Ngày phát hành 16:0 | 16/3/2022
Lượt nghe: 1946
Dựa trên những cứ liệu xác đáng, căn cứ vào nội dung, nghệ thuật của truyện thơ “Phan Trần”, đặc biệt đặt trong bình diện so sánh với các tác phẩm khác cùng tác giả, có thể khẳng định khả năng rất cao văn thần Nguyễn Huy Lượng thực sự là tác giả của tác phẩm này. Người xưa có câu: “Đàn ông chớ kể Phan Trần/ Đàn bà chớ kể Thúy Vân, Thúy Kiều” nhằm phê phán câu chuyện, con người vượt ra khỏi lề thói, khuôn thước xã hội. Thế nhưng thời gian đã khẳng định giá trị của cả “Truyện Kiều” và truyện thơ “Phan Trần”. Đó thực sự là những tác phẩm xuất sắc vượt lên về cả nội dung, tư tưởng, nghệ thuật của nền văn học dân tộc.
Ngày phát hành 14:50 | 9/3/2022
Lượt nghe: 1960
Bên cạnh 100 bài thơ cung oán, nhà thơ, danh sỹ Nguyễn Huy Lượng còn nổi tiếng với bài phú ca tụng hồ Tây gồm 86 liên, độc vận. Dụng ý của tác giả là mượn cảnh Tây Hồ để tán tụng sự nghiệp và công đức của nhà Tây Sơn. Cũng là bài phú này đã khơi mào cuộc bút chiến nổi tiếng giữa hai danh sỹ, nhà thơ Nguyễn Huy Lượng với Phạm Thái. Khi đọc được “Tụng Tây Hồ phú” của Nguyễn Huy Lượng, tác giả của “Sơ kính tân trang” đã viết một bài phú hoạ lại (cùng số câu, cùng vần), gọi là “Chiến tụng Tây Hồ”. Tác phẩm vừa hoạ lại, vừa đả kích những nội dung trong bài phú của Nguyễn Huy Lượng. Hai bên đối lập, một bên là phù Tây Sơn, một bên thuộc phái phù Lê chống Tây Sơn. Tuy vậy, qua thời gian không thể phủ nhận được giá trị nghệ thuật thể hiện trong bài phú ca tụng Hồ Tây của Nguyễn Huy Lượng.