Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 28 kết quả

"Cha tôi ra tòa" và "Đồ tích trữ": Những truyện ngắn giàu tính nhân văn

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020

Lượt nghe: 1368

Chi tiết giả tưởng trong truyện ngắn "Cha tôi ra tòa" như gia đình nghèo no đủ nhờ mùi thức ăn của ông nhà giàu hay trả tiền bằng tiếng kêu của các đồng xu khiến chúng ta nhớ tới truyện ngụ ngôn Laphongten, truyện cổ tích Andersen. Một câu chuyện hài hước mang lại nụ cười hóm hỉnh cho người đọc, người nghe và cũng khiến chúng ta hiểu hơn ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc. Còn “Đồ tích trữ” là câu chuyện ý nghĩa về tình cảm của những người thân trong gia đình

"Trên đỉnh giời": Ranh giới giữa bản năng và nhân tính

Ngày phát hành 9:23 | 11/3/2024

Lượt nghe: 606

Những trang đầu nhà văn đặc tả bối cảnh cuộc sống của một gia đình miền núi trên đỉnh trời chỉ có mây và núi, thực sự cách biệt, cô lập và buồn tẻ. Để lý giải vì sao khi người mẹ mất đi, cuộc sống của những đứa trẻ trở nên bị đe dọa, cư xử của người cha trở nên cùng quẫn đến vậy. Không vòng vo, nương nhẹ, ngay đầu truyện nhà văn đi thẳng vào chiếc giường, chú tâm miêu tả sự sắp xếp, trình tự vị trí chỗ nằm của từng người trong gia đình. Chỉ có một nhà văn giàu trải nghiệm, sắc sảo, thậm chí là đáo để mới đi thẳng vào góc khuất sâu thẳm, không nề hà ngại ngùng. Những đối thoại của người cha với người bà đã cho thấy tất cả và từ đó soi chiếu được tất cả những tăm tối trái ngang. Đó là tệ nạn rượu chè, vấn nạn quan hệ cận huyết do điều kiện sống, do lối sống bản năng, do sự kém hiểu biết, lạc hậu. Không khai thác cuộc sống nghèo đói, nhưng người đọc thừa sức hình dung. Điều mà nữ nhà văn chạm tới là đời sống tinh thần khi mà tất cả ngủ trên một cái giường, cuộc sống thiếu tiện nghi, sự tăm tối thiếu ánh sáng văn minh, không giao lưu với bên ngoài khiến con người ta trở nên quẩn quanh, bế tắc, dễ làm càn. Thói quen sống cam chịu khiến họ là nạn nhân của chính họ. Nhà văn Y Ban chính là người phát hiện và là người cảnh tỉnh, rung hồi chuông báo động. Phải thương lắm nhà văn mới viết dữ dằn thế. Nhiều chi tiết đọc lên thấy gai người và đầy ám ảnh: “Cả đêm nó thức để canh bố, để bảo vệ em gái và chính mình”. Ranh giới của bản năng và nhân tính, giữa sự u tối và tội ác thật mong manh, thật đáng sợ khi con người sống không có ý chí và hiểu biết. Cái kết lửng càng có sức lay động. Nhân vật “nó” thật đáng thương. Rồi ra số phận mẹ con nó thế nào, có bao phụ nữ vùng cao như nó đang phải sống như thế vẫn là những dấu hỏi lớn. Dẫu sao vẫn có ánh sáng niềm tin. Lớp trẻ lớn lên ở vùng cao có nhận thức hiểu biết hơn, sẽ vượt thoát, sẽ không chấp nhận cuộc sống u tối. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)

"Từ bỏ": Một truyện ngắn về người đồng tính của Nguyễn Ngọc Tư

Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019

Lượt nghe: 1573

Trong môt gia đình đa phần là phụ nữ thì cậu con trai duy nhất, tên Cường, đã quyết định chuyển giới để trở thành phái yếu, thậm chí để xây dựng đời sống hôn nhân với một người đàn ông. Và giờ cái tên Cường không còn nữa, mà chuyển thành Mộng Yên. Dĩ nhiên cả gia đình không ai tán thành, ủng hộ việc này, song phản đối một cách quyết liệt nhất chính là người cha, mà ở trong truyện, qua lời kể của đứa cháu, người cha của Cường được kêu bằng ông ngoại...(Đọc truyện đêm khuya phát 7/11/2019)

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

“Trăng sáng vườn dưa”: Tính nhân văn và cái đẹp của con người

Ngày phát hành 14:16 | 26/6/2023

Lượt nghe: 883

Cuộc đời con người ta hẳn ai cũng có lúc mắc phải sai lầm, chỉ là sai lầm nhỏ hay to, sửa sai được hay không mà thôi. Lão Điểu-nhân vật chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe, không phải mắc một mà hai sai lầm, song rất may là lão biết đứng dậy và kịp thời làm lại. Lần thứ nhất, lão phải lòng Loan-người đã có một đời chồng và một đứa con, dẫn đến việc phản bội đồng đội, xóm làng, quê hương làm tay sai cho quân Pháp. Lần thứ hai, lão định theo bọn phản động trong nước…Cả hai lần lão đều phải trả giá là mất đi hai ngôi nhà to. Nhưng cái mất lớn hơn đối với lão không phải là giá trị vật chất mà là lòng tin. Lần thứ nhất là của anh em đồng đội, bà con hàng xóm láng giềng, lần thứ hai là của các con…Nhưng cái hay, cái giá trị của tác phẩm và nó cũng thể hiện bản lĩnh của lão Điểu là lão biết đứng dậy một cách tự tin và kiêu hãnh, quyết tâm làm lại cuộc đời. Dẫu không còn nhà để ở, dẫu ba anh con trai xa lánh hắt hủi, thì lão cũng không lấy đó làm buồn phiền, hay một lời ca thán oán trách. Lão lặng lẽ ra ở riêng trong một túp lều lợp rạ ở bìa làng cùng một thuở ruộng để trồng dưa. Ruộng dưa ấy, dưới bàn tay chăm chỉ đào sâu cuốc bẫm của lão, đã cho ra đời những quả dưa “như đàn lợn con béo múp” và ngọt lịm. Những quả dưa đã nuôi sống lão và cho lão niềm vui sống. Với cái nhìn nhân văn giàu lòng vị tha, nhà văn đã không xây dựng nhân vật lão Điểu đi theo hướng bi kịch, dẫn tới kết cục buồn đau. Người đọc người nghe không hề ghét bỏ lão, trái lại còn lo lắng và tỏ ra thương cảm cho cuộc đời gập ghềnh của lão. Hình ảnh cô gái xuất hiện trong túp lều của lão Điểu ở phần cuối truyện mang không khí liêu trai, hiện thực huyền ảo, song chứa nhiều ẩn dụ. Nó là phần tốt đẹp trong con người lão, luôn thường trực trong lão và có dịp thì trỗi dậy. Nó cũng thể hiện khát khao cái đẹp, hướng thiện trong bất cứ con người nào chứ không riêng gì lão Điểu. Vì thế, truyện gây ấn tượng trong lòng người đọc người nghe bởi tính nhân văn và cái đẹp của con người. (Lời bình của BTV Nguyễn Vũ Hà)

3 tính cách 1 đam mê

3 tính cách 1 đam mê

Ngày phát hành 18:26 | 14/6/2023

Lượt nghe: 694

Tại Lunet Art Galerie, Hà Nội đang diễn ra triển lãm “Amber”, giới thiệu 30 tác phẩm sơn mài của ba nghệ sĩ Nguyễn Thùy Vân, Đinh Ngọc Cảnh và Ekkehard Altenburger. (Làn sóng nghệ thuật)

A Múi: Một câu chuyện xúc động về người đồng tính

A Múi: Một câu chuyện xúc động về người đồng tính

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019

Lượt nghe: 1122

Hãy mở lòng để yêu thương, dẹp tan sự kỳ thị và đặt họ đúng chỗ với giá trị con người họ đối với xã hội. Ai sinh ra cũng có quyền được hạnh phúc, được cho đi và nhận lại yêu thương...Đó là thông điệp mà tác giả Nguyễn Thu Hà nhắn gửi qua truyện ngắn "A Múi" phát 15/04/2019

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 837

Tính chân thực là một trong những đặc tính quan trọng của nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Hiện nay, khi công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, tính chân thực của ảnh báo chí càng được quan tâm. Ảnh báo chí nếu không bảo đảm tính chân thực sẽ làm mất lòng tin của độc giả. PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Tiến Dũng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 29/05/2019)

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021

Lượt nghe: 1343

Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...

Bác thợ giầy vui tính

Bác thợ giầy vui tính

Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017

Lượt nghe: 1805

Tính cách vui vẻ hòa đồng sẽ giúp chúng ta luôn tự tin làm những điều mình mong muốn. Trong câu chuyện cổ tích này cũng vậy, tính cách vui vẻ của bác thợ giầy đã giúp cho bác cùng gia đình luôn rộn ràng tiếng cười và bình an trong cuộc sống. (Kể chuyện và hát ru 10/10/2017)

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Đạo diễn sân khấu dân tộc: Người mang đến tính chuyên nghiệp cho nghệ thuật truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 20/4/2015

Lượt nghe: 1377

Cùng với diễn viên, đạo diễn là người đặt những viên gạch đầu tiên cho một vở diễn-tác phẩm sân khấu. Người ta nói rằng: "Không có đạo diễn, vở diễn không thể mở màn"

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo

Họa sĩ trẻ: Cần định hình được cá tính và phong cách sáng tạo

Ngày phát hành 9:52 | 8/3/2021

Lượt nghe: 1504

Trong xã hội thông tin, các họa sĩ trẻ có nhiều cơ hội giao lưu, kết nối, học hỏi những trào lưu sáng tác mới. Tuy vậy, bất cứ một hoạt động sáng tạo nào cũng cần nỗ lực tự thân và liệu rằng tại nước ta đã hình thành một thế hệ họa sĩ trẻ định hình được cá tính và phong cách sáng tạo? PV VOV6 trao đổi với họa sĩ Đỗ Hiệp, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nghệ sĩ Trẻ, Hội Mỹ thuật Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 03/3/2021)

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài

Họa sĩ Trịnh Quế Anh - Một cá tính riêng với sơn mài

Ngày phát hành 12:58 | 10/7/2023

Lượt nghe: 741

Là họa sĩ trẻ nhưng Trịnh Quế Anh có nhiều sáng tạo với chất liệu sơn ta truyền thống. Tranh của chị mang đến sự rung động với người xem bởi sự trong trẻo, yên bình đến lạ! Những hình ảnh rất đời thường, rất gần gũi những đã biến hóa trở nên ấn tượng và có chiều sâu khi được chuyển tải trên tranh sơn mài từ chất liệu sơn ta. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật, mời quý vị và các bạn gặp gỡ và nghe câu chuyện của họa sĩ Trịnh Quế Anh. (Hành trình sáng tạo 09/7/2023)

Kịch nói "Người yêu của cha tôi":Khi những toan tính vụ lợi nhân danh tình thương

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 25/7/2017

Lượt nghe: 1979

"Gà trống nuôi con" khi con cái lớn lên, trưởng thành, cô đơn, buồn bã, ông bố trong câu chuyện kịch đã dần tìm thấy niềm vui cùng người phụ nữ đồng cảnh ngộ. Vậy nhưng, các con của ông không chấp nhận tình cảm của cha mình vì sự ích kỷ, toan tính nhỏ nhen. Mấy anh em, vợ chồng đã xúm lại, cùng cố ngăn cản cuộc tình muộn này. Chuyện tình cảm của người cha già liệu có tìm được kết thúc có hậu?

Kịch tình huống "Hòa cả làng": Cái kết của những toan tính "mèo mả gà đồng"

Kịch tình huống

Ngày phát hành 0:0 | 28/6/2016

Lượt nghe: 3086

Những kẻ làm ăn bất chính sau bao "phi vụ" luôn tìm cách dè chừng, bầy mưu tính kế hãm hại nhau. Không ít người lương thiện, thật thà bị chúng biến thành công cụ, thành những "quân cờ" trong nước đi phi pháp... Nhưng rồi, "vỏ quýt dầy có móng tay nhọn", chân lý không bao giờ đứng về phía "bóng tối"

Kịch vui "Giành ghế": Những toan tính về quyền lợi

Kịch vui

Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2015

Lượt nghe: 1357

Hai xã sáp nhập, một chủ tịch sẽ mất chức. Hai người vợ của họ vào cuộc, người thì cài bẫy để đối thủ của chồng vướng án chơi bời, kẻ lại phục thuốc ngủ khiến kẻ đối địch rơi vào chuyện bạo hành vợ. Liệu rằng những toan tính ấy có mang đến những điều mà họ chờ đợi? Kịch vui: Giành ghế - Tác giả Mỹ Dung.

KTS Phạm Hoàng Phương: "Công viên, vườn hoa tạo dựng bản sắc kiến trúc, tính nhận diện cho đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:32 | 18/3/2024

Lượt nghe: 857

So với các nước trên thế giới, không gian công cộng ở nước ta còn khá đơn giản về thể loại, hình thức thiết kế, hay trải nghiệm. Thêm vào đó, số lượng mảng xanh cùng không gian chung đang dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Hiện, Hà Nội đang tích cực triển khai chỉnh trang một số công viên, vườn hoa trên địa bàn. Việc làm này, theo Thạc sỹ-KTS Phạm Hoàng Phương đã nhận được sự đánh giá cao của giới KTS và sự vui mừng, phấn khởi của người dân. Cũng xin nói thêm, KTS Phạm Hoàng Phương hiện công tác tại Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng); là người có hơn 20 năm kinh nghiệm thiết kế và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch - quản lý phát triển đô thị:

KTS Phạm Hoàng Phương: "Di sản công nghiệp xác lập tính nhận diện, bản sắc văn hóa và thương hiệu của đô thị"

KTS Phạm Hoàng Phương:

Ngày phát hành 11:9 | 8/12/2023

Lượt nghe: 985

Diễn ra trong gần 2 tuần lễ cuối tháng 11 vừa qua, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội đã mang lại thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn lớn trong cộng đồng. Rất đông du khách đã đến tham quan, trải nghiệm tại 2 di sản công nghiệp, đó là Nhà máy xe lửa Gia Lâm và Tháp nước Hàng Đậu. Điều đó cho thấy di sản công nghiệp nếu biết sử dụng đúng cách sẽ có một sức sống mới. Vấn đề đặt ra là, theo Ths-KTS Phạm Hoàng Phương-Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng), chúng ta cần tạo một hành lang pháp lý trong việc bảo tồn và phát huy di sản kiến trúc công nghiệp. Bên cạnh đó là sự chung tay của các KTS, các văn nghệ sỹ trong việc đóng góp ý tưởng cho việc tái thiết những di sản công nghiệp ở các thành phố lớn thành những không gian văn hóa hữu ích, đem lại giá trị kinh tế-văn hóa-xã hội:

Mặt nạ trong sân khấu Tuồng: Thông điệp về tính cách nhân vật

Mặt nạ trong sân khấu Tuồng: Thông điệp về tính cách nhân vật

Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015

Lượt nghe: 3042

Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng

Một cá tính sáng tạo độc đáo

Một cá tính sáng tạo độc đáo

Ngày phát hành 0:0 | 5/4/2020

Lượt nghe: 1225

Dù chụp ở một thời kỳ đầy khó khăn, thiếu thốn, hầu hết những bức ảnh đều được nhiếp ảnh gia Hà Tường bấm máy trong những thời điểm ngẫu hứng, nhưng mỗi tác phẩm vẫn chất đầy trong đó những tâm tư, tính cách và số phận của nhân vật. (Làn sóng nghệ thuật 03/4/2020)

Một cá tính sáng tạo nghệ thuật

Một cá tính sáng tạo nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 4/5/2020

Lượt nghe: 485

"Ngã ba Đồng Lộc" (đếm bom); "Ngã ba Đồng Lộc" (cắm tiêu); Tĩnh vật lọ hoa trên ghế trúc…là những tác phẩm tiêu biểu của họa sĩ Lê Huy Hòa. Năm 2012, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 24/4/2020)

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga: "Đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học"

Nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga:

Ngày phát hành 15:16 | 5/6/2023

Lượt nghe: 692

Vừa qua, việc một số trường đại học đưa môn Văn vào tổ hợp xét tuyển ngành Y nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận. Có người đồng tình, nhưng cũng có người cho rằng không phù hợp. Trong cuộc trò chuyện với phóng viên chuyên mục Tiếng nói Văn nghệ sỹ, nhà văn Nguyễn Thị Việt Nga-Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng, nếu các trường Y chọn môn Văn thì cũng có chủ đích vì học sinh học giỏi môn học này thì ít nhất cũng có khả năng diễn đạt và dễ thấu hiểu, chia sẻ, đồng cảm với người bệnh về mặt tâm lý. Tuy nhiên, phương án đưa môn Văn và rút môn Toán hoặc môn Hóa ra khỏi các môn tuyển sinh ngành Y thì cần tính toán thật sự kỹ lưỡng và khoa học; phải trải qua quá trình nghiên cứu, đánh giá của các nhà khoa học, nhất là các nhà khoa học ngành Y (Văn nghệ 06/06/2023)

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng: Một cá tính âm nhạc sáng tạo

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng: Một cá tính âm nhạc sáng tạo

Ngày phát hành 9:50 | 8/9/2021

Lượt nghe: 685

Nhạc sĩ Trần Thanh Tùng được biết đến với nhiều ca khúc nổi tiếng như: Tình khúc Nguyệt Hồ, Đừng ví em là biển, Nơi em về làm dâu, Tình rừng,… Ông đã mang đến không gian âm nhạc phong phú, đánh thức sự rung động của người nghe. (Hành trình Sáng tạo 05/9/2021)

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

Những nhân vật với sự bất biến của tính cách: Nét đặc thù của kịch bản Tuồng truyền thống

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017

Lượt nghe: 1590

Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Thơ thế sự: Có cần tính nghệ thuật?

Ngày phát hành 0:0 | 19/9/2019

Lượt nghe: 761

Vẻ đẹp của ngôn ngữ thơ là vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật. Nhưng, thơ thế sự phản ánh hiện thực các vấn đề của đời sống xã hội, nội dung gắn liền với những nỗi niềm cuộc đời và nhân sinh. Liệu rằng, tính nghệ thuật có cần trong thơ thế sự? PV VOV6 mạn đàm với nhà thơ Vương Trọng xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 18/09/2019)

Triển lãm của ba cá tính nghệ thuật

Triển lãm của ba cá tính nghệ thuật

Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020

Lượt nghe: 635

Họa sĩ Hoàng Võ, Thái Vĩnh Thành và Lê Hải Triều (ở TP.HCM) cùng góp mặt trong một triển lãm tại Hà Nội có cái tên lạ: “Ờ”. (Làn sóng nghệ thuật 10/01/2020)

Truyện "Quả Cam": Bài học về tính trung thực (Phần 1)

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018

Lượt nghe: 1064

Cam là loại hoa quả được yêu thích và sử dụng phổ biến trong cuộc sống của con người. Quả cam có tới 9 tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe của chúng ta. Trong chương trình hôm nay, các bạn cùng nghe phầu đầu truyện ngắn “Quả cam” của tác giả Khải Nguyên. Cây cam không phát triển tốt, quả cam không lớn được vì bị sâu phá hoại. Chú bé dùng súng cao su định đuổi con sâu đi nhưng lại vụng về làm rụng hết lá cây cam. May nhờ cô bé dùng thuốc diệt trừ sâu phá hoại mà cây cam đã ra quả thật to, thật ngon. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 19/03/2016)

Truyện cổ tích "Tham ăn": Bài học cho những kẻ xấu tính

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 1/6/2018

Lượt nghe: 936

Có một ông quan giàu có nhưng lại tham lam và rất keo kiệt nữa. Hai bác nông dân bàn với nhau sẽ dạy ông quan một bài học ra trò. Ông quan không những mất nhiều táo mà còn phải đi bộ một chặng đường dài với cái bụng đói nữa. Vì tính xấu tham ăn lại keo kiệt của mình khiến ông chịu biết bao nhiêu là cực khổ. Và chắc sau khi bị hai bác nông dân dạy cho một bài học nhớ đời, ông ta sẽ bỏ ngay những tính xấu của mình. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 21/05/2018)

Truyện ngắn "Tui mua ông Bụt ngồi lề đường": Ánh sáng Phật tính thánh thiện, trong lành

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2018

Lượt nghe: 1303

Câu chuyện giản dị đến mức tối giản. Hình ảnh "ông Bụt con nít' xuyên suốt tác phẩm. Người bán hàng là người có Phật tính trong lòng. Hình ảnh ông Bụt mang dáng điệu nhân từ, thoát tục như một kết nối đánh thứ Phật tính trong hai người đàn ông đi xe máy trên đường. Phật tính là một phẩm chất uyên nguyên, vốn có trong mỗi con người, cũng như Nho giáo quan niệm "Nhân chi sơ tính bản thiện". Song, vì hoàn cảnh sống, vì ý thức tu luyện không có, hoặc có nhưng không thường trực nên Phật tính cứ thế phai nhạt dần...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 11/6/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30

Đọc truyện dài kỳ (đang phát)

18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ