Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020
Lượt nghe: 1139
Cảm thức Thiền đã từng in đậm trong thơ Nôm thời Lý – Trần qua các áng thơ của Thiền sư Huyền Quang hay vua Trần Nhân Tông và hội Tao Đàn. Đến thế kỷ 16, cùng với sự tịnh tiến gần hơn với đời sống, cảm thức Thiền cũng có sự hài hòa, nhập thế. Chất Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện qua mối giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, ngầm chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 966
Bài thơ Nôm số 92 còn có tên là “Thú thanh nhàn” với câu mở đầu: “Giàu mặc phận thác đâu bì/ Đọ thanh nhàn, khá nhất nhì” đã nâng thú thanh nhàn lên bậc cao nhất, cao hơn cả sự giàu có và trường sinh. Ẩn dật chưa bao giờ là lựa chọn khó khăn của cụ Trạng. Bởi hơn ai hết cụ thấu suốt lẽ xuất – xử, biết lúc nào nên ẩn, nên tàng. Cho nên mới gọi cuộc ẩn cư của cụ là “Thú nhàn” thay vì “Sự nhàn” như cụ Ức Trai...(Tìm trong kho báu phát 28/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/6/2020
Lượt nghe: 1021
Với những tư tưởng đậm nét trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm, ở thế kỷ 19, hai nhà nghiên cứu là Vũ Khâm Lân và Phan Huy Chú đều đánh giá: “Văn chương tiên sinh rất tự nhiên không cần điêu luyện, giản dị mà điêu luyện, thanh đạm mà nhiều ý vị, câu nào cũng có quan hệ đến sự dạy đời”. Căn cứ trên những hiện tượng, câu chuyện xảy ra trong thời đại đang sống, thơ đạo lý của Trạng Trình vì thế tác động trực tiếp vào nhân tâm.
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020
Lượt nghe: 914
Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều sáng tác Hán, Nôm, như “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân quốc ngữ thi” và các tập sấm ký “Trình quốc công sấm ký” và “Trình tiên sinh quốc ngữ”. Các luận điểm triết lý của ông như tương sinh, tương khắc, biến dịch tuần hoàn, âm thịnh dương suy … đều hòa lẫn trong thơ, đặc biệt là thơ Nôm, và sấm ký. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa. Thơ ông còn truyền đạt lại cho đời sau những đạo lý đối nhân xử thế tốt đẹp của dân tộc: đạo vua tôi, đạo cha con, chồng vợ và quan hệ láng giềng, bầu bạn…(Tim trong kho báu phát 7/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020
Lượt nghe: 1830
Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)