VOV6 - Như chúng ta đã biết, kết lại bài thơ chữ Hán “Ðộc Tiểu Thanh ký”, Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Trong bài thơ “Mời trầu” của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng có câu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Cùng thời với cụ Yên Đổ, nhà thơ Trần Tế Xương cũng “Tự vịnh: “Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương”. Đó được coi là những sự tự xưng danh rất cá tính và độc đáo trong thơ ca trung đại. Riêng chỉ duy nhất một lần nhà thơ Nguyễn Khuyến gián tiếp nói về mình thông qua cương vị là quan triều Nguyễn trong bài “Di chúc”: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. Tuy vậy, nói về sự tài hoa, phong phú, linh hoạt, biến báo trong sử dụng Đại từ nhân xưng, có lẽ hiếm nhà thơ trung đại và cả hiện đại nào vượt qua được cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu về các Đại từ nhân xưng để làm rõ đó là một phương diện của cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó, dẫn lối để chúng ta đi sâu vào đề tài tình bạn ghi dấu trong một số sáng tác đặc sắc
Từ khóa tìm kiếm : Thơ Nôm Nguyễn Khuyến, Tam Nguyên Yên Đổ, đề tài tình bạn, cái tôi trữ tình, Di chúc, Bạn đến chơi nhà, Anh giả điếc
Bài liên quan
(Tìm trong kho báu)20/11/2024
(Tìm trong kho báu)14/11/2024
(Tìm trong kho báu)31/10/2024
(Tìm trong kho báu)24/10/2024
(Tìm trong kho báu)18/10/2024
(Tìm trong kho báu)11/10/2024
(Tìm trong kho báu)4/10/2024
(Tìm trong kho báu)26/9/2024
(Tìm trong kho báu)20/9/2024
(Tìm trong kho báu)5/9/2024
(Tìm trong kho báu)29/8/2024
(Tìm trong kho báu)21/8/2024
(Tìm trong kho báu)15/8/2024
(Tìm trong kho báu)7/8/2024
(Tìm trong kho báu)2/8/2024
Sàn diễn mới (đang phát)
BAN VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT VOV6
Địa chỉ: 37 Bà triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam Trưởng ban: TRẦN NHẬT MINH Phó trưởng ban: NGÔ MỸ HẰNG, TRẦN XUÂN THÂN
để nhận các tin tức nóng hổi từ VOV6.VOV.VN
Điện thoại: (04)3826 5064/ Fax: 84-4-3826 5064