Hệ thống tìm thấy 43 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 25/12/2017
Lượt nghe: 1254
Câu chuyện xảy ra trên chuyến xe buýt: một bà cụ không có giày trong tiết trời mùa đông giá rét. Mọi người trên chuyến xe ấy, mỗi người một vẻ, bình phẩm về bà cụ. Chỉ có cậu thanh niên 17 tuổi, đã cúi xuống, tháo tất và giày đi vào đôi chân của bà cụ. Câu chuyện gợi cho chúng mình về tình người và bài học về lòng yêu thương con người. (Văn nghệ thiếu nhi 25/12/2017)
Ngày phát hành 9:46 | 31/3/2022
Lượt nghe: 1076
Trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam thì ngày giỗ là lễ kỉ niệm ngày mất của tổ tiên, ông bà, bố mẹ hoặc người thân. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước, hàng vạn người lính đã hi sinh để mang lại độc lập, hòa bình cho đất nước. Với những người lính còn sống thì ngày đồng đội hi sinh mãi mãi khắc ghi trong trái tim. Những dịp giỗ các anh là dịp người cựu chiến binh tưởng nhớ người đã khuất, gặp gỡ bạn bè đồng đội năm xưa. Truyện ngắn được kể lại qua lời của nhân vật tôi khi dự đám giỗ của một người đồng đội. Và bất ngờ khi chính người tưởng rằng đã mất làm giỗ cho mình. Điều tưởng rằng khó tin nhưng thực ra lại không hề hiếm ở nước ta thời kỳ hậu chiến. Trong cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ác liệt, rất nhiều người lính mất tích rồi hoàn cảnh thông tin liên lạc còn hạn chế nên tổ chức, gia đình tưởng rằng đã hi sinh. Thế mới có cảnh giở khóc giở cười khi ngày gia đình làm đám giỗ thì người hi sinh bỗng trở về. Nhân vật anh lính tên Hùng trong câu chuyện chính là một trường hợp như vậy. Đầu năm 1975, Hùng bị thương nặng và thông tin anh hy sinh được thông báo về quê nhà. May mắn Hùng được giúp đỡ, chữa trị, sau khi lành vết thương anh trở về trong niềm hạnh phúc của gia đình. Điều đặc biệt nhất là Hùng được giúp đỡ, chữa trị bởi lực lượng phía bên kia chiến tuyến. Tấm lòng của ông Mến, người bác sĩ quân y Việt Nam Cộng Hòa hay sự cứu giúp của người lính vô danh khiến Hùng vô cùng cảm động. Truyện ngắn mang lại nhiều bất ngờ cho người đọc, người nghe và thể hiện góc nhìn khách quan về chiến tranh. Dù là ta hay địch thì đều có những con người mang phẩm chất tốt đẹp. May mắn Hùng đã gặp những người tốt như vậy để trở lại với gia đình. Sau gần nửa thế kỉ đất nước hòa bình, cần có nhiều sáng tác viết về chiến tranh với góc nhìn đa dạng, khách quan để công chúng hiểu hơn về quãng thời gian hào hùng của dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 24/2/2015
Lượt nghe: 1479
Câu chuyện nhỏ của nữ nhà văn Natalia Vlađimirốpna Nesterơva tưởng chừng chỉ vu vơ về một khu tập thể nhà máy nhưng lại đề cập một vấn đề lớn hơn: cách ứng xử của con người trong đời sống hiện đại, làm thế nào để học cách yêu chính đồng loại của mình giữa một cuộc sống quá nhiều bộn bề lo toan. Biết đâu bạn lại có nhã hứng trở thành một "Loa phát thanh mặc váy" khác thì sao? (Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020
Lượt nghe: 1633
Dù chỉ viết theo dòng thời gian hồi tưởng tuần tự nhưng thiên truyện có gần 40 “tuổi đời” của nhà văn Vũ Tú Nam vẫn khơi dậy trong mỗi chúng ta những thoáng rung động với tình người, tình đời. “Mùa xuân – Tiếng chim”, theo BTV chương trình qua câu chuyện về mối tình chôn dấu trong quá khứ đã “khảm” nên những tâm hồn đẹp biết sống vì những điều cao cả
Ngày phát hành 9:14 | 24/8/2023
Lượt nghe: 769
“Ngôi nhà trên núi” của nhà văn Roman Ivanytchouk đúng như nhan đề, gây cho người đọc, người nghe một cảm giác miên man, diệu vợi. Số phận người cha và người con gái như những thước phim buồn. Khung cảnh hoang vu, xa vắng của núi rừng, của quy luật cuộc sống sinh tồn tự nhiên và khắc nghiệt – Tất cả khảm vào mỗi chúng ta những cảm xúc thường tình mà vẫn rất ngưng đọng. Dịch giả Nguyễn Hữu Vỹ đã chuyển tải cơ bản chất văn đặc trưng của một nhà văn Xô viết luôn đắm mình trong thiên nhiên Nga kỳ vĩ. Khuất sau những câu văn lý trí, đầy tỉnh táo là cả một sự ngậm ngùi, xót xa cho thân phận con người. Nhà văn không tham vọng biến câu chuyện của mình trở nên kịch tính, dữ dội. Ông chọn lọc vài chi tiết, phát triển và khiến chúng trở nên ám ảnh. Diễn biến truyện ngắn là đơn tuyến nhưng cảm xúc và thân phận con người lại không ngừng biến động. Tình yêu, sự gắn bó giữa đất với người ở đây lại đẩy chính con người vào cay đắng, bi kịch. Nhưng bi kịch không kết thúc tất cả mà như sự sống mới trên đống đổ nát, như núi non sau tiết lụi tàn lại hồi sinh. Cái kết của “Ngôi nhà trên núi”, như nhiều truyện ngắn của nhà văn Roman Ivanytchouk thực sự khiến chúng ta bất ngờ, và ấm lòng. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 22/10/2018
Lượt nghe: 1268
Không khó để nhận ra không gian quen thuộc trong truyện ngắn của Đỗ Tiến Thụy là làng quê Bắc bộ, núi rừng Tây Nguyên và đời sống thành thị. Giọng đọc Hồng Huệ chuyển tới các bạn một sáng tác về vùng đất và con người Tây Nguyên của nhà văn Đỗ Tiến Thụy, truyện ngắn mang tên "Người trong núi".
Ngày phát hành 11:24 | 6/12/2023
Lượt nghe: 1511
Truyện ngắn chúng ta vừa nghe, như lời tác giả tâm sự, được viết từ một sự kiện có thật. Trong đêm cơn bão số 12 (tên quốc tế là Damrey) đổ vào Nam Trung Bộ năm 2017, người dân vùng An Nhơn, Phù Mỹ đã phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Nghiệp, nhân vật trong truyện cũng chính là tên cậu học sinh học lớp tác giả làm giáo viên chủ nhiệm. Chi tiết người mẹ đu trên cây đà cả đêm và nhà ngập gần tới nóc đều là những chi tiết có thật. Từ những chi tiết ấy, tác giả tiếp tục dựng lên một bức chân dung đầy đủ về chuyện đời của một người phụ nữ lắm đa đoan. Bị cha dượng cưỡng bức từ năm 12 tuổi, đến năm 15 tuổi chị mất mẹ và bắt đầu phải sống tự lập. Cũng trong một lần chống chọi với bão lũ và nhận được sự giúp đỡ của người đàn ông hàng xóm, chị đã cảm động đón nhận tình cảm của anh ta rồi sinh ra thằng Nghiệp, chịu bao lời xầm xì dè bỉu của dân làng, nhất là từ người vợ chính thức của anh kia bởi thằng Nghiệp lớn lên giống bố như tạc. Chị còn nhận thêm nhiều tháng ngày đau khổ tủi nhục nữa khi chọn nhầm một người đàn ông khác về làm chồng, thường xuyên phải chịu cảnh đánh đập hành hạ cho đến một ngày gã say rượu và bị nước cuốn đi. Mạch truyện đi từ thực tại về quá khứ rồi lại trở về thực tại, khi nhân vật nữ phải đối diện với cơn lũ hung dữ, khắc nghiệt. Lần này, lại vẫn là người đàn ông hàng xóm, là bố thằng Nghiệp sang cứu chị, nhưng mà là cứu trong sự giục giã hối thúc của người vợ. Dường như trong phút nguy nan sinh tử, con người ta dễ mở lòng với nhau hơn, thương cảm và chia sẻ với nhau nhiều hơn. Người đàn bà kia có lẽ không còn giận chị nữa bởi người ấy cũng đang khóc khi nhìn thấy sự nguy nan của chị. Câu chuyện vì thế có một cái kết khơi gợi sự ấm áp của tình người. Có thể thấy, tác giả đã dành rất nhiều sự cảm thông và thương xót cho số phận những người phụ nữ, đặc biệt là những người rơi vào hoàn cảnh kém may mắn, khi hạnh phúc không được đủ đầy. Tác phẩm đồng thời cũng thắp lên một niềm tin vào lòng tốt, vào sự bao dung trong trái tim mỗi người phụ nữ.
Ngày phát hành 11:2 | 2/8/2021
Lượt nghe: 1206
Có những điều khi đã thành dĩ vãng, thật xa xôi, không thể trở lại, ta mới thấy nhớ tiếc. Ai bảo người giàu, người thành đạt không có nỗi lo, không có nỗi buồn, không khi nào có thời giờ để trống vắng, lạc lõng. Nhìn bề ngoài, cuộc sống của nhân vật Long quá đủ đầy, gia đình, danh vọng, tưởng chẳng có gì đáng để phiền muộn. Thế nhưng, đi vào thẳm sâu, ngóc ngách tâm hồn mới thấy những khoảng trống khó lấp đầy. Những dòng tin nhắn của một người phụ nữ bí ẩn gửi đến mỗi ngày trong suốt nửa năm trời đã giúp Long trấn tĩnh, dịu lại những cảm xúc đời thường khô khan, đổi trao, sòng phẳng. Một hành động giản dị nhưng mấy ai đủ tấm lòng, đủ kiên nhẫn. Thì ra giữa cuộc đời quay cuồng xuôi ngược vẫn hiếm hoi còn những người như vậy. Long đã đón nhận niềm vui, động lực ấy như lẽ thường cho đến lúc nhận ra người phụ nữ nhắn tin cho mình mỗi ngày chính là người nữ tạp vụ tận tụy như một hắt bóng khiêm nhường, nhỏ bé. Chị đã soạn thảo những tin nhắn để nhờ con gái đều đặn gửi đi hàng ngày dù không còn trên cõi đời. Một phụ nữ đơn thân, bất hạnh, nhỏ nhoi mang trái tim vị tha đã an ủi, vỗ về người đàn ông cô độc dẫu giàu sang, danh vọng. Hẳn khi nghĩ về chị, về những điều chị đã làm, dù chị không còn nữa, với niềm trân quý, nhân vật Long sẽ có động lực sống tiếp, sống ý nghĩa hơn những ngày mới. Câu chuyện như cổ tích ấy dưới ngòi bút vừa đời thường vừa sâu lắng của nhà văn Thu Trân đã tìm được lối đi vào tâm hồn người đọc, người nghe – Trong cảm giác bồi hồi, xao động đọng lại sau những dòng kết của thiên truyện...(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018
Lượt nghe: 845
Câu chuyện nói về lòng quả cảm của anh thương binh lao vào đám cháy cứu đứa trẻ. Hình ảnh đó đã chạm đến trái tim, thực sự khiến người đọc, người nghe xúc động và trân trọng bài học về tình người. Câu chuyện này chúng mình học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 các bạn nhé! ( VOV6 - văn nghệ thiếu nhi 9/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2017
Lượt nghe: 1588
"Chị tôi" trong bài thơ "Cho một ngày sinh", ban đầu, là hình ảnh người chị của nhà thơ Đoàn Thị Tảo. Nhưng sau này, qua nhạc phẩm "Chị tôi" của nhạc sĩ Trọng Đài, qua bộ phim "Người Hà Nội", hình ảnh người chị đã bớt phần riêng tư. Nó trở thành câu chuyện của bất kỳ ai… Người chị trong bài hát ấy có thể là người chị, người mẹ thực trong đời, một cô gái quen biết tình cờ hoặc chính người nghe, đôi khi, cũng thấy có phần mình trong đó. (Điểm hẹn văn nghệ 03/6/2017)
Ngày phát hành 9:43 | 19/12/2023
Lượt nghe: 1864
Truyện ngắn “Vĩ thanh” gây ấn tượng với người đọc, người nghe ngay từ tiêu đề của tác phẩm, nó gợi về những dư âm, dư ba còn vương mãi về chuyện tình cảm của nhân vật Quân và Loan. Những dòng quá khứ hiện về khi tình cơ Quân gặp lại Loan trong một tình huống hết sức trớ trêu, Quân bị tai nạn trong một lần đi công tác và chính Loan là bác sĩ đã phẫu thuật kịp thời cứu Quân. Nhận ra người mà mình đem lòng yêu mến, dành nhiều tình cảm năm xưa, Quân lại cảm thấy day dứt và ân hận. Ngày ấy, Quân là thầy giáo của trường đại học sư phạm và Loan là sinh viên năm nhất khoa toán, nhưng chỉ vì một phút dại dột, Loan lấy cái bút máy của bạn để về cho em. Loan bị hiệu trưởng kỷ luật, buộc thôi học. Quân không bảo vệ được người bạn gái và thậm chí còn trốn chạy trước những luồng dư luận không hay về Loan và cả anh nữa. Từ đó hai người bặt tin nhau và mấy chục năm sau gặp lại, chính Loan là ân nhân cứu Quân thoát chết. Tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, tạo ra những khoảng day dứt, ám ảnh của nhân vật Quân. Lẽ ra anh phải bảo vệ bạn gái của mình? Lẽ ra anh nên đối diện với tất cả nhưng tại sao anh lại trốn chạy? Những ý nghĩ đó khiến Quân đau khổ và càng ân hận khi gặp lại Loan – bây giờ là một bác sĩ giỏi, đã cứu anh thoát nạn. Nhân vật Loan khiến người đọc, người nghe dành sự cảm phục, yêu mến, trân trọng. Câu chuyện của họ đã khép lại bằng một cái kết có hậu, khi Quân đã nói với Loan những điều đáng ra anh phải nói cách đây mấy chục năm. Dẫu muộn màng nhưng câu chuyện về họ vẫn khiến chúng ta xúc động. Tình người, tình đời vẫn luôn ấm áp chứa chan, cho chúng ta niềm tin và hy vọng vào cuộc sống vốn rất nhiều gập ghềnh và trắc trở. Truyện ngắn “Vỹ thanh” của nhà văn Hồ Ngọc Quang đã mang lại cảm giác nhẹ nhõm và gieo vào lòng những niềm tin yêu chân thành…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2019
Lượt nghe: 753
Truyện ngắn là câu chuyện xúc động kể lại chặng đường đi tìm hài cốt đồng đội của nhân vật xưng tôi. Ông không có tên mà đại diện cho hàng vạn người lính tình nguyện từng chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại chiến trường Camphuchia 40 năm trước...(Đọc truyện đêm khuya phát 04/04/2019)
Ngày phát hành 16:51 | 16/8/2021
Lượt nghe: 1069
Truyện ngắn viết về cuộc đời của anh lính Quyết Thắng với cái tên thân mật là Cò Cung. Dù là con liệt sĩ, là cháu độc định của họ Lại nhưng Cò Cung vẫn viết đơn tình nguyện lên đường nhập ngũ. Người thanh niên trẻ tuổi đầy sức sống lên đường ra trận trong nỗi bịn dịn của người thân yêu và cả dân làng. Chiến tranh kết thúc, hòa bình lập lại mấy năm rồi mà Cò Cung vẫn chưa trở về. Người mẹ già sau mấy năm mong chờ mòn mỏi đã mất vì đau khổ còn người thương là cô Vân cũng đi lấy chồng. Nhiều năm trôi qua bỗng một ngày Cò Cung bất ngờ trở về làng. Người lính trở về với vết thương chiến tranh trên cơ thể và cả tinh thần. Dân làng ai cũng nhận ra người đàn ông tâm thần đó là anh lính Quyết Thắng nhưng vì không có giấy tờ nên anh không được hưởng những chính sách giành cho thương bệnh binh. Người thương binh đã hi sinh , mất mát trong cuộc chiến giờ đây đối diên với sự nóng lạnh của tình người. Trong khi bà con làng xóm, ông Trúc yêu thương đùm bọc anh thì chồng của cô Vân là Tình cùng các em gái cô Vân lại ghẻ lạnh với anh. Sự xuất hiện của ông Thông, người đồng đội của Cò Cung mang đến hy vọng chứng minh thân phận cho người lính. Thế nhưng đến khi mất, Cò Cung vẫn không được đền đáp xứng đáng cho sự hi sinh của anh. Truyện ngắn có đề tài hậu chiến xúc động về số phận người thương bệnh binh khi trở về quê nhà của mình. Đất nước đã hòa bình, thống nhất nhưng những đau thương, thiệt thòi vẫn đè nặng lên cuộc sống của không ít thương bệnh binh và gia đình của họ. Nhân vật Cò Cung trong truyện ngắn là một người như vậy. Chiến tranh loạn lạc khiến không ít người lính không đủ điều kiện chứng minh thân phận của mình, những người lính hoạt động bí mật, những bất cập trong cơ chế, quy trình xác nhận để hương chế độ đền ơn đáp nghĩa khiến không ít người lính chịu thiệt thòi. Với giọng văn giàu cảm xúc, những chi tiết xúc động như sự chiến đấu anh dũng của Cò Cung, tình cảm đùm bọc của dân làng, hình ảnh hai đứa trẻ đặt viên đá trên mộ Cò Cung mang đến nhiều thương cảm cho người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 14:35 | 7/8/2024
Lượt nghe: 1585
Các bạn thân mến, trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, biết bao thanh niên đã cống hiến tuổi thanh xanh của mình vì sự nghiệp cao đẹp của đất nước. Hòa bình lập lại, những người lính trở về quê hương hòa mình vào cuộc sống bình thường nhưng ký ức trên chiến trường vẫn không thể xóa nhòa. Tình đồng đội, sự đồng cam cộng khổ, chia sẻ sự sống và cái chết, những nỗi niềm chưa kịp thổ lộ … trở thành một phần máu thịt trong con người họ. Truyện ngắn viết về người lính nhưng để lại ấn tượng với người đọc, người nghe không phải mát mát hy sinh trong chiến tranh mà là tình đời, tình người. Nhân vật Viễn là người cựu chiến binh đã hai lần được ông Tám Cò cứu mạng khi chiến đấu tại chiến trường miền Nam. Mấy chục năm sau chiến tranh, cuộc sống bận rộn khiến ông chưa có dịp quay trở lại chiến trường xưa. Bất ngờ gặp lại đồng đội là Khả thì nhân vật mới biết được thông tin của ông Tám Cò. Vì nhiều lý do khác nhau như công việc bận rộn, bận việc gia đình, bệnh sợ đi máy bay khiến ông chưa kịp vào Nam đến gặp ân nhân của mình. Có lẽ ông nghĩ rằng để thời gian thư thả sắp xếp được công việc thì sẽ vào thăm ông Tám Cò. Nhưng cuộc gặp gỡ tình cờ với người khách trên chuyến tàu đêm đã làm ông Viễn thay đổi quyết định. Được nghe người khách kể chuyện về hành trình đi tìm ân nhân, người đã giúp đỡ anh ta lúc khó khăn, hoạn nạn, nhân vật quyết định sẽ vào Nam ngay để trả ơn ông Tám Cò. Tình nghĩa của con người là vô giá. Có người coi nhẹ ơn huệ người khác nhưng cũng có người coi nặng tựa Thái Sơn. Thời gian không chờ ai cả, biết đâu chỉ trì hoãn một thời gian thôi là ông Viễn sẽ không gặp mặt được ân nhân. Ông Viễn đã bỏ qua bữa tiệc quan trọng với gia đình để thực hiện điều ông cho là ý nghĩa với cuộc đời của mình. Truyện ngắn là lời tâm sự với nhiều sắc thái tình cảm của người cựu chiến bình về cuộc sống, về tình cảm con người. Qua câu chuyện của nhân vật, người đọc, người nghe hiểu hơn những giá trị đích thực của cuộc sống.
Ngày phát hành 15:17 | 11/9/2024
Lượt nghe: 1519
Truyện ngắn đưa chúng ta trở lại những ngày đất nước bắt đầu mở của với nhiều đổi thay. Nhân vật Dũng và chị Riềng là đôi bạn thân từ nhỏ. Dũng đã chứng kiến niềm vui, nỗi buồn của chị Riềng. Là người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng sinh ra trong một gia đình không tốt đẹp nên chị Riềng gặp nhiều trắc trở, tổn thương. Vì tai tiếng của cha mẹ mà tình duyên giữa chị Riềng với người yêu là anh Cường đổ vỡ. Đau khổ vì không lấy được anh Cường lại bị cha mình chút nữa làm nhục, chị Riềng bỏ làng ra đi. Mấy chục năm sau, Dũng với chị Riềng mới gặp lại nhau và nhiều bí mật được hé lộ. Truyện ngắn viết về đời thường nhưng lôi cuốn người đọc bởi không ít chi tiết ấn tượng, bất ngờ thú vị. Đoạn tả Dũng bắt con đỉa trên ngực chị Riềng khiến chàng thanh niên lần đầu tiên nhìn thấy thân thể một người phụ nữ dường như là sự kiện khiến mối quan hệ giữa hai người bỗng trở nên khác biệt. Việc chị Riềng hận lão Hoàng nhưng âm thầm để chồng là anh Thắng trở thành con nuôi của cha khiến chúng ta hiểu hơn lòng vị tha của một người phụ nữ. Suốt mấy chục năm xa cách Dũng mới biết được cái đêm mặn nồng giữa mình và chị Riềng lại có một đứa bé. Sau mấy chục năm xa cách, tất cả khúc mắc, bí mật được giải tỏa, ba nhân vật bình thản đón nhận những sự kiện như một điều bình thường của cuộc sống. Thời gian trôi đi, câu chuyện về 3 nhân vật lắng lại trong tâm trí chúng ta là sự ấm áp của tình người.
Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2019
Lượt nghe: 909
Bằng văn phong giản dị chân mộc nhà văn khắc họa chân dung một nghệ sĩ nghèo, không tên tuổi, tiền bạc, chức vụ - Những thứ mà giờ đây người ta thường đo đạc, định danh con người. Bù lại đó là người đàn ông sống nặng tình với quê hương, trân trọng tình cảm với gia đình con cái, say mê nghệ thuật và đặc biệt trọng nhân nghĩa, trước sau...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/04/2019)
Ngày phát hành 11:39 | 12/3/2024
Lượt nghe: 1448
Trong xã hội hiện đại, vấn đề bi kịch trẻ vị thành niên luôn là nỗi lo lắng, thậm chí ám ảnh không của riêng ai. Đề tài này trở thành đối tượng phản ánh, khai thác của nhiều nhà văn. Với giọng văn giàu chất trữ tình, truyện ngắn “Trăng lạnh” của tác giả Tạ Thị Thanh Hải đã mang đến cho người đọc nhiều xúc cảm. Có lẽ độc giả ấn tượng ngay từ nhan đề của truyện. Trăng lạnh hay đó chính là một nốt trầm trong bản hòa ca cuộc sống lao xao bộn bề, tác giả đã lựa chọn ngôi kể thứ nhất như hóa thân vào nhân vật, để nhân vật chính tự kể lại những gì mà mình đã trải qua, đan cài giữa tự sự và biểu cảm, để rồi mỗi chi tiết như gieo vào lòng độc giả nỗi niềm cảm thông xa xót. Cô bé là kết quả của tình yêu, đam mê và hiến dâng nhưng cô lại thấy mình chỉ như một hạt máu rơi, một hạt bụi vô duyên bám vào chiếc áo choàng xa hoa của đời mẹ. Và cô đã trở thành một quân cờ trong tay của người cha dượng mưu mô trong một nước cờ cao tay để cứu mẹ và dượng thoát khỏi vòng lao lý. Bi kịch bị đẩy lên cao trào đau đớn hơn khi cô bé vô tình trở thành nạn nhân trong cuộc trao đổi giữa cha dượng và cha đẻ của mình. Thật xót xa biết bao. Nhưng chính trong giây phút căng thẳng nhất ấy, tác giả đã tự giải nguy cho cô bé. Người đàn ông ở trong trạng thái say mềm bất lực vẫn còn một chút nhân tính nên đã để cho cô bé đi. Chi tiết nhỏ ấy đã trở thành điểm sáng của câu chuyện. Nỗi xót xa đắng đót của nhân vật chính đã được hóa giải. Hoàn cảnh và nỗi niềm của cô bé Nguyệt có lẽ ta dễ bắt gặp đâu đó ngoài đời. Thông qua nhân vật ấy, tác giả đã muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về lòng nhân ái và sự sẻ chia rằng, xin hãy đừng để đam mê lầm đường lạc lối hóa thành thù hận. Xin hãy lắng nghe lời tha thiết nguyện cầu của những trái tim trong trẻo, để cuộc đời này bớt đi những bi kịch oan khiên…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 12:12 | 27/4/2021
Lượt nghe: 678
Chúng ta vừa nghe hai câu chuyện ấm áp tình người của nhà văn Võ Thị Xuân Hà và nhà văn Nguyên Hương. Với những ai đã quen với văn chương của Võ Thị Xuân Hà, chắc sẽ có phần ngạc nhiên khi đọc “Mặt hồ lóng lánh hoa đào”. Văn chương của chị, với những biểu hiện đa dạng, thường khiến người ta chập chờn giữa cõi thực và cõi mộng, thậm chí có những lúc như lạc vào miền hư ảo xa xăm nào đấy. Với nhan đề đầy chất thơ, “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” làm người đọc tưởng rằng sẽ bước vào miền hư ảo của nhà văn Võ Thị Xuân Hà. Nhưng không. Chị lại kể một câu chuyện đời thường có phần dữ dội về những mảnh đời trôi dạt trai trộm cắp, gái giang hồ. Khánh – nhân vật chính trong truyện, vốn là một tay buôn hàng trắng những đã biết quay đầu là bờ, cùng vợ buôn bán nhỏ ven hồ. Việc trồng đào là một sự ngẫu nhiên, thoạt đầu là làm cho vui nhưng sau lại thấy hứng thú. Đào nở trên khu đất đang chờ giải tỏa hóa ra lại trở thành niềm vui cho bao mảnh đời sa cơ lỡ vận như mặt mụn, mặt choắt, như cô gái bán hoa tên Huyền. “Mặt hồ lóng lánh hoa đào” thu hút từ nhan đề tới cách kể. Truyện được viết vắn gọn, súc tích. Hình ảnh hoa đào hoặc cây đào được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt câu chuyện cũng mang tính ẩn dụ, gửi gắm thông điệp về tình người, rằng dẫu trên mảnh đất tạm bợ toàn những mảnh đời trôi dạt, vẫn còn đó sự ấm áp của tình thương, cũng như niềm tin về sự đoàn tụ sum vầy.
Cũng dung dị ấm áp như vậy, “Quà đi xa về” của nhà văn Nguyên Hương để lại nhiều ấn tượng với người đọc. Câu chuyện về người đàn ông đi chăm con gái nằm ổ vốn dĩ đã lạ lùng và gây lập tức thu hút sự chú ý. Tuy nhiên, phía sau câu chuyện ấy còn có nhiều điều cảm động hơn thế: một người đàn ông từ quê lên phố, lặng lẽ trồng cây làm đẹp cho cầu thang bộ ở chung cư, rồi khi từ phố về quê lại háo hức nhờ mấy bà hàng xóm mua cho cái khăn sặc sỡ tặng cho bà vợ tai biến. Vẫn với phong cách quen thuộc, nhà văn Nguyên Hương luôn tìm được những cốt truyện giản dị, những con người chân quê, và những điều tưởng chừng như không có gì nhưng lại khiến người đọc cay mắt. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2019
Lượt nghe: 2434
Trên chuyến xe về nghỉ Tết, Tú và Vân quen nhau trong một tình huống không mấy mong đợi. Từ đây câu chuyện về thân phận và gia đình của họ được chia sẻ. Sự cảm thông, sẻ chia với những mất mát, tổn thương của nhau khiến những thân phận xa lạ tìm thấy tiếng nói chung và cùng đi tới con đường hạnh phúc!
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1774
Với Chuyện tình người đẹp thành Tuyên, nhà văn Vũ Xuân Tửu tiếp tục khai thác đề tài truyền thống: số phận bảy nổi ba chìm của người con gái đẹp. Những bước đường long đong lận đận của Sương có nhiều nét gần gũi với thân phận nàng Kiều, cũng đã sớm phải dứt lìa mối tình sâu đậm với người yêu, sa chân vào chốn bùn lầy, rồi thành vật mua vui cho hết người này đến kẻ khác... (Đọc truyện đêm khuya13/02)
Ngày phát hành 12:39 | 31/3/2022
Lượt nghe: 1766
Khi nhà Tây Sơn lên cầm quyền, vua Quang Trung – Nguyễn Huệ nhờ quyết sách trọng dụng hiền tài, kể cả những quan lại dưới triều vua Lê – Chúa Trịnh nên đã chinh phục được nhân sĩ, thức giả Bắc Hà, vốn trước đó có cái nhìn ít nhiều thiếu thiện cảm. Cũng từ đây, dưới ánh sáng của một triều đại mới, các tác phẩm văn học phong phú về thể loại như thơ phú chữ Hán, chữ Nôm, Văn tế, Hịch, Tiểu thuyết lịch sử, Chiếu, Biểu... đã ra đời và ghi dấu ấn trong dòng văn học của dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2015
Lượt nghe: 1299
Vở kịch “Hồn lúa - Tình người" với những tình huống đan xen éo le, trắc trở trong tình yêu giữa cô thôn nữ Út Dịu với chàng thanh niên Ba Tùng và chủ doanh nghiệp Tư Lộc chỉ là cái cớ để người nghe chiêm nghiệm về sự chuyển mình ở một vùng quê. Câu chuyện tình yêu giữa ba người gắn bó sâu sắc với hành trình đổi mới quê hương, với phong trào thanh niên chung tay góp sức phát triển kinh tế nông thôn
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2016
Lượt nghe: 3291
Vì cha mắc bệnh nan y cần tiền chạy chữa nên Nga, cô gái ngoan hiền đến làm giúp việc cho gia đình ông Bình với cậu con trai bị bệnh nhũn não. Từ đây, xuất hiện không ít tình huống hấp dẫn, đầy kịch tính và những bước phát triển bất ngờ, mở ra nhiều cảnh đời và số phận con người! Qua những tình huống ấy, các tác giả muốn gửi tới người nghe thông điệp về sự nhân văn, luật nhân quả của cuộc sống hiện đại.
Tác giả kịch bản: Phạm Dũng
Các nghệ sĩ kịch nói Thủ đô trình diễn
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2015
Lượt nghe: 1616
Vở kịch “Hồn lúa - Tình người" với những tình huống đan xen éo le, trắc trở trong tình yêu giữa cô thôn nữ Út Dịu với chàng thanh niên Ba Tùng và chủ doanh nghiệp Tư Lộc chỉ là cái cớ để người nghe chiêm nghiệm về sự chuyển mình ở một vùng quê. Câu chuyện tình yêu giữa ba người gắn bó sâu sắc với hành trình đổi mới quê hương, với phong trào thanh niên chung tay góp sức phát triển kinh tế nông thôn
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2015
Lượt nghe: 1385
Vở kịch “Hồn lúa - Tình người" với những tình huống đan xen éo le, trắc trở trong tình yêu giữa cô thôn nữ Út Dịu với chàng thanh niên Ba Tùng và chủ doanh nghiệp Tư Lộc chỉ là cái cớ để người nghe chiêm nghiệm về sự chuyển mình ở một vùng quê. Câu chuyện tình yêu giữa ba người gắn bó sâu sắc với hành trình đổi mới quê hương, với phong trào thanh niên chung tay góp sức phát triển kinh tế nông thôn
Ngày phát hành 0:0 | 5/11/2018
Lượt nghe: 2551
Tình người ấm áp của những người dân xóm nhỏ... Mỗi người một hoàn cảnh bất hạnh, một số phận nhọc nhằn nhưng trên tất cả họ đều nhân hậu và biết yêu thương. Kịch của Nguyễn Huấn.
Ngày phát hành 15:3 | 31/10/2024
Lượt nghe: 898
Nhà văn An-phông-xơ Đô-đê là người có biệt tài sử dụng chi tiết trong những bối cảnh tưởng không có gì để kể như một điểm nhấn cất lên thông điệp của tác phẩm. Ông từng viết rất cảm động về con người trước biến động thời chiến, đại dịch phá hoại mùa màng và giờ đây là góc khuất sau phát minh mang tính hiện đại tiến tới Cách mạng công nghiệp diễn ra khắp địa cầu thời điểm ấy. Động cơ chạy bằng hơi nước đã dần thay thế những cối xay chạy bằng sức gió một thời là điển hình, là biểu tượng của nhiều quốc gia châu Âu trong đó có nước Pháp. Phát minh động cơ hơi nước ra đời đã khai tử những nhà máy xay bột mì chạy bằng sức gió. Kéo theo đó là khung cảnh hoang tàn của những cối xay gió và sự hụt hẫng của những người chủ của công cụ xay xát đã từng có một thời hoàng kim. Trong truyện ngắn này, nhà văn đã khắc họa tình cảnh và tâm trạng của một trong những ông chủ cối xay gió như thế. Vấn đề nằm ở chỗ nhân vật chính của chúng ta không đối mặt và chấp nhận, thậm chí bất bình với những nhà máy chạy bằng hơi nước. Ông vẫn hi vọng thời của cối xay gió sẽ trở lại. Và ông cứu vãn danh dự nhà máy của mình bằng việc che mắt những người làng rằng mình vẫn có công ăn việc làm, cối xay gió vẫn hoạt động hàng ngày. Và sự thật sau khi được lột trần, thực tế được phát hiện sau đó thật bẽ bàng. Thế rồi, bằng ngòi bút đầy nhân văn, nhà văn đã cứu vãn danh dự của ông chủ cối xay gió, nói đúng hơn là vực dậy tinh thần và lan tỏa một nghĩa cử đẹp. Nghĩa cữ ấy còn tiếp nối trong những chuyện kể giàu tính văn chương và tình người của An-phông-xơ Đô-đê.
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2018
Lượt nghe: 663
Thời gian qua hình ảnh của những bức tranh, bức vẽ hoa hướng dương xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng xã hội. Gam màu vàng ấm áp, sống động là chủ đạo, truyền đi thông điệp tốt lành. Thông qua việc chia sẻ hình ảnh hoa hướng dương, có thể gián tiếp đóng góp một số tiền nhỏ để giúp đỡ các bệnh nhi ung thư đấy các em ạ. Và tất nhiên, còn những điều gì đằng sau mỗi bức vẽ. Hãy cùng trang nghệ thuật - chương trình Văn nghệ thiếu nhi tìm hiểu nhé! (Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 12/12/2018)
Ngày phát hành 11:16 | 5/8/2022
Lượt nghe: 2148
Chương trình đêm nay dành toàn bộ thời lượng để nhắc nhớ về hình ảnh và tâm tình của người chiến sĩ Công an nhân dân. Bên cạnh chùm thơ của những tác giả đã và đang công tác trong ngành Công an, chúng ta sẽ được lắng nghe Thiếu tá, nhà thơ Hoàng Anh Tuấn tâm sự về những vần thơ viết về cha - Một chiến sĩ Công an nhân dân. Cảm kích trước tấm gương hy sinh dũng cảm của ba chiến sỹ Công an khi làm nhiệm vụ chữa cháy ở TP Hà Nội mới đây, tác giả Phát Dương đã viết bài thơ có nhan đề “Nở” như một ngọn nến thắp lên lòng tri ân giữa thời khắc thảng thốt đau buồn.
Ngày phát hành 0:0 | 22/6/2016
Lượt nghe: 1768
Miền đất phương Nam mênh mang, trù phú thấm đượm bao giọt mồ hôi và tâm huyết đi vào trong những câu ca dao, những câu hò, điệu lý đậm đà tình cảm. Những nhà thơ phương Nam tiếp nối mạch nguồn cảm xúc ấy trong rất nhiều bài thơ mang phong vị riêng. Con người và thiên nhiên xanh mát của xứ sở đã làm nên nét chân dung khá đặc sắc. Các bạn cùng hòa điệu với các nhà thơ Vũ Hồng, Trần Ngọc Hưởng, Phạm Trọng Thanh, Trịnh Bửu Hoài, Hoàng Yên Linh và Phạm Minh Dũng trong tình cảm chân thực, mộc mạc của người dân quê "Gió đưa gió đẩy, về rẫy ăn còng. Về sông ăn cá, về đồng ăn cua". (Tiếng thơ 19/6/2016)
Ngày phát hành 9:59 | 2/8/2023
Lượt nghe: 1448
Trong kho tàng văn học dân gian của nước ta, với mỗi người Việt, ca dao là một thể loại gần gũi, quen thuộc, thiết thân. Qua thời gian, qua nhiều giai đoạn lịch sử, những bài học và giá trị của ca dao trong vận dụng đời sống vẫn luôn tươi mới, sâu sắc. Kể từ chương trình hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) tìm về với những vần ca dao chuyên chở tâm tình và cả ân tình của người Việt chúng ta
Ngày phát hành 11:13 | 4/5/2022
Lượt nghe: 1865
Nhà văn-nhà biên kịch Đoàn Tuấn trong lĩnh vực điện ảnh được công chúng biết đến qua các bộ phim “Chiếc chìa khóa vàng”, “Đường thư”, “Chuyện tình trong ngõ hẹp”, “Sống cùng lịch sử”, “Truyền thuyết về Quán Tiên”... Còn trong lĩnh vực văn chương, Đoàn Tuấn chỉ chuyên tâm viết để trả món nợ ân tình với đồng đội cũ đã một thời cầm súng vì “đất bên ngoài Tổ quốc”. Sau hai tập ký “Những người không gặp lại”, “Mùa linh cảm” và hai tiểu thuyết “Một trăm ngày trước tuổi hai mươi”, “Mùa chinh chiến ấy”, nhà văn-nhà biên kịch Đoàn Tuấn ở tuổi 63 tiếp tục kể về những người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế trên đất bạn Campuchia với cuốn sách “Lời nguyện cầu cho những linh hồn phiêu dạt” vừa được Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành...
Ngày phát hành 0:0 | 19/7/2019
Lượt nghe: 2030
Cuộc đời lão gù không được kể từ ngôi thứ nhất, mà dần hiện lên qua hồi tưởng của nhân vật “tôi” và “bà nội”… Và kể từ đó, câu chuyện rẽ hướng liên tục, khiến người đọc người nghe đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác: hóa ra lão gù có tên, hóa ra lão là người dưới xuôi, hóa ra người đàn ông khuyết tật ấy cũng có một mối tình… Mạch truyện càng về cuối càng dồn nén, để rồi vỡ òa trước số phận của một con người dẫu méo mó về hình hài nhưng vẹn tròn về nhân cách...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/8/2015
Lượt nghe: 1391
Tác phẩm kể về chuyện luồn rừng tìm thuốc nam chữa bệnh cứu người của mẹ con cậu bé Mã Canh. Chuyến đi xuống vực sâu dưới vách núi đá vôi không chỉ cho Mã Canh biết bao điều kỳ thú về thiên nhiên nguyên sơ, đẹp đẽ mà còn là "đi một ngày đàng học một sàng khôn" đã giúp cậu bé thông minh, nhanh nhẹn vỡ vạc ra những bài thuốc nam chữa bệnh hiệu nghiệm. Hai tuần kiên trì cứu sống và chữa thương cho người thanh niên ngoại quốc ví như một khóa học quý giá giúp ích cả đời người cho cậu bé kế nghiệp lương y chữa bệnh giúp người của gia tộc. Nhưng bài học lớn nhất mà cậu bé Mã Canh thu nhận được và thấm thía tận tâm hồn thơ trẻ, ấy là tình thương, lòng nhân ái của người mẹ với người không may gặp hoạn nạn.
Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2015
Lượt nghe: 2234
Bốn người bạn có những số phận khác nhau:vui sướng,khổ đau hay hạnh phúc.Biết thông cảm,sẻ chia và chấp nhận những điều mình có,thông điệp về tình yêu cuộc sống và niềm tin yêu đã ẩn chứa trong mỗi người.(Đọc truyện đêm khuya 12/6)
Ngày phát hành 0:0 | 2/7/2015
Lượt nghe: 3876
Từ một hình ảnh bắt gặp tình cờ, những cây vừng nở hoa trắng trên ngôi mộ người phụ nữ mà mở ra một câu chuyện day dứt về cái chết oan ức do thói đời mẹ chồng nàng dâu, những hủ tục đã trói chặt người phụ nữ miền núi vào bến đời trầm luân."Những cây vừng nở hoa" hay chính là hình ảnh ẩn dụ về nỗi oan được hóa giải, về sự siêu thoát. Chừng nào sự sống vẫn tiếp diễn, tình người còn mãi bao dung.(Đọc truyện đêm khuya 04/07)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2015
Lượt nghe: 3845
Em bé không có tên, không nguồn gốc, em được phát hiện dưới một gốc cây trước cổng chùa trong ngày lễ Vu Lan. Nỗi đau bị tật nguyền, bị bố mẹ bỏ rơi đã biến em thành một đứa trẻ không có cảm xúc. Nỗi đau được đẩy đến tận cùng khi em bị rơi vào hang ổ của những kẻ lọc lừa, xảo trá. Sự thánh thiện của em và những giấc mơ ngắn ngủi về điều kỳ diệu không cứu em thoát khỏi cuộc sống chua xót ấy. Chỉ có những con người dù nghèo tiền bạc nhưng giàu tình thương đã xoa dịu tâm hồn và biến giấc mơ của em trở thành hiện thực.(Đọc truyện đêm khuya 04/12/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 29/9/2015
Lượt nghe: 907
"Rừng thao thức gió" của Phương Trà theo đuổi một đề tài không mới. Cốt truyện cũng không có gì lạ: Câu chuyện về sự hàn gắn vết thương chiến tranh, về những cuộc đời được hồi sinh bằng tình yêu hay cuộc gặp gỡ định mệnh giữa những con người từng ở hai chiến tuyến… Chắc chắn, trước nữ tác giả đất Phú Yên, đã có rất nhiều nhà văn khai thác chủ đề này. Tuy vậy, tác giả Phương Trà vẫn khiến người đọc, người nghe cuốn vào câu chuyện của chị.(Đọc truyện đêm khuya 26/09/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 27/4/2015
Lượt nghe: 1508
Tác phẩm đan lồng nhiều vấn đề: từ chuyện thanh niên lập nghiệp hay chuyện cứu vớt một con người đến tình nghĩa thày trò sâu đậm. Vương vấn trong ký ức người cha là giấc mơ ở lại thành phố và ông luôn mong con trai của mình sẽ trụ lại nơi phồn hoa đô hội, tuy nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thử thách khắc nghiệt. (Đọc truyện đêm khuya 28/4/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2016
Lượt nghe: 6616
Mượn câu chuyện về trà, nhà văn kể câu chuyện giản dị nhưng cảm động về cha con ông Kiệm và một “mối tình” với cô giáo Thuận. Ông Kiệm là một nhân vật đặc biệt, cả về cuộc đời và tính cách. Vợ chồng ông Kiệm đã ly hôn chỉ vì một lý do nhiều người không tin được: "Họ tốt với nhau quá nên không thể chung sống với nhau. Nếu tiếp tục, họ sẽ không còn tốt với nhau được nữa, ngay cả chính bản thân họ…”. Ông Kiệm tin tưởng tâm sự những chuyện riêng tư với cô giáo Thuận. Nhưng với sự từng trải trong cuộc đời, nhận ra ánh mắt cử chỉ của con trai dành cho Thuận, ông hiểu tình cảm của con trai mình. (Đọc truyện đêm khuya 26/9/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 22/11/2017
Lượt nghe: 5653
Tác phẩm mang đầy hơi thở cuộc sống. Chuyện tình của cô Phấn và chàng Câm khiến người đọc, người nghe phải xúc động. Hai con người tàn tật, nghèo đói, chịu nhiều thiệt thòi luôn khát vọng yêu thương. Cuộc sống mưu sinh vất vả ở xóm xó biển với những con người bình thường như biết bao xóm nhỏ trong xã hội hiện lên sinh động, chân thật và đầy tình người. Tình người thấm đẫm trong mối tình của chàng Câm và cô Phấn, tình người thể hiện qua lòng tốt của ông Tư, của người đàn bà bán bún. Vượt qua nỗi đau, cô Phấn và chàng Câm ra đi để xây dựng cuộc sống mới của mình. (Đọc truyện đêm khuya 21/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 10/6/2016
Lượt nghe: 7754
Hảo là người lính từ mặt trận về phép cưới vợ. Những tưởng hạnh phúc ngọt ngào mong đợi bấy lâu sẽ thành hiện thực. Nhưng việc bất ngờ xảy ra...Trong tình huống “đâm lao phải theo lao”, Hảo đã đóng trọn vai diễn bất đắc dĩ của mình qua đám cưới "giả" với Đào. Hảo không thể ngờ việc anh đóng kịch giải quyết tình thế cho Đào lại khiến tình yêu và hạnh phúc của anh tan vỡ. (Đọc chuyện đêm khuya 06/6/2016)
Ngày phát hành 16:30 | 19/11/2024
Lượt nghe: 102
“Những ngày nghỉ hè tôi thích theo bà vào đồng chùa cắt cỏ, cũng là cái cớ để tôi dễ chui vào lều trông vó của chú Việt để thỏa thích ngắm nhìn những con cá mắc lưới. Chú Việt vào lính với bố tôi một ngày, không bị thương nhưng cứ trở trời lại hô khẩu hiệu. Bố mẹ chết hết, anh em lưu lạc chẳng còn ai. Bọn trẻ con trong làng bảo chú là người điên. Tiếng chú đang hò đấy, âm vang dọc triền sông ngạt ngào mùi hoa cỏ lác. “Hò ơ… Sông sâu cá lặn biệt tăm, công anh đơm đó, dầm đăng tháng ngày.” Rõ là chú không điên tí nào. Dáng chú cao to, bóng đổ trùm lên bờ sông vắng vẻ. Bà bảo: “Từ ngày chú ở chiến trường về ai đi qua khúc sông này cũng không lo nước to đắm đò nữa. Chú đã cứu khối người ở khúc sông này đấy.” Thi thoảng bọn thanh niên rửng mỡ trong làng, những đêm trăng sáng không còn trò gì để chơi chúng đem rượu vào gạ gẫm chú uống cho say, say phát điên. Tôi thấy thế mà lại hay, phải có một cái gì đó nó khác những nhàm chán thường ngày...” (Trích đoạn truyện ngắn “Mầm sống” của nhà văn Viên Lan Anh) (Điểm hẹn văn nghệ)