Hệ thống tìm thấy 21 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 31/3/2019
Lượt nghe: 882
Chiến tranh cách mạng là đề tài tâm huyết của họa sỹ lão thành Dương Viên (Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2012), tiêu biểu như “Xuất kích”, “Thư nhà”, “Trận địa trên cao”, “Gặp gỡ”, “Niềm tin”…(Câu chuyện nghệ thuật 29/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016
Lượt nghe: 2793
Năm 1952, với sự ra đời vở tuồng Chị Ngộ - vở diễn đầu tiên về đề tài chiến tranh cách mạng của Đoàn Tuồng Liên khu 5 - đơn vị nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sĩ, diên viên tai danh của sân khấu Tuồng miền Trung - gây được tiếng vang lớn, đánh dấu việc bộ môn nghệ thuật truyền thống này tiếp cận và khai thác thành công mảng đề tài này. Hơn nửa thế kỷ đã qua, những thành công gặt hái được từ vở tuồng Chị Ngộ vẫn là bài học mang ý nghĩa to lớn với những người làm tuồng hiện nay trong việc khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng, đồng thời là kinh nghiệm xây dựng và chuyển hóa mô hình nhân vật từ sân khấu tuồng cổ sang con người đương đại...
Đó chính là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN và giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2019
Lượt nghe: 853
Với những trang viết mô tả rất chân thực, tinh tế và sống động những thuần phong mĩ tục của người làng quê sau lũy tre làng, nhà văn Kim Lân đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho những truyện ngắn của mình từ chính những khám phá các giá trị văn hóa cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc...(Tìm trong kho báu phát 2/1/2020)
Ngày phát hành 8:19 | 10/4/2024
Lượt nghe: 937
Theo lời kể của bà Mười thì ông Tư cụt tên thật là Nguyễn Văn Dũng, tên thánh là Phê-rô. Ông là con thứ tư trong một gia đình Công giáo. Của cải từ thời ông cố để lại, đến đời cha mẹ ông thêm nghề buôn bán tơ lụa với người Pháp, Bồ Đào Nha, Trung Quốc… nên trở thành nhà tư sản lớn nhất thời ấy ở phía Bắc. Dũng ngay từ nhỏ tính khí hiền lành nên được cha mẹ gửi vào nhà thờ. Vì thế khi biến cố gia đình xảy ra thì may mắn thoát nạn và Dũng đã theo dòng người di cư vào Nam. Anh kết hôn với cô Lài và sinh ra Hùng Hippie. Sơn rất cảm phục Hùng vì tính khí mạnh mẽ, quyết đoán, luôn mang trong mình lý tưởng về công cuộc giải phóng. Phải chăng vì điều này mà chính quyền Sài Gòn đã ra lệnh bắt giữ ông Dũng, tức Tư cụt hòng khiến Hùng Hippie phải lộ diện? Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.
Ngày phát hành 0:0 | 1/5/2019
Lượt nghe: 13052
PV VOV6 trao đổi với NSND Phạm Ngọc Khôi (Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam) về “Làm mới” các tác phẩm âm nhạc đã đi cùng năm tháng. (Làn sóng nghệ thuật 30/4/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015
Lượt nghe: 1199
Qua chặng đường đấu tranh gian khổ, hy sinh,70 năm qua, nhân dân Việt Nam đã biểu hiện phẩm chất cao đẹp,luôn trân trọng giá trị làm người.Cất cao tiếng thơ ngợi ca đất nước, ngợi ca nhân dân, các nhà thơ Nguyễn Đình Thi,Xuân Diệu, Tố Hữu,Chế Lan Viên,Huy Cận làm sống dậy không khí cách mạng.(Tiếng thơ 30/08)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020
Lượt nghe: 656
Sinh thời, nhà văn Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau”. Thực tế, từ những truyện ngắn đầu tay, nhà văn xứ Nghệ đã bám vào hiện thực cuộc sống trên quê hương mình để sáng tác...
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2020
Lượt nghe: 722
Thời gian qua, đề tài chiến tranh cách mạng nhìn từ góc độ sáng tạo nghệ thuật được giới làm nghề xác định rất cần thiết và vô cùng quan trọng trong đời sống đương đại. Nhiều tác phẩm sân khấu về đề tài chiến tranh khơi dậy niềm tự hào dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn hiện diện và đồng hành trong đời sống tinh thần của người Việt. PV VOV6 trao đổi với Nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/4/2016
Lượt nghe: 2656
Cải lương - loại hình ca kịch non trẻ nhất của sân khấu truyền thông vốn gắn liền với mảng đề tài xã hội, phản ánh những mối quan hệ gia đình bi lụy... Nhưng, sau năm 1954, khi những người nghệ sĩ tiên phong của sân khấu Cải lương Bắc "đứng trong đội hình" sân khấu cách mạng đã thổi vào những làn điệu "vọng cổ" ngọt ngào nguồn sinh khí mới. Câu chuyện giữa PV Trần Hiếu và đạo diễn - NSND Hoàng Quỳnh Mai - Phó giám đốc Nhà hát Cải lương Việt Nam xoay quanh chủ đề: Nghệ thuật Cải lương với đề tài chiến tranh cách mạng
Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2019
Lượt nghe: 829
Cũng như nhiều văn nghệ sĩ cùng thời, Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công rồi tới thời kỳ 9 năm kháng chiến chống Pháp tác động mạnh mẽ vào ý thức sáng tạo của nhà văn Nam Cao. Giai đoạn sau Cách mạng đánh dấu chuyển biến lớn trong tư duy sáng tác của nhà văn, in đậm trong một số tác phẩm tiêu biểu như truyện ngắn “Đôi mắt”, nhật ký “Ở rừng”...(Tìm trong kho báu phát 5/12/2019)
Ngày phát hành 14:43 | 28/2/2021
Lượt nghe: 2101
Sở hữu giọng nam cao, rất phù hợp với tác phẩm chính ca, NSUT Đăng Dương không chỉ được biết đến với một chất giọng rất đặc biệt, với những ca khúc đi cùng năm tháng như: “Hà Nội niềm tin và hi vọng”, “Tình ca”, “Đất nước trọn niềm vui”, “Những ánh sao đêm”… (Câu chuyện nghệ thuật 19/02/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017
Lượt nghe: 3076
Vở diễn tái hiện cuộc sống khổ đau, cùng cực của nhân dân ta thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám - Dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân và bọn phong kiến tay sai đất nước chìm vào đêm đen nô lệ. Nhưng cũng trong những ngày tháng đó, những người con ưu tú của dân tộc đứng trong hàng ngũ của Đảng đã dìu dắt nhân dân đấu tranh. Họ không ngại, gian khổ, hy sinh để mong một ngày cứu nước mang đến cuộc đời ấm no hạnh phúc cho mọi người dân...
Ngày phát hành 0:0 | 16/2/2017
Lượt nghe: 2226
Giải thưởng cao nhất của cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ Quân đội 2015-2016 dành cho nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm ở Thanh Hóa. Chùm ba sáng tác của anh “Xin về nhận lại”, “Đối thoại ở rừng” và “Nhận hoa” thể hiện tình cảm, sự tri ân đối với lịch sử với quá khứ đồng thời không quên nhắc nhở chính mình về lẽ sống sao cho xứng đáng với hy sinh của bao người đã ngã xuống, đã mất một phần xương máu cho quê hương đất nước. Thông điệp trong tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Minh Khiêm không mới nhưng chân thành và day dứt. (Tiếng thơ 22/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2020
Lượt nghe: 988
Chắc chắn kỹ thuật thanh nhạc, nhuần nhuyễn trong cách thức thể hiện để tạo nên một phong cách rất riêng trong dòng thính phòng cách mạng, NSƯT Đăng Dương chính là một trong những giọng ca hàng đầu, ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng với những bài ca đi cùng năm tháng. (Hành trình Sáng tạo 23/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2020
Lượt nghe: 833
NSƯT Việt Hoàn là một trong những ca sĩ nổi tiếng và uy tín trong làng âm nhạc Việt Nam. Anh đánh dấu tên tuổi mình với những ca khúc dòng nhạc truyền thống cách mạng. (Hành trình Sáng tạo 19/07/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 16/12/2020
Lượt nghe: 1010
Phim truyện đề tài chiến tranh cách mạng là một phần quan trọng làm nên diện mạo của điện ảnh nước nhà. Khoảng mười năm trở lại đây, số lượng phim về đề tài này giảm sút về số lượng, gần như vắng bóng ở các rạp chiếu thương mại, và nếu có lịch chiếu thương mại thì cũng không hút được khán giả. Một đề tài có ý nghĩa lịch sử và xã hội cùng giá trị nhân văn sâu sắc, từng ghi dấn ấn với những bộ phim đại diện cho điện ảnh Việt Nam, bây giờ đề tài ấy có còn được quan tâm? Làm thế nào để sáng tạo những bộ phim về chiến tranh cách mạng vừa hấp dẫn khán giả, vừa có giá trị nghệ thuật đặc sắc? PV VOV6 đối thoại với nhà biên kịch Đinh Thiên Phúc xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 16/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/8/2016
Lượt nghe: 1354
Những vở diễn sân khấu mang âm hưởng của Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (Chuyên mục " Câu chuyện phóng viên"). Những câu thơ cảm xúc trong bài thơ "Trăng lên" của nhà thơ Phạm Ngọc Cảnh, nhạc sĩ Thuận Yến phổ nhạc thành bài hát "Vầng trăng Ba Đình" (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Những trang nhật ký của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng viết về tuổi trẻ và mong muốn thế hệ trẻ sẽ khẳng định trong cuộc sống (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). Mỗi giai đoạn trong cuộc đời danh họa Bùi Xuân Phái đã vào tranh của ông như thế nào? (Chuyên mục "Giai thoại văn nghệ sĩ"). (Điểm hẹn văn nghệ 20/8 + 25/8/2016)
Ngày phát hành 12:51 | 12/5/2023
Lượt nghe: 2286
Trong chương trình Tìm trong kho báu kỳ trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ nhất của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ trước 1945 với tập tác phẩm nổi tiếng Vang bóng một thời cùng một số tùy bút, tiểu thuyết tiêu biểu khác như Thiếu quê hương, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn. Trong chương trình Tìm trong kho báu lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chặng đường sáng tác thứ hai của Nguyễn Tuân, đó là thời kỳ sau 1945
Ngày phát hành 0:0 | 7/8/2019
Lượt nghe: 1042
“Có một suối thơ chảy từ gần gũi/Ra xa xôi, và lại đến gần quanh/Một suối thơ lá ngọt với hoa lành/Nói trong xóm, và dỡn cười dưới phố”...Khi viết những câu thơ này vào tháng 8 năm 1946, nhà thơ Xuân Diệu cũng như nhiều văn nghệ sỹ khác đều hồ hởi, nồng nhiệt, mong muốn đem hết sức khỏe vật chất và tinh thần phục vụ cách mạng, phục vụ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa còn non trẻ. Suối thơ mà ông nói thực sự là một nguồn thơ mới nguồn cảm hứng mới, đưa bao người “từ thung lũng đau thương đến cánh đồng vui” như chia sẻ của nhà thơ Chế Lan Viên (Tiếng thơ 10/08/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 805
Triển lãm đang diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tôn vinh, tri ân những chiến sĩ cách mạng đã chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. (Làn sóng nghệ thuật 16/7/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2018
Lượt nghe: 1578
Truyện viết về tấm gương hi sinh anh dũng, quả cảm của một người nữ du kích trong kháng chiến chống Mỹ. Chị Sáu là hình ảnh đại diện của biết bao cô gái hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp cao cả của đất nước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chị là cô gái tuổi đôi mươi tràn đầy sức sống sát cánh cùng người yêu, người đồng chí của mình chiến đấu với quân giặc. Ngay từ khi còn nhỏ, tinh thần yêu nước và niềm tự hào của người phụ nữ Việt Nam đã được hun đúc trong cô bé Sáu qua câu chuyện Bà Trưng, Bà Triệu. Khi bị địch bắt, dù bị chúng tra tấn dã man nhưng chị Sáu vẫn không hề khuất phục. Sự hi sinh của chị tiếp thêm sức mạnh chiến đấu chống quân thù của đồng đội và người thân.Truyện xúc động khiến người đọc, người nghe nhất là bạn trẻ ghi nhớ công ơn những người con ưu tú ngã xuống vì cuộc sống hòa bình hôm nay. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 27/02/2017)