Hệ thống tìm thấy 40 kết quả
Ngày phát hành 10:11 | 11/6/2024
Lượt nghe: 1779
Truyện “Cha tôi – Kép Cúc” của nhà văn Phan Đình Minh kể về mối tình tay ba, họ đều là trai tài gái sắc và đều là học trò yêu của cụ Trùm Thảo-Trưởng Chiếu tuồng làng Thạch Lãm. Chỉ là một chiếu tuồng truyền thống, song nó khiến làng Thạch Lãm nổi tiếng quanh vùng, nó làm xao xuyến bao tâm hồn mỗi khi làng mở đám vào hội; các tuồng tích nhân đạo trung nghĩa, anh hùng trượng nghĩa thấm đẫm vào hồn người làng; làm nên chính hồn làng. Nhân vật xưng Tôi-người kể chuyện là con trai của ông Nhẫn bà Ngát. Tôi kể câu chuyện quá khứ hiện tại đan xen. Ngày ấy mẹ Tôi có tình cảm với kép Cúc chứ không phải với cha. Thế rồi chính ông ngoại là người chủ động kết duyên mẹ và cha. Cha đi bộ đội, mẹ Tôi và Kép Cúc vẫn diễn tuồng với nhau. Mẹ Tôi đã mắc lỗi với cha khi ngả vào Kép Cúc sau một buổi diễn họ vào vai tuồng hai nhân vật yêu nhau, như một tất yếu hóa thân. Đúng dịp ấy thì cha Tôi từ chiến trường về. Họ đã thách đấu nhau gần suốt đêm, rồi Kép Cúc bỏ đi biệt tích. Sau nhiều năm, Kép Cúc trở về muốn vực dậy chiếu tuồng, nhưng lực bất tòng tâm. Cái chết của Kép Cúc hóa giải ân oán giữa họ. Còn giọt nước mắt của cha Tôi bên huyệt mộ Kép Cúc thể hiện cái nghĩa từng gắn bó một thời tuổi trẻ say mê học tuồng diễn tuồng. Giọt nước mắt của người đàn ông nó bao hàm ý nghĩa sâu sa, cha Tôi chấp nhận di chúc của Trưởng Chiếu tuồng Kép Cúc, đặng vực dậy chiếu tuồng - văn hóa làng, mảnh hồn làng Thạch Lãm bấy lâu bị chểnh mảng, lãng quên.
Ngày phát hành 8:38 | 21/3/2024
Lượt nghe: 3602
Nhà văn Nguyễn Hải Yến đã tái hiện lại một góc làng Cồn Rạng với hai nhân vật chính đậm chất hoạt náo là Đoàn Xuân Đăng - phụ trách văn hóa xã và Minh Cò - cậu em vợ. Cả hai được coi là người có ăn học nhất làng, một tốt nghiệp trung cấp văn hóa, một đang theo dở Viện Đại học mở trên tỉnh, dẫu chưa đến mức “chấn động địa cầu” nhưng cũng đủ “lừng lẫy bốn bề xóm làng”. Sự mỉa mai, chế giễu ẩn dưới từng chi tiết truyện. Đăng mang tiếng làm cán bộ văn hóa, nhưng từ suy nghĩ đến hành động đều không có tí văn hóa nào. Từ cách làm văn hóa, truyền thông cho đến việc lập kế hoạch lên huyện lĩnh thưởng, rồi đón đoàn vinh quy bái tổ về xã nhà, sau đó đón đoán phóng viên truyền thanh huyện về làm phóng sự nhân rộng điển hình văn hóa. Từ việc đối xử với bố cho đến việc hành nghề bẫy chim rồi tưởng tượng ra cảnh lên thuyền rong ruổi vừa ngắm cảnh vừa nướng thịt chim…Chính nhờ sự kết hợp nhiều thành tố mỉa mai mà truyện ngắn hài bi lẫn lộn này đã thực sự gây được tiếng cười đau xót nơi người đọc người nghe. Cười về một thực trạng văn hóa “hết thuốc chữa”. Với giọng văn giễu nhại, nhà văn mượn câu chuyện “phục hưng và truyền bá văn hóa xã” vốn xảy ra không ít ở các làng quê hiện nay, để phê phán hiện trạng văn hóa miền quê đang trên đà tụt dốc. Một truyện ngắn rất đời thường, cho thấy đôi khi việc chấn hưng văn hóa không phải là cần bao nhiêu tiền mà cần những con người có văn hóa, có học vấn để làm văn hóa thực sự. Văn hóa cần được chấn hưng từ lời ăn tiếng nói, từ những ứng xử hàng ngày...
Ngày phát hành 0:0 | 8/6/2017
Lượt nghe: 1193
Cuộc thi và triển lãm “Giải thưởng mỹ thuật thiếu nhi Việt Nam” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm tổ chức mỗi năm một lần, hẳn không còn xa lạ với các bạn nhỏ cả nước. Năm nay, số lượng tác phẩm gửi về ban tổ chức lên đến hơn 71.000 tác phẩm là minh chứng rõ nhất về độ “hot” của cuộc thi này. Vừa qua, ban tổ chức đã lựa chọn các tác phẩm xuất sắc để trao giải và triển lãm tại Trung tâm triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam, trong khuôn khổ "Ngày hội thế giới tuổi thơ lần thứ XX". (Văn nghệ thiếu nhi 07/6/2017)
Ngày phát hành 12:12 | 23/4/2021
Lượt nghe: 883
Truyện ngắn "Giữa cơn mưa trắng xóa" viết về cô gái có tên H’Linh rời buôn làng ra thành phố tìm cuộc sống mới. Niê Thanh Mai khéo lồng vào truyện một câu chuyện dân gian về ché đực đã hóa đá bên suối. Một trận lũ lớn đã đẩy ché cái vào nhà tù trưởng, và ché cái đang ở bên ché đực men sứ nào đó mà quên đi ché đực gốm sành. Ché đấy mà người đấy. Hồn ché, tình ché cũng là hồn người, tình người. H’Linh ra thành phố hay cái ché kia? Mẹ và chị gái bị chết vì lũ. H’Linh cũng không về, người thương là Y Woan chết vì nhớ mình cô cũng không về. Mặc cho cha với nỗi sầu muộn trong lòng, mặc cho anh rể luôn rộng mở vòng tay, vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân H’Linh nhất quyết chạy theo cuộc sống hào nhoáng. Truyện được đẩy lên cực điểm khi H’Linh đánh cắp tượng nhà mồ mang ra thành phố. Đây không phải là bức tượng đơn thuần mà là văn hóa. Kinh tế thị trường kéo theo lối sống vị kỷ đã để cho cô gái đánh cắp văn hóa của chính dân tộc mình. Đó là lời cảnh báo cũng là lời kêu cứu giữ lấy văn hóa. Thế mạnh của Niê Thanh Mai là hiểu văn hóa của vùng đất. Văn có hồn, nhiều đoạn độc thoại để tâm lý nhân vật bộc lộ đến mức tối đa nên truyện cuốn hút người đọc người nghe...
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 1267
Truyện ngắn "Hoa gạo đáy hồ" được viết theo phong cách hiện thực huyền ảo, mở ra những khung cảnh huyền hoặc lãng đãng khói sương, như thực như mơ…Khung cảnh ấy, ngôi làng ấy và người dân làng nữa hư hư thực thực. Nhưng người biên tập tin rằng, người đọc người nghe cũng không quá quan tâm quá đến việc nó có thật hay không mà bị cuốn hút vào giọng kể của tác giả. Văn của Nguyễn Hải Yến giản dị, thản nhiên, nhàn nhã như hơi thở, không chút gò bó hay làm màu nhưng mê hoặc, dẫn dụ người đọc người nghe
Ngày phát hành 15:18 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1762
Không rực rỡ như những dân tộc vùng cao Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên dáng độc đáo, vừa kín đáo lại quyến rũ lạ thường. Để tạo nét quyến rũ, người phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa của bộ trang phục. Những lúc trời nắng chói chang thì khăn có thể che mái tóc dài óng ả. Những khi trời lạnh thì khăn được quàng quanh cổ giữ ấm vừa tạo nên vẻ kín đáo cho người phụ nữ Chăm. Chiếc khăn trở thành vật không thể thiếu trong văn hóa cũng như cuộc sống của người dân tộc Chăm. Tác giả Kiều MaiLy cũng lấy chiếc khăn Niram, món quà cưới là hình ảnh xuyên suốt câu chuyện. Vì loạn lạc chiến tranh mà nhân vật tôi khi còn nhỏ đã làm thất lạc người em gái bé bỏng của mình. Từ ngày đó bà mẹ cũng như nhân vật luôn ân hận day dứt không biết cô gái nhỏ mới 2 tuổi còn sống hay không, đang ở đâu, có được khỏe mạnh hay không. Nỗi nhớ mong con mòn mỏi khiến bà mẹ đã ốm đau không qua khỏi. Nhân vật Tôi lớn lên một thân một mình với nỗi niềm thương nhớ. 18 năm sau, có hai mẹ con vị khách từ Camphuchia qua làng chơi. Từ dấu vết để lại trên chiếc khăn Njram của cô gái Siam mà hai anh em nhân vật đã đoàn tụ với nhau. Câu chuyện được viết giản dị nhưng xúc động nhất là những gia đình bị thất lạc người thân của mình. Hình ảnh chiếc khăn Njram, chiếc khăn truyền thống trong đám cưới người Chăm lúc nào cũng ẩn hiện như sợi dây gắn kết gia đình. Chiến tranh khiến biết bao gia đình ly tán, cha mẹ, anh chị em phải xa cách nhau. Và khi họ tìm lại được người thân của mình thì thật là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Qua truyện ngắn, người đọc, người nghe hiểu hơn những nét đẹp trong văn hóa người Chăm cũng như những giá trị của gia đình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:58 | 19/1/2023
Lượt nghe: 341
Bằng giọng văn dí dỏm, hài hước vốn có, tác giả đã kể một câu chuyện với những tình huống dở khóc dở cười xoay quanh nhân vật chính làm trong ngành ngoại giao, sắp đến Tết, ông nhận quyết định lên đường sang một quốc gia Nam Á giữ chức vụ bí thư thứ ba của đại sứ quán mà trong truyện tác giả gọi là “ông bí ba”. Đi công tác nhưng ông được giao thêm nhiệm vụ vận chuyển hàng Tết, mà đâu phải cao sang gì chỉ là ít nguyên liệu làm nem và gói bánh chưng. Tưởng đơn giản, nhưng nhân vật của chúng ta cũng bao phen mất ăn mất ngủ, tốn không ít công sức để giữ gìn, bao bọc thậm chí cố giấu kín mấy thùng hàng hóa đến mức có thể. Hơn chục ngày chờ quá cảnh ở Bangkok, cuối cùng ông bí ba cũng được lên máy bay để sang Nam Á. Ông thở phào nhẹ nhõm vì nhiệm vụ quan trọng sắp hoàn thành, hàng hóa sẽ đến được nơi nó cần đến. Nhưng hỡi ôi, ông trời lại cứ muốn trêu ngươi ông. Vì ngủ quên mà ông vô tình đi chuyến bay nối chuyến sang Tây Âu. May làm sao, lại vẫn do ông trời sắp đặt, mấy thùng hàng kia bị nhân viên ở sân bay Bangkok chuyển nhầm sang máy bay đi Tây Âu, thành thử ông lấy được mấy thùng báu vật này. Nhưng điều bất ngờ chưa dừng lại. Sau khi được viên cảnh sát giúp đỡ và lái xe tắc-xi đưa về Đại sứ quán ở Tây Âu, ông lại không kịp mang thùng hàng về đại sứ quán ở Nam Á đúng hẹn. Ông bị kỷ luật, nhưng bù lại Đại sứ quán ở Tây Âu lại được đón một cái Tết đủ đầy với những món ăn mang đậm nét truyền thống của ngày Tết cổ truyền. Từng là một nhà ngoại giao nên nhà văn Hồ Anh Thái rất hiểu đặc thù công việc của những người đại diện cho nước mình làm việc ở nước ngoài. Nhà văn không đi sâu phân tích tâm lý nhân vật mà diễn biến tâm lý nhân vật bộc lộ qua hành động, cử chỉ và tình tiết truyện. Truyện bày tỏ nỗi niềm, sự vất vả của những người làm công tác ngoại giao, qua đó gửi gắm những nét văn hóa độc đáo riêng có của dân tộc ta. Hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa văn hóa, nhưng hội nhập chứ không hòa tan. Đi từ chung tới riêng, ta vẫn là ta, ta vẫn giữ được Tết cổ truyền dân tộc với những giá trị văn hóa trường tồn: tết đoàn viên, tết xum vầy…(Đọc truyện đêm khuya mùng 2 tết)
Ngày phát hành 15:30 | 27/11/2023
Lượt nghe: 1344
Để có được một truyện ngắn hay về đề tài miền núi, không gì bằng việc tác giả phải có một đời sống thực tế gắn bó với mảnh đất và con người nơi ấy. Tác giả Nguyễn Văn Toan quê Hà Giang và là người con của dân tộc Tày. Anh viết truyện ngắn này khi đang là sinh viên năm thứ hai Khoa Viết văn – Báo chí, Đại học Văn hóa Hà Nội. Như tác giả tự bạch, truyện ngắn này được viết trong cảm xúc xa nhà và đây cũng là một lời tri ân với núi rừng, với huyết mạch của dân tộc Tày. Truyện được viết từ ngôi thứ nhất, nhân vật xưng Tôi, có tên là Thánh, là con trai thứ hai trong một gia đình có hai anh em trai. Anh trai Thánh là Thử, có tính cách khác hẳn với Thánh. Toàn bộ các nhân vật trong truyện này đều hiện lên với sự bất thường và đều đi qua những biến cố đặc biệt trong cuộc đời. Những biến cố ấy góp phần dẫn dắt mạch truyện, đưa cốt truyện đến những cao trào dữ dội, mang đến những bi kịch cho các nhân vật. Thử thì có tính cách ngang ngạnh, ngỗ ngược, lầm lì. Thánh thì hiền hơn anh nhưng năm 17 tuổi cũng quyết định bỏ nhà ra đi. Các nhân vật nữ trong truyện đều có cuộc đời long đong, lỡ dỡ, nhất là chuyện tình duyên. Đó là mẹ của Mẫn rồi sau này là Mẫn, đó là bà Mải và chị Tơ. Người đọc có cảm giác nỗi khổ của người phụ nữ giống như một cái gì truyền kiếp, muốn dứt ra mà không được. Khi Mẫn thành vợ của Thử một cách bất đắc dĩ, cả Mẫn và Thánh đều rơi vào trạng thái khổ đau cùng cực. Cho đến khi Thử bị tai nạn lao động rồi qua đời, thì bi kịch mới lại nảy sinh. Đó là nỗi đau buồn của gia đình khi mất đi một người con, một người anh trai, đứa trẻ vừa được Mẫn sinh ra mất đi người bố. Những tháng ngày sắp tới, Thánh và Mẫn sẽ đối mặt như thế nào, họ có thể vượt qua được những thử thách hay không. Một cái kết mở, đầy nhức nhối nhưng cũng không ít hy vọng được tác giả đặt ra cho nhân vật và cho chính mỗi người đọc khi câu chuyện khép lại. Truyện được mở ra và kết thúc đều bằng những hình ảnh/chi tiết mang đậm nét văn hóa Tày. Đó là tục lệ treo dây rốn và nhau thai lên cây cổ thụ khi một đứa trẻ ra đời và tục cắt tóc của những người thân trong gia đình cùng tóc người đã mất cũng treo vào đúng gốc cây ấy. Ẩn chứa đằng sau những phong tục ngàn đời như vậy chính là lối sống trọng tình nghĩa và cũng thể hiện tình yêu quê hương tha thiết của mỗi con người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 13:47 | 11/8/2021
Lượt nghe: 561
Dự án nghệ thuật đầu tiên do huyền thoại graffiti gốc Việt Cyril Kongo bảo trợ và đồng hành cùng các nghệ sĩ trẻ tại Việt Nam. (Làn sóng nghệ thuật 03/8/2021)
Ngày phát hành 11:42 | 7/6/2024
Lượt nghe: 1859
Ở truyện ngắn “Huyệt rừng”, thủ pháp đồng hiện - tự sự được sử dụng nhuần nhuyễn đưa người đọc, người nghe từ hiện tại trở về quá khứ rồi từ quá khứ trở lại hiện tại, đan xen giữa hai bờ hư thực. Thủ pháp trên buộc người đọc, người nghe phải tập trung theo dõi. Từ đó xâu chuỗi từng tình tiết và hành động của các nhân vật mới hiểu rõ nội dung và ý nghĩa nhân văn của truyện. Tác giả Đỗ Ngọc Bích đã khéo léo đan cài các sự kiện lịch sử giống như trình chiếu một thước phim. Chúng ta hồi hộp dõi theo bước chân của nhân vật Thư đi qua từng cánh cửa dần dần được mở ra và theo bóng lưng thoắt ẩn thoắt hiện của ông già bí hiểm. Thư được chứng kiến cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân dân dưới sự chỉ huy tài tình của bảy anh em họ Lỗ - bảy vị anh hùng vùng núi Ngang chống lại đội quân Nguyên Mông hung hãn, tàn bạo để bảo vệ vua Trần, bảo vệ quê hương. Thư ngỡ ngàng nhận ra cái dự án lớn mà tập đoàn Đại Tín đang tìm mọi cách thực hiện ở khu vực núi Ngang thực chất là đang tàn phá rừng phòng hộ, gây nguy hại đến cuộc sống của người dân nơi đây. Thư càng bất ngờ hơn khi tận mắt chứng kiến Vũ - Giám đốc xây dựng của tập đoàn cũng là người tình của Thư chính là kẻ đã đứng sau thuê Ngòi đốt phá rừng phòng hộ, lừa người dân ký vào hợp đồng chuyển nhượng đất rừng nhằm hợp thức dự án. Với vị chủ tịch tập đoàn và với Vũ, lợi nhuận khủng từ dự án mới là thứ quan trọng hay với Ngòi - kẻ có lai lịch không rõ ràng, đồng tiền đã che mờ mắt hắn. Diễn biến truyện được đẩy kịch tính, cao trào khi thầy lang họ Lỗ và người dân trừng trị kẻ xấu. Rừng núi Ngang từng là mồ chôn quân xâm lăng. Giờ đây, rừng là mồ chôn những kẻ phá hoại rừng. Tuy chi tiết kịch tính đó xuất hiện qua cơn mê man của nhân vật Thư nhưng một loạt các diễn biến sau đó khiến người đọc, người nghe bất ngờ, ám ảnh trước cái chết của Ngòi và căn bệnh lạ mà Chủ tịch Tín và Giám đốc Vũ mắc phải. Dự án phải tạm dừng. Cái ác phải trả giá. Chi tiết cuối truyện tạo dư ba để chúng ta phải suy ngẫm về nhân quả ở đời. “Huyệt rừng” có cốt truyện dày, đề cập vấn đề mang tính thời sự về việc bảo vệ nguồn tài nguyên rừng quý giá đồng thời cần biết trân trọng những giá trị văn hóa, lịch sử linh thiêng của một vùng đất.
Ngày phát hành 22:21 | 13/3/2022
Lượt nghe: 544
Triển lãm do nhóm “Đà Nẵng tui” phối hợp Hội đồng Anh tổ chức, kể về câu chuyện của những người mưu sinh trên sông nước, về thuyền thúng, nhà chồ và ngư nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 13/11/2020
Lượt nghe: 1491
Truyện ngắn “Mùa hoa núi” đã đẫn dắt người đọc, người nghe đến với không gian văn hóa vùng cao của người dân tộc Tày, Mông với những nét phong tục tập quán xưa cũ. Nhà văn Tống Ngọc Hân khai thác triệt để khía cạnh này với nhiều chi tiết, tình tiết hấp dẫn. Nét đặc sắc của văn hóa vùng cao không chỉ thể hiện bởi phong tục, tục lệ. Với sự quan sát tinh tế, nhà văn đã miêu tả đặc sắc nhất trong văn hóa ấy là ứng xử giữa người với người, giữa người với vật, giữa người với thiên nhiên. Truyện kể về một trong những mối ứng xử được cho là khó nói đến nhất, khó biểu hiện nhất, đó là ứng xử của những người đã từng yêu nhau. Sự ứng xử của hai người đàn ông một thời từng yêu một người phụ nữ, như mọi người thấy, phiên chợ cuối năm ở một bãi rừng trống trải hun hút gió, buốt lạnh nhưng mùi ly núi thì cứ ngào ngạt chiếm lĩnh bao phủ và tình người thì cứ ấm nồng như vậy. Đâu đó trong cuộc đua của thời đại, những xoay vần, suy biến, mai một, vẫn có những điều đẹp đẽ như thế hiển hiện và việc của người viết là lan tỏa những giá trị ấy. Để làm nổi bật thông điệp của truyện, nhà văn đã đưa vào những phong tục tập quán một cách chọn lọc. Cụ thể ở đây là phong tục tìm hiểu, yêu đương và kết hôn. Mâu thuẫn của câu truyện cũng từ đây mà sinh ra. Cái khát vọng được làm chủ cuộc đời, được chọn lựa hạnh phúc của con người mỗi ngày mỗi lớn. Họ luôn muốn thoát khỏi sự sắp đặt, dù sau đó cuộc sống chông chênh, muôn phần khó khăn. Cả hai người đàn ông đi qua đời Pằng rồi cũng đã lần lượt có vợ, có gia đình, tổ ấm. Chỉ mình Pằng, một mình đương đầu với nỗi bất hạnh. Mà hai người đàn ông ấy, nhìn xa, nghĩ sâu, đều thấy mình là người có lỗi, góp phần đưa đẩy Pằng đến hoàn cảnh hiện tại. Nên họ không thể quay lưng. Và dù, ban đầu có chút miễn cưỡng, nhưng rồi Pằng vẫn vui vẻ đón nhận những ân tình, chia sẻ ấy. Truyện gửi gắm thông điệp nhân văn sâu sắc về tình đời, tình người nơi vùng núi cao điệp trùng mây gió…
Ngày phát hành 10:37 | 21/11/2023
Lượt nghe: 1587
Hòa nhạc quốc tế Cello Fundamento 7 với chủ đề “Sau một giấc mơ” sẽ diễn ra vào ngày 1/12 tới tại Nhà hát lớn Hà Nội. Năm nay, hòa nhạc có sự tham gia của các nghệ sĩ Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Rumani. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020
Lượt nghe: 818
PV VOV6 phỏng vấn nhạc sĩ Hoàng Thu Trang, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển các hoạt động giáo dục, nghệ thuật và giao lưu đa văn hóa dành cho trẻ em tại Pháp (Art Space). (Làn sóng nghệ thuật 06/3/2020)
Ngày phát hành 15:32 | 15/9/2023
Lượt nghe: 1056
Năm nay sự kiện “Ngày Việt Nam ở nước ngoài 2023” sẽ quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam đến 3 quốc gia: Nam Phi, Pháp và Nhật Bản. Chương trình do Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao tổ chức, bắt đầu từ giữa tháng 9 với đa dạng hoạt động văn hóa, nghệ thuật. (Làn sóng nghệ thuật 12/9/2023)
Ngày phát hành 10:25 | 30/6/2022
Lượt nghe: 1850
Thời gian vừa qua, chương trình “Tìm trong kho báu” của Ban VHNT (VOV6) đã dành thời lượng đáng kể để đi sâu vào di sản thơ văn của nhà thơ mù yêu nước Nguyễn Đình Chiểu – Người được đánh giá là bậc tôn sư của đất phương Nam. Cụ Đồ Chiểu không chỉ là nhà thơ mà còn là nhà giáo, thầy thuốc, nhà văn hóa tầm vóc của dân tộc ta. Tháng 11 năm ngoái, Tổ chức Giáo dục – Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã chính thức đưa Nguyễn Đình Chiểu vào danh sách Danh nhân văn hóa thế giới và quyết định cùng nước ta tổ chức lễ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của cụ Đồ Chiểu (01.7.1822 – 01.7.2022). Chương trình hôm nay một lần nữa góp tiếng nói tôn vinh giá trị truyền đời của tác phẩm cũng như tư tưởng, nhân cách của Nguyễn Đình Chiểu.
Ngày phát hành 15:50 | 16/12/2022
Lượt nghe: 788
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)
Ngày phát hành 11:18 | 29/4/2021
Lượt nghe: 685
Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 889
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Cần thiết nhưng không thể nóng vội! (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 617
PV VOV6 trao đổi với nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa (Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn phát huy âm nhạc dân tộc). (Làn sóng nghệ thuật 06/12/2019)
Ngày phát hành 15:44 | 1/11/2023
Lượt nghe: 2744
Thực tế luôn chứng minh một bộ phim được đầu tư kỹ lưỡng và chính xác về bối cảnh lịch sử, văn hóa thì hiệu ứng của phim được lan tỏa rất lớn. Điện ảnh nước ta từ buổi đầu còn sơ khai gian khó nhưng các nhà làm phim đã vô cùng chú trọng đến yếu tố này. Song tất nhiên, trình độ và sự quan tâm của từng cá nhân khác nhau, trái nhận về cũng có độ chua ngọt khác nhau. Trong bối cảnh phát triển công nghiệp điện ảnh, phát triển công nghiệp văn hóa thì việc khai thác chất liệu lịch sử, văn hóa cần phải được đặt ra một cách chuyên nghiệp, ủng hộ sự sáng tạo nhưng không dĩ hòa vi quý với dễ dãi, tùy tiện. Cùng chương trình Đối thoại mở VOV6 trao đổi về vấn đề này, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, Giảng viên Trường đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 01/11/2023)
Ngày phát hành 11:9 | 8/12/2023
Lượt nghe: 2103
Diễn ra trong gần 2 tuần lễ cuối tháng 11 vừa qua, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã mang lại thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng. Rất đông du khách đã đến tham quan, trải nghiệm tại 2 di sản công nghiệp, đó là Nhà máy xe lửa Gia Lâm và Tháp nước Hàng Đậu. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có một sức sống mới. Vấn đề đặt ra là, theo Ths-KTS Phạm Hoàng Phương-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc công nghiệp. Bên cạnh đó là sự chung tay của các KTS, các văn nghệ sỹ trong việc đóng góp ý tưởng cho việc tái thiết những di sản công nghiệp ở các thành phố lớn thành những không gian văn hóa hữu ích, đem lại giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội:
Ngày phát hành 0:0 | 13/7/2020
Lượt nghe: 756
Triển lãm đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản, trưng bày 32 tác phẩm búp bê truyền thống trong trang phục Kimono nổi tiếng của “Xứ sở Hoa anh đào”. (Làn sóng nghệ thuật 14/7/2020)
Ngày phát hành 16:11 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1908
Văn hóa, nguồn cội dân tộc đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Vậy thế hệ trẻ đang góp sức gìn giữ, phát huy và lan tỏa văn hóa cội nguồn ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nghệ sĩ trẻ Nguyễn Việt Nam - Nhà sáng lập Tiredcity về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 10/2/2020
Lượt nghe: 1251
Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát có một nguồn năng lượng bất tận với nghệ thuật, đặc biệt là hội họa, anh vẽ nhiều thể loại như giấy gió, sơn dầu, sơn mài, phấn mầu. Dẫu ở chất liệu nào người ta dễ dàng nhận thấy bản sắc thuần Việt trong tranh của anh. (Hành trình Sáng tạo 09/02/2020)
Ngày phát hành 14:43 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1114
Văn hóa Tây Nguyên luôn có một sức hấp dẫn, độc đáo riêng, khiến những ai lên với vùng đất cao nguyên đều yêu mến và say mê. Để gìn giữ sức sống lâu bền ấy, bằng tình yêu của mình các nghệ nhân, các nhà nghiên cứu đã và đang giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Nhà nghiên cứu Nguyễn Tiến Dũng, giảng viên Khoa Giáo dục Tiểu học-Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những người như thế. Bên cạnh công tác giảng dạy, nhiều năm qua anh dành thời gian để đi điền dã, sưu tầm, nghiên cứu văn hóa Tây Nguyên. Giải thưởng Văn nghệ dân gian năm 2022 đã gọi tên anh với 2 tác phẩm được trao giải Nhì B gồm 2 bộ sử thi Bahnar “Giông, Giỡ tìm Bia Lũi” và “Giông, Giỡ bán ghè thần Rang Blo” phát hành song ngữ Việt-Bahnar. Anh chia sẻ về niềm đam mê sưu tầm, nghiên cứu về sử thi nói riêng và văn hóa Tây Nguyên nói chung:
Ngày phát hành 8:57 | 6/2/2024
Lượt nghe: 2161
Tục lệ mừng tuổi, có từ ngàn đời nay, tuy nhiên ngày một trở nên phiền phức trong xã hội hiện đại. Phú quý sinh lễ nghĩa đã làm biến tướng một phong tục tốt đẹp. Không còn giữ được ý nghĩa gốc về “món tiền nhỏ may mắn”, lì xì trở thành gánh nặng với không ít người. Theo nhà văn-nhà báo Hoàng Anh Sướng, lì xì là nét đẹp văn hóa truyền thống, nên giữ gìn và có thể đổi mới, sáng tạo thêm. Ví dụ như có thể lì xì bằng sách, đồ chơi phù hợp với đối tượng người nhân. Trong phong gói quà mình viết thiệp chúc mừng năm mới kèm một lời chúc ý nghĩa tới người nhận. Những món quà ấy sẽ giúp người nhận, đặc biệt là trẻ em hình thành thói quen đọc sách, phát triển trí tuệ, nuôi dưỡng những hạt giống thiện lành:
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020
Lượt nghe: 1328
Lê Bích là một trong số ít nhiếp ảnh gia Việt Nam theo đuổi đề tài về các làng nghề truyền thống của dân tộc. Mỗi tác phẩm anh chụp làng nghề truyền tải linh hồn, những thăng trầm của cuộc sống, tâm tư nguyện vọng của những con người đóng góp công sức của mình vào gìn giữ, phát triển những nét đẹp độc đáo, tinh hoa của làng nghề. (Hành trình Sáng tạo ngày 26/04/2020)
Ngày phát hành 21:28 | 24/8/2022
Lượt nghe: 445
Tiếp tục những hoạt động hè bổ ích thú vị, có nhiều câu lạc bộ văn học ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành trong cả nước được tổ chức với hình thức phong phú. Hôm nay, chúng mình sẽ đến với câu lạc bộ đọc sách của các bạn trường THPT Vân Tảo, huyện Thường Tín, Hà Nội để cùng cảm nhận thêm những sắc màu văn học đa dạng, bổ ích... (Văn nghệ thiếu nhi 15/08/2022)
Ngày phát hành 10:23 | 21/11/2022
Lượt nghe: 393
Trong phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc diễn ra cuối tháng 11 năm ngoái, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần khẳng định vai trò to lớn của văn hóa: “Văn hóa chính là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn là dân tộc còn”. Thông điệp đó đã thôi thúc những người làm công tác văn hóa, văn nghệ trong việc làm thế nào để phục hưng văn hóa, làm thế nào để đưa những kết quả của Hội nghị sớm đi vào cuộc sống. Và trên thực tế trong 1 năm qua, theo PGS-TS Bùi Hoài Sơn-Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chúng ta đã làm được khá nhiều việc liên quan đến triển khai Hội nghị quan trọng này:
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 741
Các nền điện ảnh lớn của thế giới có những viện tư liệu lưu giữ các tác phẩm trong quá khứ. Chúng ta cần phải quan tâm thực sự với những di sản văn hóa, đặc biệt qua điện ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 22/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017
Lượt nghe: 4127
Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)
Ngày phát hành 9:22 | 27/12/2022
Lượt nghe: 1305
Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh vừa có thông cáo báo chí khẳng định: Công ty Cổ phần Hằng Holy Group tổ chức chương trình “Gala chung kết Du lịch & tài năng kỷ lục châu Á” khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép. Trong nhiều sự kiện, Công ty này cũng đã sử dụng trái phép logo của Đài Tiếng nói Việt Nam trong danh sách các đơn vị tổ chức. Theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam: Việc lựa chọn bảo trợ cho các sự kiện truyền thông hay tham gia các sự kiện truyền thông được Đài TNVN quy định rất chặt chẽ. Các đơn vị muốn tham gia bảo trợ các sự kiện phải có văn bản xin ý kiến Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam và có sự xem xét, phê chuẩn bằng văn bản của lãnh đạo Đài thì mới được phép tham gia tổ chức, hoặc bảo trợ các sự kiện. Vụ việc này đã gây ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Đài Tiếng nói Việt Nam...
Ngày phát hành 10:28 | 2/11/2022
Lượt nghe: 207
Tìm hiểu một cách khoa học về đặc trưng thể loại sẽ giúp chúng mình yêu thích hơn các tác phẩm từ sử thi thế giới đến sử thi của dân tộc ta, cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên và sự tưởng tượng bay bổng cùng cái nhìn vô cùng sâu sắc về xã hội, về thiên nhiên của người xưa... (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020
Lượt nghe: 854
Có một thực tế là những người trông coi nhà Thánh thường khiếm khuyết về thể chất, hoặc là ngoại hình xấu xí hoặc là thiếu khuyết một vài giác quan như nghe, nói, nhìn… có thể khi thiếu khuyết con người ta cần đến chốn thần linh để nương nhờ, tựa bám mà sinh tồn cũng có thể vì thiếu khuyết mà người ta được bù trừ những khả năng khác biệt. Cô Trinh trong truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” thiếu khuyết cả nhan sắc, ánh nhìn, giọng nói, nhưng bù lại, cô có niềm tin và sự tôn thờ tột bậc với Đức Ông và người dân làng Diềm. Với cô, việc phụng sự Đức Ông, giúp Đức Ông vỗ về che chở sự bình yên cho người dân làng Diềm là bổn phận, là thiên mệnh, là tất cả ý nghĩa đời sống của cô trên trần gian. Bởi vậy mà cô dành tất cả tình yêu thương trong sáng và trái tim tận hiến để chăm chút ngôi đền, giữ gìn bài thuốc quý gia truyền để chữa bệnh về thể chất cho dân làng Diềm, nâng niu an ủi những tâm hồn người bấy bớt giúp họ vượt qua ngang trái đời thường. Cũng bởi trái tim tinh nhạy ấy mà cô Trinh nhìn được rõ nét một vài khoảnh khắc đặc biệt của con người, khi họ tột cùng đau khổ, tột cùng trong sáng, tột cùng yêu thương. Cũng bởi trái tim thánh thiện chỉ biết yêu thương tận hiến, chỉ biết cho mà chưa bao giờ được nhận, nên Trinh không nhìn được những lừa lọc dối trá những cám dỗ ma mị của dục vọng để rồi bị cuốn vào vòng xoáy của tiếng sét ái tình. Biết mình đang bị cuốn trong dòng nước xiết của những đòi hỏi bản năng đàn bà, Trinh một lần nữa lại dựa vào Đức Ông, dựa vào trời đất núi sông và người dân làng Diềm mà vượt thoát. Trong cuộc vượt thoát ấy, Trinh nhận ra cả phần xác và phần hồn của làng Diềm cũng cần được cứu rỗi. Cô thỉnh tiếng chuông kêu cứu. Tiếng chuông đền Diềm chỉ vang lên khi làng có việc trọng. Nhưng từ khi đỉnh núi Móc có ngôi chùa lớn, tiếng chuông trên đỉnh núi vang lên hàng ngày để các đoàn khách hành hương gửi lời thỉnh cầu đến cao xanh. Tiếng chuông kêu càng nhiều, chứng tỏ khách càng đông, người làng Diềm càng có cơ hội làm giàu. Bởi vậy không còn mấy người trong làng phân biệt được tiếng chuông đền Diềm và tiếng chuông trên đỉnh núi Móc nữa. Giá trị văn hóa truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc là một trong những bộ gen quan trọng làm nên hình ảnh riêng biệt của quốc gia, dân tộc trong thời đại thế giới phẳng. Song trong điều kiện mở cửa, hội nhập và phát triển hiện nay, đặc biệt, dưới tác động nhiều chiều của nền kinh tế thị trường, việc gìn giữ, phát huy giá trị văn hoá truyền thống không dễ dàng gì. Truyện ngắn “Tiếng chuông đền Diềm” là sự trăn trở về những được - mất trong quá trình vươn lên làm giàu bằng du lịch tâm linh ở một làng quê nghèo, cũng là tiếng chuông thỉnh gọi những tấm lòng biết hiểu, biết yêu, biết giữ gìn những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc trong thế giới đa diện hôm nay...(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 11:30 | 15/9/2023
Lượt nghe: 896
Giải báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần đầu tiên tổ chức đã thu hút hơn 1000 tác phẩm dự thi thuộc các thể loại: báo in, báo điện tử, Phát thanh, Truyền hình và báo ảnh. Qua các vòng chấm chọn Ban tổ chức đã trao giải cho 94 tác phẩm xuất sắc ở các thể loại. Cuộc thi là cơ hội để các nhà báo, phóng viên, biên tập viên được trao đổi kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, báo chí đối với lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch. Đài Tiếng nói Việt Nam được trao 13 giải thưởng, trong đó có 1 giải tập thể; 3 giải Nhì, 3 giải Ba và 6 giải Khuyến khích. Phóng sự (3 kỳ): “Lưu trữ nhiếp ảnh trong cuộc đua chuyển đổi số” của nhóm tác giả Vũ Minh Châm; Phạm Thị Hồng Bắc; Lê Thị Thơm (Ban Văn học Nghệ thuật - VOV6) được trao giải Nhì. (Làn sóng nghệ thuật 15/9/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2018
Lượt nghe: 4097
Chiếc áo chúng ta mặc trên người có thể thay đổi về kiểu dáng, chất liệu, hoa văn, nhưng vẫn được gọi đúng tên chứ không phải là một khái niệm khác. Cũng vậy, những giá trị thuộc về bản chất, tâm thức văn hóa có thể điều chỉnh cho phù hợp với cộng đồng chứ không bao giờ mất đi. Điều này được tác giả Đỗ Xuân Thu gửi gắm qua truyện ngắn “Ông ngoại người Mông”. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 04/01/2018)
Ngày phát hành 10:15 | 21/2/2022
Lượt nghe: 1694
Trong suốt 15 năm hoạt động, Công ty sách Thái Hà (Thái Hà Books) không ngừng nỗ lực đẩy mạnh văn hóa đọc và khuyến đọc với hàng loạt chương trình như: Tết sách-Tôn vinh sách, Mừng tuổi sách, tổ chức Booktour tới các doanh nghiệp, trường học hay các hoạt động Reading Books Together, ATM Sách miễn phí, tủ sách gia đình, tủ sách doanh nghiệp, tủ sách nhà văn hóa, tủ sách làng xã…Ngoài ra, Thái Hà Books kết nối với các tổ chức trên thế giới, những người có ảnh hưởng và tâm huyết với sách trên thế giới để tổ chức các hội thảo, các chương trình truyền cảm hứng yêu sách cho độc giả. Để hoạt động khuyến đọc có thể lan tỏa mạnh mẽ và có sức tác động sâu đậm đến với đông đảo mọi người, trong ngày hôm nay, 22 tháng 2, Thái Hà Books phát động Dự án khuyến đọc Việt Nam với nhiều hoạt động phong phú, ý nghĩa. Nhân dịp này, phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Mạnh Hùng-Người sáng tập, Chủ tịch HĐQT Thái Hà Books-tác giả của hàng chục đầu sách về văn hóa, kỹ năng sống
Ngày phát hành 0:0 | 2/12/2015
Lượt nghe: 1582
Vở rối của Nhà hát múa rối Thăng Long "Bay lên từ mặt nước - Cất cánh từ cội nguồn văn hóa". Tác phẩm thể hiện rõ bản sắc trong giao lưu, hội nhập văn hóa quốc tế
Ngày phát hành 0:0 | 15/6/2020
Lượt nghe: 1012
Là đô thị cổ có sự tiếp biến qua các thời kỳ lịch sử, Hội An khác biệt với nhiều di sản văn hóa ở chỗ vẫn có một đời sống riêng, sinh động đến từng hơi thở. Cách thành phố Hội An hơn 20 km về phía Tây là di tích Trà Kiệu nằm ở làng Trà Kiệu, xã Duy Sơn, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nơi từng là kinh đô của vương quốc Champa. Nhũng dấu ấn của một nền văn minh còn sót lại trong hình hài điêu khắc, kiến trúc, mỹ thuật… cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về lẽ nhân sinh… (Tiếng thơ 10/06/2020)