Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 53 kết quả

Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

 Mùa yêu thương: Ghi dấu bước chân của những người lính quân y quả cảm!

Ngày phát hành 17:55 | 26/11/2021

Lượt nghe: 1901

Vở kịch kể về những bác sỹ chiến sỹ đi vào vùng tâm dịch chi viện cho những điểm nóng về y tế của TP Hồ Chí Minh thời điểm Covid 19 bùng phát. Hành trang họ mang theo không chỉ là bàn tay, khối óc, sự tận tâm của người thày thuốc mà còn là cả con tim ấm nóng nghĩa đồng bào. Bình yên có ở nơi họ đi qua dù đau thương mất mát là điều khó tránh khỏi... Tác phẩm như một bản đàn trầm mặc đầy yêu thương cổ vũ cho những tâm hồn, những trái tim chiến thắng!

Truyện ngắn "Lũ quét": Khắc họa chân dung người thầy chân chính

 Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2019

Lượt nghe: 1379

Truyện tập trung khắc họa nhân vật chính Kim Hỏa-một thầy giáo dạy học cấp II. Một trận lũ quét đã khiến người thầy này mất bố mẹ và mấy đứa em, nhưng anh đã vượt lên tất cả để sống, để cống hiến. Lũ quét thật đáng sợ nhưng có một thứ còn đáng sợ không kém, đó là sự nghi ngờ. Chính điều đó sẽ giết chết những người trung thực; đánh gục ý chí, khát vọng cống hiến và chia rẽ tình yêu đôi lứa...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/11/2019)

"Đàn chim cuối chân trời": Văn hóa làng ít nhiều bay đi

Ngày phát hành 8:38 | 21/3/2024

Lượt nghe: 3653

Nhà văn Nguyễn Hải Yến đã tái hiện lại một góc làng Cồn Rạng với hai nhân vật chính đậm chất hoạt náo là Đoàn Xuân Đăng - phụ trách văn hóa xã và Minh Cò - cậu em vợ. Cả hai được coi là người có ăn học nhất làng, một tốt nghiệp trung cấp văn hóa, một đang theo dở Viện Đại học mở trên tỉnh, dẫu chưa đến mức “chấn động địa cầu” nhưng cũng đủ “lừng lẫy bốn bề xóm làng”. Sự mỉa mai, chế giễu ẩn dưới từng chi tiết truyện. Đăng mang tiếng làm cán bộ văn hóa, nhưng từ suy nghĩ đến hành động đều không có tí văn hóa nào. Từ cách làm văn hóa, truyền thông cho đến việc lập kế hoạch lên huyện lĩnh thưởng, rồi đón đoàn vinh quy bái tổ về xã nhà, sau đó đón đoán phóng viên truyền thanh huyện về làm phóng sự nhân rộng điển hình văn hóa. Từ việc đối xử với bố cho đến việc hành nghề bẫy chim rồi tưởng tượng ra cảnh lên thuyền rong ruổi vừa ngắm cảnh vừa nướng thịt chim…Chính nhờ sự kết hợp nhiều thành tố mỉa mai mà truyện ngắn hài bi lẫn lộn này đã thực sự gây được tiếng cười đau xót nơi người đọc người nghe. Cười về một thực trạng văn hóa “hết thuốc chữa”. Với giọng văn giễu nhại, nhà văn mượn câu chuyện “phục hưng và truyền bá văn hóa xã” vốn xảy ra không ít ở các làng quê hiện nay, để phê phán hiện trạng văn hóa miền quê đang trên đà tụt dốc. Một truyện ngắn rất đời thường, cho thấy đôi khi việc chấn hưng văn hóa không phải là cần bao nhiêu tiền mà cần những con người có văn hóa, có học vấn để làm văn hóa thực sự. Văn hóa cần được chấn hưng từ lời ăn tiếng nói, từ những ứng xử hàng ngày...

"Đêm hoa vàng" của Bình Nguyên Trang: Còn tình yêu kia còn đó chân trời

Ngày phát hành 14:25 | 5/7/2024

Lượt nghe: 2047

Có những ám ảnh thi tứ gắn với một nhà thơ, một tác giả mà thời gian không thể xóa nhòa. Với bạn đọc, người yêu thơ lứa 7x, 8x từng say mê những tờ báo tuổi hoa một thời như Hoa học trò, Mực tím, Bình Nguyên Trang là một cái tên khó quên. Mẹ, tháng Ba, hoa gạo hay màu hoa vàng… là những hình ảnh đã trở thành biểu tượng thơ của Bình Nguyên Trang thuở ấy. Mới đây, nữ nhà thơ quê thành Nam ra mắt độc giả, công chúng yêu thơ tập thơ mới với nhan đề “Đêm hoa vàng”. Vẫn là những “Bài thơ dở dang hai chữ một mình”... Là “Mùa đã mới mà nỗi buồn vẫn cũ/ Lòng tan hoang như ô cửa gió lùa”

"Dưới chân Hòn Dáu": Mãi mãi một tình yêu

Ngày phát hành 9:38 | 22/6/2021

Lượt nghe: 1081

Nhà văn Hiệu Constant từng chia sẻ, ngay từ nhỏ, chị đã rất thích nghe chương trình Đọc truyện đêm khuya trên Đài Tiếng nói Việt Nam, và chị rất thích giọng đọc của các phát thanh viên trong chương trình này. Trong đêm thanh vắng, giọng đọc từ chiếc đài vô tri phát ra nhưng lại thấm đẫm tình người, khi thì thăm thẳm xa vời, lúc lại thì thầm như đang tâm sự với chính khán thính giả, họ như đang ở cạnh ta vậy. Truyện ngắn Dưới chân Hòn Dáu ra đời từ một tình cảm như vậy. Toàn bộ câu chuyện Dưới chân Hòn Dáu như toát lên điều gì đó huyền bí, thầm thì, mơ hồ xa vắng nhưng thực chất lại rất gần gũi qua cách kể của tác giả. Cuộc hẹn hò của Loan và Tuấn, đôi con người tưởng như chưa quen nhưng thực chất họ lại là người yêu của nhau, chỉ xa cách nhau có mấy chục năm. Lúc đầu là chương trình trò chuyện giữa đài phát thanh với khán thính giả trong đêm muộn. Hai nhân vật: Loan là nhà báo trực tổng đài và Tuấn là thính giả gọi đến, họ được mặc định là chưa hề gặp nhau, nhưng qua cuộc đàm thoại thì người đọc người nghe dần nhận ra hình như họ đã từng quen biết nhau từ lâu. Giọng văn bình thản nhẹ nhàng, không ồn ào xối xả nhưng lại sâu lắng và thấm dần vào lòng đất; giống như tình yêu thương và nỗi nhớ nhung của những người yêu nhau, và hơn thế là của người viễn xứ đối với quê hương chôn nhau cắt rốn của mình cũng vậy, không phải lúc nào cũng hiển lộ, nhưng luôn khắc khoải. Các truyện ngắn của nhà văn Hiệu Constant thường có cái kết mở. Ở tác phẩm này cũng vậy, hình ảnh ở phần kết truyện khi hai con tàu giao nhau trên biển, hai nhân vật chính nhìn thấy nhau giữa một khung trời hoàng hôn tuyệt đẹp nhưng lại không thể chạy ngay đến bên nhau, nhưng dù gì họ đã nhận ra nhau và điều ấy gây thêm niềm hi vọng. Cuộc sống nên có hi vọng và ước mơ…

"Nhỏ mà lớn": Chuyện làm giàu của đại gia chân đất (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019

Lượt nghe: 1873

Viết làm sao để câu chuyện vươn lên làm giàu chính đáng của người nông dân thuyết phục, không sáo mòn, thể hiện tầm vóc, phẩm chất lao động chân chính, đọng lại những chiều sâu trong nếp nghĩ? Rõ ràng không phải cây bút nào cũng làm được điều đó. Nhà văn Nguyễn Trí với truyện ngắn “Nhỏ mà lớn”, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” bằng giọng văn riêng có, đã phần nào tạo nên sức hấp dẫn cho một đề tài không mới...(Đọc truyện đêm khuya phát 22/7/2019)

"Nhỏ mà lớn": Chuyện làm giàu của đại gia chân đất (phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2019

Lượt nghe: 1848

Trong buổi “Đọc truyện đêm khuya” phát 22/07, truyện ngắn “Nhỏ mà lớn” của nhà văn Nguyễn Trí dừng lại trước biến cố đầu tiên trong bước đường khởi nghiệp của nhân vật Hoàng Em. Cơn bão dữ dội đã phá tan tành một chục hecta thuốc lá đang sắp đến kỳ thu hoạch. Đứng trước tình thế nguy nan ấy, nhân vật Hoàng Em sẽ ứng biến ra sao? Mời các bạn cùng tiếp tục theo dõi diễn biến truyện ngắn “Nhỏ mà lớn” của nhà văn Nguyễn Trí, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập”...(Đọc truyện đêm khuya phát 23/07)

"Nước đen": Hành trình đi tìm chân lý

Ngày phát hành 11:22 | 23/2/2022

Lượt nghe: 1293

Truyện ngắn chúng ta vừa nghe có dáng dấp của một tác phẩm dựa vào lịch sử nhưng sự kết hợp những tên đất, tên người lại cho ta thấy tác giả đang muốn thoát ly khỏi chính sử để nâng cao mức độ hư cấu và giả tưởng. Mỗi người đọc tùy vảo cảm xúc và trải nghiệm của mình có thể tự do liên tưởng đến các sự kiện khác nhau. Mạch truyện được diễn biến xoay quanh cuộc trò chuyện giữa cô phóng viên Á Châu và một lính biệt kích đã giải nghệ. Cuộc trò chuyện ấy, đồng thời là một cuộc phỏng vấn, mà thực chất hơn nữa, có thể xem là sự truy vấn đến cùng để tìm ra chân lý, tìm ra sự thực lịch sử. Sự truy vấn của cô phóng viên càng lúc càng dồn tay cựu biệt kích vào đường cùng và đẩy kịch tính của truyện lên đến đỉnh điểm. Điều ấy thể hiện qua chi tiết tay biệt kích “sờ khẩu súng ngắn và nòng hãm thanh nhét sau lưng quần. Phía sau lưng quán rượu có một hồ bơi nhỏ của khách sạn”. Truyện khép lại với một kết thúc mở: Sinh mạng của cô phóng viên đang bị đe dọa. Cô có thể bị hạ sát bởi biết quá nhiều bí mật. Thực ra cô gái hoàn toàn có thể cảm thấy sự nguy hiểm rình rập mình, nhưng hành trình đi tìm chân lý của cô chính là cuộc đấu tranh đến cùng giữa cái thiện và cái ác một cách quyết liệt, không khoan nhượng. Sự dũng cảm ấy đáng để mỗi chúng ta phải trân trọng và khâm phục. Một thông điệp quan trọng nữa mà tác giả muốn gửi gắm, theo chúng tôi chính là tiếng nói phản đối chiến tranh, tiếng nói đòi quyền sống bình yên hạnh phúc chính đáng cho mỗi con người.

"Tắm Tết": Níu giữ chân quê

Ngày phát hành 9:49 | 20/5/2021

Lượt nghe: 608

Bắt nguồn từ một thói quen đã thành chung thủy hơn nửa đời người, “Tắm Tết” mở ra khung cảnh tâm hồn thành tâm, chân quê và cũng rất đỗi dịu dàng, nữ tính của nhân vật “Dứa” – Người phụ nữ quá lứa lỡ thì tưởng đã trở nên thô ráp, dạn dày, chai sạn giữa dòng đời. Vì tình duyên lở dở, vì bộn bề mưu sinh, là người gắn bó với quê đến tận cùng gan ruột, chị cũng đành dằn lòng nhớ thương gửi lại – Và gợi nhớ về gốc gác bản xứ mỗi năm một lần trong cuộc tẩy trần tiễn năm cũ, đón năm mới. Nhà văn Nguyễn Hiệp đã kỳ công cả về mặt câu từ lẫn cảm xúc khi kể lại cặn kẽ màn gột rửa vừa trần tục vừa thanh sạch, thiêng liêng ấy. Đó là khi con người rũ bỏ hết tất thảy những ngổn ngang giăng mắc để hoàn toàn thả lỏng tận hưởng một mùi hương xưa cũ thấm dần vào trong từng tế bào sự sống. Với người phụ nữ đã nếm trải cả hạnh phúc lẫn tột cùng khổ đau của tình yêu như nhân vật “Dứa” – “Tắm Tết” có lẽ là những giờ khắc thảnh thơi, đẹp đẽ, hiếm hoi trong cả một năm dài không bờ không bến. Chị được mường tượng lại hình bóng của má, của người thương một thời – Những ký ức xa xôi, chạm vào là rạo rực và cả nhói đau – Giờ khắc ấy hết thảy được thứ tha. Sống dậy cảm xúc với quê nhà qua một mùi hương, một thói quen đã thành nghi lễ cá nhân, giá như xen kẽ vào đó câu chuyện hay khúc ngoặt về đoạn đời hiện tại của nhân vật, và kết lại vẫn bằng cuộc “Tắm Tết” thường niên – Có lẽ truyện ngắn của nhà văn Nguyễn Hiệp sẽ vượt qua giới hạn tản mạn, trưởng thành hơn trong vóc dạc một truyện ngắn dày dặn cảm xúc. (Loi binh cua BTV Vo Ha)

"Tiếng vọng đèo Khau Chỉa": Hồi ức chân thực về cuộc chiến nơi biên cương phía Bắc

Ngày phát hành 15:17 | 23/2/2023

Lượt nghe: 1192

Chiến tranh có thể coi là một đề tài kinh điển trong văn học nước nhà. Chúng ta đã có nhiều tác phẩm đỉnh cao về đề tài này. Nhưng những câu chuyện về chiến tranh dường như chưa bao giờ được kể hết. Vẫn còn đó những mất mát, đau thương, những hi sinh thầm lặng, những góc khuất mà mỗi lần nhớ đến đều khiến người trong cuộc phải nhức nhối. “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa” của tác giả Nguyễn Thái Long cũng ra đời từ những ám ảnh như thế. Sau nhiều năm trăn trở, người y sĩ năm nào mới có thể hoàn thành tâm nguyện của bản thân và đồng đội: đó là viết một cuốn hồi kí về mặt trận Cao Bằng – Hà Giang những năm chống quân xâm lược 1979 – 1989. Sách do NXB Phụ nữ Việt Nam và Nhã Nam ấn hành. Để hiểu thêm về cuốn sách, mời quý vị và các bạn nghe bài của tác giả Trinh Nguyễn có nhan đề “Tiếng vọng đèo Khau Chỉa, hồi kí đầu tiên của người lính về chiến tranh biên giới”.

"Tri âm cùng con chữ”: Tấm chân tình của người cầm bút

Ngày phát hành 10:54 | 5/1/2023

Lượt nghe: 508

Trong 25 tác phẩm văn học được nhận Giải thưởng VHNT năm vừa qua của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam có tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” của nhà giáo, nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức (nhận Giải B). Ông là hội viên Hội Văn học Nghệ thuật Thanh Hóa, đồng thời là một trong những cây viết sung sức, có nhiều bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí văn nghệ. Nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức đã ra mắt một số tác phẩm như “Lý luận phê bình văn học Thanh Hóa”, tập thơ “Hương biển”. Tập tiểu luận phê bình “Tri âm cùng con chữ” là tác phẩm mới nhất của ông. Sách do NXB Hội Nhà văn ấn hành. Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu tác phẩm này qua cuộc trò chuyện giữa nhà phê bình Trịnh Vĩnh Đức và phóng viên chương trình.

"Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín" (buổi 27): Đoạn kết chân tình

Ngày phát hành 8:45 | 19/4/2024

Lượt nghe: 1086

Nhờ sự sắp xếp của Hùng Hippie, Sơn và Diễm gặp lại nhau ở trong một căn phòng nhà nghỉ ở biển Bình Châu trước giờ cô cùng vợ chồng ông Danh vượt biên sang Mỹ. Hội ngộ và chia tay đều trong nước mắt, Sơn một lần có được Diễm rồi vĩnh viễn mất cô. Nỗi đau ấy dày vò Sơn suốt quãng đời về sau, kể cả khi anh đã cưới Tươi, cô con gái nuôi của thủ trưởng rồi trở thành Vụ trưởng, thành đạt trong cuộc sống, có nhiều cô gái đẹp vây quanh. Những trang tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một cũng hé lộ số phận bất ngờ của Thiếu úy Việt Nam cộng hòa - Trần Văn Tâm, anh trai Diễm, người tưởng đã tử nạn, được tổ chức lễ trang long trọng trước ngày đất nước thống nhất. Tâm bị quân đội Bắc Việt bắt làm binh. Sau ngày chính quyền miền Bắc làm chủ đất nước, Trần Văn Tâm vẫn ở trong tù, bị đánh giá là ý thức cải tạo kém, thường bị biệt giam. Nhờ Quyên, người nữ du kích mang ơn Tâm mà anh có hi vọng được tự do. Bây giờ, qua giọng đọc NSUT Việt Hùng, mời các bạn theo dõi những trang tiếp theo tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một.

“Người mất gốc” (P1): Chân dung của một chiến sĩ công an

“Người mất gốc” (P1): Chân dung của một chiến sĩ công an

Ngày phát hành 10:21 | 9/10/2023

Lượt nghe: 673

Chúng ta vừa được nghe nửa đầu của truyện ký ‘’Người mất gốc’’ của tác giả Hữu Đạt. Với những trang văn này tác giả cố gắng khắc họa dần chân dung đời thường của một chiến sĩ công an tình báo. Bối cảnh là những năm tháng sau chiến tranh, đất nước đã hòa bình thống nhất nhưng tình hình xã hội còn vô cùng phức tạp, nhiều băng nhóm tội phạm chống phá vẫn ngấm ngầm hoành hành. Thiên- người chiến sĩ công an quê gốc Quảng Trị vẫn phải xa nhà, xa quê hương, người thân, mai danh ẩn tích, hoạt động đơn tuyến tại nội đô làm nhiều công việc kiếm sống, để nắm bắt tình hình từ đó góp phần triệt phá các băng nhóm tội phạm tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Vũng Tàu…. những hy sinh vất vả thầm lặng của người chiến sĩ công an không thể kể xiết

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ảnh báo chí: Cần tôn trọng tính khách quan, chân thực

Ngày phát hành 0:0 | 30/5/2019

Lượt nghe: 998

Tính chân thực là một trong những đặc tính quan trọng của nhiếp ảnh nói chung và ảnh báo chí nói riêng. Hiện nay, khi công nghệ kỹ thuật số ngày càng phát triển, tính chân thực của ảnh báo chí càng được quan tâm. Ảnh báo chí nếu không bảo đảm tính chân thực sẽ làm mất lòng tin của độc giả. PV VOV6 trao đổi với nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Tiến Dũng, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nhiếp ảnh xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 29/05/2019)

Ảnh chân dung

Ảnh chân dung

Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019

Lượt nghe: 854

Ảnh chân dung là một thể loại rất quen thuộc. Theo thời gian, những công đoạn trong chụp ảnh chân dung dần dần được hoàn thiện. (Câu chuyện nghệ thuật 22/01/2019)

Bước chân mùa hạ

Bước chân mùa hạ

Ngày phát hành 0:0 | 16/5/2016

Lượt nghe: 1300

Mùa hạ tới, nắng vàng như mật, mưa rào mát rượi và bao nhiêu là sắc hoa lung linh. Hãy cùng cảm nhận bước chân mùa hạ qua những sáng tác nhẹ nhàng, tinh tế (Văn nghệ thiếu nhi 13/5/2016)

Bút ký "Dưới chân tháp chùa Vàng"

Bút ký

Ngày phát hành 0:0 | 19/3/2019

Lượt nghe: 947

Myanmar với hơn 50 triệu dân và diện tích lãnh thổ rộng gấp đôi nước ta. Đất nước với hơn 90 phần trăm dân số theo đạo Phật, với hàng ngàn di sản chùa tháp tầng tầng thời gian lịch sử. Myanmar mới bước vào công cuộc mở cửa, bên cạnh những văn minh vật chất phương Tây vẫn giữ gìn trầm tích, thói quen của một miền văn hóa riêng biệt, sâu thẳm, tĩnh tại. Một trong những địa danh nổi tiếng, biểu tượng về văn hóa, niềm tự hào của quốc gia này là chùa Shwedagon, còn gọi là chùa Vàng. Bút ký “Dưới chân tháp chùa Vàng” của biên tập viên Anh Thư là những cảm nhận của người khách phương xa khi đến xứ sở bình yên này...(Văn nghệ phát 19/03/2019)

Câu chuyện truyền thanh "Ai phải di dời": Khi chân lý thuộc về thiểu số

Câu chuyện truyền thanh

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2017

Lượt nghe: 3002

Xây dựng nông thôn mới và tuyên truyền để bà con ý thức được việc phải giữ môi trường sạch, xanh quả không dễ dàng. Vậy nhưng, khi người dân đã có ý thức thì họ lại rất tận tâm để gìn giữ thành quả môi trường cho mình, cho xã hội và rộng hơn, cho trái đất ngày một tươi xanh… Đó cũng là lý do người dân vạch rõ thủ đoạn phá hoại của những kẻ bất chấp tất cả vì lợi nhuận cao, phá vỡ cảnh quan môi trường….

Chàng Macxaro chân thật (Truyện cổ tích nước Ý)

Chàng Macxaro chân thật (Truyện cổ tích nước Ý)

Ngày phát hành 0:0 | 18/12/2015

Lượt nghe: 1736

Nước Ý nổi tiếng với các món ăn ngon, phong cảnh đẹp và rất nhiều câu chuyện cổ tích thú vị. Nghệ sĩ Vĩnh Xương sẽ gửi tới các bạn câu chuyện về anh chàng Macxaro chân thật, người đến một câu nói dối cũng không biết... (Kể chuyện và hát ru 19+20.12)

Chú mèo ba chân

Chú mèo ba chân

Ngày phát hành 22:53 | 11/10/2021

Lượt nghe: 1725

Con mèo có bốn chân. Bốn chân ấy giúp nó di chuyển được thuận tiện, làm mọi việc nhanh nhẹn. Nhưng nếu một con mèo nào đó bị mất một chân thì sẽ gặp những bất tiện gì, nó có buồn nhiều về điều ấy không? (Kể chuyện và hát ru 24/09/2021)

Đọc truyện "Nhà giả kim" - Buổi thứ mười một - Đặt chân đến El-Flayum

Đọc truyện

Ngày phát hành 22:22 | 29/1/2024

Lượt nghe: 962

Trải qua nhiều ngày vượt sa mạc vô cùng khó khăn, bây giờ thì đoàn người A-rập đã đến ốc đảo El-Flayum. Cả người và lạc đà đều thấm mệt. Ấy vậy mà Santiago và anh chàng người Anh lại rất muốn đi tìm nhà luyện kim ngay... (Văn nghệ thiếu nhi 27/01/2024)

Đọc truyện "Những cuộc phiêu lưu li kì của Mumi bố" - Buổi thứ chín - Bầy cá chân dính

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:44 | 10/10/2022

Lượt nghe: 241

Con thuyền đang chầm chậm trôi ra hướng cửa sông, nơi sinh sống của bầy cá chân dính. Chúng sống từng đàn ở đáy sông, dùng hàm răng sắc nhọn để đào bới tạo thành nhiều đường hầm khá thú vị. Chân dính có tính cách hiền lành, ngoại trừ tật xấu là hay gặm nhấm đồ vật. Loài cá này có gây nguy hiểm gì cho con thuyền của Mumi bố không? (Văn nghệ thiếu nhi 08/10/2022)

Đọc truyện "Trong gia đình" - Buổi thứ hai - Đặt chân đến Paris

Đọc truyện

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2020

Lượt nghe: 918

Mẹ Perrin đang ốm nặng, lại chẳng có ai giúp đỡ nơi ăn chốn ở. Hoàn cảnh hết sức khó khăn. Paris là một thành phố xa lạ, lộng lẫy. Liệu thành phố ấy có mở lòng đón hai mẹ con Perrin? (Văn nghệ thiếu nhi 06/12/2020)

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Giữ chân người tài cho nghệ thuật sân khấu truyền thống: khó đến bao giờ?

Ngày phát hành 15:28 | 20/12/2023

Lượt nghe: 2327

Nghệ thuật sân khấu truyền thống cần có sự tiếp nối, kế thừa. Tuy vậy, trong những năm gần đây, khi số lượng tuyển sinh đầu vào các ngành nghệ thuật truyền thống gặp nhiều khó khăn, ít và có những chuyên ngành không có sinh viên, thì đương nhiên, đầu vào diễn viên cho các nhà hát cũng có nơi bị “bỏ trống”. Làm cách nào để giữ chân người tài cho sân khấu truyền thống là chủ đề cuộc bàn luận của phóng viên Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với TS. NSND Lê Tuấn Cường, quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam. (Đối thoại mở 20/12/2023)

Gót đỏ chân son: Chân dung phố thị qua mắt của người quê

Gót đỏ chân son: Chân dung phố thị qua mắt của người quê

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2020

Lượt nghe: 1060

Ngay từ nhan đề “Gót đỏ chân son”, nhà văn Trần Chiến đã thu hút sự chú ý của độc giả, trước hết là bởi sự ấn tượng của hình ảnh, sau là vì nó gợi nhớ những câu ca: “Còn cha gót đỏ như son – Đến khi cha thác gót con đen sì – Còn cha nhiều kẻ yêu vì – Đến khi cha thác ai thì thương con”. Viết về Sơn – một cậu bé mồ côi cha, nhà văn Trần Chiến không chọn một cách kể khiến người ta phải sụt sùi thương xót ngay từ đầu, mà lại chọn giọng kể tưng tửng từ ngôi thứ nhất. Sơn có thân phận như bao đứa trẻ khác lớn lên từ làng, bỏ học, rồi nhanh chóng nhập vào đội quân lên thành phố làm thuê. Năm năm tháng tháng, mơ ước đổi đời nơi phố thị vẫn còn, nhưng cũng đã lấm lem những cay đắng thị thành… Qua con mắt của một đứa trẻ, hành trình đi từ xóm “liều”, khu trọ “đen”… rồi “khách sạn” Xa mẹ được Sơn kể lại một cách hồn nhiên. Câu chuyện cuộc đời của nhiều người khác cũng thấp thoáng trong hành trình ấy. Có chú Hệ bị quỵt tiền đi xuất khẩu lao động, chuyện các bà ô-sin, dân lao động tụ tập nói đủ thứ chuyện không hiểu nổi về thành phố… “Gót đỏ chân son” trước hết là câu chuyện về thân phận của một người quê lưu lạc phố phường; sau có thể coi là chân dung phố thị qua mắt của người ở quê ra – một bức chân dung mà nét hào hoa đã dần nhường chỗ cho những góc còn khuất lấp, rằng phố thị hoa lệ nhưng là hoa cho người giàu còn lệ cho người nghèo. “Gót đỏ chân son” kết lại trong những suy nghĩ vẩn vơ của Sơn. Còn quê đấy, nhưng về quê thì làm gì? Chừng nào câu chuyện việc làm ở làng quê vẫn còn là một câu hỏi, thì chừng ấy chúng ta vẫn còn những người như Sơn, như chú Hệ, vất vưởng mưu sinh nơi phố thị, biết bao giờ mới được “gót đỏ chân son”? (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)

Kịch ngắn: Bức chân dung vẽ bằng máu

Kịch ngắn: Bức chân dung vẽ bằng máu

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2020

Lượt nghe: 1062

Kịch nói "Ngày đen tối đã qua": Khắc họa chân dung người chiến sỹ cách mạng!

Kịch nói

Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2017

Lượt nghe: 3076

Vở diễn tái hiện cuộc sống khổ đau, cùng cực của nhân dân ta thời kỳ trước cách mạng Tháng Tám - Dưới hai tầng áp bức bóc lột của thực dân và bọn phong kiến tay sai đất nước chìm vào đêm đen nô lệ. Nhưng cũng trong những ngày tháng đó, những người con ưu tú của dân tộc đứng trong hàng ngũ của Đảng đã dìu dắt nhân dân đấu tranh. Họ không ngại, gian khổ, hy sinh để mong một ngày cứu nước mang đến cuộc đời ấm no hạnh phúc cho mọi người dân...

Ký họa chân dung bằng chì

Ký họa chân dung bằng chì

Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2016

Lượt nghe: 923

Vẽ chân dung được nhiều họa sĩ nhận xét là một trong những kỹ thuật vẽ khó nhất trong hội họa. Vẽ chân dung không chỉ đảm bảo các yếu tố vẽ đúng, vẽ đủ mà còn thể hiện được tính cách, nét riêng trong tâm hồn của mỗi con người. Họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp giúp các em hiểu hơn về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì (Văn nghệ thiếu nhi 09/11/2016)

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì

Ký họa chân dung trẻ em bằng chì

Ngày phát hành 0:0 | 18/11/2016

Lượt nghe: 1469

Trong chương trình trước, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp đã có cuộc trò chuyện với chúng mình về kỹ thuật ký họa chân dung bằng chì. Sau khi theo dõi chương trình, các em đã thử ký họa một chân dung nào đó mà mình yêu mến chưa? Trong chương trình hôm nay, họa sĩ Nguyễn Bá Hiệp sẽ trở lại để hướng dẫn các em ký họa chân dung trẻ em bằng chì. (Văn nghệ thiếu nhi 16/11/2016)

Kỹ thuật vẽ chân dung

Kỹ thuật vẽ chân dung

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019

Lượt nghe: 652

Vẽ chân dung luôn là chủ đề được nhiều học sỹ và người yêu mỹ thuật đam mê, tìm hiểu. Để có thể vẽ được một bức ảnh chân dung đẹp đòi hỏi người vẽ phải biết vận dụng rất nhiều các yếu tố, kỹ thuật trong quá trình vẽ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/04/2019)

Món quà quý từ tình bạn chân thành

Món quà quý từ tình bạn chân thành

Ngày phát hành 10:38 | 12/6/2024

Lượt nghe: 896

Bạn Lê Sinh Hùng là một trong bốn tác giả vinh dự được nhận giải thưởng Khát vọng Dế Mèn mùa thứ 5. Tác phẩm của Hùng là cuốn truyện tranh nhan đề “Thư viện kỳ bí” được bạn sáng tác vào cuối năm ngoái. Câu chuyện xoay quanh tình bạn giữa Lu (chú chó đốm) và Luna (chú mèo vàng) cùng nhau xây dựng và bảo vệ thư viện khỏi kẻ xấu, để mang những cuốn sách ý nghĩa tới cho cộng đồng... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 11/06/2024)

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Ngày phát hành 14:52 | 22/2/2023

Lượt nghe: 919

Nhà thơ Nguyễn Bảo Chân sinh năm 1969, quê cha Thanh Hóa, còn mẹ là người gốc Kinh Bắc, nhưng lớn lên ở Hà Nội và có nhiều năm tháng gắn bó với TP.Hải Phòng. Nguyễn Bảo Chân tốt nghiệp Khoa Biên kịch điện ảnh Trường Đại học Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Tính từ tập thơ đầu tay Dòng sông cháy (NXB Thanh niên), đoạt Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật VN năm 1994, chị đã có một hành trình sáng tác tròn 30 năm. Hai tập thơ tiếp theo tập Dòng sông cháy là các tập Chân trần qua vệt rét (NXB Hội Nhà văn 1999) và Những chiếc gai trong mơ (NXB Thế giới 2010). Sau 12 năm vắng bóng, tập thơ thứ tư Bóng của ý nghĩ (NXB Thế giới ) vừa đoạt Giải thưởng thơ của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ chị với tên gọi: Nguyễn Bảo Chân – Chắt chiu những ngụm đời

Nguyễn Bảo Chân và "Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ"

Nguyễn Bảo Chân và

Ngày phát hành 10:29 | 25/8/2023

Lượt nghe: 1131

Sau hơn 2 năm đồng hành với chuyên mục “Mùi vị ký ức” trên báo Nhân dân hằng tháng, nhà thơ Nguyễn Bảo Chân đã ra mắt tập sách “Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ”. Viết về ẩm thực nhưng đây không phải là một cuốn sách dạy nấu ăn mà là những kỷ niệm, trải nghiệm của tác giả với từng món ăn. Với thi sĩ Nguyễn Bảo Chân, đó là “những mảnh ký ức được nhặt ra một cách ngẫu nhiên”; kết nối bằng “sợi tình tôi”, gắn kết tác giả vào một cuộc sống đầy những cung bậc vui buồn sướng khổ nhưng “được mất nào cũng đẹp cũng thơm”. Sau đây, mời quý vị và các bạn cùng bước vào thế giới của “Những ý nghĩ khua vang căn bếp nhỏ” qua bài của BTV Đỗ Anh Vũ có nhan đề “Tản văn của một nhà thơ”.

Nhà thơ Cao Xuân Sơn: "Bấm chân qua tuổi dại khờ"

Nhà thơ Cao Xuân Sơn:

Ngày phát hành 0:0 | 29/7/2020

Lượt nghe: 985

Thơ trú ngụ nơi đâu khi người làm thơ im bặt một quãng dài, tưởng chừng như đã dứt bỏ trang viết? Một ngày nào đó, nếu còn duyên mà trở lại, còn chăng những tha thiết thuở ban đầu? Nhà thơ Cao Xuân Sơn, một người tưởng đã “nghỉ chơi” với thơ từ vài chục năm nay, gần đây bỗng nhiên trở lại với tập “Bấm chân qua tuổi dại khờ” với con số 101 bài thơ (Tiếng thơ 01/08)...

Nhân dạng người Ấn nhập cư trong truyện ngắn "Người gác cổng chân chính"

Nhân dạng người Ấn nhập cư trong truyện ngắn

Ngày phát hành 9:52 | 23/9/2021

Lượt nghe: 986

Chuyện kể về một người phụ nữ lớn tuổi tự nguyện quét dọn khu nhà ở tồi tàn của người nhập cư để đổi lấy một chỗ ngủ ngay dưới chân cầu thang. Điểm mấu chốt làm nên sức ám gợi của truyện ngắn này có lẽ là ở việc nhà văn đã chọn được những chi tiết rất đắt. Đó là hình ảnh chiếc chăn không thể tả tơi hơn của bà Boori Ma, là chiếc bồn rửa mới ở gầm cầu thang của khu nhà, là chùm chìa khóa và số tiền tiết kiệm giấu trong chiếc sari cũ kỹ, những hồi tưởng về một quá khứ lẫn lộn của người phụ nữ khốn khổ và cả lời hứa về một tấm chăn mới cho bà Boori Ma của cặp vợ chồng khá giả. Lối viết lạnh nhưng tinh tế, sắc bén, thiên về quan sát, ít biểu lộ cảm xúc, những trang văn của Jhumpa Lahiri tái tạo hiện thực cuộc sống của người Ấn nhập cư trong cộng đồng Mỹ. Đó là kết quả của phương pháp cấu trúc chặt chẽ, biểu hiện của trí tuệ tác giả trong sáng tác. Nhà văn không gieo rắc tình thương cho độc giả bằng cái nhìn chủ quan hay tô đậm điểm tích cực, một chiều của nhân vật mà để cảm xúc của độc giả nảy nở qua từng tình tiết. Nhờ đó, bà trao quyền cho độc giả được tự do tưởng tượng và khám phá về đặc tính và những uẩn khúc trong suy nghĩ, cuộc đời nhân vật. Chỉ là chuyện quẩn quanh tưởng không có gì đáng kể trong một khu nhà tồi tàn mà đọng lại những dư vị. Đó là chưa kể đến một cái kết thực sự nhói lòng. Diễn biến câu chuyện người phụ nữ cô độc, khốn khó tự nguyện gác cổng không công rồi vẫn bị đám người vô ơn xua đuổi, âm thầm gieo vào lòng mỗi chúng ta niềm xót thương. Mới hay trong cuộc sống bất trắc, khi con người dễ nuốt lời, vùi dập và phản trắc, lòng tốt, lòng hào hiệp phải song hành cùng với tình thương, niềm tin, niềm cảm thông, thậm chí còn cần đi cùng với cả lời hứa, lời cam kết. (Lời bình của BTV Võ Hà)

Những vần thơ theo chân Bác

Những vần thơ theo chân Bác

Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016

Lượt nghe: 1501

Thực hiện hành trình theo dấu chân Bác không đơn thuần là những chuyến đi mà còn được nhận về nguồn cảm hứng để từ đó nhân lên bao khát vọng - yêu thương - hoài bão. Dù thời gian có qua đi, dù ngày hôm nay khác với ngày hôm qua, nhưng những địa danh Người đã đến và ở lại vẫn luôn lưu giữ hơi ấm của Người. (Tiếng thơ 18/5/2016)

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa: Nghệ thuật chân chính luôn có lửa

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa: Nghệ thuật chân chính luôn có lửa

Ngày phát hành 10:13 | 27/5/2024

Lượt nghe: 1671

NSƯT Khuất Quỳnh Hoa là gương mặt bảo chứng thành công cho nhiều vở kịch như Hamlet, Bóng rối, Ảo ảnh hạnh phúc, Bệnh sỹ… Diễn xuất đa dạng cùng khả năng đọc thấu tâm lý nhân vật, Quỳnh Hoa được thử thách qua nhiều vai diễn từ hiện đại đến cổ điển. Chương trình “Hành trình sáng tạo” hôm nay hy vọng sẽ mang đến cho thính giả nhiều hơn những câu chuyện nghề của cô. (Hành trình sáng tạo 26/5/2024)

Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề

Nước vẫn chảy dưới chân cầu Mụ Kề

Ngày phát hành 23:9 | 11/7/2021

Lượt nghe: 548

Hồi ký của kiến trúc sư Hoàng Hữu Phê - người đã tham gia quy hoạch và thiết kế nhiều công trình, trong đó có Rạp Xiếc Trung ương tại Hà Nội, nhà học Đại học Cần Thơ, Trụ sở Viện Dầu khí, khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính v.v… (Làn sóng nghệ thuật 21/05/2021)

Tâm huyết của cô giáo dạy văn qua bài viết "Những chân trời"

Tâm huyết của cô giáo dạy văn qua bài viết

Ngày phát hành 22:27 | 5/1/2021

Lượt nghe: 1159

Những giờ dạy và học văn giàu cảm xúc luôn đọng lại nơi học trò bài học sâu sắc. Điều đáng quý của người giáo viên ngữ văn là bên cạnh truyền thụ kiến thức còn truyền tới các em tình yêu cuộc sống cùng những giá trị nhân văn cao cả. Đúc rút từ những giờ dạy văn như thế, cô Nguyễn Minh Duyên - giáo viên ngữ văn trường THPT Chuyên Bắc Giang – tỉnh Bắc Giang đã có bài viết “Những chân trời” rất tâm huyết... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 04/01/2021)

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu

Trần Văn Thước - nhà văn đứng viết trên đôi chân kỳ diệu

Ngày phát hành 8:50 | 19/5/2021

Lượt nghe: 2303

Sinh năm 1954, đến năm 1979, khi 25 tuổi, Trần Văn Thước bất ngờ bị tai nạn lao động, đứt tủy, chấn thương cột sống, tỉ lệ thương tật hơn 80%. Vượt qua ranh giới giữa sống và chết, ông trở về đời thường với đôi chân bại liệt, trở thành một nhà văn sở hữu nhiều giải thưởng văn chương uy tín, có sức lan tỏa sâu sắc tới cộng đồng. Bao nhiêu năm nay, ông kiên trì đứng viết. Giữ cho mình đứng thẳng cũng là thái độ sống và viết của một nhà văn… (Đối thoại mở 19/05/2021)

Truyện "Một người mù và một người thọt chân": Những người vượt qua khó khăn

Truyện

Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2018

Lượt nghe: 2305

Mỗi bộ phận trên cơ thể của con người đều có tác dụng rất quan trọng . Đôi mắt để chúng ta nhìn mọi thứ xung quanh, đôi tai để nghe âm thanh, nghe lời mẹ gọi, lời cô giáo dạy, đôi chân để đi, để chạy, bàn tay để làm việc vvv … Có người vì nhiều lí do như là bẩm sinh hoặc gặp tai nạn mà một bộ phận nào đó trên cơ thể không khỏe mạnh. NSND Tự Long kể câu chuyện thú vị về một người mù và một người thọt chân. Hai anh chàng mù và thọt chân nhờ trí thông minh của mình đã trở nên khỏe mạnh. Họ đoàn kết với nhau để làm được nhiều việc mà người bình thường cũng phải khâm phục đấy. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 23/01/2018)

Truyện cổ tích "Tấm da bò" - Sự khác biệt giữa lưu manh và chân thực

Truyện cổ tích

Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2018

Lượt nghe: 781

Câu chuyện cổ tích có tên là "Tấm da bò". Nghe xong, có thể các bé sẽ hình dung tới những con bò thảnh thơi gặm cỏ ngoài đồng. Chúng bị lột da thì thương lắm! Tất nhiên, truyện không kể về điều này. Nhưng qua đây, chúng mình cũng nghĩ đến điều xa hơn, là hạn chế sử dụng những đồ vật có nguồn gốc từ động vật. Ví như từ da bò, người ta sẽ làm giày dép, cặp túi mà chúng ta thấy bày bán khắp nơi đấy các bé ạ... (Kể chuyện và hát ru 19/12/2018)

Truyện ngắn "Anh Nhoàng": Tình yêu chân thành xóa nhòa khoảng cách

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 26/5/2017

Lượt nghe: 8068

Một người khiếm thị sở hữu giọng hát mượt mà như anh Nhoàng đã từng bước vượt lên số phận nghiệt ngã. Lời ca tiếng đàn của anh không chỉ cuốn hút người dân trong làng mà đã chinh phục con tim cô đơn của một thiếu phụ. Tổ ấm của họ được xây bằng tình yêu muộn mằn nhưng lại vô cùng ấm áp. (Đọc truyện đêm khuya 25/5/2017)

Truyện ngắn "Bức chân dung tình yêu": Cơn sóng định mệnh

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 5/8/2016

Lượt nghe: 1418

Cuộc đời Giang là những nỗi buồn xô đẩy. Thứ duy nhất để cô nắm chặt vào, vượt qua lớp lớp sóng xô chính là tình yêu với Tài, thứ tình yêu mà cô tôn thờ, được khắc được tạc thành hình thành nét. Hẳn khi miệt mài bên bức chân dung tình yêu đó, Giang không hề nghĩ nó sẽ được đặt lên bàn thờ, cạnh di ảnh cô. (Đọc truyện đêm khuya 04/8/2015)

Truyện ngắn "Chim trời lạc lối": Làm sao giữ nét chân quê?

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2018

Lượt nghe: 2528

“Hôm qua em đi tỉnh về/ Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” - Đó là hai câu cuối trong bài thơ “Chân quê” của nhà thơ Nguyễn Bính. Chân quê không chỉ là ngoại hình mà còn là tâm hồn mang vẻ đẹp quê hương của một con người. Tác phẩm kể về cuộc gặp gỡ của hai người bạn gái Phượng và Cúc. Sau 20 năm xa cách, Cúc từ một cô gái thôn nữ ngây thơ, trong sáng , tinh nghịch đã thay đổi hoàn toàn. Những ảo vọng về cuộc sống giàu sang đã biến đổi bông hoa Cúc xinh đẹp năm nào trở thành một người đàn bà thủ đoạn, đam mê vật chất. Nhưng khi đã trở nên giàu có thì Cúc thấy ân hận vì những gì mình đánh mất, ân hận vì đã bỏ đứa con đi. Một câu chuyện cảnh tỉnh những con người lạc lối không nhận ra điều gì mới là giá trị đích thực của cuộc sống. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 11/01/2018)

Truyện ngắn "Con người chân thực"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2015

Lượt nghe: 2842

Nhà văn từng bước lột tả bộ mặt của Nđôtê - viên quận trưởng được coi là "Con người chân thực".Anh ta uyển chuyển, gió chiều nào che chiều ấy, luôn khôn khéo vừa đấm vừa xoa, cứ thế dần dần thăng tiến.Với quyền lực trong tay, thậm chí anh ta còn đe dọa sẽ không dung thứ đồng nghiệp-người đang chịu trách nhiệm thanh tra. "Con người chân thực" ấy đã làm gì cho đất nước, cho người dân? Buồn thay, những quan chức như Nđôtê nhăm nhăm vơ vét cá nhân bằng mọi thủ đoạn. Anh ta chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt mà tự đánh mất chút tự trọng và liêm sỉ còn lại.(Đọc truyện đêm khuya 09/12/2015)

Truyện ngắn "Hành trình của gió": Khắc hoạ sống động chân dung kẻ "mạo danh"

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2015

Lượt nghe: 1753

"Hành trình của gió" sử dụng lối kể tự nhiên, ít lớp lang, theo trình tự thời gian với cách viết hoạt, tiết tấu nhanh. Truyện có khá nhiều chi tiết bất ngờ, đặc biệt là những trường đoạn miêu tả tâm lý nhân vật "hắn" khá sâu, khắc họa sống động chân dung kẻ "mạo danh". (Đọc truyện đêm khuya 14/1/2015)

Truyện ngắn "Người tạc tượng": Chân dung Thái sư Lê Văn Thịnh qua bàn tay, khối óc của người tạc tượng

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2019

Lượt nghe: 1069

Qua lời tự sự của người tạc tượng-người kể chuyện, truyện diễn tả cơn đau đến ngất lịm của bức tượng con rồng cắn vào thân như nỗi oan của Thái sư Lê Văn Thịnh không biết tỏ thấu cùng trời xanh; và đó cũng chính là nỗi đau, nỗi trăn trở sáng tạo của người tạc tượng, tạc một nỗi oan đầy kiêu hãnh, đầy bi mẫn, đầy khí phách...(Đọc truyện đêm khuya phát 21/10/2019)

Truyện ngắn "Quả phúc ngọt lành": Chân dung người quản giáo nhân hậu

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 31/8/2015

Lượt nghe: 2239

Tác phẩm đã dựng nên chân dung người quản giáo già tốt bụng và nhân hậu, để lại suy ngẫm về quy luật gieo gặt "nhân – quả" ở đời. Với truyện ngắn này, người đọc, người nghe đã có được những khoảnh khắc sống trong không khí ấm cúng của văn chương viết về một đề tài mà báo chí chỉ thường phản ánh ở khía cạnh nêu gương. (Đọc truyện đêm khuya 29/08).

Truyện ngắn "Trăng trôi chân cầu": Nỗi buồn thân phận phụ nữ

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 24/7/2018

Lượt nghe: 1637

Nhiên - nhân vật chính của câu chuyện đã chịu một cuộc đời đầy ẩn ức, cay đắng, thiệt thòi. Cô đã chọn cuộc sống ấy bởi sự hi sinh quá lớn cho các em. Không chồng con, Nhiên đã sống mà như chết, cô không có khái niệm của niềm vui và hạnh phúc bởi chuỗi ngày cô trải qua là buồn bã, nhạt nhòa. Câu chuyện thức gợi nỗi đau sâu kín của những người đàn bà cô đơn và nhiều cay đắng. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 23/7/2018)

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”: Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Truyện ngắn “Có chân thì đã tìm về”:  Thân phận của những người dân lao động làm day dứt lòng người.

Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2018

Lượt nghe: 1413

Giong kể của tác giả Hoàng Công Danh trong truyện ngắn " Có chân thì đã tìm về" mang màu sắc phương Nam, dân dã, mộc mạc, thủ thỉ nhưng mỗi câu lại có hàm ý, những điều chưa nói hết. Ngôn ngữ của những người lao động, đầy ắp tình yêu thương được nói ra một cách mộc mạc, cảm động. Truyện đọng lại nhiều suy nghĩ, trở trăn, day dứt về thân phận con người, gợi những sự cảm thông, thấu hiểu. "Đời người là một cuộc giằng co dài của bản ngã, nhưng lại là một hành trình quá ngắn ngủi để người ta có thể thực sự tìm ra niềm an nhiên của chính mình".

Truyện ngắn “Dưới chân núi tuyết": Thắm thiết mối tình của người lính Nhật Bản và cô gái Việt Nam

Truyện ngắn “Dưới chân núi tuyết

Ngày phát hành 0:0 | 4/12/2018

Lượt nghe: 939

Anh lính trẻ Yoshiharu sau quãng thời gian sống cùng với đồng bào dân tộc Tày trên đỉnh Mẫu Sơn đã tỉnh ngộ và trở thành người lính Việt Minh. Từ một kẻ đi xâm chiến đất nước khác, sau khi cảm nhận tấm lòng đôn hậu của những người dân Mẫu Sơn, Yoshiharu bỗng thấy yêu quý con người và đất nước Việt Nam...(Đọc truyện đêm khuya phát 03/12/2018)

Văn biểu cảm: Thể loại bộc lộ tình cảm chân thực

Văn biểu cảm: Thể loại bộc lộ tình cảm chân thực

Ngày phát hành 0:0 | 29/11/2017

Lượt nghe: 879

Đối với học sinh lớp 7, để viết một bài làm văn biểu cảm quả thực không dễ bởi văn biểu cảm là thể loại bộc lộ cảm xúc chân thực, chân thành đối với đối tượng cần biểu cảm. Do vậy, kĩ năng để viết tốt một bài văn biểu cảm đòi hỏi chúng mình phải rèn luyện thật nhiều. Mời các bạn cùng nghe cuộc trò chuyện giữa BTV Vân Khánh và các bạn học sinh trường THCS Tân Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội về văn biểu cảm. (Văn nghệ thiếu nhi 27/11/2017)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ