Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 4 kết quả

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Dấu ấn Tao đàn Chiêu Anh Các trong lịch sử xứ Đàng Trong

Ngày phát hành 11:15 | 27/7/2022

Lượt nghe: 2276

Sự ra đời và phát triển của các Tao đàn thơ ca, các văn hội có những đóng góp quan trọng vào diện mạo của giai đoạn văn học trung đại. Không chỉ là sự tập hợp, cổ động phong trào sáng tác, từ các Tao đàn, văn hội này đã nổi lên những xu hướng thơ văn, những tên tuổi tinh hoa, trụ cột và làm rạng danh nền văn học dân tộc. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) đi vào xuất xứ và bản sắc của Chiêu Anh Các, một Tao đàn nổi bật ở đất phương Nam thế kỷ 18.

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông

Dấu ấn Tao đàn nhị thập bát tú thời vua Lê Thánh Tông

Ngày phát hành 10:1 | 14/4/2022

Lượt nghe: 1835

Về gốc gác ra đời của “Tao đàn nhị thập bát tú”, tương truyền năm Quý Sửu (1493) và Giáp Dần (1494) do thời tiết thuận hòa nên mùa màng tốt tươi, nhân đất nước thanh bình vua Lê Thánh Tông đặt 9 bài thơ ca ngợi chế độ, là: Phong niên, Quân đạo, Thần tiết, Minh lương, Anh hiển, Kỳ khí, Thư thảo, Văn nhân và Mai hoa. Từ đó nhà vua lập ra Tao Đàn và đưa 9 bài thơ này ra cho các triều thần dựa theo vần luật của chúng mà xướng họa ra tới 250 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm ca ngợi triều đại. Chính trong bài tựa tập thơ “Quỳnh uyển cửu ca”, vua Lê Thánh Tông đã đề cập tới cụm từ “Nhị thập bát tú”: “Lại tập hợp bọn học sĩ Thân, Đỗ, Ngô, Lưu, bọn văn thần Nguyễn, Dương, Chu, Phạm, gồm 28 người, ứng với 28 ngôi sao thuộc Nhị thập bát tú thay nhau cùng họa, có tới vài trăm bài, bài nào cũng lựa chữ công phu, dùng từ chắc chắn. Thơ làm xong dâng lên, lòng ta vui thích”.

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 1059

Cuối thế kỷ thứ 15, đồng hành với chữ Hán, được sử dụng như ngôn ngữ hành chính thì Tiếng Việt và chữ Nôm được coi là tiếng bản ngữ và văn tự bản sắc, dùng để giao tiếp thường nhật. Việc vua Lê Thánh Tông khi thiết triều cho phép quần thần được sử dụng tiếng Việt cho thấy nhà vua rất đề cao sự sống động, dễ hiểu của công cụ ngôn ngữ giao tiếp đang dần phổ cập trong cộng đồng. 328 bài thơ Đường luật của vua Lê và triều thần được đưa vào “Hồng Đức quốc âm thi tập” không chỉ là một kho tàng về ngôn ngữ tiếng Việt cổ mà cao hơn kết tinh tư tưởng nghệ thuật của thơ ca và khát vọng của một triều đại...(Tìm trong kho báu phát 16/04/2020)

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai

Nguyễn Gia Thiều và Tao đàn Tứ Trai

Ngày phát hành 11:11 | 6/4/2022

Lượt nghe: 1867

Thời kỳ làm Tổng binh xứ Hưng Hóa, một vùng đất kéo dài từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Sơn La đến Hòa Bình ngày nay, Nguyễn Gia Thiều thường tranh thủ từ vùng núi rừng hiểm trở về nhà riêng ở gần hồ Tây để sáng tác và đàm đạo cùng anh em, bạn hữu. Tương truyền, ông có đến mười một em trai, hai mươi em gái, trong đó có bốn người em trai cùng chung niềm say mê với thơ ca. Ông cùng các em lập nên Tao đàn Tứ Trai. Thi đàn gia đình gồm Nguyễn Gia Thiều tên hiệu là Tâm Thi Viện Tử được tôn là Thi Nguyên. Bốn người em trai là Kỳ Trai Nguyễn Gia Cơ, Hòa Trai Nguyễn Gia Diễm, Mục Trai Nguyễn Gia Xuyến, Thanh Trai Nguyễn Gia Tuyên lấy tên hiệu lần lượt là Thi Đề, Thi Xích, Thi Cầm, Thi Thược.

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Điểm hẹn Văn nghệ
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30

Văn nghệ thiếu nhi (đang phát)

18h30 - 19h00 Điểm hẹn Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 21h00 Sân khấu truyền thanh
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Tiếng thơ