Hệ thống tìm thấy 139 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2017
Lượt nghe: 1344
Với những nét vẽ ngộ nghĩnh cùng trí tưởng tượng vô cùng phong phú, những nhà làm phim hoạt hình đã đưa tuổi thơ của hàng triệu thiếu nhi đến với một thế giới diệu kỳ. Trong thời gian gần đây có một số bộ phim hoạt hình của Việt Nam được đổi mới cả về kỹ thuật, nội dung để hấp dẫn người xem. BTV Hoàng Hiệp có cuộc trao đổi với nhà biên kịch Phạm Sông Đông về bộ phim hoạt hình "Cậu bé Manơcanh". Với thời lượng chỉ hơn 10 phút, phim đã đoạt giải Bông sen vàng (LIên hoan phim VN lần thứ 20); giành cú đúp giải thưởng cho Phim hoạt hình xuất sắc nhất và Đạo diễn xuất sắc nhất ở giải Cánh diều 2016. Tiếp đó là bài thơ rất quen thuộc với nhiều thế hệ thiếu nhi nước ta có nhan đề "Làm anh" của nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn. Phần cuối chương trình, các bạn nghe bài viết giàu cảm xúc về tình cảm chị em của tác giả Vân Anh. (Văn nghệ thiếu nhi 21/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 23/8/2019
Lượt nghe: 492
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật được các em yêu thích. Khi còn ở tuổi mẫu giáo, các em say mê với những bộ phim hoạt hình. Lớn hơn một chút thì các em thích những bộ phim khoa học viễn tưởng, siêu nhân….Để sản xuất ra một bộ phim hay và hấp dẫn là công sức của cả một ekip làm việc trong nhiều tháng trời đấy. Cùng tham khảo một lớp học làm phim qua bài viết “Ước mơ làm phim của các bạn trẻ” của BTV Hoàng Hiệp nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 22/08/2019)
Ngày phát hành 16:15 | 6/5/2024
Lượt nghe: 652
Chiến thắng Điện Biên Phủ
là một trong những mốc son vĩ đại của cha ông ta trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc. Chúng mình có thể tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ qua bài giảng, qua phim tài liệu, sách báo, vậy khi chiến thắng vĩ đại này được
thể hiện qua phim hoạt hình thì sao nhỉ? Mới đây
Hãng phim Hoạt Hình Việt Nam đã hoàn thành bộ phim “Chiếc xe thồ Điện
Biên”. Bên cạnh đó còn có bộ phim “Lời hứa Điện Biên” đang trong
quá trình sản xuất đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 24/04/2024)
Ngày phát hành 16:23 | 6/5/2024
Lượt nghe: 766
Trong chương trình trước, chúng ta đã nghe nhà biên kịch Phạm Thanh Hà giới thiệu bộ phim “Chiếc xe thồ Điện Biên”, do Hãng phim Hoạt hình Việt Nam sản xuất nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng
Điện Biên Phủ. Trong chương trình hôm nay, chúng mình cùng nghe cô bật mí về bộ phim “Lời hứa Điện Biên” đang
trong quá trình thực hiện, để xem rằng bộ phim này có điểm khác
với bộ phim “Chiếc xe thồ Điện Biên” ra sao các bạn nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 01/05/2024)
Ngày phát hành 22:9 | 7/2/2023
Lượt nghe: 188
Trong năm qua, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam đã sản xuất hơn hai mươi bộ phim hoạt hình ở nhiều thế loại đề tài. Con số không nhiều nhưng đó là những nỗ lực không nhỏ, bởi nếu ai say mê hoạt hình đều biết để có một phút phim sẽ vất vả và tốn kém như thế nào. Theo dõi những tác phẩm này, chúng mình cũng sẽ nhận ra sự phát triển trong công nghệ làm phim của nước mình. (Văn nghệ thiếu nhi 04/01/2023)
Ngày phát hành 11:58 | 25/1/2022
Lượt nghe: 508
Sau những chuyện rắc rối xảy ra, Vôn-ca cảm thấy rất phiền muộn. Ông già Khốt-ta-bít cố gắng kể nhiều câu chuyện cho cậu bé vui, nhưng cậu cũng không thấy thoải mái hơn. Vôn-ca rủ ông Khốt-ta-bít vào rạp chiếu bóng Sao Thổ. Tuy nhiên hai người lại bị muộn và không kịp xem suất chiếu dành cho trẻ em dưới 16 tuổi... (Văn nghệ thiếu nhi 22/01/2022)
Ngày phát hành 15:20 | 19/4/2022
Lượt nghe: 356
Để mang tới cho chúng mình những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, đặc sắc, hàm chứa những bài học quý giá, các cô chú anh chị làm việc trong lĩnh vực này luôn nỗ lực sáng tạo không ngừng. Chúng mình cùng gặp gỡ nhà biên kịch Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Biên kịch của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, nghe cô chia sẻ những công việc mà Hãng phim đang thực hiện để nâng cao chất lượng nghệ thuật của phim hoạt hình thiếu nhi nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2022)
Ngày phát hành 15:35 | 19/4/2022
Lượt nghe: 5457
Để mang tới cho chúng mình những bộ phim hoạt hình ngộ nghĩnh, đặc sắc, hàm chứa những bài học quý giá, các cô chú anh chị làm việc trong lĩnh vực này luôn nỗ lực sáng tạo không ngừng. Chúng mình cùng gặp gỡ nhà biên kịch Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Biên kịch của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam, nghe cô chia sẻ những công việc mà Hãng phim đang thực hiện để nâng cao chất lượng nghệ thuật của phim hoạt hình thiếu nhi nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2022)
Ngày phát hành 21:58 | 7/2/2023
Lượt nghe: 244
Những bộ phim của tuổi thơ không chỉ “gây nghiện” bởi hình ảnh, màu sắc, âm thanh mà quan trọng nhất là một câu chuyện được kể hấp dẫn, mang đến cho chúng mình nhiều thông điệp ý nghĩa, bổ ích. Vậy với thể loại phim hoạt hình thì khâu viết kịch có khó không nhỉ? Các cô chú biên kịch làm việc ra sao để tạo nên một kịch bản phim hay? (Văn nghệ thiếu nhi 23/11/2022)
Ngày phát hành 21:23 | 25/8/2022
Lượt nghe: 461
Nhà biên kịch Phạm Thanh Hà - Trưởng phòng Kịch bản - Hãng phim hoạt hình Việt Nam đã có hơn 20 năm gắn bó cùng những thước phim hoạt hình. Cô đã đoạt hàng chục giải thưởng trong đó có kịch bản bộ phim “Những mặt phẳng” viết cùng tác giả Phạm Đình Hải- đoạt giải biên kịch xuất sắc nhất LHPVN lần thứ 19 và phim “ Vầng sáng ấm áp” đoạt giải biên kịch xuất sắc nhất LHP Việt Nam lần thứ 21. Câu chuyện tuổi thơ và cái duyên gắn bó với phim hoạt hình của cô Phạm Thanh Hà thú vị như thế nào? (Văn nghệ thiếu nhi 24/08/2022)
Ngày phát hành 11:14 | 12/8/2021
Lượt nghe: 704
Say mê và gắn bó trọn vẹn với phim hoạt hình, đến nay, NSND Phương Hoa đã tham gia hơn 50 bộ phim, trong đó có thể kể đến những bộ phim ấn tượng như: “Xe đạp”, “Quái vật hồ sen”, “Chuyện về những đôi giày”, “ Xe đạp và ô tô”, “Lá cây và lông vũ”, “Truyền thuyết chiếc khăn Piêu”. Vừa qua, bộ phim “Khúc gỗ mục” của NSND Phương Hoa đã đoạt giải thưởng “Khát vọng Dế Mèn” trong khuôn khổ giải thưởng thiếu nhi “Dế Mèn” lần thứ 2 đấy! (Văn nghệ thiếu nhi 11/08/2021)
Ngày phát hành 10:17 | 29/7/2024
Lượt nghe: 927
Từ lâu, cây cầu Hiền Lương, sông Hiền Lương đã trở thành biểu tượng cho sự thủy chung, đoàn kết, tình yêu quê hương đất nước. Mới đây, Hãng
phim Hoạt hình Việt Nam thực hiện bộ phim “Em bé Hiền Lương” đầy xúc
động, hào hùng về con người và vũng đất Vĩnh Linh – Quảng Trị anh hùng.
Các bạn có thể xem phim
trên kênh youtube “Phim hoạt hình Việt Nam” và nhớ chia sẻ cảm nhận cùng chương trình nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 24/7/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2016
Lượt nghe: 987
Đạo diễn, họa sĩ Trịnh Lâm Tùng nói về quá trình làm một bộ phim hoạt hình 3D. Các em sẽ biết được một bộ phim hoạt hình 3D có những điểm gì khác biệt so với phim hoạt hình bình thường. Chuyên mục "Góc hài hước tuổi thơ":tiểu phẩm "Tấm Cám thời nay".(Văn nghệ thiếu nhi 20/4/2016)
Ngày phát hành 10:36 | 2/10/2023
Lượt nghe: 293
Đoạt giải Cánh diều bạc 2022, “Cô bé tóc xù” (biên kịch: Trần Thị Thanh Tâm, đạo diễn: Phạm Thị Minh Nguyệt) là bộ phim hoạt hình 3D có thời lượng 12 phút, với tạo hình đáng yêu sinh động cùng một cốt truyện dễ thương. Hình ảnh cô bé tóc xù xinh xắn là trung tâm của bộ phim... (Văn nghệ thiếu nhi 20/09/2023)
Ngày phát hành 9:50 | 18/10/2022
Lượt nghe: 285
Trại sáng tác kịch bản phim hoạt hình thu hút gần 100 kịch bản phim của nhiều tác giả. Ban tổ chức và Hội đồng nghệ thuật đã chọn ra 15 kịch bản của 15 tác giả tham dự Trại sáng tác tại Nhà sáng tác Đà Lạt. Các kịch bản phim được lựa chọn tham dự Trại sáng tác lần này có những màu sắc và thanh âm thú vị ra sao? (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2022)
Ngày phát hành 10:50 | 2/10/2023
Lượt nghe: 305
Trang nghệ thuật 2 số trước, chúng mình đã cùng nhau tìm hiểu về bộ phim hoạt hình “Nguồn cội”, đoạt giải Cánh diều vàng và phim “Cô bé tóc xù” đoạt giải Cánh diều bạc (Giải Cánh diều năm 2022). Trong chương trình hôm nay, mời các bạn cùng tìm hiểu về bộ phim đoạt giải Cánh diều bạc tiếp theo, đó chính là phim hoạt hình “Tái sinh”.
Ngày phát hành 11:53 | 18/6/2022
Lượt nghe: 588
Hè này, tại Hà Nội, Trung tâm Chiếu phim Quốc gia phối hợp cùng Hãng phim Hoạt hình Việt Nam tổ chức chiếu các bộ phim hoạt hình trong nước để phục vụ khán giả mọi lứa tuổi, đặc biệt là khán giả nhỏ chúng mình. Các suất chiếu đều được bán với giá 0 đồng, và các bạn nhỏ có thể thỏa thích chọn lựa bộ phim phù hợp... (Văn nghệ thiếu nhi 15/06/2022)
Ngày phát hành 10:19 | 19/10/2022
Lượt nghe: 1869
Đâu phải chỉ đơn giản là câu chuyện cây đa, bến nước, sân đình. Hồn quê trong phim Việt hiểu rộng hơn, sâu hơn chính là câu chuyện của bản sắc văn hóa và con người Việt Nam được thể hiện được khắc họa qua nghệ thuật thứ 7 như thế nào, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, chúng ta đang mất đi điều gì, nhận về điều gì, có những thay đổi chuyển biến ra sao giữa lằn ranh cũ mới. Đây cũng là nội dung mà phóng viên Ban VHNT (VOV6) trò chuyện cùng nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 19/10/2022)
Ngày phát hành 10:27 | 10/11/2023
Lượt nghe: 2753
Văn học và điện ảnh luôn có mối quan hệ khăng khít. Tác phẩm văn học là nguồn cảm hứng bất tận để sáng tạo điện ảnh. Xu hướng làm phim khai thác từ văn chương đang được điện ảnh nước nhà quan tâm. Song việc chuyển thể từ truyện sang phim luôn là thách thức đối với người làm điện ảnh bởi bên cạnh những bộ phim thành công thì đã có không ít bộ phim nếm mùi thất bại. Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) hôm nay, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với tiến sĩ, nhà nghiên cứu phê bình văn học Hoàng Cẩm Giang - Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội về chủ đề này. (Đối thoại mở 08/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 15/5/2020
Lượt nghe: 872
Sau thời gian vắng bóng, thời gian gần đây, một số bộ phim về đề tài nông thôn xuất hiện trở lại trên sóng truyền hình. Tuy nhiên, điều dễ nhận thấy là những bộ phim này mang nhiều tính giải trí hơn là chính luận, đào sâu những vấn đề nổi cộm của nông thôn. PV VOV6 đối thoại với đạo diễn, NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 13/5/2020)
Ngày phát hành 8:15 | 18/3/2021
Lượt nghe: 1810
Làm lại những bộ phim hay, những kiệt tác điện ảnh là một xu hướng của điện ảnh thế giới nhiều năm nay. Ở nước ta, lý do có mặt dòng phim làm lại chủ yếu nghiêng về hướng thương mại. Dẫu vậy cũng không thể phủ nhận những màu sắc tươi mới mà dòng phim này đem tới cho khán giả. Và những va chạm, tiếp xúc, ảnh hưởng bên ngoài giúp chúng ta nhìn rõ hơn điểm mạnh điểm yếu của điện ảnh trong nước… PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nhà phê bình Điện ảnh Đinh Trọng Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/03/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2020
Lượt nghe: 1371
Hàng năm, các giải thưởng, tặng thưởng dành cho phim tài liệu thường được xướng lên ở nhiều liên hoan phim trong nước và quốc tế. Ở nước ta, ngoài các hãng phim, đài truyền hình thì còn có các cá nhân, tổ chức cũng tham gia sản xuất phim tài liệu. Tuy nhiên, mảng phim này hầu như vắng bóng ở các rạp chiếu. Được đưa phim tài liệu ra rạp cũng là mong muốn của nhiều đạo diễn, nhà sản xuất. Thực tế đã có những bộ phim tài liệu ra rạp thương mại thành công, song đó vẫn là con đường nhiều khó khăn trở ngại... (Đối thoại mở 18/11/2020)
Ngày phát hành 15:7 | 19/5/2022
Lượt nghe: 2553
Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 18/7/2019
Lượt nghe: 1028
Những bộ phim về đề tài gia đình luôn nhận được nhiều sự quan tâm, theo dõi từ phía khán giả, mang tới cho khán giả thêm nhiều góc nhìn mới về cuộc sống. Thế nhưng, bên cạnh những thành công, phim về mảng đề tài này còn có không ít những thách thức. PV VOV6 trao đổi với Thạc sĩ, giảng viên Hoàng Dạ Vũ, Phó Viện trưởng Viện Sân khấu - Điện ảnh trực thuộc Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 17/07/2019)
Ngày phát hành 9:22 | 13/1/2022
Lượt nghe: 2693
Nhắc đến đấu trường quốc tế trong lĩnh vực điện ảnh thì không thể không nhắc đến những liên hoan phim, những giải thưởng danh giá như giải Oscar, liên hoan phim Cannes, liên hoan phim Berlin. Chạm tay vào những giải thưởng này hẳn là giấc mơ của rất nhiều nhà làm phim, các đạo diễn, các diễn viên và đây cũng là một trong những yếu tố giúp định vị thương hiệu trên bản đồ điện ảnh thế giới. Thế nhưng, hành trình đối với phim Việt vẫn còn gian nan và cũng còn nhiều vấn đề cần bàn luận. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đoàn Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/01/2022)
Ngày phát hành 8:35 | 1/12/2022
Lượt nghe: 1750
Nếu như ở mảng phim truyện điện ảnh, chúng ta có nhiều tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng khán giả, đạt được những thành tựu nhất định ở các Liên hoan phim thế giới vừa và nhỏ, thì ở mảng phim hoạt hình, một bộ phim dài phát hành ngoài rạp chiếu vẫn là niềm mong ước của nhiều thế hệ làm phim. Trong những năm gần đây, hoạt hình Việt đã có những bước tiến như thế nào, có những tiềm năng gì cần được khai phá, và một bộ phim chiếu rạp có quá xa vời? Đó cũng là những câu hỏi được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban VHNT VOV6, với khách mời là đạo diễn Trịnh Lâm Tùng… (Đối thoại mở 30/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2019
Lượt nghe: 918
Nhiều năm qua, dòng phim nghệ thuật dường như được “gắn mác” là kén khán giả. Vậy nhưng, điều này liệu còn đúng khi những bộ phim nghệ thuật “bom tấn” mới xuất hiện trong thời gian gần đây được khán giả đón nhận nồng nhiệt? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch điện ảnh Trịnh Thanh Nhã xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 24/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/12/2019
Lượt nghe: 1006
Sau nhiều năm vắng bóng tại các giải thưởng liên hoan phim, dòng phim do Nhà nước đầu tư đã quay trở lại, dù số lượng còn khiêm tốn nhưng đây là tín hiệu đáng mừng. Vậy làm thế nào để tìm lại được vị thế của dòng phim này trong nền điện ảnh nước nhà? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đoàn Tuấn, Phó Tổng biên tập Tạp chí thế giới Điện ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 11/12/2019)
Ngày phát hành 17:12 | 17/6/2021
Lượt nghe: 2614
Chuyển thể, dựa theo, phóng tác, lấy cảm hứng… Đó là những từ mà các đạo diễn và các biên kịch thường sử dụng trong phần giới thiệu một bộ phim mà kịch bản có xuất phát điểm từ tác phẩm văn học. Văn học và điện ảnh là hai lĩnh vực nghệ thuật có những đặc thù riêng. Dẫu vậy, không thể phủ nhận sự tương đồng, giao thoa giữa văn học và điện ảnh. Một bộ phim có nguồn gốc từ tác phẩm văn học khi nào thì thành công? Phóng viên VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp về nội dung này. (Đối thoại mở 16/06/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2020
Lượt nghe: 784
Những năm gần đây, phim hài Tết đang mất dần vị thế, không chỉ ít về số lượng còn cho thấy sự nghèo nàn về nội dung, khiến nhiều người quan ngại về chất lượng những bộ phim gắn mác hài Tết. PV VOV6 trao đổi với đạo diễn Trần Bình Trọng, tác giả seri phim hài Tết ăn khách “Đại gia chân đất” và “Làng ế vợ” xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 15/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020
Lượt nghe: 975
“Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng”, “Lửa Thiện Nhân”, “Đi tìm Phong” là những bộ phim tài liệu độc lập tiếp cận được với công chúng qua hệ thống rạp chiếu, được công chúng tiếp lửa cho thành công của đạo diễn, dư âm của tác phẩm. Hành trình để thực hiện một bộ phim tài liệu độc lập là một hành trình không vội vã, với những ý tưởng, những sắc màu, những nhọc nhằn và hạnh phúc riêng. Phóng viên văn học nghệ thuật (VOV6) đối thoại cùng đạo diễn phim tài liệu độc lập Trần Phương Thảo… (Đối thoại mở 29/07/2020)
Ngày phát hành 10:55 | 28/4/2021
Lượt nghe: 1786
Trong những năm chiến tranh vệ quốc, các đạo diễn, các nhà quay phim của chúng ta đã có mặt ở nhiều mặt trận nóng bỏng, khét mùi bom đạn, kịp thời ghi lại những khoảnh khắc khắc nghiệt có, yêu thương có, ấm áp có, là chất liệu vô giá tạo dựng những bộ phim tài liệu. Trong thời bình hôm nay, các nhà làm phim tài liệu có còn nhiều trăn trở về những số phận bước ra từ chiến tranh, còn tiếp tục theo đuổi vấn đề hậu chiến? Những thước phim tài liệu hậu chiến ở đâu giữa bộn bề nhịp sống? (Đối thoại mở 28/04/2021)
Ngày phát hành 9:40 | 28/4/2022
Lượt nghe: 2527
Đại dịch Covid đang có diễn biến khốc liệt trên phạm vi toàn cầu, nhiều học giả gọi đây là thảm họa của nhân loại ở thế kỷ XXI, sẽ không có gì quý bằng những hình ảnh sinh động, phản ánh thực tế cuộc sống và chiến đấu ngoan cường với dịch bệnh của dân tộc ta khi bão Covid ập đến. Để làm được điều đó, một trong những loại hình nghệ thuật được nghĩ đến đầu tiên đó là phim tài liệu với sứ mệnh chép sử về cuộc sống. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng với nhà báo Trần Việt Văn, Báo Lao động bàn luận về chủ đề này. (Đối thoại mở 27/4/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 1010
Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng là một phần quan trọng làm nên diện mạo của điện ảnh nước nhà. Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài này giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Một đề tài có ý nghĩa lịch sử và xã hội cùng giá trị nhân văn sâu sắc, từng ghi dấn ấn với những bộ phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam, bây giờ đề tài ấy có còn được quan tâm? Làm thế nào để sáng tạo những bộ phim về chiến tranh cách mạng vừa hấp dẫn khán giả, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 16/12/2020)
Ngày phát hành 7:51 | 26/9/2024
Lượt nghe: 842
Đặt trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta, điện ảnh – trong đó có phim truyện điện ảnh – là lĩnh vực có khả năng tạo các giá trị thương mại cao, thu lợi nhuận lớn cho nhà sản xuất. Phim truyện điện ảnh Việt cũng đang nỗ lực thay đổi, hướng tới thị trường, thu được những thành tích rất khả quan song cũng gặp không ít thất bại. Cùng Đối thoại mở Ban Văn học Nghệ thuật VOV6 trò chuyện với nhà báo Hoàng Anh Tuấn - Quyền Tổng biên tập Tạp chí Thế giới điện ảnh về câu chuyện Phim truyện điện ảnh Việt: Bình mới, rượu có mới? (Đối thoại mở 25/9/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020
Lượt nghe: 797
Hiện nay, phát hành phim qua mạng đã không còn là khái niệm quá xa lạ với khán giả yêu điện ảnh. Song song hoặc thậm chí trước thời điểm ra rạp, phim có thể được phát hành qua mạng. Khán giả có thể ngồi ở nhà vẫn cập nhật được những bộ phim hot nhất, mới nhất. Vậy, liệu phát hành phim qua mạng có trở thành một xu thế của tương lai? PV VOV6 đối thoại với bà Nguyễn Bích Phượng, Phó Giám đốc Công ty BHD xung quanh vấn đề này. (Đối thoại mở 23/09/2020)
Ngày phát hành 11:18 | 24/11/2021
Lượt nghe: 2355
Trong những năm gần đây, điện ảnh nước ta đang có nhiều thay đổi, đa dạng về chủ đề, thể loại, hình thức, với sự góp mặt của các nhà làm phim trẻ thế hệ 8X, 9X. Và càng ngày càng có nhiểu bạn trẻ tham gia thử sức ở những vị trí khác nhau trong môn nghệ thuật thứ 7. “Nhà làm phim trẻ, những thử thách và cơ hội” - Đây cũng là chủ đề mà Đối thoại mở trao đổi cùng khách mời của chương trình, anh Nguyễn Hoàng Phương, phụ trách điều hành Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD… (Đối thoại mở 24/11/2021)
Ngày phát hành 17:12 | 26/5/2021
Lượt nghe: 1876
Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, PV VOV6 trao đổi với nhà báo Trần Việt Văn, phóng viên Báo Lao động, ủy viên Hội đồng duyệt phim Quốc gia về chủ đề này. (Đối thoại mở 26/05/2021)
Ngày phát hành 10:58 | 10/11/2022
Lượt nghe: 2883
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 6 diễn ra từ 8/11 đến 12/11 tại thủ đô Hà Nội. Sau 5 kỳ tổ chức, Liên hoan đã dần khẳng định được chất lượng, thu hút được nhiều tên tuổi của điện ảnh khu vực và quốc tế tham dự. Tuy nhiên, làm gì để định hình và xây dựng thành một thương hiệu Liên hoan phim quốc tế có tầm vóc là một bài toán khó. Phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật VOV6 cùng bàn luận với đạo diễn Lương Đình Dũng về chủ đề này... (Đối thoại mở 09/11/2022)
Ngày phát hành 11:2 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1411
Quý vị và các bạn đã từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo trong rạp chiếu phim, từng sốt ruột vì những phân đoạn quảng cáo giữa các bộ phim truyền hình. Đó là quảng cáo ở ngoài phim. Còn ở trong phim thì sao? Đã bao giờ quý vị tìm kiếm một thương hiệu hàng hóa mà các diễn viên đã sử dụng trong bộ phim quý vị vừa xem? Đã khi nào quý vị cảm thấy ức chế khi nội dung phim bị ảnh hưởng bởi những hình ảnh quảng cáo lộ liễu? PV VOV6 trò chuyện cùng đạo diễn - NSND Nguyễn Hữu Phần xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 20/01/2021)
Ngày phát hành 13:26 | 16/2/2022
Lượt nghe: 2560
Những năm gần đây, số lượng phim truyện được đầu tư sản xuất từ ngân sách nhà nước chỉ đếm trên đầu ngón tay. Phim làm xong không có khả năng thu hồi vốn, cũng không ra rạp chiếu thương mại, không được nhắc đến trong các kỳ cuộc trao giải của ngành điện ảnh. Dòng phim nhà nước đang ở đâu? Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nghệ thuật, cho điện ảnh cần sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả? Có cần duy trì cách làm việc đã lỗi thời? Đó là những câu hỏi được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà văn nhà báo Thiên Sơn. (Đối thoại mở 16/02/2022)
Ngày phát hành 8:28 | 24/2/2023
Lượt nghe: 2677
Ra rạp từ cuối tháng 1 nhưng tính đến nay, bộ phim “Nhà bà Nữ” đã thu về hơn 450 tỷ đồng, vượt bộ phim “Bố già” để trở thành bộ phim có doanh thu cao nhất lịch sử rạp Việt. Nhìn vào bảng xếp hạng 10 phim Việt ăn khách nhất phòng vé hiện nay có thể thấy một nửa trong số đó tập trung vào đề tài tình cảm hài và có đến hơn một nửa phim ra rạp dịp lễ, vốn là dịp cao điểm để hút khán giả đến rạp. Phải chăng đang tồn tại công thức chung cho các bộ phim doanh thu trăm tỷ? Trong chương trình Đối thoại mở tuần này, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là nhà báo Hoàng Tuấn, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/02/2023)
Ngày phát hành 16:44 | 24/8/2022
Lượt nghe: 2113
Nhiều ý kiến cho rằng cảnh nóng trong phim là một yếu tố đặc biệt giúp đẩy các tình tiết hay cảm xúc lên cao trào. Song cảnh nóng trong phim và ngoài đời có đồng nhất? Sử dụng cảnh nóng vì mục đích nghệ thuật hay đơn thuần để đáp ứng yêu cầu giải trí, câu khách? Khai thác cảnh nóng thế nào để chuyển tải tốt thông điệp tác phẩm mà không sa vào tầm thường, dung tục? Đó là những câu hỏi không mới xong vẫn chưa có lời giải thỏa đáng, bởi cuộc sống và nghệ thuật vốn không ngừng chuyển động. Đây cũng là nội dung mà chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6) muốn trao đổi, với khách mời là nhà phê bình điện ảnh - Tiến sỹ Mai Anh Tuấn. (Đối thoại mở 24/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/10/2020
Lượt nghe: 744
Phim ảnh vốn rất gần gũi với chúng ta trong cuộc sống ngày hôm nay. Để thực hiện một bộ phim, đó là bao công sức khó nhọc của rất nhiều người. Song song với việc sản xuất phim mới thì việc lưu trữ phim luôn được đặt ra, từ thời còn thô sơ cho đến khi có máy móc thiết bị hiện đại. Lưu trữ phim thời kỹ thuật số có phải là phương pháp ưu việt nhất? Đằng sau công tác lưu trữ bảo quản phim là câu chuyện gì của văn hóa, của lịch sử? PV VOV6 đối thoại với ông Vũ Nguyên Hùng, Quyền Viện trưởng Viện phim Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 14/10/2020)
Ngày phát hành 10:41 | 16/9/2021
Lượt nghe: 2549
Ra đời muộn so với các nước phát triển, nhưng ngay từ buổi đầu, điện ảnh nước ta đã ghi dấu ấn riêng, tiếp cận với điện ảnh khu vực và thế giới. Nhiều bộ phim truyện nhựa đã trở thành tác phẩm kinh điển, có giá trị nghệ thuật, giá trị lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc. Với chủ đề “Điện ảnh Việt - hệ giá trị nhìn từ phim đen trắng”, chương trình Đối thoại mở muốn cùng quý vị và các bạn quay trở lại với những thước phim xưa để phần nào đó soi chiếu thực trạng của điện ảnh nước nhà hôm nay đang ở đâu, đang như thế nào… (Đối thoại mở 15/09/2021)
Ngày phát hành 12:12 | 9/4/2021
Lượt nghe: 1620
Với hơn 5 triệu lượt người mua vé, doanh thu 400 tỷ đồng, bộ phim “Bố già” trở thành phim Việt bán được nhiều vé nhất mọi thời đại và là bộ phim đạt doanh thu lớn, kỷ lục nhất từ trước đến nay của nước ta. Không chỉ mang đến sự sôi động phòng vé mà những tưởng phải mất thời gian để phục hồi sau ảnh hưởng từ dịch covid-19, bộ phim còn cho thấy thị trường phim Việt đang có sự phát triển nhanh chóng và tiềm năng vô cùng lớn. PV VOV6 trao đổi với Tiến sĩ Ngô Phương Lan, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến và Phát triển Điện ảnh Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 07/4/2021)
Ngày phát hành 10:16 | 8/5/2024
Lượt nghe: 1785
Có quá nhiều chất liệu để xây dựng những tác phẩm bề thế về Điện Biên Phủ, về những nhân vật đặc biệt gắn với sứ mệnh thiêng liêng mà dân tộc đã giao phó. Lịch sử luôn lặng im bởi còn nhiều vấn đề lớn chưa thể giải quyết, chưa thể thấu đáo. Nhưng khán giả đòi hỏi. Đòi hỏi một tác phẩm xứng với tầm vóc Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu. Chương trình Đối thoại mở trò chuyện cùng Tiến sỹ, nhà phê bình điện ảnh Mai Anh Tuấn - Giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 8/5/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 842
Bằng tình yêu phim tài liệu và sức trẻ, đạo diễn, nhà biên kịch Đỗ Thị Huyền Trang đã không ngại dấn thân, hướng ống kính về những đề tài được xã hội quan tâm. (Hành trình Sáng tạo 07/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 786
Mới 30 tuổi làm phim về chiến tranh nhưng đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã đem lại sự tươi mới cho một đề tài vốn được xem là khô khan, khốc liệt. (Hành trình Sáng tạo 19/01/2020)
Ngày phát hành 10:45 | 20/6/2023
Lượt nghe: 1985
Đạo diễn NSƯT Trịnh Quang Tùng, Phó Tổng giám đốc phụ trách Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương sinh năm 1975 tại Thanh Hóa. Anh thành danh ở cương vị quay phim và đạo diễn. Bộ sưu tập giải thưởng của anh rất phong phú, nhiều lần được nhận Giải quay phim xuất sắc, Đạo diễn xuất sắc tại các Liên hoan phim Việt Nam, giải Cánh diều của Hội Điện ảnh Việt Nam. Nhiều phim do anh đạo diễn và đồng đạo diễn nhận các giải thưởng cao quý như Bông sen vàng, Bông sen bạc, Cánh diều vàng, Cánh diều bạc, các giải thưởng quốc tế… Năm 2019, đạo diễn Trịnh Quang Tùng được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú. (Hành trình sáng tạo 18/06/2023)
Ngày phát hành 10:20 | 4/4/2023
Lượt nghe: 1416
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Phan Huyền Thư là một nhà thơ, đạo diễn - nhà biên kịch chung thủy với dòng phim tài liệu. Các tác phẩm tiêu biểu của chị như: Cha mẹ xin lỗi con, Quyền được học, Mẹ - con đã về, Cuộc đua, Cuộc đời sau trang sách… Dù ở vị trí biên kịch hay đạo diễn, Phan Huyền Thư luôn bộc lộ năng lượng nghệ thuật dồi dào cùng tình yêu tha thiết với cuộc sống. Chị nhận được nhiều giải thưởng nghề nghiệp uy tín tại các Liên hoan phim điện ảnh và truyền hình, Giải cánh diều của Hội điện ảnh Việt Nam, Giải báo chí Quốc gia. Một số tác phẩm của chị được mua bản quyền phát sóng ở nước ngoài, tham dự nhiều Liên hoan phim tài liệu quốc tế và được công chiếu ở các trường đại học lớn trên thế giới… (Hành trình sáng tạo 02/04/2023)
Ngày phát hành 10:20 | 31/10/2022
Lượt nghe: 1367
Nếu như từ lâu, phim hoạt hình đã phát triển mạnh mẽ trên thế giới, thì ở Việt Nam, hoạt hình chỉ mới gây chú ý trong một vài năm gần đây. Các đạo diễn bắt đầu định hình được cách làm, có sự tìm tòi để cho ra đời những tác phẩm chất lượng. Cùng với sự học hỏi không ngừng các công nghệ làm hoạt hình trên thế giới thì nhiều đạo diễn trẻ cũng đã tạo cho mình lối đi riêng, mang màu sắc cá nhân trong mỗi bộ phim. Đạo diễn Trịnh Lâm Tùng là một người như thế. Trong chương trình Hành trình sáng tạo hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ anh, lắng nghe những chia sẻ để hiểu hơn về niềm say mê, sức sáng tạo của người đạo diễn này. (Hành trình Sáng tạo 30/10/2022)
Ngày phát hành 10:45 | 30/8/2021
Lượt nghe: 1277
Nhắc đến Đạo diễn, NSND Nguyễn Thước, người ta nhớ đến những tác phẩm điện ảnh hướng đến đề tài nóng vẫn còn nguyên tính thời sự, trong bối cảnh đất nước chuyển mình, với những quan niệm đổi thay giữa cái cũ và cái mới. Con đường đến với phim tài liệu của NSND Nguyễn Thước trải qua hai thời kỳ: khi ông là một nhà quay phim và sau này là một đạo diễn. Dù khi cầm máy quay hay khi trở thành người chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện một tác phẩm điện ảnh, góc nhìn của ông luôn mang nhiều xúc cảm. (Hành trình Sáng tạo 29/08/2021)
Ngày phát hành 9:49 | 18/4/2022
Lượt nghe: 1710
Đạo diễn, NSND Trọng Trinh là một gương mặt nghệ sĩ rất thân quen. Từ sân khấu, điện ảnh, anh rẽ bước sang truyền hình như một cơ duyên và cũng bởi những thôi thúc bên trong của tuổi trẻ, khi muốn khẳng định sức sáng tạo của mình. Tên tuổi của anh gắn liền với nhiều bộ phim truyền hình như “Săn bắt cướp”, “Gió qua miền tối sáng”, “Cả một đời ân oán”, “Cầu vồng tình yêu”, “Matxcova mùa thay lá”... Anh là nghệ sĩ hiếm hoi của điện ảnh nước nhà thành công trong cả hai vai trò diễn viên và đạo diễn. (Hành trình Sáng tạo 17/3/2022)
Ngày phát hành 10:18 | 28/11/2023
Lượt nghe: 1518
Nhà báo, đạo diễn Trịnh Quang Bách sinh năm 1984 tại Thanh Hóa, hiện công tác tại Trung tâm Phim tài liệu - Đài Truyền hình Việt Nam. Hai mươi năm gắn bó với khung hình và máy quay phim, anh đã ghi dấu ấn với một số giải thưởng nghề nghiệp. Mới đây, tại lễ trao giải Cánh diều 2022, bộ phim “Hố đen” do Trịnh Quang Bách đạo diễn đoạt giải Cánh diều vàng ở hạng mục phim Khoa học, cá nhân anh được vinh danh ở hạng mục Đạo diễn phim khoa học xuất sắc. Cũng với tác phẩm này, tại Liên hoan phim Việt Nam 2023, anh được nhận giải thưởng Tác giả kịch bản xuất sắc. (Hành trình sáng tạo 26/11/2023)
Ngày phát hành 11:18 | 20/6/2022
Lượt nghe: 1492
Nhắc đến hoạt hình Việt Nam phải đến đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Hà Bắc. Hơn 40 năm gắn bó với lĩnh vực này, ông đã khẳng định được dấu ấn trong giới nghề với nhiều giải thưởng và đã lưu dấu ấn trong lòng công chúng nhất là công chúng nhỏ tuổi qua một loạt phim hoạt hình mang đậm màu sắc Việt. (Hành trình Sáng tạo 19/6/2022)
Ngày phát hành 16:56 | 13/6/2022
Lượt nghe: 1564
Đến với nghệ thuật từ một cơ duyên đặc biệt, đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Khải Hưng chính là người tiên phong mở đầu con đường sản xuất phim truyền hình tại nước ta. Nhắc đến ông là nhắc đến hàng loạt bộ phim truyền hình làm nên tên tuổi của ông như “Đứa con tôi”, “Lời nguyền của dòng sông”, “Người thành phố”, “Mẹ chồng tôi”. Ông được mọi người biết đến là một đạo diễn tài năng và tâm huyết. (Hành trình Sáng tạo 12/6/2022)
Ngày phát hành 10:18 | 8/6/2023
Lượt nghe: 2080
Hơn 40 năm gắn bó với nghệ thuật thứ bảy, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Như Vũ đã hoàn thành hơn 100 bộ phim tài liệu và khoa học. Tên tuổi ông gắn liền với tác phẩm dung dị, chân thực mà giàu cảm xúc như Người thắp lửa, Đất trắng, Gian nan hạnh phúc. Ông cũng là tác giả vinh dự được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ 6. (Hành trình Sáng tạo 04/6/2023)
Ngày phát hành 23:5 | 6/4/2021
Lượt nghe: 417
Bộ phim tái hiện câu chuyện lịch sử về loại hình âm nhạc chuyên nghiệp hàng đầu của Việt Nam, cũng là thể loại cổ nhạc có số phận long đong, thăng trầm nhất trong lịch sử văn hóa dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2021)
Ngày phát hành 15:19 | 22/7/2021
Lượt nghe: 640
Bộ phim là những lát cắt về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Du từ khi sinh ra ở phường Bích Câu (Thăng Long) năm 1765, cho đến giai đoạn ông làm quan giữ chức Hữu Tham tri Bộ Lễ, dưới thời vua Gia Long và mất tại Huế, vào năm 1820. Phim cũng đề cập quá trình sáng tác “Truyện Kiều” với các nhân vật quen thuộc như Thuý Kiều, Thúc Sinh, Từ Hải, Tú Bà, Hoạn Thư … (Làn sóng nghệ thuật 18/06/2021)
Ngày phát hành 16:58 | 13/1/2024
Lượt nghe: 1526
Đạo diễn Trần Hữu Tấn cùng ekip đã sẵn sàng cho seri phim truyền hình “Tết ở làng địa ngục” phần 2, sau đó là phần 3. Dự kiến bối cảnh quay “Tết ở làng địa ngục” phần 2 sẽ thực hiện ở một tỉnh thành khác. Theo đạo diễn Trần Hữu Tấn, thể loại phim kinh dị chỉ là một lớp áo để anh kể câu chuyện dựa trên bản sắc văn hóa Việt, qua đó mong muốn chuyển tải những vẻ đẹp, chiều sâu của tâm thức dân gian phần nào bị khuất lấp trong nhịp sống hôm nay... (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020
Lượt nghe: 1116
Mang tính hình sự, chính luận, tâm lý xã hội, bộ phim 60 tập do NSƯT Mai Hồng Phong đạo diễn có sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi như: NSND Mạnh Cường, NSƯT Thanh Quý, NSƯT Hoa Thúy, NSƯT Phú Thăng... (Làn sóng nghệ thuật 12/6/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/6/2019
Lượt nghe: 700
Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10 đang diễn ra tại Hà Nội và TP.HCM. Tiếng nói và cách nhìn của các nhà làm phim trẻ có đem lại sự trẻ trung, tươi mới cho thể loại phim vốn kén khán giả? (Làn sóng nghệ thuật 04/6/2019)
Ngày phát hành 20:55 | 17/4/2022
Lượt nghe: 860
Hiện thực đời sống xã hội của đất nước là mảnh đất màu mỡ cho các nhà làm phim tài liệu khai thác. Vẫn cần nhiều hơn các nhà biên kịch, đạo diễn dám dấn thân, có cách tiếp cận và thể hiện phim mới mẻ, hấp dẫn hơn để thu hút khán giả, nâng tầm phim tài liệu nước nhà. Đây là nội dung kỳ 3 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 12/10/2020
Lượt nghe: 476
Điện ảnh nước ta được đánh giá là nền điện ảnh giầu tiềm năng với doanh thu tăng đều, số lượng đầu phim được sản xuất hàng năm là niềm mơ ước của nhiều quốc gia. Vậy nền điện ảnh tiềm năng này có giải pháp nào cho dòng phim thiếu nhi hiện nay? Đây cũng là nội dung kỳ cuối của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”. (Làn sóng nghệ thuật 29/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 741
Các nền điện ảnh lớn của thế giới có những viện tư liệu lưu giữ các tác phẩm trong quá khứ. Chúng ta cần phải quan tâm thực sự với những di sản văn hóa, đặc biệt qua điện ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 22/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 818
Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết nổi tiếng Nhật Bản Papa to Musume no Nanokakan của tác giả Takahisa Igarashi. Với mong muốn hai cha con có thể hiểu nhau hơn, linh hồn của người mẹ thực hiện một lời nguyền khiến họ bị tráo đổi và đối mặt với những tình huống oái ăm trong thời gian 7 ngày. (Làn sóng nghệ thuật 04/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 9/7/2019
Lượt nghe: 1095
Đề cập đề tài gia đình và khoảng cách giàu nghèo trong xã hội Hàn Quốc, bộ phim “Ký sinh trùng” là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Xứ sở Kim chi đoạt giải Cành cọ Vàng tại LHP Cannes. (Làn sóng nghệ thuật 09/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2019
Lượt nghe: 668
Nối tiếp thành công của bộ phim “Hai Phượng”, điện ảnh nước nhà lại có một bộ phim sắp được công chiếu tại Mỹ và Australia. (Làn sóng nghệ thuật 19/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018
Lượt nghe: 1722
Với sự góp mặt của dàn diễn viên tên tuổi: Quách Ngọc Ngoan, Đinh Ngọc Diệp, Jun Vũ, Thanh Tú, Cường Seven..., bộ phim “Người bất tử” (Đạo diễn Victor Vũ) ra mắt khán giả vào ngày 26/10 (Làn sóng nghệ thuật 19/10/2018)
Ngày phát hành 11:45 | 27/7/2021
Lượt nghe: 1363
Bộ phim kinh dị, tâm lý của đạo diễn Khoa Nguyễn giành được 3 giải tại LHP, trong đó diễn viên Oanh Kiều đoạt giải ở hạng mục Nữ diễn viên chính xuất sắc với vai diễn một nhà văn trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 13/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 896
Bộ phim của đạo diễn Mai Thế Hiệp khai thác đề tài học đường: Thạch (ca sĩ Tùng Maru) mới chuyển từ thành thị về Kon Tum. Ở trường học mới, Thạch làm quen với nhiều bạn mới và có cảm tình đặc biệt với Thảo (diễn viên Bích Ngọc), cô bạn học xinh đẹp cùng lớp có tính cách khá kì lạ. (Làn sóng nghệ thuật 20/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2019
Lượt nghe: 870
Ra mắt vào tối 24/5, bộ phim đầu tay của đạo diễn trẻ Lê Hà Nguyên (chuyển thể từ tiểu thuyết “Ranh giới” của tác giả Rain8X) mang đến những góc nhìn tinh tế về tình yêu và tuổi trẻ. (Làn sóng nghệ thuật 24/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2020
Lượt nghe: 552
Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Đề án với mục tiêu xây dựng, quảng bá, nâng tầm và phát triển LHP Việt Nam trở thành thương hiệu quốc gia, thu hút công chúng trong nước và bạn bè quốc tế. (Làn sóng nghệ thuật 31/7/2020)
Ngày phát hành 10:50 | 16/11/2022
Lượt nghe: 788
Bộ phim "Hoa nhài" của đạo diễn, NSND Đặng Nhật Minh vừa được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VI. Được thực hiện suốt 2 năm, trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 vô cùng phức tạp và mới hoàn thành hồi tháng 8/2022, "Hoa nhài" là những lát cắt về cuộc sống của những người Hà Nội bình dân, qua đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn, cốt cách người Hà Nội như câu ca dao: “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”... (Làn sóng nghệ thuật 11/11/2022)
Ngày phát hành 23:19 | 28/9/2021
Lượt nghe: 610
“Số hóa” - quá trình hiện đại hóa, chuyển đổi các hệ thống thường sang hệ thống kỹ thuật số – một việc làm không còn xa lạ trong thời đại công nghệ 4.0. Ở nước ta, trong khi các doanh nghiệp điện ảnh và rạp chiếu bóng đã chuyển sang kỹ thuật số từ lâu thì các đơn vị lưu trữ phim tư liệu ở nước ta mới bắt đầu công việc này với muôn vàn khó khăn. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong kỳ 2 loạt phóng sự “Bảo tồn, số hóa phim Việt – Đánh thức giá trị kho phim quý. (Làn sóng nghệ thuật 24/9/2021)
Ngày phát hành 22:51 | 5/10/2021
Lượt nghe: 433
Trong bối cảnh công nghệ 4.0, chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ, phim ảnh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Tuy nhiên, khác với phim “nằm im” trong kho lưu trữ, phim khi đưa lên mạng internet, hay nền tảng số sẽ được khai thác và sử dụng ra sao, miễn phí hay có thu phí? Và dù thế nào, lúc này, vấn đề liên quan đến bản quyền, tác quyền sẽ được đặt ra. Nếu không có hướng xử lý hài hòa sẽ dễ dẫn đến tranh chấp. (Kỳ 3 loạt phóng sự “Bảo tồn, số hóa phim Việt – Đánh thức giá trị kho phim quý. (Làn sóng nghệ thuật 28/9/2021)
Ngày phát hành 20:51 | 17/4/2022
Lượt nghe: 5823
Thời gian qua, mặc dù có những bộ phim tài liệu chất lượng, các nhà làm phim đã mạnh dạn đề cập một số đề tài “nóng”, những vấn đề mang tính thời đại và phần nào đã làm tốt vai trò là những người “chép sử bằng hình ảnh” nhưng thực tế vẫn còn những khoảng trống cần được lấp đầy. Đây là nội dung kỳ 2 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 14/1/2020
Lượt nghe: 605
Xoay quanh mối tình đơn phương của Ngạn với cô bạn gái Hà Lan, bộ phim “Mắt biếc” của đạo diễn Victor Vũ (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh) thu hút khán giả khi doanh thu đạt 150 tỉ đồng sau hai tuần công chiếu. (Làn sóng nghệ thuật 03/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2020
Lượt nghe: 469
Trong dòng chảy lịch sử điện ảnh nước nhà, mảng phim về đề tài thiếu nhi từng được xem như mảnh đất mầu mỡ thu hút những tên tuổi lớn sáng tạo, gặt hái những thành công vang dội. Việc nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ qua các bộ phim giúp các em hình thành nhân cách sau này. Vậy mà, khi xã hội ngày càng phát triển, phim Việt phục vụ thiếu nhi lại trở nên hiếm hoi. Dòng chảy phim ảnh cho trẻ em cứ thế cạn dần... Đây là nội dung kỳ 1 của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”. (Làn sóng nghệ thuật 22/9/2020)
Ngày phát hành 22:51 | 17/10/2021
Lượt nghe: 489
Tuần phim do Cục Điện ảnh phối hợp với Hiệp hội Các nhà sản xuất phim Ba Lan tổ chức đang diễn ra tại 5 thành phố: Torun, Warsaw, Krakow, Lodz, Gdynia. Tuần phim giới thiệu tới khán giả 5 phim truyện Việt Nam, gồm: “Truyền thuyết về Quán Tiên”, “Bố già”, “Tiệc trăng máu”, “Mắt biếc” và “Song lang”. (Làn sóng nghệ thuật 08/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/2/2020
Lượt nghe: 775
Trước khi đoạt 4 giải Oscar: Phim hay nhất; Đạo diễn xuất sắc; Phim quốc tế xuất sắc và Kịch bản gốc xuất sắc, bộ phim của đạo diễn Bong Joon-ho cũng đã gặt hái thành công khi là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của Hàn Quốc giành giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes 2019. (Làn sóng nghệ thuật 14/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2020
Lượt nghe: 599
Gia đình phóng viên Đỗ Kết tặng Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam 200 phim âm bản của ông ghi lại những khoảnh khắc về cuộc sống, chiến đấu, học tập của phụ nữ và nhân dân Đông Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. (Làn sóng nghệ thuật 05/6/2020)
Ngày phát hành 22:54 | 5/10/2021
Lượt nghe: 1140
Bộ phim của đạo diễn Bùi Kim Quy đã được Cục Điện ảnh thẩm định và cấp phép sẽ tham gia tranh giải tại LHP quốc tế Busan lần thứ 26 từ ngày 6 đến 15/10. "Miền ký ức" tranh giải cùng 10 tác phẩm khác trong mục New Currents quy tụ nhiều nền điện ảnh khác như Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ. (Làn sóng nghệ thuật 01/10/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019
Lượt nghe: 855
Hành trình nghẹt thở và căng thẳng của bà mẹ đơn thân Hai Phượng (“đả nữ” Ngô Thanh Vân thủ vai) đối đầu với đường dây tội phạm bắt cóc để cứu cô con gái bé bỏng. (Làn sóng nghệ thuật 19/3/2019)
Ngày phát hành 23:14 | 28/9/2021
Lượt nghe: 502
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ như hiện nay, việc số hóa phim Việt cũng như cách thức khai thác, sử dụng, phổ biến giới thiệu đến khán giả trong và ngoài nước cũng đứng trước nhiều thách thức. Làm thế nào lưu giữ được những thước phim quý và để những thước phim không chỉ “nằm im” lãng phí trong kho, mà có thể đến với đông đảo công chúng theo cách dễ tiếp cận nhất? (Kỳ 1 loạt phóng sự “Bảo tồn, số hóa phim Việt – Đánh thức giá trị kho phim quý"). (Làn sóng nghệ thuật 21/9/2021)
Ngày phát hành 22:26 | 8/11/2022
Lượt nghe: 835
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội đã bắt đầu từ nay đến ngày 12/11. Từ hàng trăm bộ phim đăng kí tham dự, Ban tổ chức đã tuyển chọn được hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Hạng mục phim dài dự thi, điện ảnh Việt có “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh, hạng mục phim ngắn có 10 bộ phim (bao gồm: phim tài liệu, phim hoạt hình và phim truyện ngắn) tham gia tranh giải. Đây cũng là cơ hội học hỏi, giao lưu với các nền điện ảnh tiên tiến trên thế giới và cũng là dịp để chúng ta nhìn lại chính mình... (Làn sóng nghệ thuật 08/11/2022)
Ngày phát hành 20:48 | 17/4/2022
Lượt nghe: 569
Những năm qua, điện ảnh tài liệu nước ta như được thổi một làn gió mới với sự bứt phá của nhiều nhà làm phim, xuất hiện nhiều nhà làm phim trẻ và có sự khác biệt từ cách tiếp cận đề tài đến hình thức thể hiện. Tuy nhiên, với đặc trưng thể loại, phim tài liệu phải vừa làm sao đồng hành cùng cuộc sống , phản ánh sự thật, vừa chạm đến cảm xúc, trái tim của người xem, để tìm lại được vị trí xứng đáng trong nền điện ảnh nước nhà vẫn là câu hỏi khó giải đáp không chỉ với những nhà làm phim. Đây là nội dung kỳ 1 loạt phóng sự “Phim tài liệu: Làm sao để chạm đến cảm xúc khán giả?”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 11/10/2020
Lượt nghe: 589
Phải chăng đề tài dành cho các em không còn là ưu tiên hàng đầu của các nhà làm phim, hay làm phim cho các em quá khó? Đây là vấn đề được đặt ra trong kỳ 2 của loạt phóng sự “Phim Việt bỏ rơi trẻ em”. (Làn sóng nghệ thuật 25/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 20/9/2020
Lượt nghe: 951
8 bộ phim ngôn ngữ gốc tiếng Đức kèm phụ đề tiếng Việt và tiếng Anh với 13 suất chiếu từ 12/9 đến 10/10/2020. (Làn sóng nghệ thuật 15/9/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 786
Tết là khoảng thời gian lý tưởng để các nhà làm phim đầu tư cho các bộ phim. Phim Tết năm nay đa dạng về thể loại, đề tài phục vụ nhu cầu giải trí của khán giả. (Làn sóng nghệ thuật 01/01/2019)
Ngày phát hành 22:16 | 20/1/2022
Lượt nghe: 551
Họa sĩ Mai Trung Thứ (1906-1980) tốt nghiệp khóa đầu tiên của Trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông là một trong những họa sĩ đầu tiên đưa hội họa Việt Nam hội nhập xu thế hiện đại. Các tác phẩm của ông là tổng hòa hoàn hảo giữa truyền thống của phương Đông với phương Tây. Viện Pháp tại Việt Nam công chiếu bộ phim tài liệu “Mai Thứ: Hành trình trở lại Mâcon của một nghệ sĩ đa tài” được thực hiện trong khuôn khổ triển lãm “Mai Trung Thứ (1906-1980), tiếng vọng của một Việt Nam trong mơ”. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 20:25 | 12/9/2021
Lượt nghe: 479
Bộ phim được thực hiện trong 4 năm (2018 - 2021), phản ánh một cách có hệ thống, với cái nhìn chính sử, khách quan về cuộc kháng chiến giành độc lập, thống nhất và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh. (Làn sóng nghệ thuật 03/9/2021)
Ngày phát hành 16:42 | 7/11/2023
Lượt nghe: 1101
Bộ phim “Người vợ cuối cùng”, đánh dấu sự trở lại của đạo diễn Victor Vũ với điện ảnh cổ trang, sau bộ phim “Thiên mệnh anh hùng” (2012). Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Hồ oán hận của tác giả Hồng Thái, tái hiện cuộc đời, thân phận những người phụ nữ ở thời phong kiến cuối thế kỷ 19. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 30/8/2020
Lượt nghe: 590
Với kinh phí đầu tư lớn, đây là dự án điện ảnh đánh dấu sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc do Hàn Quốc đầu tư sản xuất. (Làn sóng nghệ thuật 25/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019
Lượt nghe: 571
Làm thế nào vực dậy Hãng phim truyện Việt Nam để không chỉ là cái tên trong quá khứ mà sẽ là “thương hiệu” của điện ảnh nước nhà trong tương lai? Đây là trăn trở, nỗi niềm của các thế hệ nghệ sĩ, diễn viên đã làm việc và trưởng thành từ ngôi nhà thân thuộc số 4 Thụy Khuê (Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 10/12/2019)
Ngày phát hành 15:51 | 17/4/2023
Lượt nghe: 889
LHP quốc tế Mát-xcơ-va lần thứ 45 diễn ra vào cuối tháng 4/2023. LHP là nơi quy tụ và trao giải cho nhiều nhà làm phim, nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới. Bộ phim hành động "578 - Phát đạn của kẻ điên" của đạo diễn Lương Đình Dũng sẽ tham dự LHP này ở hạng mục Wild Nights. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 11:48 | 25/10/2022
Lượt nghe: 940
Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VI tuyển chọn hơn 120 bộ phim của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 11 phim truyện dài và 20 phim ngắn dự thi. Bộ phim “Hoa nhài” của đạo diễn Đặng Nhật Minh là tác phẩm điện ảnh duy nhất của nước ta dự thi liên hoan phim lần này. Đây là dịp tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật, có dấu ấn sáng tạo, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước... (Làn sóng Nghệ thuật 25/10/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2019
Lượt nghe: 779
Là phiên bản Việt hóa của bộ phim tâm lý, hài hước Hàn Quốc “Anh tôi vô số tội” ( 2016), bộ phim “Anh trai yêu quái” (Đạo diễn Vũ Ngọc Phượng) cùngdàn diễn viên: Kiều Minh Tuấn, Isaac, Diệu Nhi, Phi Phụng... mang lại nhiều cung bậc cảm xúc cho khán giả. (Làn sóng nghệ thuật 29/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020
Lượt nghe: 685
Bộ phim đầu tay của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh xuất hiện trên hệ thống Netflix, vào top 10 phim được xem nhiều nhất trong ngày ở nước ta. Đây là lần hiếm hoi, một phim nội vào danh sách xem nhiều trên nền tảng phát hành phim trực tuyến này. (Làn sóng nghệ thuật 10/4/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2019
Lượt nghe: 714
Sau khi một loạt bộ phim truyền hình do NSND Nguyễn Hữu Phần làm đạo diễn như: “Ma làng”, “Đất và người”, “Gió làng Kình”, “Bão qua làng”… thì ông đã được khán giả gọi bằng cái tên trìu mến “ông Phần nông dân”. Ông đã vinh dự được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 23/8/2019)
Ngày phát hành 18:39 | 1/1/2021
Lượt nghe: 1624
Trong buổi ra mắt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 21, bộ phim “Truyền thuyết về Quán Tiên” của đạo diễn Đinh Tuấn Vũ đã nhận được đánh giá cao từ Hội đồng chuyên môn và khán giả. (Câu chuyện nghệ thuật 27/11/2020)
Ngày phát hành 22:23 | 21/9/2021
Lượt nghe: 2128
Được đào tạo bài bản cùng niềm đam mê điện ảnh nên với họa sĩ NSND Phạm Quang Vĩnh, mỗi bộ phim là trải nghiệm và tìm tòi sáng tạo. Ông dành riêng một phòng trong ngôi nhà của mình để trưng bày các kỷ vật gắn với những bộ phim mà ông đã làm. (Câu chuyện nghệ thuật 17/9/2021)
Ngày phát hành 10:35 | 25/4/2023
Lượt nghe: 2880
“Người lính xe tăng 390 ngày ấy” và “Chuyện thật trưa 30/4/1975” là hai bộ phim tài liệu ghi dấu ấn sự nghiệp của đạo diễn - NSUT Phạm Việt Tùng. Khi phát hiện ra có người tự nhận chính mình đã soạn bản thảo cho ông Dương Văn Minh (Tổng thống Việt Nam Cộng hòa) vào trưa ngày 30/4/1975, bỏ qua hoàn toàn vai trò của đại tá Bùi Văn Tùng (Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203), đạo diễn Phạm Việt Tùng đã dành hơn 40 năm để theo đuổi việc trả lại đúng sự thật về người đã viết ra từng câu, từng chữ để buộc Tổng thống chính quyền Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Trong bộ phim “Người lính xe tăng 390 ngày ấy", đạo diễn Phạm Việt Tùng đã đấu tranh cho 4 người lính trên chiếc xe tăng đầu tiên húc đổ cổng Dinh Độc Lập (thay vì là xe tăng 843 như ban đầu ngộ nhận). Năm 2012, đạo diễn, NSUT Phạm Việt Tùng vinh dự được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (Câu chuyện nghệ thuật 25/4/2023).
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020
Lượt nghe: 2010
Năm nay, họa sĩ - NSND Phạm Quang Vĩnh bước sang tuổi 77. Hơn 40 năm gắn bó với điện ảnh, ông đã thiết kế mỹ thuật cho nhiều bộ phim nổi tiếng, như “Ngày ấy bên sông Lam”, “Biển gọi”, “Đường về quê mẹ”,“Bến không chồng”, “Tiếng cồng định mệnh”, “Chuyện của Pao”, “Đập cánh giữa không trung”...(Câu chuyện nghệ thuật 29/5/2020)
Ngày phát hành 22:33 | 19/1/2021
Lượt nghe: 1923
Mặc dù không phải là bộ phim duy nhất trong sự nghiệp điện ảnh nhưng “Những người săn thú trên núi Đăk Sao” đã trở thành bộ phim để đời, mang dấu ấn của NSND Trần Thế Dân. (Câu chuyện nghệ thuật 15/01/2021)
Ngày phát hành 23:23 | 20/2/2022
Lượt nghe: 2265
Sau khi du học ở Đức về chuyên ngành quay phim, NSND Lương Đức đã chọn dòng phim khoa học để theo đuổi. Ông đã giành nhiều giải thưởng điện ảnh như các giải Bông sen vàng, Bông sen Bạc, Quay phim xuất sắc nhất. Năm 2012, NSND đạo diễn Lương Đức vinh dự được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 864
Họa sĩ, NSUT Ngọc Linh là tác giả chính và tham gia thiết kế mỹ thuật nhiều phim truyện của nền điện ảnh cách mạng: “Chung một dòng sông”, “Vợ chồng A Phủ”, “Sao tháng Tám”...(Câu chuyện nghệ thuật 08/01/2019)
Ngày phát hành 18:39 | 27/6/2021
Lượt nghe: 2185
Điều mà NSND Bùi Bài Bình luôn trăn trở là đạo diễn yêu cầu ông phải diễn để thể hiện được các cung bậc cảm xúc vừa toát lên được chân dung một lãnh tụ nhưng cũng thể hiện cảm xúc rất đời thường của một con người. (Câu chuyện nghệ thuật 21/05/2021)
Ngày phát hành 16:13 | 19/7/2024
Lượt nghe: 1535
Đạo diễn, NSND Lê Thi là Tổng đạo diễn 90 tập phim tài liệu “Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Biên niên sử truyền hình”, tái hiện một cách đầy đủ, có hệ thống quá trình phát triển của dân tộc ta từ khi Cách mạng Tháng Tám thành công, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, mở ra thời đại Hồ Chí Minh. (Câu chuyện nghệ thuật)
Ngày phát hành 20:49 | 10/8/2021
Lượt nghe: 2011
Vốn là một nhà quay phim, sau đó mới trở thành đạo diễn nên NSND Bùi Đình Hạc có con mắt rất tinh anh, nhạy bén. Tên tuổi của ông gắn liền với các bộ phim: “Nước về Bắc Hưng Hải”, “Nguyễn Văn Trỗi sống mãi”, “Hồ Chí Minh - Chân dung một con người”, “Nguyễn Ái Quốc đến với Lê Nin”, “Đường về Tổ quốc”… (Câu chuyện nghệ thuật 23/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2015
Lượt nghe: 1542
Điểm sáng của kỳ Liên hoan phim Tài liệu châu Âu-Việt Nam lần thứ Bảy; Những thước phim tài liệu chân thực xúc động về cuộc sống của những chiến sĩ đảo Trường Sa những năm đất nước ta mới giải phóng; Nhà văn Bùi Binh Thi đãng trí trong việc nhớ tên như thế nào... là nội dung Điểm hen văn nghệ 27/06
Ngày phát hành 0:0 | 28/11/2016
Lượt nghe: 1570
Bộ phim của điện ảnh Mỹ: “Southside with you” (bản dịch tiếng Việt “Cùng em về phương Nam”) lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của tổng thống Mỹ Barack Obama và phu nhân Michelle Robinson đã được công chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 4 vừa qua.
“Cùng em về phương Nam" là bộ phim hay nhất về tình yêu mà tôi từng được xem”. “Xem xong bộ phim này, tôi cũng muốn được yêu, được hẹn hò" - những cảm xúc nồng nhiệt này được khán giả chia sẻ cùng Điểm hẹn văn nghệ. Và còn điều gì nữa, ngoài câu chuyện tình yêu... (Điểm hẹn Văn nghệ 26/11 + 01/12/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2018
Lượt nghe: 1204
Bộ phim của đạo diễn Phạm Nhuệ Giang ca ngợi tấm lòng tận tụy của những thầy cô giáo tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” qua câu chuyện về một ngôi trường vùng cao, nơi chỉ có 3 thầy cô giáo cắm bản: thầy Tành (diễn viên Nguyễn Hậu), cô Giao (diễn viên Hồng Ánh) và cô Minh (diễn viên Tuyết Hạnh). (Điểm hẹn Văn nghệ 17/11/2018)
Ngày phát hành 23:33 | 26/6/2021
Lượt nghe: 2077
Với chi phí sản xuất khoảng 43 tỉ đồng, bộ phim của nhà sản xuất Ngô Thanh Vân, do Phan Gia Nhật Linh đạo diễn được đầu tư kỹ xảo, kể về hành trình của cậu bé Tý Sún mồ côi cha cùng ba người bạn thân là Sửu Ẹo, Dần Béo và Cả Mẹo bỏ nhà đi tìm lời giải đáp bí ẩn về cha của Tý. (Điểm hẹn văn nghệ 08/5/2021)
Ngày phát hành 19:59 | 7/5/2023
Lượt nghe: 1013
Đây là một bộ phim của Hàn Quốc được làm lại từ tác phẩm có tên là “Thất nguyệt an sinh” của điện ảnh Trung Quốc. “Tri kỷ” là câu chuyện về Mi So và Ha Eun là những cô bé gặp nhau lần đầu năm 13 tuổi, về tình bạn vượt qua thử thách của thời gian và khoảng cách. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 13/12/2019
Lượt nghe: 885
Từng phá kỷ lục phòng vé với doanh thu 190 tỷ đồng, bộ phim “Cua lại vợ bầu” bắt đầu bằng việc mối tình 7 năm giữa Trọng Thoại (do Trấn Thành thủ vai) và Nhã Linh (do Ninh Dương Lan Ngọc đóng) đang gặp nhiều thử thách. Rồi Quý Khánh (do Anh Tú đảm nhiệm) xuất hiện như một “cú giáng” cho tình yêu giữa họ. Nhưng phim chưa dừng lại ở đó khi Nhã Linh bất ngờ mang bầu từ một sự việc. Rắc rối hơn, cô cũng không biết ai là tác giả của em bé đang lớn dần trong bụng. (Điểm hẹn văn nghệ 14/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/11/2018
Lượt nghe: 779
Dũng “thiên lôi” - một tay anh chị chuyên đòi nợ thuê, sống lặng lẽ tại căn nhà tập thể cũ, không ai thân thích. Khi đi đòi nợ tại đoàn cải lương Thiên Lý, Dũng chạm mặt Linh Phụng - kép nam chính của đoàn. Họ mới đến thành phố và bắt đầu những buổi diễn đầu tiên. Cả hai không ngờ sau lần gần gỡ tình cờ đó, sợi dây liên kết vô hình giữa hai con người cùng nặng lòng với cải lương đã hình thành và khiến số phận của họ thay đổi. (Điểm hẹn văn nghệ 3/11/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/6/2017
Lượt nghe: 2217
Phim tài liệu "Còn lại với thời gian" với những trang thư, nhật ký chiến trường đã ố vàng của những người lính đã quên thân mình vì Tổ quốc. Những trang thư ấy đã phần nào giúp thế hệ sau hình dung xác thực về những gì diễn ra trong chiến tranh, về suy nghĩ thầm kín bên cạnh lý tưởng sục sôi của người lính trẻ (Thưởng thức tác phẩm). Giai điệu khỏe khoắn hào hùng trong nhạc phẩm "Hãy yên lòng mẹ ơi" (thơ Lê Giang, nhạc Lư Nhất Vũ) đã giúp người lính vững vàng tay súng chiến đấu vì nền độc lập tự do của dân tộc. Trên bước đường hành quân của các anh luôn có ánh mắt mẹ dõi theo với bao niềm thương nhớ (Thơ phổ nhạc). 10 buổi chiếu với hơn 30 bộ phim tài liệu của 10 nước châu Âu trong khuôn khổ Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 8 được tổ chức tại Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương. Đây là dịp để những người làm nghề có điều kiện giao lưu, trao đổi và tiếp thu kỹ thuật dựng phim tiên tiến trên thế giới. Bên cạnh đó khán giả ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh có điều kiện xem những thước phim tài liệu chân thực, phản ánh nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội (Câu chuyện phóng viên). (Điểm hẹn văn nghệ 17/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017
Lượt nghe: 4127
Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 3244
Tác phẩm nghệ thuật đề tài lịch sử với khán giả trẻ (Câu chuyện phóng viên); Nhà biên kịch Đoàn Tuấn chia sẻ cảm xúc về bộ phim tài liệu "Đường dây lên sông Đà" (Thưởng thức tác phẩm); Nhà thơ Tế Hanh tặng thơ thủ trưởng (Giai thoại văn nghệ sĩ).(Điểm hẹn Văn nghệ 22/08+29/08).
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1221
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 10. Ở các tỉnh thành phía Bắc thì tràn ngập cái nắng hanh hao, ban đêm có chút se lạnh của thời tiết quyện trong hương hoa sữa nồng nàn, bảng lảng cùng cảm xúc lòng người. Không gian đậm chất thơ ấy đã đi vào các tác phẩm nghệ thuật mà điểm sáng chính là ngày Giải phóng thủ đô. Khoảnh khắc Hà Nội tưng bừng cờ hoa chào đón đoàn quân chiến thắng trở sẽ còn đọng mãi trong lòng mọi người. Chương trình Điểm hẹn văn nghệ hôm nay chúng tôi dành trọn vẹn thời lượng để giới một số tác phẩm nghệ thuật chủ đề “Cảm xúc Tháng 10”. Thơ phổ nhạc: “Cảm xúc Tháng 10” (Thơ: Tạ Hữu Yên; nhạc: Nguyễn Thành). Câu chuyện phóng viên: Trò chuyện với phóng viên Lệ Quyên về Giải thưởng Bùi Xuân Phái 2018. Thưởng thức tác phẩm: Phim tài liệu “Hà Nội của tôi”. (Điểm hẹn Văn nghệ 13/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 3/7/2017
Lượt nghe: 1635
Là một trong những bộ phim hoạt hình hiếm hoi làm về đề tài bạo lực học đường, "Dáng hình thanh âm" của đạo diễn Naoko Yamada đem đến cho người xem một góc nhìn mới - góc nhìn của chính những đứa trẻ trong cuộc - về bạo lực học đường. Không né tránh những cảnh bạo lực, nhưng phim vẫn có một cái kết sáng, một cách giải quyết nhân văn chứ không u ám như một số bộ phim dành cho độ tuổi trưởng thành. Có lẽ chỉ với tuổi thơ, sự nhân hậu và tình yêu, người ta mới có thể tin rằng ký ức được viết từ bút chì, có thể xóa bỏ những mảng đen tối nhất và chỉ giữ lại những gì đẹp đẽ nhất. (Điểm hẹn văn nghệ 01/7/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 20/7/2018
Lượt nghe: 923
Mở đầu chương trình hôm nay, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ với phóng viên Phương Thúy để nghe chị chia sẽ những cảm nhận về triển lãm tranh: “Những phác thảo tranh của họa sĩ Nguyễn Gia Trí”. Tiếp đó, trong chuyên mục “Thưởng thức tác phẩm” mời các bạn cùng nghe những chia sẻ của bạn Cấn Thị Huyền- K60 Văn học, trường Đại học KHXH & NV- ĐHQGHN về bộ phim “Trăng nơi đáy giếng” của đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn. Ngoài ra, chương trình còn có những nội dung hấp dẫn khác như: Chia sẻ của nhạc sĩ Trần Thanh Tùng khi ông phổ nhạc ca khúc “Nơi em về làm dâu” từ bài thơ “Sông Cầu” của nhà thơ Đỗ Trung Lai. Phần cuối chương trình là giai thoại về nhà thơ Đỗ Trung Lai. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 26/07/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2015
Lượt nghe: 1913
Trong không khí của liên hoan phim Việt Nam lần thứ 19, chuyên mục câu chuyện phóng viên góp một điểm nhìn về mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh qua theo dõi những bộ phim được chuyển thể từ tác phẩm văn học gần đây. Phần thưởng thức tác phẩm là trải nghiệm dịu dàng và sâu lắng của một độc giả trẻ dành cho tiểu thuyết “Triệu phú khu ổ chuột” của Vikas Swarup. Cuối chương trình là những câu chuyện thú vị về một nhà văn dành trọn cuộc đời viết cho thiếu nhi. (Điểm hẹn Văn nghệ 28/11/2015)
Ngày phát hành 11:36 | 7/4/2021
Lượt nghe: 2408
Được nâng cấp từ phiên bản web-drama, bộ phim của đồng đạo diễn Trấn Thành và Vũ Ngọc Đãng khai thác câu chuyện rất "đời" về tình cảm cha con, tạo nên nhiều cung bậc cảm xúc với khán giả. (Điểm hẹn văn nghệ 27/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2019
Lượt nghe: 971
Bộ phim của đạo diễn Trần Mỹ Hà (Hãng phim Giải phóng sản xuất) đề cao bản lĩnh, nghị lực phi thường của một cô gái trẻ quyết tâm khôi phục lại nghề làm nước mắm truyền thống của gia đình đang có nguy cơ bị mất. Hải Nguyệt cũng là vai chính đầu tiên của nghệ sĩ Hồng Ánh với “Nghệ thuật thứ bảy”. (Điểm hẹn văn nghệ 13/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 8/5/2017
Lượt nghe: 1506
Hành động trả lại bằng khen của đạo diễn Lương Đình Dũng ngay trong đêm trao giải Cánh diều 2016 cho thấy giữa ban giám khảo với cá nhân nghệ sỹ ít nhiều có mâu thuẫn, thiếu sự đồng thuận gặp gỡ nhau trong quan niệm sáng tạo. Người ủng hộ, người phản đối hành động này đều có lý lẽ riêng, song nếu nhìn khái quát thì có thể thấy việc trả lại giải thưởng không hề mới trong lĩnh vực văn chương nghệ thuật, đằng sau đó là những câu chuyện liên quan đến quyền lợi, danh dự, trách nhiệm, cách thức quy chế bình xét giải. (Điểm hẹn văn nghệ 06/5/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017
Lượt nghe: 1583
Giữa vô số những bộ phim của điện ảnh Hàn Quốc cũng như thế giới luôn ưu ái phái nữ với mô típ hoàng tử - công chúa, bộ phim "Cô nàng ngổ ngáo" (bản năm 2001) của đạo diễn Kwak Jae Jong lại có phần khác biệt. Đối với nhiều khán giả nam, đặc biệt với những người có "gấu đang sống ở thì tương lai", bộ phim là "câu chuyện Lọ Lem" của mọi chàng trai, khi nam chính Kyun Woo "vừa xấu, vừa nghèo, học kém" mà lại có cô bạn gái xinh như mộng! (Điểm hẹn văn nghệ 25/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 2/10/2017
Lượt nghe: 1161
Thực hiện cổ phần hóa ở Hãng Phim truyện Việt Nam là điều tất yếu. Nhưng cổ phần hóa như thế nào để đảm bảo lợi ích chung liên quan đến một thương hiệu nghệ thuật, liên quan đến quyền lợi và sức sáng tạo của các nghệ sỹ? Cổ phần hóa như thế nào để góp phần phát triển nền điện ảnh Việt Nam chứ không phải là lợi dụng để trục lợi cho một doanh nghiệp hay cá nhân nào đó? Những giọt nước mắt của bao nghệ sỹ tâm huyết có là vô ích, liệu họ có nhận được một câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này? (Điểm hẹn văn nghệ 30/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2020
Lượt nghe: 2772
Bộ phim tài liệu của đạo diễn Jin Mo Young từng trở thành hiện tượng của màn ảnh Hàn Quốc kể về cuộc sống của cụ ông Jo Byeong Man 98 tuổi và cụ bà Kang Gye Yeol 89 tuổi tại vùng núi của tỉnh Gang Won, Hàn Quốc. (Điểm hẹn văn nghệ 26/9/2020)
Ngày phát hành 11:54 | 18/11/2024
Lượt nghe: 132
“Anh thầy ngôi sao”: Bộ phim xây dựng hình tượng thầy giáo trẻ
Bộ phim “Anh thầy ngôi sao” của đạo diễn Đỗ Đức Thịnh kể về cuộc đời của Hoàng- chàng trai đam mê âm nhạc và luôn mong muốn trở thành ca sĩ nổi tiếng. Vì nóng lòng muốn được đứng biểu diễn trên sân khấu mà anh sập bẫy kẻ gian và mắc nợ một số tiền lớn. Quá đau buồn, Hoàng đã chấp nhận rời đến Xóm Quí - một làng chài nhỏ ngoài đảo để dạy học và dạy nhạc. Tại đây anh dần thích nghi với cuộc sống thiếu thốn đủ bề. Lớp học là căn lán dựng tạm chỉ có mấy em học sinh đủ mọi lứa tuổi. Đời sống lam lũ của người dân nơi đây đã khiến Hoàng nhiều lúc muốn bỏ cuộc. Nhờ sự giúp đỡ của ông Bừng (trưởng xóm) và cô Sâm, anh ngày càng gắn bó với làng chài nhiều hơn, từng bước vượt qua khó khăn để mang đến những giờ học đầy sảng khoái cho trẻ em nghèo tại một hòn đảo xa đất liền không có sóng điện thoại. Bộ phim “Anh thầy ngôi sao” tuy có nhiều chi tiết gây hài, nhưng ẩn trong đó là câu chuyện về sự cho đi và nhận lại của một nghề cao quý trong xã hội - nghề giáo viên. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 0:0 | 15/12/2017
Lượt nghe: 1548
Bộ phim "Dạ cổ hoài lang" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng được dựng lại dựa trên vở kịch cùng tên do tác giả Hoàng Thanh chuyển thể cách đây hơn 20 năm. Từ sân khấu kịch đến màn ảnh rộng, bộ phim “Dạ cổ hoài lang” luôn khiến khán giả phải thổn thức bởi nỗi cô đơn, buồn tủi của một số người Việt đang sinh sống và làm việc nơi xứ người (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Nốt nhạc trầm trong Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 20: lần đầu tiên điện ảnh nhà nước hoàn toàn vắng bóng ở hạng mục Phim điện ảnh. Chút băn khoăn khi hầu hết những bộ phim điện ảnh tham dự LHP đều chú trọng yếu tố giải trí, thương mại được nhà báo, nhà biên kịch Đoàn Minh Tuấn chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Những kỷ niệm ngọt ngào của tác giả Bùi Văn Dung khi ông sáng tác bài thơ "Gửi nắng cho em" và được nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc thành bài hát cùng tên cũng sẽ được nhà thơ Nguyễn Thị Mai cảm nhận trong chuyên mục "Thơ phổ nhạc". (Điểm hẹn văn nghệ 16/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2016
Lượt nghe: 1456
Bộ phim “Vĩnh cửu” thêm một lần nữa khẳng định tài năng và sức sáng tạo của đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Đây là bộ phim nghệ thuật mang lại cho người xem những chiêm nghiệm về cuộc sống, về tình yêu và cái đẹp (Thưởng thức tác phẩm). Sự đồng điệu giữa hai tâm hồn nghệ sĩ: nhà văn Nguyễn Nhật Ánh và nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn đã tạo nên nhạc phẩm mang nhiều dấu ấn cá nhân “Thành phố tình yêu và nỗi nhớ” (Thơ phổ nhạc). Khuynh hướng tôn trọng nghệ thuật chèo truyền thống và khuynh hướng cách tân làm mới sân khấu chèo được người làm nghệ thuật nhìn nhận ra sao? (Câu chuyện phóng viên). Một số tài lẻ của nhà thơ Hữu Thỉnh qua góc nhìn của đồng nghiệp (Giai thoại văn nghệ sĩ). (Điểm hẹn văn nghệ 22/10 + 27/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 18/6/2019
Lượt nghe: 938
Bộ phim của đạo diễn Torsten Körner và Matthias Schmidt (được Viện Goethe chọn trình chiếu trong Liên hoan phim tài liệu châu Âu - Việt Nam lần thứ 10) kể về cuộc đời của Thủ tướng Angela Merkel từ nhà vật lý Đông Đức trở thành một trong những người quyền lực nhất thế giới phương Tây. (Điểm hẹn văn nghệ 15/6/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2020
Lượt nghe: 2219
"Chim Sắt" là biệt danh của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Thị Thu Nguyệt. Bà là một trong những phụ nữ đầu tiên tham gia đội Biệt động Sài Gòn. Trong thời gian hoạt động cách mạng, 3 lần bà bị đày ra Côn Đảo. (Điểm hẹn văn nghệ 01/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 23/11/2020
Lượt nghe: 2274
Là phim Việt đầu tiên đoạt giải cao nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Busan - Hàn Quốc, một trong những LHP lớn nhất châu Á, bộ phim “Ròm” của đạo diễn Trần Thanh Huy khai thác chủ đề người lao động, đặc biệt các thiếu niên đường phố. Phim được công chiếu tại các rạp trên toàn quốc sau nhiều lần lỡ hẹn. (Điểm hẹn văn nghệ 24/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 21/3/2018
Lượt nghe: 998
Dù thắng lớn tại Oscar năm nay, nhưng dường như bộ phim “Dáng hình của nước” của đạo diễn Guillermo del Toro (Mê-hi-cô) chưa làm hài lòng, hay nói cách khác là chưa khiến cho tất cả công chúng cảm thấy “tâm phục khẩu phục”. Một giải Oscar không thể nói hết được sáng tạo của những người làm điện ảnh trong một năm, nhưng qua đó cũng thể hiện phần nào điều này chăng, rằng điện ảnh thế giới cũng đang có những khó khăn trong khám phá đề tài mới, cách thể hiện mới để tạo được cú bứt phá ngoạn mục, tạo nên những phim “bom tấn”, những “siêu phẩm” điện ảnh. (VOV6 Điểm hẹn văn nghệ 22/3/2018)
Ngày phát hành 15:31 | 16/2/2021
Lượt nghe: 3376
Lấy ý tưởng từ truyện ngắn “Người về bên bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh, "Người trở về" nói về cuộc đời của Mây - cô gái trẻ từ chiến trường trở về vào đúng ngày người yêu đi lấy vợ. (Điểm hẹn văn nghệ 06/02/2021)