Ngày phát hành 15:5 | 7/4/2021
Lượt nghe: 1281
Như chúng ta đã biết, nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ra ở quê ngoại, vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ. Dễ hiểu khi quê hương làng cảnh, những câu chuyện, lý lối, khẩu ngữ dân gian của quê ngoại ăn sâu vào trong tiềm thức, phát lộ trong sáng tác của cụ. Đó cũng là điều mà chương trình nhận ra khi khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.
Ngày phát hành 11:18 | 29/4/2021
Lượt nghe: 685
Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.
Ngày phát hành 15:8 | 19/5/2021
Lượt nghe: 666
Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.
Ngày phát hành 8:44 | 20/4/2021
Lượt nghe: 1181
Như chúng ta đã biết, kết lại bài thơ chữ Hán “Ðộc Tiểu Thanh ký”, Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Trong bài thơ “Mời trầu” của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng có câu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Cùng thời với cụ Yên Đổ, nhà thơ Trần Tế Xương cũng “Tự vịnh: “Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương”. Đó được coi là những sự tự xưng danh rất cá tính và độc đáo trong thơ ca trung đại. Riêng chỉ duy nhất một lần nhà thơ Nguyễn Khuyến gián tiếp nói về mình thông qua cương vị là quan triều Nguyễn trong bài “Di chúc”: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. Tuy vậy, nói về sự tài hoa, phong phú, linh hoạt, biến báo trong sử dụng Đại từ nhân xưng, có lẽ hiếm nhà thơ trung đại và cả hiện đại nào vượt qua được cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu về các Đại từ nhân xưng để làm rõ đó là một phương diện của cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó, dẫn lối để chúng ta đi sâu vào đề tài tình bạn ghi dấu trong một số sáng tác đặc sắc