Hệ thống tìm thấy 26 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 14/4/2016
Lượt nghe: 2793
Năm 1952, với sự ra đời vở tuồng Chị Ngộ - vở diễn đầu tiên về đề tài chiến tranh cách mạng của Đoàn Tuồng Liên khu 5 - đơn vị nghệ thuật quy tụ nhiều nghệ sĩ, diên viên tai danh của sân khấu Tuồng miền Trung - gây được tiếng vang lớn, đánh dấu việc bộ môn nghệ thuật truyền thống này tiếp cận và khai thác thành công mảng đề tài này. Hơn nửa thế kỷ đã qua, những thành công gặt hái được từ vở tuồng Chị Ngộ vẫn là bài học mang ý nghĩa to lớn với những người làm tuồng hiện nay trong việc khai thác mảng đề tài chiến tranh cách mạng, đồng thời là kinh nghiệm xây dựng và chuyển hóa mô hình nhân vật từ sân khấu tuồng cổ sang con người đương đại...
Đó chính là nội dung cuộc trò chuyện giữa PV Đài TNVN và giáo sư Hoàng Chương - Giám đốc Trung tâm bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 688
Đàn bầu, đàn tranh, đàn nhị, sáo... là những nhạc cụ dân tộc thường gặp trong các buổi biểu diễn văn nghệ, trên sân khấu tuồng, chèo, ca kịch. Những nhạc cụ này không thể thiếu trong vở diễn, trong lời ca điệu hát của các nghệ sỹ. Tiếp tục câu chuyện về nghệ thuật tuồng, chúng ta cùng tìm hiểu về vai trò, nét riêng của các nhạc cụ này trên sâu khấu tuồng nhé...(Văn nghệ thiếu nhi - Trang nghệ thuật 05/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 27/2/2020
Lượt nghe: 925
Nhiều năm qua, công tác bảo tồn, gìn giữ và phát triển, quảng bá nghệ thuật Tuồng truyền thống đến gần hơn với công chúng vẫn luôn là “bài toán” khó và không dễ gì tìm được câu trả lời thấu đáo. PV VOV6 trao đổi với ông Phạm Ngọc Tuấn, Giám đốc Nhà hát Tuồng Việt Nam xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 26/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2019
Lượt nghe: 761
Vở tuồng lịch sử “Nhân Huệ Vương” xoay quanh cuộc đời thăng trầm của Trần Khánh Dư, võ tướng “lắm tài nhiều tật” - người góp công lớn trong cuộc kháng chiến của vua tôi nhà Trần chống quân xâm lược Nguyên – Mông. (Làn sóng nghệ thuật 03/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/9/2019
Lượt nghe: 639
60 năm xây dựng và phát triển, cùng với khai thác, phục hồi các vở tuồng truyền thống để gìn giữ và bảo lưu, Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng hàng trăm vở tuồng gồm các đề tài, thể tài khác nhau: truyền thống, lịch sử, dân gian, hiện đại nước ngoài...(Làn sóng nghệ thuật 13/9/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 30/12/2015
Lượt nghe: 1856
Hoạt động biểu diễn nhất là đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, tuồng, cải lương đang gặp khó khăn. Trước thực trạng này, nhiều nhà hát công lập cũng đã bắt đầu tiến hành công tác xã hội hóa để có thể tồn tại. Với riêng nghệ thuật Tuồng - hoạt động theo xu hướng xã hội hóa sẽ gặp trở ngại gì? GS Hoàng Chương - GĐ TT Bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam chia sẻ quan điểm của mình qua cuộc trò chuyện cùng PV Vũ Nga.
Ngày phát hành 0:0 | 24/10/2018
Lượt nghe: 2238
Tối 20/10/2018, Liên hoan Sân khấu chuyên nghiệp tuồng, bài chòi và dân ca kịch toàn quốc 2018 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi phối hợp tổ chức đã khai mạc tại thành phố Quảng Ngãi. Đây là hoạt động nghệ thuật góp phần bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể truyền thống, trong đó có nghệ thuật Bài chòi vừa được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Phản ánh của Vinh Thông, PV Đài TNVN thường trú tại khu vực miền Trung.
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015
Lượt nghe: 3377
Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng
Ngày phát hành 21:47 | 5/9/2021
Lượt nghe: 2011
60 năm gắn bó với sân khấu tuồng, NSND Mẫn Thu đã gặt hái nhiều thành công, như Huy chương Vàng cho các vai: cô Mười trong vở “Má Tám” tại Liên hoan Sân khấu toàn quốc năm 1965; vai cô Thanh trong vở “Đề Thám” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1970; vai chị Đức trong vở “Hoàng hôn đen” tại Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1985 v.v… (Câu chuyện nghệ thuật 27/8/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 26/10/2018
Lượt nghe: 620
Không chỉ có phục trang, người nghệ sỹ tuồng còn phải hóa trang gương mặt của mình trước khi lên sân khấu. Các đường nét, màu sắc hóa trang đều góp phần thể hiện nhân vật chính diện hay phản diện, trung hậu hay gian manh xảo quyệt. Nếu đi xem một buổi biểu diễn tuồng, các em sẽ có cảm giác như mình được lọt vào lễ hội hóa trang, không phải chờ đến ngày Halloween! (Trang nghệ thuật - Chương trình Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2020
Lượt nghe: 1656
NSUT La Thanh Hùng sinh ra trong gia đình có truyền thống 3 đời làm nghệ thuật Tuồng và ca Huế. Không chỉ là một diễn viên, đạo diễn tâm huyết với sân khấu truyền thống, ông còn là một nghệ nhân vẽ mặt nạ Tuồng. (Câu chuyện nghệ thuật 14/8/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017
Lượt nghe: 3422
Sân khấu Tuồng và Chèo không chỉ khác nhau trong trình thức biểu diễn, mà còn ở cách khai thác nội dung, xây dựng nhân vật và các giới hạn đề cập của từng loại hình. Sự khác biệt này là phong phú và hấp dẫn hơn nghệ thuật diễn xướng của người xưa.
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1703
Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2015
Lượt nghe: 1828
Trong hành trình nghệ thuật của mình, tên tuổi NSND Đàm Liên gắn với nhiều nhân vật, vở diễn kinh điển của nghệ thuật Tuồng. Có thể kể tới các vở diễn Sơn Hậu, Hồ Nguyệt Cô hóa cáo, Ông già cõng vợ đi xem hội, Bà chúa học đàn, Trưng Trắc.v.v. Đặc biệt vai Trưng Trắc trong vở tuồng lịch sử cùng tên đã đánh dấu sự bừng sáng của một tài năng diễn xuất ở vào độ chín tuổi nghề. Vở diễn được dàn dựng và ra mắt ở thời điểm 1974, 1975 - thời khắc đánh dấu mốc son chói lọi của lịch sử dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2019
Lượt nghe: 1793
Là người tâm huyết với nghệ thuật tuồng, NSND Hương Thơm luôn trăn trở không nguôi về loại hình nghệ thuật truyền thống của ông cha đang ngày càng bị mai một. (Hành trình Sáng tạo 21/4/2019)
Ngày phát hành 15:32 | 23/8/2021
Lượt nghe: 2912
Tuồng là một trong số các bộ môn nghệ thuật có truyền thống lâu đời nhất ở Việt Nam. Không chỉ bao hàm nhiều nội dung tư tưởng những nét đặc sắc về nghệ thuât, Tuồng còn có những trình thức biểu diễn bài bản mà người nghệ sỹ phải qua một thời gian dài trau dồi, luyện tập mới có thể biểu diễn được. NSND Lê Tiến Thọ sẽ chia sẻ thêm về sự độc đáo và tinh túy của nghệ thuật Tuồng
Ngày phát hành 15:17 | 22/4/2021
Lượt nghe: 606
Đã từ lâu vai diễn Hồ Nguyệt Cô trong trích đoạn tuồng cổ “Hồ Nguyệt Cô hóa cáo” đóng đinh tên tuổi NSND Minh Gái. Suốt chặng đường dài gắn bó với nghệ thuật tuồng, sự thành công của chị không chỉ là duyên trời phú mà còn là sự dấn thân, dám làm, dám thử để mang đến cho khán giả những năng lượng và đổi mới trong nghệ thuật tuồng. (Hành trình Sáng tạo 18/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 25/11/2019
Lượt nghe: 1034
Sở hữu giọng hát trầm, vang cùng với lợi thế về vóc dáng, NSND Văn Thủy cống hiến cho người xem những vai diễn thăng hoa, thể hiện được khí chất và tính cách của từng nhân vật. (Hành trình Sáng tạo 24/11/2019)
Ngày phát hành 10:27 | 16/8/2022
Lượt nghe: 1371
Với sự phát triển của nhiều loại hình nghệ thuật đa dạng như hiện nay, sân khấu truyền thống nói chung và nghệ thuật Tuồng nói riêng gặp không ít khó khăn. Nhưng trong muôn vàn khó khăn đó vẫn có những nghệ sĩ trẻ quyết tâm theo đuổi, nặng lòng và đau đáu với nghề, nghệ sĩ ưu tú Lộc Huyền - Nhà hát Tuồng Việt Nam là một trong số nghệ sĩ trẻ như thế. (Hành trình Sáng tạo 14/8/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 23/12/2020
Lượt nghe: 1041
Gần 30 năm gắn bó với sân khấu Tuồng, nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Kiều Oanh là một trong những gương mặt nổi bật của nhà hát Tuồng Việt Nam. Chị dành trọn tình yêu, niềm đam mê với bộ môn nghệ thuật truyền thống này và tâm huyết đào tạo thế hệ kế cận. (Hành trình Sáng tạo 20/12/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/3/2015
Lượt nghe: 1801
Với sân khấu truyền thống, nếu như Chèo được ví như nghệ thuật dân gian với đặc trung là tiếng cười thì Tuồng được coi là nghệ thuật cung đình, có xu phản ánh những nội dung bi hùng. Nhưng, nếu tìm hiểu kỹ hơn, tiếng cười trong Tuồng cũng mang nhiều ẩn số thú vị…
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 2137
Đào Tam Xuân là kịch bản truyền thống do NSND Quang Tốn, NSND Bạch Trà khai thác, với sự chỉnh lý của Bửu Tiến
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1776
Đoạn trích bắt đầu từ thời điểm Trọng Thủy lập mưu tráo được nỏ thần và tìm cớ về nước thăm cha đang bệnh nặng
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2017
Lượt nghe: 3350
Làng Vồm bỗng chốc xảy ra bao chuyện dở khóc, dở cười trước dự án mở đường. Vì ô nhiễm môi trường mọi người đều đồng tình lấp ao thì ông Quý Quyền - quyền trưởng thôn lại ra sức phản đối, chỉ vì con đường tương lai sẽ lấn vào mộ tổ, nhà thờ của dòng họ. Thế là bao mưu mô, toan tính của ông cán bộ xã nhằm đối phó với dư luận, ý nguyện dân làng. Vậy nhưng, kết cục “gậy ông lại đập lưng ông” khiến ông “quan xã” trở thành “trò cười” trước miệng lưới thế gian.
Ngày phát hành 0:0 | 6/4/2015
Lượt nghe: 1482
Nhân kỷ niêm 40 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh - Thành phố Đà Nẵng dàn dựng vở Tuồng: NHƯ NHỮNG TƯỢNG ĐÀI
Tác giả kịch bản: Nguyễn Sỹ Chức;
Đạo diễn: Đặng Bá Tài;
Âm nhạc: Lê Trần Vinh
Ngày phát hành 14:57 | 20/6/2022
Lượt nghe: 7454
“Thành hoàng quê tôi” kể câu chuyện về tướng quân Lý Bảo Quốc dưới triều vua Lý Nam Đế. Khi đó, giặc Lương sang xâm lược Vạn Xuân, triều thần nhà Lý dốc sức chống giặc. Qua bao trận chiến khốc liệt đẩy lùi giặc ngoại xâm. Trong một lần xung trận, dù có sự chuẩn bị, ủng hộ của nhân dân… song do quân địch đông, tướng Lý Bảo Quốc đã cùng quân sĩ chống lại đến cùng và ông đã tử trận. Nhân dân thương tiếc, triều đình nhà Lý ghi công ông cùng vợ là bà Vũ Thương, và được tôn thờ là “Thành hoàng làng”.