Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 54 kết quả

" Hương rừng" - Bài thơ về tuổi học trò mến yêu

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018

Lượt nghe: 740

"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)

"Đêm nay Bác không ngủ" - một bài thơ kì diệu

Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2017

Lượt nghe: 1215

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một hình tượng lớn trong văn học nghệ thuật. Với riêng thơ, có thể kể đến nhiều bài thơ hay của các nhà thơ như Tố Hữu, Chế Lan Viên viết về Bác. Bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ trong chương trình ngữ văn 6 là một trường hợp đặc biệt. Dù không phải là người chứng kiến câu chuyện trong đêm Bác không ngủ, nhưng cuộc sống với những chất liệu phong phú chân thực đã giúp nhà thơ Minh Huệ viết nên bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ” trong dòng cảm xúc mãnh liệt. Và bài thơ lại thực hiện một hành trình đến với mọi người, động viên bộ đội và nhân dân chiến đấu. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 16/5/2017)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học" : Bí ẩn vầng trăng trong bài thơ "Đồng chí"

Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020

Lượt nghe: 779

Trong bài "Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu, hình ảnh vầng trăng xuất hiện một lần, ở câu cuối cùng. Vậy nhưng hình ảnh đó đã đem lại hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ và sâu sắc. Cùng cô Trương Thị Thảo ( giáo viên ngữ văn trường THCS Nguyễn Tri Phương- Hà Nội) phân tích vẻ đẹp độc đáo của hình ảnh này nhé... (Văn nghệ thiếu nhi 13/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ánh trăng trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Ngày phát hành 0:0 | 15/4/2020

Lượt nghe: 1003

Viết về ánh trăng trong thời kì lao động xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, nhà thơ Huy Cận đã có những liên tưởng độc đáo khi miêu tả vẻ đẹp của trăng trong mối quan hệ với người lao động. Bài thơ mang âm hưởng dạt dào niềm vui của cuộc sống mới con người mới trên vùng biển Đông Bắc Tổ Quốc. Hình tượng trăng đã được nhà thơ Huy Cận đặc tả trong những câu thơ nào? Chúng ta tiếp tục đồng hành cùng cô Trương Thị Thảo (giáo viên ngữ văn trường trung học cơ sở Nguyễn Tri Phương- thành phố Hà Nội) với nội dung này nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 14/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Bài thơ "Qua đèo Ngang"

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2020

Lượt nghe: 943

Đèo Ngang thuộc núi Hoành Sơn, tách ra từ dãy Trường Sơn, cao hơn hai trăm mét và là mốc địa giới giữa hai tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình. Đèo Ngang được biết đến nhiều hơn chính nhờ bài thơ "Qua đèo Ngang" của Bà Huyện Thanh Quan. Tác phẩm viết theo thể thất ngôn Đường luật, mang vẻ đẹp trang nhã, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Ôn tập bài thơ "Vội vàng"

Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2020

Lượt nghe: 1081

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới. Tiếng thơ ông trẻ trung, yêu đời, luôn muốn vượt thoát khỏi những giới hạn thời gian để con người mãi được đắm say trong tuổi trẻ và tình yêu. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ văn trường THPT Chu Văn An - Thành phố Hà Nội tiếp tục đồng hành cùng chúng ta trong nội dung ôn tập bài thơ này... (Văn nghệ thiếu nhi 01/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Về bài thơ "Tự tình 2" của Hồ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 21/4/2020

Lượt nghe: 654

Căn cứ vào ý thơ, giọng thơ, có thể đoán các bài thơ có nhan đề "Tự tình" của Hồ Xuân Hương được làm khi nhà thơ đã đi qua lứa tuổi trẻ trung, nếm trải vị chua chát của phận lẽ mọn, lẻ loi, không khỏi "giật mình mình lại thương mình xót xa". Nhưng cái tôi Xuân Hương dù bế tắc vẫn không hoàn toàn khuất phục, dù bất lực vẫn không chịu buông xuôi... (văn nghệ thiếu nhi 21/04/2020)

"Ghét Cô Vy - Yêu Văn Học": Vẻ đẹp bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 1001

Nhắc đến Thơ mới không thể không nhắc đến "Đây thôn Vĩ Dạ" - một sáng tác kết tinh vẻ đẹp của thơ Hàn Mặc Tử. Điều đặc biệt là ông làm bài thơ này khi chưa đến thôn Vĩ Dạ - một địa danh của Huế, và bản thân ông đang trong thời gian trị bệnh, cả sức khỏe và tinh thần đều sa sút. Cô Mai Thị Nguyệt - giáo viên ngữ văn trường trung học phổ thông Chu Văn An – thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình trong bài học này... (Văn nghệ thiếu nhi 31/03/2020)

"Viết đẹp": Bài thơ đặc sắc của Võ Quảng

Ngày phát hành 0:0 | 25/10/2016

Lượt nghe: 1374

Không phải bạn nhỏ nào cũng hào hứng với môn tập viết. Mỏi tay này, dây mực này, mất thời gian này. Nhưng nhìn lại một chút, nếu vở của mình, bài kiểm tra của mình, chữ nào chữ ấy sạch sẽ, chạy đều tăm tắp, thì chính mình cũng thấy vui, thấy tự hào về mình lắm. Vậy nên mới có "Viết đẹp" của nhà thơ Võ Quảng - một bài thơ hay dành cho thiếu nhi. (Văn nghệ thiếu nhi 24/10/2016)

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ "Tràng giang"

“Ghét Cô Vy- Yêu Văn Học”: Ôn tập bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020

Lượt nghe: 1489

"Tràng giang" gắn với tên tuổi của nhà thơ Huy Cận, một trong những thi phẩm vượt thời gian của thời kỳ Thơ mới, cũng là tác phẩm thường có mặt trong những đề kiểm tra, đề thi. Cô Mai Thị Nguyệt, giáo viên ngữ Văn trường THPT Chu Văn An, thành phố Hà Nội sẽ đồng hành cùng chúng mình... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2020)

100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống của trẻ nhỏ

100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống của trẻ nhỏ

Ngày phát hành 0:0 | 20/6/2016

Lượt nghe: 1615

Tập thơ "Quà cho con" là cuốn sách đầu tiên của tác giả Nguyễn Huy Hoàng dành cho các bạn nhỏ. Tập thơ gồm 100 bài thơ tương ứng với 100 kỹ năng sống cần thiết dành cho độc giả lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng. Các bài thơ chủ yếu được sáng tác bằng hình thức vui tươi, mộc mạc, dí dỏm dễ hiểu và dễ nhớ nhằm giúp các em rèn luyện những đức tính tốt ngay từ khi còn bé như: cách thức ngồi học, cách ăn uống, rồi đến tác phong ở nơi tôn nghiêm, những bài học về giá trị sống, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh, tình yêu quê hương đất nước...(Văn nghệ thiếu nhi 19/6/2016)

Ba mươi năm đọc lại bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão"

Ba mươi năm đọc lại bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão

Ngày phát hành 17:33 | 30/12/2022

Lượt nghe: 279

Bài thơ “Mẹ vắng nhà ngày bão” của nhà giáo, nhà thơ Đặng Hiển là bài thơ hay, từng được tuyển chọn vào sách giáo khoa lớp 4. Bài thơ xúc động bạn đọc bao thế hệ bởi tình cảm gia đình gắn bó, sự yêu thương, quan tâm và chia sẻ cùng nhau... (Văn nghệ thiếu nhi 26/12/2022)

Cách hiểu mới về bài thơ "Thu điếu"

Cách hiểu mới về bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 4/10/2016

Lượt nghe: 1151

Nằm trong chùm thơ thu của thi hào Nguyễn Khuyến, "Thu điếu" được chọn học trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bài thơ chỉ kể chuyện câu cá mùa thu hay còn lớp nghĩa nào khác? Những hình ảnh như "Ao thu lạnh lẽo", "Ngõ trúc quanh co", "Cá", "Bèo"... ngoài nghĩa tả thực còn hàm ẩn điều gì? (Văn nghệ thiếu nhi 03/10/2016)

Cách tiếp cận một bài thơ Đường

Cách tiếp cận một bài thơ Đường

Ngày phát hành 0:0 | 26/7/2016

Lượt nghe: 1054

Khi tiếp cận một bài thơ Đường trong sách giáo khoa, chúng ta đều đọc bản phiên âm tiếng Việt, rồi đến bản dịch nghĩa và bản dịch thơ. Bản dịch thơ có thể của một hay nhiều người dịch. Các thao tác khi tìm hiểu thơ Đường có giống với khi tìm hiểu thơ trung đại của nước mình. (Văn nghệ thiếu nhi 26/7/2016)

Cảm nhận, phân tích một bài thơ

Cảm nhận, phân tích một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/11/2018

Lượt nghe: 591

Thơ nằm ở chiều sâu con chữ với những hình ảnh, liên tưởng, cảm xúc. Để hình dung dễ dàng hơn về cách làm bài cảm nhận và phân tích một bài thơ, chúng mình cùng nghe cô giáo Thu Uyên, giáo viên Ngữ văn trường THCS Lương Thế Vinh, Hà Nội chia sẻ nhé... (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 26/11/2018)

Chọn ngữ liệu cho sách giáo khoa - Nhìn từ bài thơ “Bắt nạt”

Chọn ngữ liệu cho sách giáo khoa - Nhìn từ bài thơ “Bắt nạt”

Ngày phát hành 16:14 | 22/9/2021

Lượt nghe: 2933

Cải cách, đổi mới sách giáo khoa không phải là câu chuyện bây giờ mới có. Tuy nhiên, đây cũng là đề tài chưa bao giờ hạ nhiệt, nhất là trong những ngày gần đây dấy lên tranh cãi về việc đưa bài thơ “Bắt nạt” của tác giả Nguyễn Thế Hoàng Linh vào chương trình Ngữ văn lớp 6. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với tiến sĩ Đỗ Thanh Nga, công tác tại Viện Văn học về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/9/2021)

Đi tìm tác giả của bài thơ "Đi học"

Đi tìm tác giả của bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 5/9/2016

Lượt nghe: 1536

"Hôm qua em tới trường - Mẹ dắt tay từng bước - Hôm nay mẹ lên nương - Một mình em tới lớp"... Cả bài thơ và bài hát này đều quen thuộc với nhiều thế hệ tuổi học trò. Song không phải ai cũng biết bài thơ được viết trong bối cảnh như thế nào, và tác giả bài thơ là ai... (Văn nghệ thiếu nhi 05/9/2016)

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và những bài thơ về đồng quê nước Anh

Dịch giả Nguyễn Quốc Hùng và những bài thơ về đồng quê nước Anh

Ngày phát hành 0:0 | 8/12/2017

Lượt nghe: 1197

Với dịch giả Nguyễn Quốc Hùng, ngoài dạy học và viết sách là hai công việc ông bỏ tâm sức nhiều nhất thì việc dịch thơ đem đến những khoảng khắc thú vị, ngọt ấm như chén chè nóng nhấm nháp trong ngày đông lạnh. “Miền đất xanh” là nhan đề tập thơ song ngữ Anh - Việt do ông biên soạn và dịch thuật, NXB Văn học ấn hành. 20 sáng tác được chọn dịch mang cảm hứng lãng mạn và hiện thực, thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc, giúp ta hình dung về một đất nước tươi đẹp, ở đó con người và thiên nhiên có sự gắn bó và tôn trọng, hài hòa với nhau. (Tiếng thơ 06/12/2017)

Đọc truyện "Cà Nóng chu du Trường Sa" - Buổi thứ mười - Bài thơ tặng chó mẹ và chó con

Đọc truyện

Ngày phát hành 11:27 | 6/8/2022

Lượt nghe: 536

Thấy cô chủ say sưa làm thơ, tự nhiên Cà Nóng nhớ tới tin chó mẹ trên đảo Sinh Tồn vừa hạ sinh 6 đứa con. Những chú nhóc ra đời trong tình thương và niềm vui của các chiến sĩ hải quân. Cảm xúc dâng trào và Cà Nóng làm một bài thơ tặng đàn chó trên đảo... (Văn nghệ thiếu nhi 30/07/2022)

Góc nhìn mới mẻ của bài thơ "Tre Việt Nam"

Góc nhìn mới mẻ của bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2017

Lượt nghe: 1189

Cây tre, lũy tre vốn là hình ảnh vô cùng quen thuộc trong cuộc sống, nhất là ở nông thôn. Một loài cây cao, mảnh dẻ, mọc thành bụi thành lũy, cây nọ tựa vào cây kia, cây nọ nâng đỡ cây kia, bền bỉ dẻo dai trong nắng mưa gió bão. Tre là bóng mát nghỉ chân, là lũy thành bền vững, tre ẩn mình trong những mái nhà, hóa thân vào cái kèo cái cột, cái rổ cái rá, cả vật dụng bé nhỏ tỉ mỉ như cái tăm xỉa răng cũng từ tre mà ra. Nhắc đến những tác phẩm văn học lấy cảm hứng từ loài cây này, không thể không nhắc đến “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy - một bài thơ sinh ra từ nhân dân và thuộc về nhân dân. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 13/6/2017)

Hình bóng quê hương trong bài thơ "Chái bếp"

Hình bóng quê hương trong bài thơ

Ngày phát hành 22:56 | 9/12/2023

Lượt nghe: 562

Sách giáo khoa Ngữ văn đổi mới bậc THCS chọn lựa nhiều tác phẩm mới từ văn xuôi đến thơ của các tác giả trẻ, trong đó có nhà thơ Lý Hữu Lương người dân tộc Dao. Đơn cử chương trình Ngữ văn lớp 8, bộ sách Chân trời sáng tạo đã chọn bài thơ “Chái bếp” của nhà thơ Lý Hữu Lương để giảng dạy. Điều này mang đến những trải nghiệm mới cho thầy và trò... (Văn nghệ thiếu nhi 04/12/2023)

Hương sắc mùa thu qua một bài thơ

Hương sắc mùa thu qua một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/9/2020

Lượt nghe: 637

Sự giao hòa của trời đất vào thu, không gian và thiên nhiên tạo vật… tất cả được thể hiện trong bài thơ “Sang thu” thật tinh tế, gợi nhiều cảm xúc. Nhiều bài viết cảm nhận rất hay của các bạn học sinh về bài thơ này cho thấy rằng, bài thơ đã lay động bao tâm hồn đa cảm và đồng điệu... (Văn nghệ thiếu nhi 28/09/2020)

Kính gửi cụ Nguyễn Du - Một bài thơ nhân thế

Kính gửi cụ Nguyễn Du - Một bài thơ nhân thế

Ngày phát hành 15:6 | 10/7/2024

Lượt nghe: 758

Bài thơ “Kính gửi cụ Nguyễn Du” của nhà thơ Tố Hữu là một trong những tác phẩm hay trong chương trình Ngữ văn 10. Bài thơ là lời tri âm, đồng cảm của nhà thơ Tố Hữu với đại thi hào dân tộc Nguyễn Du về nhân tình thế thái, về nỗi đau thân phận nàng Kiều. PGS- TS Đoàn Trọng Huy đã có bài viết “Đọc lại “Kính gửi cụ Nguyễn Du” thấm thía sự giao cảm Tố Hữu – Tố Như”... (Văn nghệ thiếu nhi 8/7/2024)

Kinh nghiệm phân tích một bài thơ

Kinh nghiệm phân tích một bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2019

Lượt nghe: 761

Những kinh nghiệm quý báu trong cảm nhận phân tích một bài thơ được nhà thơ - nhà giáo Trần Kim Anh chia sẻ trong chương trình này. Tiếp đó là những sáng tác thật dễ thương, bài thơ “Mẹ ơi! Nghe con kể” của tác giả Vui Vũ, tản văn “Hương cau ngan ngát vườn nhà” của tác giả Lê Minh Hải... (văn nghệ thiếu nhi 15/04/2019)

Lời cha căn dặn qua bài thơ "Nói với con"

Lời cha căn dặn qua bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 9/5/2019

Lượt nghe: 1121

Chân phải bước tới cha/ chân trái bước tới mẹ/ một chân chạm tiếng nói/ hai bước tới tiếng cười” - Đó là những vần thơ ấm áp trong bài “Nói với con” của nhà thơ Y Phương. Bài thơ thể hiện tình yêu thương, lời căn dặn của người cha đối với con mình, là bài học mà con mang theo suốt đời, mỗi khi nhớ về gia đình, về quê hương... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2019)

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Mẹ và quê hương qua những bài thơ mới thu thanh

Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015

Lượt nghe: 1821

Tình mẹ và quê hương là những chủ đề khơi gợi tình cảm sâu thẳm trong lòng mỗi người. Các bạn sẽ gặp tình cảm thiêng liêng trong thơ mới thu thanh của các tác giả: Nguyễn Quang Thiều, Tô Thi Vân, Đặng Thị Thanh Liễu và Nguyễn Thị Mai. Cảm xúc thơ về nước Nga trong tuyển thơ "Nối hai đầu thế kỷ". (Tiếng thơ 11+12/01/2015).

Mùa hè lộng lẫy trong bài thơ “Tháng năm”

Mùa hè lộng lẫy trong bài thơ “Tháng năm”

Ngày phát hành 22:57 | 14/3/2024

Lượt nghe: 1175

Bài thơ “Tháng năm” của nhà thơ Đoàn Văn Mật được tuyển chọn vào sách Tiếng Việt lớp 5 bộ mới. Bài thơ với những hình ảnh sinh động tươi vui của mùa hạ như cánh diều no gió, đàn ve kêu râm ran, rơm phơi đầy đường làng, trái na thơm lựng…Để hiểu thêm nội dung và ý nghĩa bài thơ, chúng mình cùng nghe nhà thơ Đoàn Văn Mật chia sẻ về tác phẩm này... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2023)

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ

Ngày phát hành 21:3 | 25/2/2021

Lượt nghe: 477

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy. Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ được thể hiện qua ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu ... Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét, đánh giá cụ thể, xác đáng. (Văn nghệ thiếu nhi - Trang văn học nhà trường 22/02/2021)

Nghị luận về một đoạn, thơ bài thơ

Nghị luận về một đoạn, thơ bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2020

Lượt nghe: 598

Nghị luận về một đoạn thơ hay bài thơ là sự trình bày, đánh giá hay nhận xét về nội dung cũng như nghệ thuật của một đoạn thơ, bài thơ. Khi nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần lưu ý gì? Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ? (Văn nghệ thiếu nhi 15/06/2020))

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Nhà thơ Trần Mạnh Thường với bài thơ tiên cảm

Ngày phát hành 0:0 | 14/6/2019

Lượt nghe: 1080

Nhà thơ nhà báo Trần Mạnh Thường – nguyên Trưởng ban Văn học Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam, từng gắn bó sâu sắc với chương trình Tiếng thơ. Ông đã đi về thế giới người hiền. Một bài thơ để lại dấu ấn trong cuộc đời sống và viết của ông, đó là bài “Chuyến xe cuối cùng”, sáng tác trước khi ông qua đời không bao lâu, giống như một dự cảm, đồng thời bộc lộ những nghĩ suy giàu nhân ái… (Tiếng thơ phát 16/6/2019)

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi

Nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ và những bài thơ tuổi đôi mươi

Ngày phát hành 11:48 | 23/10/2023

Lượt nghe: 1139

Nguyễn Anh Vũ sinh năm 1974, là kiến trúc sư, họa sĩ, thiết kế mỹ thuật, đồng thời là gương mặt quen thuộc của Sân thơ trẻ trong Ngày thơ Việt Nam hằng năm. Nguyễn Anh Vũ có nhiều sáng tác in trên các báo, tạp chí văn học. Anh từng đoạt giải Nhì cuộc thi Truyện ngắn và thơ trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội trong hai năm 2008 - 2009 với chùm tác phẩm “Cửa Bắc”, “Ngủ giữa hoa sen”; giải thưởng Mỹ thuật xuất sắc nhất trong vở kịch Sang sông tại Liên hoan sân khấu thử nghiệm năm 2008. Một số bài thơ của Nguyễn Anh Vũ cũng để lại nhiều cảm xúc với bạn đọc, công chúng. Những cuộc chia ly hơn lúc nào hết gợi lại dấu ấn trăn trở của một đời người. Sự ra đi mới đây của nhà thơ, họa sỹ Nguyễn Anh Vũ – Một nghệ sĩ tài hoa và cá tính để lại cho người ở lại bao nỗi luyến tiếc. Những bài thơ tuổi đôi mươi của anh vẫn đẹp mãi giữa đời.

Những bài thơ cho con

Những bài thơ cho con

Ngày phát hành 0:0 | 9/10/2020

Lượt nghe: 1097

Chúng ta đang ở trong những ngày thật đẹp của mùa thu. Mùa thu thì ai cũng quý cũng yêu nhưng đối với mỗi đứa trẻ có lẽ chúng càng có nhiều lý do hơn để yêu mến.Mùa thu chính là mùa tựu trường, mùa bắt đầu của một năm học mới. Mùa thu còn gắn liền với Tết trung thu, được chơi rước đèn ông sao và được nhận thật nhiều quà bánh. Ai cũng muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ thơ, cho những đứa con của mình. Riêng đối với những người làm thơ thì nhiều người còn có thêm những món quà thật đặc biệt cho con của mình, đó chính là các bài thơ. Trong chương trình đôi bạn văn chương phát 07/10, những người thực hiện chương trình sẽ gửi tới quý vị và các bạn một món quà thật đáng yêu mang tên: Những bài thơ cho con.

Những bài thơ Hà Nội

Những bài thơ Hà Nội

Ngày phát hành 10:47 | 7/10/2021

Lượt nghe: 755

Thăng Long – Hà Nội từ bao đời nay đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận của bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó có thi ca. Thăng Long – Hà Nội vừa đồng hành cùng lịch sử dân tộc, vừa đồng hành cùng số phận bao con người. Nhân dịp kỷ niệm 67 năm ngày Giải phóng Thủ đô, chương trình Đôi bạn văn chương của Ban VHNT lần này muốn gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với tên gọi: Những bài thơ Hà Nội với mong muốn cùng làm một cuộc viễn du về Hà Nội trong thơ từ cổ điển cho tới hiện đại.

Những bài thơ hạnh phúc

Những bài thơ hạnh phúc

Ngày phát hành 11:36 | 25/3/2021

Lượt nghe: 1028

Mỗi con người sinh ra, lớn lên rồi trưởng thành, ai cũng mong muốn mình hạnh phúc. Tình cảm ấy, mong ước chung ấy không phân biệt giới tính, lứa tuổi, sắc tộc, tôn giáo. Chỉ có điều, mỗi người lại có một suy nghĩ riêng về hạnh phúc và nhiều khi không phải ai cũng cắt nghĩa được hạnh phúc một cách rõ ràng. Bắt đầu từ năm 2013, Đại hội đồng Liên hiệp quốc với 193 quốc gia thành viên đã nhất trí thông qua nghị quyết và chọn ngày 20/3 hàng năm làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Từ cảm hứng đó, chương trình Đôi bạn văn chương lần này sẽ gửi tới quý vị và các bạn cuộc trò chuyện với chủ đề: Những bài thơ hạnh phúc. Chúng ta sẽ cùng xem các nhà thơ, nhà văn cắt nghĩa hạnh phúc như thế nào.

Những bài thơ Quảng Trị

Những bài thơ Quảng Trị

Ngày phát hành 9:54 | 21/7/2022

Lượt nghe: 1214

Hàng năm, cứ gần đến ngày 27/7, trong lòng mỗi chúng ta lại trào dâng những xúc động khôn nguôi về bao thế hệ cha anh đã đổ xương máu cho nền độc lập tự do của dân tộc. Mỗi tấc đất quê hương, mỗi ngọn núi con sông đều in dấu những chiến công, in dấu cả những vinh quang và những đắng cay mất mát. Và chúng ta không bao giờ quên Quảng Trị, mảnh đất anh hùng bất khuất và cũng đầy sâu nặng nghĩa tình đã cùng bao mảnh đất quê hương khác băng mình qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của thế kỷ 20. Nhân dịp tròn 50 năm chiến dịch Thảnh Cổ 1972 – 2022, chương trình Đôi bạn văn chương lần này xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Những bài thơ Quảng Trị

Những bài thơ tặng vợ

Những bài thơ tặng vợ

Ngày phát hành 18:5 | 21/10/2021

Lượt nghe: 731

Sinh thời, nhà thơ Nga Maiacopxki có câu thơ nổi tiếng được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới: Đời vắng mẹ hiền không phụ nữ/ Anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu. Từ cổ chí kim, người phụ nữ luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao sáng tác nghệ thuật nói chung và thi ca nói riêng. Hàng năm, ở rất nhiều quốc gia trên thế giới đều có những ngày dành riêng để tôn vinh người phụ nữ. Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10 năm nay, chương trình Đôi bạn văn chương xin được gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện với nhan đề: Những bài thơ tặng vợ với mong muốn một lần nữa tôn vinh những người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta.

Những bài thơ tháng Tư

Những bài thơ tháng Tư

Ngày phát hành 14:38 | 28/4/2021

Lượt nghe: 818

Tháng Tư có lẽ là tháng đặc biệt nhất trong năm bởi nó mang trong mình cả bốn mùa. Vừa là cuối xuân, vừa là đầu hạ như trong lời ca của Dương Thụ, vừa có chút rét nàng Bân như mùa đông còn sót lại. Và khi đã có sự góp mặt của xuân, hạ, đông thì những thời khắc man mác, dìu dịu của mùa thu tất sẽ xuất hiện khi những cơn mưa lá bất ngờ đổ xuống trên mỗi con đường chúng ta qua. Và trên tất cả, tháng Tư có ngày 30/4 lịch sử-Ngày thống nhất non sông

Những bài thơ về biển

Những bài thơ về biển

Ngày phát hành 15:9 | 2/6/2022

Lượt nghe: 1008

Biển từ lâu đã trở thành bạn quý của con người. Biển cung cấp tài nguyên thiên nhiên, giúp bao người dân mưu sinh. Biển cũng là địa bàn chiến lược trong phát triển và bảo vệ đất nước. Bắt đầu từ năm 2009, nước ta đã chọn tuần lễ đầu tiên của tháng 6 làm Tuần lễ biển đảo Việt Nam, đồng thời cũng hưởng ứng ngày Đại dương thế giới 08/06. Nhân dịp này, chương trình Đôi bạn văn chương xin gửi tới quý vị thính giả một cuộc trò chuyện mang tên Những bài thơ về biển để mỗi chúng ta càng yêu thêm biển đảo quê hương, có ý thức nhiều hơn trong việc giữ gìn và bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Những bài thơ vui của người nông dân Nga

Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2017

Lượt nghe: 1732

Nước Nga tuy xa mà gần, lạ mà quen – Đó là cảm nhận của nhiều người ít nhất có một lần đặt chân đến đất nước thân thiện này, hoặc chỉ biết về xứ sở bạch dương qua tiểu thuyết Lep Tonxtoi, thơ Puskin, Exênhin… Thiên nhiên Nga, văn học Nga, thơ ca Nga thực sự là một miền nhớ, một không gian văn hóa tinh thần vô cùng ý nghĩa. (Tiếng thơ 11/10/2017)

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Những bài văn, bài thơ viết về cha mẹ: Dâng đầy nỗi yêu thương

Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018

Lượt nghe: 947

Tình cảm đối với cha mẹ thật cao cả, thiêng liêng. Với các con, dù lứa tuổi nào cũng đều có cách thể hiện, bày tỏ tình cảm yêu quý, thương mến đối với bậc sinh thành. Bạn Phan Anh Thư ở Nghệ An và bạn Đình Anh ở Hà Nội đều đang ở lứa tuổi rất nhỏ, đang học lớp 5 thôi nhưng đã biết thể hiện tình cảm với cha mẹ mình rất chân thực, đầy cảm xúc. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 23/4/2018)

Ôn tập bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" (Phần 1)

Ôn tập bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020

Lượt nghe: 650

Qua hình tượng Lorca và tiếng đàn ghi-ta, nhà thơ khắc họa cái chết đột ngột và đầy bi tráng của người nghệ sĩ đấu tranh cho tự do, đồng thời bày tỏ sự khâm phục, nỗi đau và niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của tên tuổi và sự nghiệp Lorca... (Văn nghệ thiếu nhi 01/06/2020)

Ôn tập bài thơ Tây Tiến

Ôn tập bài thơ Tây Tiến

Ngày phát hành 12:18 | 7/7/2021

Lượt nghe: 704

Tây Tiến là tên một đoàn quân được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ kết hợp với bộ đội Lào để bảo vệ biên giới Việt - Lào, làm hao mòn lực lượng giặc Pháp. Những người lính Tây Tiến phần đông là người Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên. Nhà thơ Quang Dũng đã viết bài thơ để bày tỏ nỗi nhớ với đoàn quân Tây Tiến sau khi chuyển sang công tác ở đơn vị khác... (Văn nghệ thiếu nhi 05/07/2021)

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm "Chim trong lồng"

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm

Ngày phát hành 10:14 | 30/9/2021

Lượt nghe: 1253

Bên cạnh những tên tuổi lớn như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều thì dòng thơ Nôm thời Lê trung hưng còn ghi nhận những tác giả như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Hữu Cầu, các đời chúa Trịnh. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm lại những phong cách, dấu ấn làm nên diện mạo của một giai đoạn lịch sử nhiều biến cố.

Tập viết một bài thơ lục bát

Tập viết một bài thơ lục bát

Ngày phát hành 12:6 | 17/7/2023

Lượt nghe: 1717

Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bộ sách đổi mới có một bài học rất hay, đó là “ Tập viết một bài thơ lục bát”. Đây là bài học đòi hỏi những kỹ năng thực hành của chúng mình để có thể viết được một bài thơ lục bát đúng với niêm luật, đồng thời chuyển tải được nội dung, tình cảm, cảm xúc của người viết. Cùng nghe những chia sẻ của cô giáo Lê Thị Thùy Giang (giáo viên ngữ văn trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế) về nội dung bài học này, các bạn nhé... (văn nghệ thiếu nhi 17/07/2023)

Thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến

Thiên nhiên trong bài thơ Tây Tiến

Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2019

Lượt nghe: 880

Bài thơ "Tây Tiến" có vị trí rất quan trọng trong chương trình ngữ văn phổ thông. Bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ, đậm đặc những địa danh của vùng núi Tây Bắc trong bài thơ đã tô đậm và tôn vinh sự hi sinh anh dũng của người lính. Tìm hiểu về thiên nhiên trong bài thơ này là một trong những nội dung của chương trình... (Văn nghệ thiếu nhi 18/02/2019)

Thời gian và không gian trong bài thơ "Lượm”

Thời gian và không gian trong bài thơ

Ngày phát hành 10:21 | 24/4/2024

Lượt nghe: 1015

Bài thơ “Lượm” chứa đựng tình cảm quý mến, trân trọng của tác giả và của bao thế hệ học sinh, là sự ghi nhận công lao của Lượm trong kháng chiến. Lượm mãi đáng yêu trong hình ảnh một chú bé liên lạc nhanh nhẹn và dũng cảm. Khi dạy tác phẩm này, cô Hồ Bạch Phượng (giáo viên ngữ văn trường THCS Thăng Long, quận Ba Đình, Hà Nội) có nhiều suy nghĩ, trăn trở... (Văn nghệ thiếu nhi 22/04/2024)

Từ bài thơ "Bài học đầu cho con" đến ca khúc "Quê hương"

Từ bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 30/6/2016

Lượt nghe: 1519

Bài thơ "Bài học đầu cho con" của nhà thơ Đỗ Trung Quân được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành ca khúc "Quê hương" cách đây gần 30 năm. Mỗi khi giai điệu cất lên thì như sợi dây tình cảm gắn kết cảm xúc của không chỉ những người con đất Việt xa quê hương, mà ngay cả những người sinh ra và lớn lên ở thôn quê cũng luôn tìm thấy sự đồng cảm (Chuyên mục "Thơ phổ nhạc"). Vẻ đẹp và ý nghĩa các tác phẩm điêu khắc được làm bằng chất liệu thạch cao, gốm, gò đồng của nhà điêu khắc Hoàng Uyên (Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm"). (Điểm hẹn văn nghệ 30/6 + 02/7/2016)

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” đến ca khúc “Bến xưa”

Ngày phát hành 11:30 | 11/1/2022

Lượt nghe: 1098

Bài hát “Bến xưa” của nhạc sĩ Lê An Tuyên, phổ từ bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” của nhà thơ Nguyên Hùng (người con xứ Nghệ đang sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh). Nhạc sĩ Lê An Tuyên đang định cư ở nước Đức. Tình cảm nhớ quê hương, xứ sở luôn đầy ắp trong trái tim người con xa quê. Vì thế khi đọc bài thơ “Gửi dòng sông câu ví” thì nỗi niềm ấy như được đồng cảm, lan tỏa và nhanh chóng thăng hoa cùng nốt nhạc. (Điểm hẹn văn nghệ)

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Từ bài thơ chúc Tết năm 1969 của Bác Hồ đến bài hát  “Tiến lên chiến sĩ đồng bào”

Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019

Lượt nghe: 2134

Đã 50 năm trôi qua, nhạc sĩ Huy Thục vẫn còn nguyên xúc động khi nhớ lại thời khắc phổ nhạc bài thơ chúc Tết 1969 của Bác. Bên cạnh sử dụng giai điệu chèo có phần mạnh mẽ, ấn tượng, bổ trợ cho ca từ, ông dành nhiều tâm huyết với hai từ “Tiến lên” trong thơ của Bác. (Điểm hẹn văn nghệ 20/4/2019)

Vẻ đẹp bất tử của bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ"

Vẻ đẹp bất tử của bài thơ

Ngày phát hành 11:5 | 2/7/2021

Lượt nghe: 577

Một trong những tác phẩm thuộc thời kì thơ mới trong chương trình ngữ văn lớp 11, đó là bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ Hàn Mặc Tử. Vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế đã được nhà thơ Hàn Mặc Tử tái hiện trong tâm thức, thể hiện tình yêu khắc khoải, cô đơn. Cô giáo Mai Thị Nguyệt đã có những phát hiện mới như thế nào từ bài thơ vốn quen thuộc này? (Văn nghệ thiếu nhi 28/06/2021)

Vẻ đẹp tinh tế trong bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá"

Vẻ đẹp tinh tế trong bài thơ

Ngày phát hành 17:2 | 26/11/2023

Lượt nghe: 718

Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận là một trong những tác phẩm hay được các thế hệ học sinh đón nhận. Bài thơ viết năm 1958 trong một chuyến đi thực tế của nhà thơ Huy Cận ở Hạ Long, cảm xúc chủ đạo là tình yêu cuộc sống, yêu lao động và tinh thần xây dựng miền Bắc XHCN. Tác phẩm mang vẻ đẹp khỏe khoắn, tinh tế... (Văn nghệ thiếu nhi 20/11/2023)

Về một cách chú giải trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu

Về một cách chú giải trong bài thơ

Ngày phát hành 0:0 | 23/5/2016

Lượt nghe: 1254

Những câu thơ trong bài thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu, như "Ngày xuân mơ nở trắng rừng/ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang/ Ve kêu rừng phách đổ vàng/ Nhớ cô em gái hái măng một mình" đã quen thuộc với nhiều thế hệ thầy trò. "Rừng phách đổ vàng" là một hình ảnh đẹp. Phần chú thích trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 giải thích màu vàng là màu hoa phách. Chú thích đó liệu đã chuẩn xác chưa? (Trang Văn học nhà trường 23/5/2016)

VOV6 và nhà thơ Anh Ngọc chọn bình 5 bài thơ hay thế kỷ 20

VOV6 và nhà thơ Anh Ngọc chọn bình 5 bài thơ hay thế kỷ 20

Ngày phát hành 0:0 | 31/1/2019

Lượt nghe: 1695

"Những bài thơ đi cùng năm tháng” là một tiêu chí mà Tiếng thơ mùng 1 Tết Kỷ Hợi đưa ra để lựa chọn năm bài thơ cùng thưởng thức, tại không gian thời gian này, trong mùi thơm của đào của quất, của rượu, của bánh chưng xôi nếp quyện hương trầm sâu thẳm, và ở bên ngoài cánh cửa ngôi nhà, có mùi thơm của đất đai cây cỏ ruộng đồng đang lặng lẽ lật giở, sinh sôi trong gió xuân...(Tiếng thơ 5/2/2019)

Yếu tố tự sự trong bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ"

Yếu tố tự sự trong bài thơ

Ngày phát hành 14:59 | 13/11/2023

Lượt nghe: 808

Khi tìm hiểu, khai thác những tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn bậc THCS, chúng ta thường quan tâm tới đặc điểm thể loại, yếu tố trữ tình và ngôn ngữ thơ. Tuy nhiên, với bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của nhà thơ Minh Huệ, cô Lê Thanh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã lưu ý tới yếu tố tự sự, miêu tả theo định hướng phát triển năng lực... (Văn nghệ thiếu nhi 13/11/2023)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu