Việt lớp 3 bắt đầu có những bài học khó, các bạn tiểu học phải làm quen với việc sử dụng từ ngữ chuẩn xác, tìm hiểu nghĩa của từ để viết những đoạn văn... (Văn nghệ thiếu nhi 07/11/2022)

Đặc sắc triển lãm về nhân vật văn học

Đặc sắc triển lãm về nhân vật văn học

Ngày phát hành 15:18 | 4/6/2023

Lượt nghe: 294

Những ngày Văn học châu Âu là sự kiện thường niên được tổ chức vào đầu mùa hạ. Năm nay, trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động tìm hiểu văn học và sáng tác hội họa đã được tổ chức, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bạn học sinh. Một trong số đó là triển lãm các sáng tác về nhân vật văn học châu Âu... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2023)

Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh

Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh

Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2020

Lượt nghe: 1390

Chuyển thể truyện văn học trong nhà trường sang truyện tranh là ý tưởng thú vị của cô và trò thuộc Hệ thống giáo dục THPT Đào Duy Từ - Thành phố Hà Nội. Từ đây khích lệ những ý tưởng sáng tạo, khích lệ tình yêu văn chương, yêu môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Cùng với nội dung này, chương trình còn có tiểu phẩm hài “Một cuộc thi nhỏ”. Mời các bạn cùng nghe! (Văn nghệ thiếu nhi 01/07/2020)

Đảo Giấu vàng: Cuốn sách vàng của văn học thiếu nhi

Đảo Giấu vàng: Cuốn sách vàng của văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2018

Lượt nghe: 896

"Đảo Giấu vàng" là tác phẩm xuất sắc nhất thuộc thể loại phiêu lưu của Robert Louis Stevenson - nhà văn người Scotland. Nhân vật chính của tiểu thuyết là cậu bé Jim Hawkin, với hành trình đi tìm kho báu được bọn cướp biển chôn giấu trên đảo. Hành trình đó có gì đặc biệt, với những hồi hôp kịch tính, những khó khăn thử thách tôi luyện tinh thần, ý chí của Jim ra sao... Mời các em, chúng ta cùng nghe những trang đầu tiên của tiểu thuyết này (Đọc truyện dài kì thiếu nhi - Đảo Giấu vàng - Buổi thứ nhất)

Dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Dạy và học trực tuyến trong mùa dịch

Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020

Lượt nghe: 358

Ở thời điểm này, khi dịch Covid 19 đang diễn biến phức tạp, học sinh không thể đến trường thì việc học trực tuyến qua mạng Intrenet đã được triển khai ở nhiều nơi. Học trực tuyến môn ngữ văn có điểm gì khác với phương pháp học truyền thống, cả giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị những gì để tiết học hiệu quả? Cùng nghe chia sẻ của cô Nguyễn Cẩm Vân, giáo viên Ngữ văn trường THCS Hà Huy Tập, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về việc áp dụng dạy và học trực tuyến trong thời gian gần đây, các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 09/03/2020)

Dạy và học văn mẫu - Lợi bất cập hại

Dạy và học văn mẫu - Lợi bất cập hại

Ngày phát hành 14:18 | 23/12/2021

Lượt nghe: 627

Nhiều năm qua việc dạy và học theo văn mẫu đã trở nên khá quen thuộc, khá phổ biến ở nhiều trường học, nhiều cấp học. Chấm dứt kiểu dạy và học văn mẫu không phải là việc dễ dàng, khi chúng ta vẫn chuộng tâm lý học và thi để giành điểm cao. Nhưng nếu lệ thuộc vào văn mẫu, thì cái hại sẽ nhiều hơn cái lợi ... (Văn nghệ thiếu nhi 20/12/2021)

Để học sinh hứng thú học văn

Để học sinh hứng thú học văn

Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2016

Lượt nghe: 945

“Làm thế nào để học sinh hứng thú học văn” là câu hỏi thường được đặt ra với các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh, trước thực tế không ít học sinh lơ là môn học này. Trên thực tế, để các giờ văn sinh động và lôi cuốn, có vai trò quan trọng của các thầy cô giáo dạy văn, người nhạc trưởng tài hoa của một dàn nhạc, người chèo đò đưa con thuyền văn vượt qua mọi luồng lạch thác ghềnh. (Văn nghệ thiếu nhi 23/8/2016)

Để học tốt văn học trung đại trong nhà trường

Để học tốt văn học trung đại trong nhà trường

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016

Lượt nghe: 1001

Làm thế nào để dạy và học tốt văn học trung đại trong nhà trường phổ thông – đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của các thầy cô giáo và nhiều bạn học sinh. Bởi lẽ, tác phẩm văn học trung đại không chỉ cách xa về thời gian cả trăm năm, nghìn năm, mà còn khác biệt về mặt ngôn ngữ, về bút pháp thể hiện vô cùng hàm xúc kín đáo. (Văn nghệ thiếu nhi 14/11/2016)

Bí quyết học văn giỏi, viết văn hay

Bí quyết học văn giỏi, viết văn hay

Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2017

Lượt nghe: 1102

Học tốt môn văn trong nhà trường và trở thành nhà văn nhà thơ có thể là hai hướng phấn đấu khác nhau, nhưng luôn có mối quan hệ với nhau, cùng gặp nhau ở năng lực diễn đạt và cảm thụ văn học. Nhiều nhà văn nhà thơ đã "bật mí" bí quyết học văn giỏi, viết văn hay từ thói quen ham đọc sách. Câu chuyện “Hồi nhỏ, tôi học văn” của nhà thơ Thanh Thảo mà chúng ta nghe sau đây có nhiều chi tiết thú vị lắm đấy! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 08/5/2017)

Bài học từ ông nội

Bài học từ ông nội

Ngày phát hành 0:0 | 29/5/2017

Lượt nghe: 899

Nhà xuất bản Kim Đồng vừa tái bản cuốn truyện dài “Ông tướng của tôi” của nhà văn Nga Albert Likhanov do hai dịch giả Bùi Việt và Mai Thế Chiến chuyển ngữ. Cuốn truyện viết về cuộc sống thường nhật của một vị tướng về hưu và cháu của ông là cậu bé Anton. Nhiều giá trị sống cao đẹp đã được Anton học được từ ông nội của mình. Bạn đọc tuổi "ô mai" hoàn toàn có thể tìm thấy điều thú vị xung quanh mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, nhà trường và tinh thần vượt khó vươn lên trong cuộc sống. (Văn nghệ thiếu nhi 27/5/2017)

Bài thơ "Nắng ấm sân trường": Khoảnh khắc khó quên tuổi học trò

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018

Lượt nghe: 937

Bài thơ “Nắng ấm sân trường” tác giả Nguyễn Liên Châu đã miêu tả lại buổi học ngữ văn có giọng giảng trầm ấm của thầy: “Chúng em ngồi nghe thầy giảng bình thơ/ Nắng ghé theo chồm lên ngồi bệ cửa/ Và cả gió cũng biết mê thơ nữa/ Thổi thoảng vào mát ngọt giọng thầy ngâm…”. Tác phẩm gồm 5 khổ thơ, mỗi khổ là một khoảnh khắc yêu thương về lớp học, quang cảnh sân trường và những người bạn thân quen. Ký ức tươi nguyên về tuổi học trò và tình bạn tuổi mới lớn sẽ là hành trang đẹp giúp chúng ta bước vào cuộc sống. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 14/08/2018)

Bài thơ "Phượng tím": Tuổi học trò nhiều mộng mơ

Bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018

Lượt nghe: 932

Bài thơ “Phượng tím” của tác giả Lương Đình Khoa được xem là một tác phẩm khá hay viết về những rung động, xuyến xao của tình bạn tuổi mới lớn. Những câu thơ trong veo cảm xúc, với cách gieo vần uyển chuyển, bài thơ đã có mặt trong nhiều trang lưu bút tuổi học trò: “Nhỏ có về thăm trường cũ chiều nay/ Hái dùm ta đôi nhành phượng tím/ Tím hoàng hôn tím cả màu kỷ niệm/ Ta ép vào năm tháng giữa thương yêu... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 28/08/2018)

Bài văn nghị luận: Học để làm gì?

Bài văn nghị luận: Học để làm gì?

Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018

Lượt nghe: 724

"Học để làm gì?" - Chủ đề bài nghị luận xã hội này vốn rất quen thuộc, nhưng mỗi bạn lại có cách lập luận, lý giải khác nhau. Ở đây, chúng ta cùng nghe bài văn của bạn Nguyễn Phương Lan, lớp 10 trường THPT Nguyễn Gia Thiều, thành phố Hồ Chí Minh, sau đó là những tranh luận giữa bạn Hương Giang và bạn Trà My, học sinh lớp 11D6, trường THPH Vinschool. Các bạn ấy có suy nghĩ gì giống và khác chúng ta... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang Văn học nhà trường 03/12/2018)

Bí mật "Tây Tiến" qua con mắt học trò

Bí mật

Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2020

Lượt nghe: 506

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi/ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”... Là một trong những tác phẩm trữ tình hay nhất chương trình Ngữ văn lớp 12, bài thơ “Tây Tiến” được nhiều thế hệ học trò yêu mến. (Văn nghệ thiếu nhi 05/10/2020)

Bài học khó quên

Bài học khó quên

Ngày phát hành 14:44 | 12/1/2022

Lượt nghe: 590

Chia sẻ cảm xúc, suy nghĩ về những giờ học văn trên lớp luôn đem lại cho chúng ta trải nghiệm thú vị. Đó là những giờ học quý giá bởi không chỉ mang đến cho chúng ta tri thức mà còn chan chứa tình cảm, sự trân trọng với tâm sức của các thầy cô giáo... (Văn nghệ thiếu nhi 10/01/2022)

Cách tiếp cận tác phẩm văn học

Cách tiếp cận tác phẩm văn học

Ngày phát hành 22:9 | 30/12/2020

Lượt nghe: 744

Ôn tập các tác phẩm văn học, thực hành viết các bài làm văn theo hướng mở, bày tỏ quan điểm tình cảm của mình trong mỗi bài văn. Đây là những bí quyết tự học chuẩn bị cho mỗi kỳ thi. Trong chương trình hôm nay, cô giáo - nhà thơ Nguyễn Vân Anh, giáo viên ngữ văn trường THCS Đặng Thai Mai, thành phố Vinh, Nghệ An trao đổi với chúng mình về cách tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, đồng sáng tạo... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 28/12/2020)

Cảm thụ tác phẩm văn học

Cảm thụ tác phẩm văn học

Ngày phát hành 16:0 | 29/3/2023

Lượt nghe: 339

Đọc, cảm thụ, tiếp nhận những tác phẩm ngoài sách giáo khoa có tác dụng bồi dưỡng tâm hồn, mở ra những chiều kích để các bạn hiểu hơn, yêu hơn văn học. Từ đó, chúng ta sẽ thấy rằng, học văn sẽ mang lại ý nghĩa cho mỗi người, hướng tới giá trị chân – thiện – mỹ... (Văn nghệ thiếu nhi 20/03/2023)

Cận cảnh lớp học kịch hình thể

Cận cảnh lớp học kịch hình thể

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019

Lượt nghe: 537

Kịch hình thể lấy ngôn ngữ hình thể làm trung tâm hàng đầu và làm phương tiện số một biểu hiện xung đột trên sân khấu. Thay vì lời thoại, người diễn viên dùng những động tác tạo hình gần giống múa rất đẹp, mà nói theo ngôn ngữ sân khấu là phác họa những động tác có mã hình thể để diễn xuất. Cùng cảm nhận không khí ở một lớp học kịch hình thể do Trung tâm sân khấu kịch Hà Nội tổ chức nhé... (Trang văn học tuổi mới lớn 27/08/2019)

Cận cảnh lớp học sáng tạo chữ nghệ thuật

Cận cảnh lớp học sáng tạo chữ nghệ thuật

Ngày phát hành 16:38 | 16/7/2022

Lượt nghe: 637

Chữ viết giúp chúng ta ghi lại ngôn ngữ nói, ghi lại những bài học hay, những cảm xúc trong cuộc sống. Chữ viết còn có vô vàn những vai trò khác nữa. Các bạn đã bao giờ nghĩ rằng chữ viết cũng có thể dùng để trang trí, để thiết kế và độc đáo hơn nữa là chính chúng mình có thể hô biến những con chữ thông thường trở thành những con chữ nghệ thuật đẹp mắt, đầy tính sáng tạo? (Văn nghệ thiếu nhi 13/07/2022)

Cách nhìn của nhà thơ Tú Xương về Quốc ngữ và trí thức Tây học

Cách nhìn của nhà thơ Tú Xương về Quốc ngữ và trí thức Tây học

Ngày phát hành 10:24 | 17/6/2021

Lượt nghe: 1141

Sinh ra nhằm buổi giao thời, nền Tây học lên ngôi, Nho học tàn lụi, là một người thiết tha với các giá trị văn hóa truyền thống, nhà thơ Tú Xương không khỏi ngậm ngùi. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng đi sâu vào tâm thế, cảm xúc của ông Tú Thành Nam trong những vần thơ thể hiện cái nhìn không mấy thiện cảm vào chữ Quốc ngữ. Qua những thi liệu dân gian được nhà thơ Tú Xương sử dụng trong sáng tác Quốc âm, một lần nữa càng cho thấy tấm lòng của ông với bản sắc dân tộc.

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Di sản văn học – Tâm tình người Hà Nội với vương triều Tây Sơn

Ngày phát hành 12:39 | 31/3/2022

Lượt nghe: 1766

Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.

Di sản văn học thời Tây Sơn

Di sản văn học thời Tây Sơn

Ngày phát hành 11:51 | 23/3/2022

Lượt nghe: 1562

Cuối thế kỷ 18, thời kỳ gắn với những biến động lịch sử, sự tồn tại song song của nhiều chính thể, văn học vẫn không ngừng phát triển. Nhiều tác giả lỗi lạc xuất hiện trong giai đoạn này với những di sản thơ văn giá trị. Trong đó, có thể khẳng định dưới triều Tây Sơn, tồn tại từ năm 1771 đến năm 1801, văn học nghệ thuật có sự phát triển nở rộ. Dù sau này triều Nguyễn đã mạnh tay xóa bỏ ảnh hưởng của nhà Tây Sơn trong xã hội nhưng qua những sưu tầm, khám phá, tìm lại khẳng định thời kỳ Tây Sơn có những cống hiến quan trọng cho nền văn học dân tộc

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại

Dấu ấn đề tài dạy, học và thi cử trong văn học trung đại

Ngày phát hành 14:38 | 31/8/2022

Lượt nghe: 2194

Những ngày đầu thu, thời khắc tựu trường, bắt đầu một năm học mới, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) ôn lại dấu ấn đề tài khoa cử trong văn học trung đại. Bên cạnh việc điểm lại một số vị danh nho lỗi lạc, những nhà sư phạm có những đóng góp lớn lao cho nền giáo dục, mời Quý vị và các bạn thưởng thức những sáng tác đặc sắc viết về sự học và thi cử thời phong kiến và buổi giao thời.

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ 10: Tạo dựng những giá trị nhân văn mới cho xã hội thông qua văn học

Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2020

Lượt nghe: 1191

Sau 3 ngày diễn ra, Đại hội Đại biểu Hội Nhà văn Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thành công tốt đẹp với lễ bế mạc và ra mắt Ban chấp hành mới vào ngày 25/11. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam. Một nhiệm kỳ mới hứa hẹn những đột phá không chỉ trong Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, mà còn cho tất cả các hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, những người đang dùng ngòi bút của mình để phản ánh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, nói lên tiếng lòng của nhân thông qua tác phẩm văn chương cụ thể, chất lượng, đưa vị thế nền văn chương nước nhà lên tầm cao mới, được bạn bè năm châu đón nhận. Chúng ta cùng hi vọng và kỳ vọng Hội Nhà văn Việt Nam trong thời gian tới sẽ thay đổi cả về chất và lượng, để văn chương luôn là cấu nối gắn kết những con người với nhau...(Văn nghệ 26/11/2020)

"Hát nói trong dòng văn học chữ Nôm"

Ngày phát hành 9:49 | 14/1/2021

Lượt nghe: 1138

Từ sự kết hợp giữa nghệ thuật ca trù và ngôn ngữ thơ Nôm, hát nói ra đời và trở thành một thể tài độc đáo trong dòng văn học Quốc âm của dân tộc. Với khả năng diễn tả nhiều cảm xúc tinh tế của tâm hồn người Việt ta, hát nói đã đáp ứng được trước tiên là tỏ bày nỗi niềm tâm sự, sau nữa là nhu cầu giải trí của nhiều tầng lớp trong xã hội. Qua việc đi sâu vào một số đặc điểm của thơ Nôm sáng tác theo thể hát nói, buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay gợi lại những âm điệu đẹp đẽ và đáng nhớ trong kho tàng văn học của dân tộc.

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Điểm nhấn Văn học - Nghệ thuật 2018

Ngày phát hành 0:0 | 29/12/2018

Lượt nghe: 864

Năm 2018 quả là một năm sôi động của giới văn học nghệ thuật nước nhà. Nhiều sự kiện tiêu biểu, nổi bật của các lĩnh vực văn học nghệ thuật đã diễn ra. Cùng nhìn lại 10 điểm nhấn VHNT 2018 do Ban VHNT (VOV6) bình chọn

Đời văn của tác giả truyện ngắn "Tôi đi học"

Đời văn của tác giả truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2019

Lượt nghe: 1153

Những người đọc văn Thanh Tịnh có lẽ đều ấn tượng với lời văn đẹp, trong sáng, giọng kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, nhiều cảm xúc. Cốt truyện không phải là chính yếu mà để nhớ chính là cái không khí, cái dư vị quyến luyến, ngọt ngào pha chút ngậm ngùi, buồn thương...(Tìm trong kho báu phát 2/5/2019)

Xuân Diệu - "Đại gia" trong giới phê bình văn học

Xuân Diệu -

Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2019

Lượt nghe: 1049

Đặc điểm phê bình của Xuân Diệu là kết hợp bình và giảng, cách hành văn sôi nổi. Đó là lối phê bình giàu tính trực cảm, dễ đi vào lòng người. Nhà thơ dày công đọc, tìm hiểu, so sánh, ngẫm ngợi, công phu, tỉ mẩn chọn lựa từ hàng trăm, hàng nghìn bài thơ để vừa chỉ ra những hạn chế, vừa biểu dương kịp thời phong trào sáng tác và thành tựu của các nhà thơ thuộc nhiều thế hệ. Phê bình văn học của Xuân Diệu sở dĩ không khô cứng vì ông biến hóa đa thanh trong giọng điệu...(Tìm trong kho báu phát 18/04/2019)

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi

Văn học yêu nước – Cần Vương Quảng Ngãi

Ngày phát hành 12:47 | 9/12/2022

Lượt nghe: 785

Trong dòng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 ở nước ta, vùng đất Quảng Ngãi, nơi tiên phong phất cờ khởi nghĩa Cần Vương nổi lên những tên tuổi tác giả với các trước tác đặc sắc để lại. Chương trình hôm nay tập trung soi tỏ những gương mặt ấy, tiếng thơ ấy.

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19

Văn học yêu nước nửa sau thế kỷ 19

Ngày phát hành 7:38 | 3/10/2022

Lượt nghe: 929

Từ nhiều đời nay, văn chương luôn gắn bó mật thiết với thế sự, với những vấn đề và chuyển động của xã hội. Trong những giai đoạn mang tính chất bước ngoặt lịch sử, những vang động của thời thế càng được thể hiện sâu sắc, nhiều chiều trong sáng tác thơ văn. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào các khuynh hướng văn học yêu nước nửa cuối thế kỷ 19 đặt trong bối cảnh thời đại và dân tộc

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại

Văn học cung đình Việt Nam thời trung đại

Ngày phát hành 8:33 | 5/5/2022

Lượt nghe: 2155

Mười thế kỷ văn học trung đại nước ta cũng là quãng thời gian ghi dấu ấn một nền khoa bảng bề thế. Nhiều tác giả danh tiếng đồng thời là những danh nho đỗ đạt cao ra giúp nước giúp đời. Qua từng triều đại, cùng với các vị hoàng đế, các vị danh nho này góp phần gây dựng phong trào sáng tác và xướng họa thơ văn trong cung đình. Chương trình hôm nay nhận diện một số đặc điểm của dòng văn học chủ lưu này của giai đoạn trung đại.

Thế Lữ - Nhà phê bình văn học

Thế Lữ - Nhà phê bình văn học

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2019

Lượt nghe: 947

Là một người sáng tác vốn ưa thích tự do, làm việc theo cảm hứng, thế nhưng khi đảm nhận công việc biên tập văn thơ, nhà thơ Thế Lữ đã cho thấy năng lực đánh giá, thẩm định cũng như tinh thần trách nhiệm cao đối với tác phẩm của các bạn văn, bạn thơ, những đàn em trong làng văn nghệ...(Tìm trong kho báu phát 11/04/2019)

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020

Lượt nghe: 1171

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...

Phạm Duy Tốn - Bậc thầy văn học hiện thực phê phán

Phạm Duy Tốn - Bậc thầy văn học hiện thực phê phán

Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019

Lượt nghe: 866

Phạm Duy Tốn là một người rất nhiệt thành với văn quốc ngữ, và đã biệt lập ra một lối văn riêng lấy sự tả chân làm cốt. Mỗi bài văn của ông như một tấm ảnh phản chiếu cái chân tướng như hệt. Phạm Duy Tốn muốn phá vỡ lề luật cũ để thênh thang bước vào con đường mới...(Tìm trong kho báu phát 31/1/2019)

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại

Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại

Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024

Lượt nghe: 1032

Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nhà văn Ngô Tất Tố với việc tôn vinh giá trị văn học trung đại

Nhà văn Ngô Tất Tố với việc tôn vinh giá trị văn học trung đại

Ngày phát hành 0:0 | 25/9/2019

Lượt nghe: 852

Việc tinh thông Hán học là một lợi thế của nhà văn Ngô Tất Tố khi tiếp cận những tác phẩm văn học trung đại của nước nhà. Không những dịch bản chữ Hán tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” nằm trong bộ “Ngô gia văn phái tùng thư”, ông còn dịch thơ, biên soạn, chú thích về tiểu sử, cuộc đời của các tác giả tiêu biểu trong lịch sử văn học dân tộc...(Tìm trong kho báu phát 26/9/2019)

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời

Nhà văn Nguyễn Bá Học và những trang văn răn đời

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019

Lượt nghe: 874

Trong làng văn xuôi tự sự viết đầu thế kỷ 20, nhà văn Nguyễn Bá Học được xếp cùng “chiếu” với những tên tuổi thời bấy giờ là các nhà văn Phạm Duy Tốn, Hoàng Ngọc Phách và Hồ Biểu Chánh. Dưới ngòi bút của Nguyễn Bá Học, một phần bức tranh xã hội đương thời hiện lên sinh động. Ở đó, ta thấy được thói cờ bạc chơi bời ở người đàn ông, tính xa hoa, lười biếng, đến nỗi rơi vào cảnh trụy lạc bần cùng ở những người phụ nữ “con nhà”...(Tìm trong kho báu phát 24/1/2019)

Nhà văn Nguyễn Công Hoan - "Kiến trúc sư" tài hoa của dòng văn học hiện thực phê phán

Nhà văn Nguyễn Công Hoan -

Ngày phát hành 0:0 | 10/7/2019

Lượt nghe: 1246

Giữa muôn ngả rẽ của tư tưởng văn chương buổi giao thời, ngay từ đầu nhà văn Nguyễn Công Hoan đã dứt khoát hướng ngòi bút của mình đứng về phía người dân lao động bị áp bức. Ông là người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây đắp nền móng cho nền văn xuôi hiện thực phê phán. Theo Giáo sư Phan Cự Đệ, tác phẩm Nguyễn Công Hoan là bức tranh sống động về những cảnh ngộ, con người trong chế độ cũ...(Tìm trong kho báu phát 11/7/2019)

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học

Nhà thơ Nguyễn Thông nhìn ở góc độ xã hội học

Ngày phát hành 8:52 | 28/10/2022

Lượt nghe: 786

Trong gần 60 năm cuộc đời, nhà nho Nguyễn Thông thể hiện sự gắn bó mật thiết với đời sống của người dân lao động nơi ông sinh ra, lớn lên và tại chức quan lại. Trong vai trò một trí thức yêu nước, ông đã đi sâu cụ thể vào các mặt của xã hội nhằm hướng tới việc cải thiện đời sống người dân. Năm 1984, cách đây đã gần 40 năm, kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà thơ Nguyễn Thông, trong một bài viết đầy tâm huyết, Giáo sư Nguyễn Lộc đã khẳng định: “Trong suốt cuộc đời long đong vất vả, Nguyễn Thông đã ngày đêm suy nghĩ về đời sống của nhân dân và vận mệnh của Tổ quốc. Tình cảm mãnh liệt này đã thể hiện sâu sắc qua toàn bộ thơ văn của ông. Thơ văn của Nguyễn Thông cũng vì thế là sự phản ánh trung thành của đời sống xã hội và sự kết tinh phong phú tư tưởng xã hội và hành động xã hội của ông”:

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Nguyễn Thông: Người thầy phát huy học phong Nam bộ

Ngày phát hành 8:37 | 3/11/2022

Lượt nghe: 784

Ở khía cạnh tri thức, nhà thơ, danh sĩ Nguyễn Thông được đánh giá là một người thầy đáng kính, một người làm quản lý giáo dục có nhiều đóng góp về giáo dục ở vùng đất phương Nam. Ông là người tiếp tục phát huy học phong Nam Bộ - một truyền thống học vấn khởi đầu từ nhà giáo Võ Trường Toản, chú trọng ở nghĩa lý, chứ không trọng từ chương, đề cao đạo lý, chú trọng thực thực tiễn và vị đời. Theo PGS.TS Lê Quang Trường, vì gia cảnh nghèo, đường khoa cử lận đận, bước đầu Nguyễn Thông nhận chức Huấn đạo ở huyện Phong Phú, tỉnh An Giang, bắt đầu con đường làm quan của mình từ chức học quan ở một huyện nhỏ. Trải qua một hành trình dài, bằng chính những trải nghiệm của mình, ông không chỉ mong muốn nối dài học phong trọng thực dụng và vị đời ở Nam Bộ mà còn mong muốn được lan toả trong cả nước nhằm chấn chỉnh hiện tượng tầm chương trích cú sáo rỗng thời bấy giờ:

Vở chèo "Lưu Bình - Dương Lễ": Những bài học về đạo lý của người xưa

Vở chèo

Ngày phát hành 0:0 | 7/2/2019

Lượt nghe: 5781

Tích chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" đưa ta về với làng quê Việt xưa với bến nước, con đò, với anh học trò hiếu học, với những anh hề ngộ nghĩnh cùng bao màn đối đáp sâu cay, với người phụ nữ hiền thục mà không kém phần sắc sảo. Ở đó còn ăm ấp bao bài học về đối nhân xử thế, về tình bạn, nghĩa vợ chồng và khát vọng vươn lên của người xưa...

Kỷ niệm 40 năm trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội

Kỷ niệm 40 năm trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 949

Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.

Kỷ niệm 40 năm trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội

Kỷ niệm 40 năm trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2020

Lượt nghe: 6518

Trường đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội là cái nôi đào tạo ra nhiều thế hệ nghệ sỹ, những người hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và truyền hình trong cả nước. Trong dịp nhà trường kỷ niệm 40 năm thành lập mới đây, nhiều thành viên cũ và mới của nhà trường đã có những cuộc hội ngộ đầy thân thương gợi nhắc nhiều kỷ niệm vui vầy và đáng nhớ.

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái: "Sân khấu-nơi đối thoại với cuộc đời"

Tiến sĩ nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái:

Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015

Lượt nghe: 1835

Sự đổi mới, cách tân luôn là mục tiêu đặt ra trong hoạt động sáng tạo văn học nghệ thuật trong đó có nghệ thuật biểu diễn nói riêng. Vì thế Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam đang mở những sân chơi thử nghiệm để các nghệ sĩ tâm huyết với nghề có "thêm đất" phô diễn tài năng, đồng thời cũng là cách thu hút khán giả.

Tính văn học trong đề thi Ngữ văn hiện nay

Tính văn học trong đề thi Ngữ văn hiện nay

Ngày phát hành 17:26 | 23/6/2021

Lượt nghe: 2688

Đến hẹn lại lên, nội dung các đề thi tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, đề thi vào trường Chuyên được dư luận, đặc biệt là các em học sinh và phụ huynh quan tâm. Nhân câu chuyện các đề thi Ngữ văn gây xôn xao xã hội thời gian vừa qua, Đối thoại mở của VOV6 đã mời PGS.TS - Nhà Phê bình văn học - Nhà văn Văn Giá cùng trao đổi về chủ đề này. (Đối thoại mở 23/6/2021)

Văn học đề tài nông thôn: Liệu có bị “bỏ quên”?

Văn học đề tài nông thôn: Liệu có bị “bỏ quên”?

Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2019

Lượt nghe: 1066

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn là đề tài lớn trong sáng tác văn học, nhưng hiện nay, vì nhiều lý do mà đề tài này ít được quan tâm. Phải chăng đề tài về “Tam nông” đã không còn đủ sức hấp dẫn đối với người cầm bút trên “cánh đồng” văn chương? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Trần Thanh Cảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 21/08/2019)

Tự xuất bản sách văn học - Mở cánh cửa tiềm năng cho sáng tạo?

Tự xuất bản sách văn học - Mở cánh cửa tiềm năng cho sáng tạo?

Ngày phát hành 14:53 | 8/2/2023

Lượt nghe: 2699

Thay vì gửi bản thảo đến các nhà xuất bản và chờ đợi “vận may”, nhiều cây bút đã tìm con đường ngắn nhất để đưa tác phẩm của mình đến tay độc giả. “Ra sách chưa bao giờ dễ dàng đến thế” là nhận định của nhiều người khi nói về xu hướng tự xuất bản hiện nay. Tuy nhiên, đây cũng vẫn là một khái niệm mới mẻ với một số người khác. Tự xuất bản sách là như thế nào? Tự xuất bản sách, nhất là sách văn học, có những ưu thế và hạn chế ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng trò chuyện với nhà thơ Đặng Thiên Sơn, Ủy viên Ban Nhà văn trẻ, Hội Nhà văn Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 08/02/2023)

Văn học tuổi mới lớn - Những tín hiệu lạc quan

Văn học tuổi mới lớn - Những tín hiệu lạc quan

Ngày phát hành 15:27 | 5/1/2023

Lượt nghe: 1679

Nhắc tới văn học tuổi mới lớn, nhiều cây bút xem đây là dòng chảy nhỏ đang hòa vào dòng chảy lớn của văn học thiếu nhi - văn học dân tộc. Sự hạn chế về lực lượng sáng tác và số lượng tác phẩm thời gian qua đã và đang tạo sự đứt gãy không hề nhỏ cho các tác phẩm viết về lứa tuổi này. Vậy tuổi mới lớn đang cần những tác phẩm văn học như thế nào? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà nghiên cứu phê bình văn học Trịnh Đặng Nguyên Hương, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 04/01/2023)

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân?

Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay phá cách cá nhân?

Ngày phát hành 11:14 | 15/5/2023

Lượt nghe: 2038

Với lực lượng đông đảo, sung sức về khả năng sáng tạo, các tác giả trẻ đã và đang mang đến bạn đọc hình dung khác, cảm nhận khác, không gian khác và đời sống khác về văn chương. Vậy câu hỏi đặt ra là “Văn học trẻ - Dòng chảy mới hay sự phá cách” là băn khoăn mà độc giả đặt ra khi theo dõi tác phẩm gần đây của đội ngũ viết văn trẻ. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với tác giả Hiền Trang bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 10/5/2023)

Văn học Trẻ An Giang - Ươm mầm bản lĩnh

Văn học Trẻ An Giang - Ươm mầm bản lĩnh

Ngày phát hành 11:40 | 3/5/2024

Lượt nghe: 1808

Văn học nghệ thuật khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thì An Giang nổi lên là mảnh đất ươm mầm nhiều cây bút văn học trẻ. Bên cạnh yếu tố khách quan thuận lợi thì địa phương này cũng đã và đang có cách làm sáng tạo nhằm khuyến khích, động viên đội ngũ người viết trẻ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng khách mời là nhà văn Lê Quang Trạng - Phân hội Trưởng Văn học trẻ An Giang, Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 01/5/2024)

Văn học trẻ đồng bằng sông Cửu Long - Từ ngã rẽ tới đường dài

Văn học trẻ đồng bằng sông Cửu Long - Từ ngã rẽ tới đường dài

Ngày phát hành 8:47 | 16/11/2022

Lượt nghe: 1663

Văn học đồng bằng sông Cửu Long nói chung, văn học An Giang nói riêng, có một đội ngũ sáng tác trẻ nhiều hứa hẹn. Sự xuất hiện nhiều hơn về số lượng tác giả và tác phẩm có chất lượng đã cho thấy lực lượng sáng tác trẻ ở đây đang dần ổn định về phong cách, góp phần tạo nên diện mạo đương đại của văn học đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, làm sao để các cây bút trẻ đi được đường dài với văn chương? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Đức Phú Thọ và nhà văn Lê Quang Trạng về chủ đề này. (Đối thoại mở 16/11/2022)

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng

Văn học thiếu nhi - Mảnh đất cần dung dưỡng

Ngày phát hành 11:15 | 15/4/2021

Lượt nghe: 1602

Văn học thiếu nhi là một bộ phận không thể tách rời của văn học dân tộc. Tuy nhiên, văn học thiếu nhi hiện nay so với mảng văn học viết cho các độ tuổi khác đang là một khoảng trống lớn cần được lấp đầy. Sáng tác văn học cho thiếu nhi là một công việc công phu. Nhà văn bên cạnh tài năng và những phẩm chất cần có của người viết, thì họ còn phải là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để chuyển tải một cách linh hoạt, hấp dẫn, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cho các em. PV VOV6 trao đổi với bà Vũ Thị Quỳnh Liên, Phó Giám đốc, Tổng Biên tập Nhà xuất bản Kim Đồng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/4/2021)

Văn học thiếu nhi - Tín hiệu lạc quan từ tư duy viết mới

Văn học thiếu nhi - Tín hiệu lạc quan từ tư duy viết mới

Ngày phát hành 9:21 | 17/1/2024

Lượt nghe: 1806

Sáng tác văn học cho thiếu nhi là công việc công phu. Ngoài phẩm chất cần có của một người viết, thì họ còn là người am hiểu tâm lý phát triển của trẻ em, để xây dựng truyện linh hoạt, hấp dẫn, góp phần dung dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn với nhà văn Nguyễn Xuân Thủy - Thành viên Tiểu ban Sách Thiếu nhi, Giải thưởng Sách Quốc gia về chủ đề này. (Đối thoại mở 17/01/2024)

Phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học: Khi nào thành công?

Phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học: Khi nào thành công?

Ngày phát hành 17:12 | 17/6/2021

Lượt nghe: 2614

Chuyển thể, dựa theo, phóng tác, lấy cảm hứng… Đó là những từ mà các đạo diễn và các biên kịch thường sử dụng trong phần giới thiệu một bộ phim mà kịch bản có xuất phát điểm từ tác phẩm văn học. Văn học và điện ảnh là hai lĩnh vực nghệ thuật có những đặc thù riêng. Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự tương đồng, giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Một bộ phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học khi nào thì thành công? Phóng viên VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về nội dung này. (Đối thoại mở 16/06/2021)

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Văn học sinh thái - Địa hạt còn để ngỏ

Ngày phát hành 8:42 | 25/7/2022

Lượt nghe: 2435

Trong bối cảnh khủng hoảng môi trường sinh thái, bảo vệ thiên nhiên đã trở thành vấn đề cấp thiết của toàn nhân loại. Cùng với tác phẩm văn học sinh thái, các nhà văn đã và đang góp phần cảnh báo và thức tỉnh con người, nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp, giàu tính nhân văn. Nhưng để dòng chảy văn học này phát huy được tối đa sứ mệnh thì không đơn giản. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với tiến sĩ, nhà phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/7/2022)

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào

Văn học mạng: Trang viết, hay chỉ là cảm xúc tầm phào

Ngày phát hành 16:39 | 13/4/2022

Lượt nghe: 2633

Thời buổi công nghệ số, chỉ cần một chiếc máy tính xách tay hay chiếc iPad, hoặc chiếc điện thoại thông minh, dù ở đâu chúng ta cũng có thể lướt website và viết những điều ta quan tâm. Từ thực tế này mà văn học mạng hiện nay (văn học được sáng tác, công bố, lưu truyền và tiếp nhận trong môi trường mạng internet toàn cầu) cũng đang có sự cởi mở nhất định. Nhiều trang mạng văn chương ra đời thu hút sự tham gia của nhiều lứa tuổi viết về nhiều chủ đề và vùng miền khác nhau. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 có cuộc trao đổi với nhà văn Nguyễn Trương Quý về chủ đề này. (Đối thoại mở 13/04/2022)

Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề

Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề

Ngày phát hành 11:42 | 7/12/2022

Lượt nghe: 1806

Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 với kỳ vọng về những quyết sách quan trọng trong việc phát triển văn hóa bền vững, nghị quyết Đại hội XIII của Đảng cũng chỉ rõ: "Lấy giá trị văn hóa, con người Việt Nam làm nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững"; "Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại" là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu nhằm đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên văn hóa là văn học nghệ thuật, đó là sứ mệnh của trí thức và văn nghệ sĩ. Một năm nhìn lại sau Hội nghị Văn hóa toàn quốc dưới góc độ phê bình văn học nghệ thuật đã có những đánh giá, tổng kết và thách thức như thế nào? Chương trình Đối thoại mở trực tiếp hôm nay, chúng tôi bàn về chủ đề “Phê bình văn học nghệ thuật: Phía trước và những bộn bề” cùng với khách mời là PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội động Lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương. (Đối thoại mở 07/12/2022)

Sáng tác văn chương - Có cần thiết để dạy và học?

Sáng tác văn chương - Có cần thiết để dạy và học?

Ngày phát hành 11:16 | 29/8/2024

Lượt nghe: 1032

Chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này mời quý thính giả cùng nghe một cuộc trò chuyện xoay quanh một chủ đề mà có lẽ tất cả những người yêu văn chương đều quan tâm, đặc biệt là những người có ý định bước chân vào việc sáng tác văn học. Thực tế cho thấy, có nhiều người không qua trường lớp học viết văn làm thơ nhưng vẫn có thể sáng tác tốt, vẫn có nhiều tác phẩm được xuất bản. Ngược lại, có người được học nhưng vẫn không thể sáng tác được. Vậy có cần thiết để có trường lớp đào tạo việc dạy viết văn làm thơ hay không? (Đối thoại mở 28/8/2024)

Thời của văn học dân gian còn hay hết?

Thời của văn học dân gian còn hay hết?

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 1159

Bất cứ một dân tộc yêu chuộng văn học nào cũng có một nền văn học dân gian. Biết bao người Việt Nam lớn lên cùng với những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích qua các lời kể, lời ru của bà, của mẹ. Liệu văn học dân gian chỉ thuộc về một thời kỳ xa xưa đã đóng khung trong các tuyển tập hay văn học dân gian vẫn đồng hành phát triển cho tới ngày hôm nay? PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở ngày 22/4/2020)

Sách văn học bản đặc biệt - Người trong cuộc nói gì?

Sách văn học bản đặc biệt - Người trong cuộc nói gì?

Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2020

Lượt nghe: 1222

Thời gian qua, một trong những từ khóa “hot” nhất trong thị trường sách là “ấn bản đặc biệt”. Với sự vào cuộc của nhiều nhà sách như Đông A, Nhã Nam, Thái Hà, Sống, Tri thức trẻ…, nhiều tác phẩm văn học ấn bản đặc biệt đã ra đời, góp phần tạo ra một cuộc đua sách đẹp. Sách văn học bản đặc biệt - liệu có thành một ảnh hưởng lâu bền, tạo ra những chuẩn thẩm mĩ cho thấy sự “thăng hạng” của sách vở hay chỉ là một cuộc đua hình thức sớm nở tối tàn? PV VOV6 trao đổi với anh Nguyễn Việt Thắng, Trưởng phòng kinh doanh Công ty sách Đông A, Quản lý Nhà sách Cá Chép xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 05/8/2020)

Đích đến học viết văn online?

Đích đến học viết văn online?

Ngày phát hành 15:28 | 9/8/2023

Lượt nghe: 3320

Viết văn từ trước đến nay luôn nhận được sự quan tâm của các Hội Văn học nghệ thuật từ Trung ương đến địa phương dành cho các cây bút. Những năm gần đây xuất hiện những khóa học viết văn online cho những người đam mê viết văn do các nhà văn chuyên nghiệp tổ chức đã thu hút lượng đông đảo người viết chuyên và không chuyên tham gia. Vậy đích đến của nó như thế nào? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà văn Uông Triều - người hiện đang mở các khóa học viết văn online về chủ đề này. (Đối thoại mở 09/8/2023)

Đội ngũ phê bình văn học trẻ: Có thực sự thiếu và yếu?

Đội ngũ phê bình văn học trẻ: Có thực sự thiếu và yếu?

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020

Lượt nghe: 1144

Hoạt động lý luận phê bình văn học giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn chương. Thế nhưng, hiện nay, hoạt động này vẫn còn thụ động, thiếu tính định hướng. Vậy, liệu có phải là do những người trẻ làm phê bình văn học hiện nay còn thiếu và yếu? PV VOV6 đối thoại với nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa, Ban Lý luận phê bình, Tạp chí Văn học Quân đội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/01/2020)

“Xuất khẩu” văn học Việt: Không đi sẽ chẳng có đường

“Xuất khẩu” văn học Việt: Không đi sẽ chẳng có đường

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 13273

Trong bối cảnh "nhập siêu" văn hóa, việc “xuất khẩu” văn học Việt đối diện với nhiều khó khăn và thách thức. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Tổng thư ký thứ nhất Hội Nhà văn Á - Phi; Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nói gì về hiện trạng này? (Đối thoại mở 10/4/2019)

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?

Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?

Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020

Lượt nghe: 852

Những ngày gần đây, dư luận xôn xao về việc Bộ chữ Tiếng Việt không dấu “Chữ Việt Nam song song 4.0” của hai tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình được Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp bản quyền. Sự khác lạ của kiểu chữ được hai tác giả trình bày trong đề xuất này trước tiên gây ngạc nhiên. Sau nữa, ý tưởng mục đích, tính ứng dụng của bộ chữ này chưa thực sự thuyết phục. Xung quanh câu chuyện này, Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) muốn đưa ra một cái nhìn thấu đáo về bộ chữ Tiếng Việt không dấu nói riêng và những cải tiến Quốc ngữ nói chung thông qua vệt bài “Chữ Việt Nam song song 4.0: Xác nhận bản quyền có đồng nghĩa xác nhận giá trị khoa học?". Mở màn là phóng sự “Thấy gì từ một đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ?” của phóng viên Võ Hà.

Dạy và học môn Văn trong nhà trường phổ thông - Những chuyện cần bàn

Dạy và học môn Văn trong nhà trường phổ thông - Những chuyện cần bàn

Ngày phát hành 10:45 | 21/9/2023

Lượt nghe: 1851

Từ trước đến nay, trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta, môn Văn vẫn được coi là một trong những môn học quan trọng hàng đầu, có mặt ở tất cả các cấp học. Học Văn không chỉ đơn thuần để lấy tri thức và rèn kỹ năng mà còn để trau dồi đạo đức, hoàn thiện nhân cách. Học Văn cũng là học làm người. Thế những một thực tế cho thấy học sinh học môn Văn hiện nay dường như không có nhiều hứng thú, rất ít các em yêu thích việc tìm đọc các tác phẩm văn học. Nhiều giáo viên chỉ đạo các em việc học thuộc lòng các bài văn cho trước để vượt qua các kỳ thi. Việc dạy và học môn Văn thế nào cho tốt là vấn đề chưa bao giờ cũ, cần được đặt ra và thảo luận trao đổi một cách nghiêm túc bằng tất cả trách nhiệm, tình cảm của những ai nặng lòng với nền giáo dục nước nhà. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhà phê bình văn học Nguyễn Hoài Nam về chủ đề này. (Đối thoại mở 20/9/2023)

Chuyển thể văn học thành sản phẩm âm nhạc: Lan tỏa bản sắc hay bắt trend câu view?

Chuyển thể văn học thành sản phẩm âm nhạc: Lan tỏa bản sắc hay bắt trend câu view?

Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2022

Lượt nghe: 1946

Trong những năm gần đây, hàng chục các sản phẩm âm nhạc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học đã ra đời và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của công chúng. Các câu chuyện cổ tích, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, văn học trung đại hay các tác phẩm văn học hiện thực phê phán đậm tính trào phúng đã được các nghệ sĩ trẻ làm sống dạy với những sản phẩm lõi truyền thống, vỏ hiện đại. Đó là những mong muốn lan tỏa văn hóa, văn học hay chỉ là chuyện bắt trend, làm theo xu hướng để câu view? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với nhạc sĩ Giáng Sol về chủ đề này. (Đối thoại mở ngày 10/8/2022)

Bút ký văn học: Câu chuyện của tài năng và sự trải nghiệm

Bút ký văn học: Câu chuyện của tài năng và sự trải nghiệm

Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2020

Lượt nghe: 1085

Gần đây tên của nhà thơ Vương Tâm vẫn xuất hiện đều đặn trên mặt báo dưới các bút ký mang tính văn học. Nhưng những người bền bỉ gắn bó với thể loại này như ông đến nay không còn nhiều. Với phổ quan sát cũng như chất lượng, kinh nghiệm viết bút ký văn học của nhà thơ, nhà báo Vương Tâm, chúng tôi muốn mời ông thông qua việc chỉ ra bản chất và chỗ đứng của bút ký văn học để lý giải phần nào nguyên do sự chìm lắng của thể loại này những năm gần đây. (Đối thoại mở 20/05/2020)

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu: Học văn, hành vẽ

Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu: Học văn, hành vẽ

Ngày phát hành 11:45 | 6/1/2022

Lượt nghe: 1665

Vừa qua, tại không gian nghệ thuật Manzi Art Space, Hà Nội diễn ra triển lãm tranh lụa của tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh Lưu với tên gọi rất thân thương “Có nhau”. Từng chủ thể trong tranh dù chỉ có một mình nhưng luôn có sự tương tác khi thì với hòn đá, với cái cây, với chú mèo… Như một lời khẳng định dù chúng ta có một mình, phải xa cách nhau trong mùa dịch vừa qua thì đó cũng không phải là sự cô đơn. (Tôi và Tôi 02/01/2022)

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Xã hội hóa văn học nghệ thuật: Còn nhiều bất cập

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 853

Hội thảo khoa học toàn quốc với chủ đề “Nhìn lại quá trình xã hội hóa các hoạt động VHNT ở Việt Nam từ khi ban hành chủ trương đến nay” do Hội đồng Lý luận Phê bình VHNT Trung ương tổ chức, tập trung thảo luận, phân tích thực tiễn; những thành công và hạn chế; đề xuất kiến nghị, giải pháp. (Làn sóng nghệ thuật 21/12/2018)

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Tặng thưởng tác phẩm lý luận, phê bình văn học nghệ thuật 2018

Ngày phát hành 0:0 | 3/8/2019

Lượt nghe: 1191

86 tác phẩm (sách; bài viết; chương trình phát thanh) được các cơ quan, đơn vị đề nghị xét tặng thưởng. Hội đồng LLPB VHNT TƯ quyết định tặng thưởng cho 15 tác phẩm, trong đó giải A: 4 tác phẩm; giải B: 6 tác phẩm; giải C: 5 tác phẩm. (Làn sóng nghệ thuật 02/8/2019)

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Trao Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023

Lượt nghe: 1344

Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)

Phim “Thạch thảo”: Trong trẻo tuổi học trò

Phim “Thạch thảo”: Trong trẻo tuổi học trò

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018

Lượt nghe: 896

Bộ phim của đạo diễn Mai Thế Hiệp khai thác đề tài học đường: Thạch (ca sĩ Tùng Maru) mới chuyển từ thành thị về Kon Tum. Ở trường học mới, Thạch làm quen với nhiều bạn mới và có cảm tình đặc biệt với Thảo (diễn viên Bích Ngọc), cô bạn học xinh đẹp cùng lớp có tính cách khá kì lạ. (Làn sóng nghệ thuật 20/11/2018)

Cần xác lập lại việc đầu tư cho Văn học Nghệ thuật

Cần xác lập lại việc đầu tư cho Văn học Nghệ thuật

Ngày phát hành 11:19 | 6/8/2024

Lượt nghe: 1428

“Cần xác lập lại việc đầu tư cho VHNT; xã hội hóa, tìm nguồn thu cho hoạt động của các Hội chuyên ngành” là vấn đề được bàn luận tại Hội nghị giao ban đánh giá tình hình VHNT và hoạt động của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam và các hội văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương 6 tháng đầu năm 2024. (Làn sóng nghệ thuật)

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

20 tác phẩm nhận tặng thưởng của Ban Bí thư về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021

Ngày phát hành 22:1 | 29/12/2022

Lượt nghe: 1758

Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương vừa tổ chức trao tặng thưởng của Ban Bí thư Trung ương Đảng cho 20 tác phẩm về lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật xuất bản năm 2021. Đây là những tác phẩm tốt được lựa chọn từ 95 tác phẩm của các Hội chuyên ngành Trung ương, địa phương, các cơ quan báo chí. Ngoài những tác phẩm được giải B, C và khuyến khích, chỉ có một tác phẩm sách về kiến trúc được giải A mang tên “Không gian công cộng trong bối cảnh chuyển đổi” của nhóm tác giả do TS - KTS Trần Minh Tùng chủ biên. PGS - TS Nguyễn Thế Kỷ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương đánh giá: So với các năm, số lượng tác phẩm gửi về tham gia xét tặng thưởng vẫn duy trì ở mức cao. Cả ba loại hình: Lý luận chung, Lý luận phê bình văn học, Lý luận phê bình các loại hình nghệ thuật đều có những tác phẩm tốt, công phu, có giá trị khoa học và thực tiễn. Tuy nhiên, còn thiếu những tác phẩm, công trình nghiên cứu có tính hệ thống, có tầm khát quát về một hay một số vấn đề chuyên sâu...

“Kính Vạn Hoa”: Khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi

“Kính Vạn Hoa”: Khơi luồng gió mới cho văn học thiếu nhi

Ngày phát hành 19:1 | 27/12/2020

Lượt nghe: 885

Kỷ niệm 25 năm xuất bản tập đầu tiên của bộ sách “Kính Vạn Hoa”, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giao lưu với bạn đọc tại Hà Nội. Nhân dịp này, NXB Kim Đồng ra mắt ấn phẩm "Kính Vạn Hoa" 45 tập theo bản in đầu tiên. (Làn sóng nghệ thuật 11/12/2020)

“Vui học vẽ tại nhà”: Không gian sáng tạo trực tuyến cho thiếu nhi

“Vui học vẽ tại nhà”: Không gian sáng tạo trực tuyến cho thiếu nhi

Ngày phát hành 21:20 | 12/9/2021

Lượt nghe: 598

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam triển khai hoạt động trải nghiệm “Không gian sáng tạo” vào các ngày thứ bảy cuối tuần. Đây là chương trình trải nghiệm trực tuyến dành cho trẻ em giới thiệu các video clip hướng dẫn các em tạo nên tác phẩm mỹ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 10/9/2021)

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học

Giáo dục di sản văn hóa trong trường học

Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019

Lượt nghe: 889

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Cần thiết nhưng không thể nóng vội! (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2019)

Đưa âm nhạc cổ điển vào học đường

Đưa âm nhạc cổ điển vào học đường

Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2020

Lượt nghe: 834

Khởi động vào tháng 6 này, dự án của nghệ sĩ cello Đinh Hoài Xuân mong muốn khơi dậy tình yêu âm nhạc của lớp trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 02/6/2020)

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Kết nối giữa nghệ sỹ và học sinh dân tộc thiểu số

Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018

Lượt nghe: 746

Triển lãm mỹ thuật “Trường ca” trưng bày hơn 40 tác phẩm của các họa sĩ sau những chuyến đi đến Tây Bắc và Tây Nguyên xa xôi. Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu hơn 100 tác phẩm (tranh in lá cây, tranh trên vải lanh và vẽ màu trên tấm gỗ…) của học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. (Làn sóng nghệ thuật 14/12/2018)

LHP khoa học quốc tế với chủ đề “Hiểu rõ hơn để có sức khỏe tốt hơn”

LHP khoa học quốc tế với chủ đề “Hiểu rõ hơn để có sức khỏe tốt hơn”

Ngày phát hành 23:36 | 31/10/2021

Lượt nghe: 632

Liên hoan phim khoa học quốc tế 2021 được tổ chức tại Việt Nam. LHP góp phần tạo điều kiện thúc đẩy nhận thức về các vấn đề khoa học, công nghệ và môi trường đương đại phát triển. (Làn sóng nghệ thuật 22/10/2021)

Người tiên phong của dòng phim khoa học

Người tiên phong của dòng phim khoa học

Ngày phát hành 23:23 | 20/2/2022

Lượt nghe: 2265

Sau khi du học ở Đức về chuyên ngành quay phim, NSND Lương Đức đã chọn dòng phim khoa học để theo đuổi. Ông đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh như các giải Bông sen vàng, Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc nhất. Năm 2012, NSND đạo diễn Lương Đức vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật)

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Họa sĩ Quang Phòng: Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật năm 2012

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Lượt nghe: 2118

Họa sĩ Quang Phòng đi theo Ðoàn kịch Giải phóng, mở triển lãm lưu động khắp các tỉnh Việt Bắc... Sau kháng chiến, ông làm công tác nghiên cứu tại Trường cao đẳng Mỹ thuật, Nhà xuất bản Mỹ thuật và đã hoàn thành nhiều bộ sách có giá trị về mỹ thuật cách mạng. (Câu chuyện nghệ thuật 04/9/2020)

Nhà văn Hoàng Anh Sướng: "Đến chùa là để học đạo, học đạo để có sự tỉnh thức..."

Nhà văn Hoàng Anh Sướng:

Ngày phát hành 14:52 | 20/2/2024

Lượt nghe: 1714

Đi lễ chùa đầu năm là để lòng tĩnh tâm, để tinh thần thanh nhẹ, và nhận về mình những tình cảm cùng bao điều khuyên nhủ. Vậy nhưng, câu chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi”, cũ nhưng luôn mang tính thời sự, đó là việc đi lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh khác đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này. Đi lễ chùa nhưng lại không có hiểu biết nhất định về không gian, về sự tích, sự linh thiêng nơi mình đến. Đó là còn chưa nói đến việc thắp hương, đặt lễ, đốt vàng mã quá nhiều. Rồi rải tiền lẻ ở trên ban thờ, nhét tiền vào kẽ tay chân tượng Phật, bẻ lá vặt cành hái lộc, xả rác bừa bãi…Phóng viên chuyên mục Tiếng nói văn nghệ sĩ có cuộc trò chuyện với nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng về câu chuyện đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng. Cũng xin nói thêm, nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng là người chuyên tâm nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, đạo Phật, Thiền và trà đạo; tác giả của các đầu sách “Hạnh phúc đích thực”, “Bùa ngải xứ Mường”, “Nhân quả và Phật pháp nhiệm màu”:

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga: "Đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học"

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga:

Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023

Lượt nghe: 1297

Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)

Thấy gì qua "Những ngày văn học Châu Âu"?

Thấy gì qua

Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2015

Lượt nghe: 1196

Điểm hẹn văn nghệ 16/05 và 23/05: Góc nhìn của nhà báo Nguyễn Thu Hà về những ngày văn học Châu Âu lần thứ V tại Hà Nội. Những câu chuyện giản dị thấm đẫm tình người về nhà thơ Trần Mạnh Thường qua dòng hồi nhớ của người bạn thơ Trần Nguyên Vấn. (Điểm hẹn văn nghệ 15/5/2015)

VOV6 bình chọn Sự kiện Văn học - Nghệ thuật nổi bật 2019

VOV6 bình chọn Sự kiện Văn học - Nghệ thuật nổi bật 2019

Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2019

Lượt nghe: 2399

Hoạt động VHNT chào mừng các ngày lễ lớn; Phong tặng danh hiệu NSND, NSUT; Liên hoan phim Việt Nam; Đại hội Hội Mỹ thuật Việt Nam... là những sự kiện VHNT nổi bật năm 2019 do Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) bình chọn. (Điểm hẹn văn nghệ 28/12/2019)

Từ bài thơ "Bài học đầu cho con" đến ca khúc "Quê hương"

Từ bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2016

Lượt nghe: 1519

Bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc "Quê hương" cách đây gần 30 năm. Mỗi khi giai điệu cất lên thì như sợi dây tình cảm gắn kết cảm xúc của không chỉ những người con đất Việt xa quê hương, mà ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê cũng luôn tìm thấy sự đồng cảm (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Vẻ đẹp và ý nghĩa các tác phẩm điêu khắc được làm bằng chất liệu thạch cao, gốm, gò đồng của nhà điêu khắc Hoàng Uyên (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 30/6 + 02/7/2016)

Văn học nghệ thuật thời Covid: Sáng tạo để thích nghi

Văn học nghệ thuật thời Covid: Sáng tạo để thích nghi

Ngày phát hành 15:38 | 30/12/2021

Lượt nghe: 985

Như chúng ta đều biết, khoảng thời gian hai năm qua, hoạt động văn học nghệ thuật nói riêng và đời sống nói chung đều chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid 19. Tuy nhiên, trên nền bối cảnh đó, dòng chảy văn học nghệ thuật vẫn không ngừng nghỉ. Cùng Ban Văn học nghệ thuật (VOV6) bình chọn các sự kiện văn học nghệ thuật nổi bật trong năm vừa qua

Văn học trẻ Hà Nội có gì mới?

Văn học trẻ Hà Nội có gì mới?

Ngày phát hành 23:52 | 3/7/2022

Lượt nghe: 1993

Tọa đàm chuyên đề "Văn học trẻ Hà Nội có gì mới" do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức. Các tham luận, ý kiến đề cập nhiều vấn đề đáng quan tâm của văn học trẻ hiện nay. (ĐIểm hẹn văn nghệ)

Văn học Việt-Một năm nhìn lại

Văn học Việt-Một năm nhìn lại

Ngày phát hành 11:1 | 31/12/2021

Lượt nghe: 1523

Vậy là năm 2021 đã qua, một năm đầy biến động trên mọi phương diện do tình hình dịch bệnh phức tạp và văn học Việt cũng nằm trong vòng quay đầy biến động đó. Với mong muốn mang đến những người yêu văn chương có thêm những góc nhìn văn học, Ban Văn học nghệ thuật (VOV6) phối hợp cùng Khoa Văn học-Trường Đại học KHXH và NV-Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức tọa đàm "Văn học Việt-Một năm nhìn lại" qua hình thức tọa đàm trực tiếp và tọa đàm online

Mở ra cánh cửa tiếp cận văn học Hàn Quốc

Mở ra cánh cửa tiếp cận văn học Hàn Quốc

Ngày phát hành 10:55 | 13/10/2022

Lượt nghe: 238

Tạp chí “Viết và Đọc” của NXB Hội Nhà văn sắp bước sang tuổi thứ 5. Từ mùa thu năm 2018 cho tới nay, “Viết và Đọc” đã luôn là một ấn phẩm chất về nội dung và đẹp về hình thức. Không chỉ giới hạn trong văn học Việt, tạp chí còn giới thiệu nhiều tác giả, tác phẩm nước ngoài. Gần đây, với sự hỗ trợ của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc, “Viết và Đọc” tiếp tục gây chú ý khi cho ra mắt ấn phẩm chuyên đề văn học Hàn Quốc nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu ấn phẩm này qua bài của BTV Nguyễn Hà có nhan đề “Mở ra cánh cửa tiếp cận văn học Hàn Quốc”.

Khi nhà nghiên cứu bàn về văn học thị trường

Khi nhà nghiên cứu bàn về văn học thị trường

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1630

"Khúc hát sông quê" - phiên bản thơ và nhạc. Biên tập viên Văn nghệ bình luận về hội thảo “Thị trường văn học và văn học thị trường: lý luận và thực tiễn”. Trải nghiệm của người yêu điện ảnh về bộ phim “Cuộc sống tươi đẹp” của điện ảnh I-ta-li-a. Chuyện kể về họa sỹ Phạm Tăng với tình yêu tiếng Việt. (Điểm hẹn văn nghệ 08/9 + 10/9/2016)

Khi Nobel Văn học về tay một nhạc sĩ

Khi Nobel Văn học về tay một nhạc sĩ

Ngày phát hành 0:0 | 31/10/2016

Lượt nghe: 1661

Khi giải Nobel Văn học năm nay thuộc về nhạc sĩ, ca sĩ Bob Dylan, những tranh luận trái chiều xung quanh quyết định của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Một lựa chọn tuyệt vời hay một sự chiều lòng đám đông? Chương trình Điểm hẹn Văn nghệ dành phần lớn thời lượng để bàn về hiện tượng này. (Điểm hẹn Văn nghệ 29/10 + 3/11/2016))

Giao lưu quảng bá sách văn học: Chuyện chưa kể hết

Giao lưu quảng bá sách văn học: Chuyện chưa kể hết

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2016

Lượt nghe: 1362

Hoạt động giới thiệu, quảng bá sách văn học hiện nay qua góc nhìn đa chiều của phóng viên Chương trình Văn nghệ Đài TNVN. Vẻ đẹp của tiếng Việt được thể hiện dung dị và xúc động qua sáng tác của nhà thơ Đỗ Nam Cao. Những giai thoại về cá tính độc đáo của nhà thơ trào phúng Tú Mỡ. (Điểm hẹn Văn nghệ 11/6 + 16/6/2016)

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Hình tượng Đảng, Bác Hồ trong sáng tác văn học nghệ thuật

Ngày phát hành 16:28 | 2/2/2024

Lượt nghe: 2166

Sáng tác về Đảng quang vinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mùa xuân của đất nước luôn là đề tài lớn trong xúc cảm của nghệ sĩ. Những năm qua, các tác phẩm văn học nghệ thuật ngợi ca về chủ đề này luôn mang đến cho chúng ta cảm xúc mới, tràn đầy niềm tin và hi vọng. Văn nghệ sĩ trẻ mang trong mình lòng kính trọng và tri ân các thế hệ đi trước đã dày công gìn giữ và xây đắp nền hòa bình độc lập, để chúng ta có được cuộc sống ấm no và hạnh phúc ngày hôm nay. Có lẽ cũng chính điều này mà văn nghệ sĩ trẻ đã không ngừng cố gắng để tìm cách tiếp cận độc đáo khi sáng tác về Đảng, Bác Hồ và Mùa xuân. (Điểm hẹn văn nghệ 03/02/2024)

Hội nghị Hội Nhà văn Việt Nam: Nhận diện 30 năm Văn học đổi mới

Hội nghị Hội Nhà văn Việt Nam: Nhận diện 30 năm Văn học đổi mới

Ngày phát hành 0:0 | 14/7/2016

Lượt nghe: 1532

Câu chuyện của nhà thơ Trịnh Công Lộc cùng nhạc sỹ Vũ Thiết về những người con hy sinh vì Tổ quốc. Góc nhìn của PV Văn nghệ khi theo dõi hội nghị lý luận phê bình văn học lần thứ tư do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Tam Đảo. Nhà văn Uông Triều với cuốn tiểu thuyết đã làm thay đổi một phần con người anh. Chân dung nhà văn Đỗ Chu qua lời kể của đồng nghiệp. (Điểm hẹn Văn nghệ 14 + 16/7/2016)

60 năm khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội): "Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy"

60 năm khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội):

Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016

Lượt nghe: 3036

Kể từ buổi đầu "lưu luyến ấy", khoa Ngữ Văn (Đại học Tổng hợp Hà Nội) - nay là khoa Văn học và khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã đi một hành trình dài 60 năm với biết bao nhiêu gương mặt, biết bao nhiêu kỷ niệm...(Điểm hẹn Văn nghệ 19/11 + 24/11/2016)

65 năm Viện Văn học: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học

65 năm Viện Văn học: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học

Ngày phát hành 0:0 | 3/12/2018

Lượt nghe: 934

Từ một tổ Văn trong Ban Văn Sử Địa ra đời ngày 2-12-1953 và chính thức mang tên Viện Văn học từ đầu năm 1960 đến nay, Viện Văn học trở thành một trung tâm nghiên cứu khoa học lớn, có vị thế quan trọng trong đời sống văn chương học thuật nước nhà. (Điểm hẹn văn nghệ 01/12/2018)

"Những khán giả ngồi trong bóng tối" - Đối thoại với văn học nhà trường

Ngày phát hành 14:28 | 21/9/2023

Lượt nghe: 1134

Là một trong những tác giả trẻ tiêu biểu của thế hệ 9x, Hiền Trang những năm gần đây đã liên tục cho ra mắt các tác phẩm (cả sáng tác lẫn dịch thuật, phê bình) như “Dưới mái hiên đêm, những khách lạ”, “Chopin biến mất”. “Tại sao ta yêu…” và gần đây nhất là “Những khán giả ngồi trong bóng tối” do NXB Kim Đồng ấn hành. Về cuốn sách này, phóng viên chương trình đã có cuộc trò chuyện với tác giả Hiền Trang. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:

Chuỗi sự kiện văn học đầu xuân Ất Mùi: Góc nhìn VOV2

Chuỗi sự kiện văn học đầu xuân Ất Mùi: Góc nhìn VOV2

Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2015

Lượt nghe: 1325

Góc nhìn của phóng viên văn nghệ về công tác tổ chức của Hội nhà văn Việt Nam trong chuỗi sự kiện văn học đầu xuân Ất Mùi. Nhà thơ Anh Ngọc trải lòng cùng "Mùa xuân chín" - thi phẩm tuyệt diệu của người thơ Hàn Mặc Tử. Những giai thoại xúc động và hấp dẫn về người nghệ sỹ đa tài Văn Cao.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya