Ngày phát hành 10:1 | 14/4/2022
Lượt nghe: 1835
Về gốc gác ra đời của “Tao đàn nhị thập bát tú”, tương truyền năm Quý Sửu (1493) và Giáp Dần (1494) do thời tiết thuận hòa nên mùa màng tốt tươi, nhân đất nước thanh bình vua Lê Thánh Tông đặt 9 bài thơ ca ngợi chế độ, là: Phong niên, Quân đạo, Thần tiết, Minh lương, Anh hiển, Kỳ khí, Thư thảo, Văn nhân và Mai hoa. Từ đó nhà vua lập ra Tao Đàn và đưa 9 bài thơ này ra cho các triều thần dựa theo vần luật của chúng mà xướng họa ra tới 250 bài thơ chữ Hán và chữ Nôm ca ngợi triều đại. Chính trong bài tựa tập thơ “Quỳnh uyển cửu ca”, vua Lê Thánh Tông đã đề cập tới cụm từ “Nhị thập bát tú”: “Lại tập hợp bọn học sĩ Thân, Đỗ, Ngô, Lưu, bọn văn thần Nguyễn, Dương, Chu, Phạm, gồm 28 người, ứng với 28 ngôi sao thuộc Nhị thập bát tú thay nhau cùng họa, có tới vài trăm bài, bài nào cũng lựa chữ công phu, dùng từ chắc chắn. Thơ làm xong dâng lên, lòng ta vui thích”.