Hệ thống tìm thấy 15 kết quả
Ngày phát hành 11:2 | 16/6/2021
Lượt nghe: 814
“Chuyện đôi thỏ trắng” kể một câu chuyện tình yêu không thành trong chiến tranh và trên nữa là tình đồng đội của những người đã vào sinh ra tử một thời. Mô tip về chuyện tình yêu không thành trong chiến tranh thì đã quá quen thuộc. Song ở truyện ngắn này tác giả cũng không có ý định đi sâu vào mối tình này trong chiến tranh mà chủ yếu vẫn là câu chuyện của thời hậu chiến. Tâm điểm hay nói cách khác điểm sáng của truyện ngắn này đọng ở đâu ? Đó chính là chi tiết đôi thỏ trắng. Một tình huống bất ngờ xảy ra trong chiến tranh đã kết nối người phụ nữ sau là bà chủ nhà của Thương Thương với người cha của Thương Thương. Tình huống cô gái nuôi quân đã rượt đuổi đôi thỏ trắng ở trong rừng mà suýt rơi vào tay giặc đưa đến sự việc anh bộ đội đã ra tay cứu cô gái, để rồi giữa họ dùng dằng một mối tình không duyên phận. Sau chiến tranh người phụ nữ vẫn nuôi đôi thỏ vì lòng biết ơn, hay để tưởng nhớ về một kỷ niệm đẹp trong chiến tranh. Chi tiết về đôi thỏ trắng giúp họ nhận biết thông tin về nhau mặc dù đôi người đã đôi ngả. Người làm Giám đốc sống nơi thị thành , người chỉ là nông dân, bộ đội phục viên ở quê sống cuộc đời nghèo khó
Người kể đứng ở ngoài quan sát và kể lại một cách khách quan từ đó thấy được tấm lòng nhân hậu của một nữ cựu binh , cảm nhận được tình đồng đội của một thế hệ đã vào sinh ra tử , cảm nhận được tình yêu thủy chung và lòng biết ơn, cũng thấu hiểu hơn nỗi lòng người cha bệnh tật, nghèo khó và nhiều mặc cảm. Nhân vật Thương Thương trở thành cầu nối quá khứ với hiện tai, cầu nối giữa hai con người có tình cảm nhưng cũng đầy khoảng cách khi nghĩ về việc đến với nhau. Cô cũng là đại diện của thế hệ trẻ nhìn về quá khứ của cha ông đi trước mà ngưỡng vọng , cảm phục và thấy cần phải sống tốt, trân trọng và biết ơn. Truyện được viết một cách chân mộc, lối kể tuần tự đôi chỗ cũng không tránh khỏi dông dài. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 9:3 | 28/10/2022
Lượt nghe: 290
Trong văn chương đã có không ít truyện ngắn viết về chuyện tình yêu tay ba. Nhà văn Bùi Thị Như Lan, một lần nữa, lại hướng ngòi bút vào đề tài này: em gái yêu chồng của chị. Nhưng cái tình tay ba trong “Hoa mía” éo le trắc trở, nó khiến người ta cảm thông hơn là tức giận, phê phán. mang nhiều Seo Mỷ-cô em gái tật nguyền nhưng rạo rực, thanh xuân: “như bông hoa dại bị bỏ quên trong lũng núi”; khi thương thầm nhớ trộm anh rể thì “tim Seo Mỷ hổn hển đập khó nhọc”. Còn Seo Mây, người chị gái có tình thương lớn lao dành cho đứa em tật nguyền. Cô vừa là người cha, người mẹ, người chị, nhưng khi biết chuyện chồng và em gái có quan hệ với nhau, thì tâm trạng nhức nhối, quặn đau giữa yêu thương và thù hận. Người đọc người nghe đang băn khoăn lo lắng không biết tác giả sẽ xử lý mối quan hệ này như thế nào, thì Seo Mây vô tình bị rắn cắn chết. Từ đấy, Sùng Chứ sống trong dằn vặt của tội lỗi. Còn Seo Mỷ, do quá ân hận đã bỏ nhà ra đi. Biền biệt suốt mười bốn năm trời, không gian vùng mía Nặm Thàng như chìm trong bóng tối, một nỗi buồn u ám, thê lương đeo bám tưởng chừng không dứt nổi. Nhưng rồi mọi chuyện đã đổi khác khi nhân vật Sùng Choóng xuất hiện. Sùng Choóng, từ một đứa trẻ trở thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, cậu khuyên cha đón dì về để mẹ yên lòng nơi suối vàng và còn muốn cha sống khác. Sống khác! Chính là tạo ra một không gian khác. Một không gian lạc quan, sáng sủa, đổi mới thay vào không gian trĩu nặng, cũ kỹ trên mái nhà của những người vốn rất thương yêu nhau. Người đọc người nghe bỗng có một cảm tưởng thung lũng Nặm Thàng vốn âm thầm bao năm tháng như được bừng lên trong nắng. Nó cuốn con người ra khỏi cõi âm u, mặc cảm, ra khỏi nỗi đau mê sảng của kiếp người. Và đọng lại trong tâm trí người đọc người nghe chính là hình ảnh hoa mía ở phần kết truyện-biểu tượng cho những gì đẹp đẽ, lương thiện; cho sự sinh sôi nảy nở…
Ngày phát hành 15:18 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1762
Không rực rỡ như những dân tộc vùng cao Tây Bắc, trang phục của người phụ nữ Chăm thể hiện nét duyên dáng độc đáo, vừa kín đáo lại quyến rũ lạ thường. Để tạo nét quyến rũ, người phụ nữ Chăm thường chọn khăn đội đầu để tô thêm sắc thái hài hòa của bộ trang phục. Những lúc trời nắng chói chang thì khăn có thể che mái tóc dài óng ả. Những khi trời lạnh thì khăn được quàng quanh cổ giữ ấm vừa tạo nên vẻ kín đáo cho người phụ nữ Chăm. Chiếc khăn trở thành vật không thể thiếu trong văn hóa cũng như cuộc sống của người dân tộc Chăm. Tác giả Kiều MaiLy cũng lấy chiếc khăn Niram, món quà cưới là hình ảnh xuyên suốt câu chuyện. Vì loạn lạc chiến tranh mà nhân vật tôi khi còn nhỏ đã làm thất lạc người em gái bé bỏng của mình. Từ ngày đó bà mẹ cũng như nhân vật luôn ân hận day dứt không biết cô gái nhỏ mới 2 tuổi còn sống hay không, đang ở đâu, có được khỏe mạnh hay không. Nỗi nhớ mong con mòn mỏi khiến bà mẹ đã ốm đau không qua khỏi. Nhân vật Tôi lớn lên một thân một mình với nỗi niềm thương nhớ. 18 năm sau, có hai mẹ con vị khách từ Camphuchia qua làng chơi. Từ dấu vết để lại trên chiếc khăn Njram của cô gái Siam mà hai anh em nhân vật đã đoàn tụ với nhau. Câu chuyện được viết giản dị nhưng xúc động nhất là những gia đình bị thất lạc người thân của mình. Hình ảnh chiếc khăn Njram, chiếc khăn truyền thống trong đám cưới người Chăm lúc nào cũng ẩn hiện như sợi dây gắn kết gia đình. Chiến tranh khiến biết bao gia đình ly tán, cha mẹ, anh chị em phải xa cách nhau. Và khi họ tìm lại được người thân của mình thì thật là niềm hạnh phúc không gì so sánh được. Qua truyện ngắn, người đọc, người nghe hiểu hơn những nét đẹp trong văn hóa người Chăm cũng như những giá trị của gia đình. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 26/3/2018
Lượt nghe: 1260
Nghe lời khuyên của chim hoàng yến, nàng tiên pha lê đã lên đường đi tìm bà chúa Tuyết. Nàng muốn xin bà chúa Tuyết cho hoàng tử mặt trời trải ánh nắng rực rỡ xuống vương quốc của mình. Nàng tiên pha lê đã làm một bộ quần áo đặc biệt không ai có để tặng cho bà chúa Tuyết. Trải qua nhiều thử thách cuối cùng nàng tiên pha lê đã gặp được hoàng tử mặt trời và họ mang lại sự sống cho vương quốc pha lê. Từ đó, chiếc cầu vồng 7 sắc rực rỡ chính là biểu tượng cho tình yêu và sự sống. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 24/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 1/2/2019
Lượt nghe: 1269
Hình ảnh trái bàng vuông là biểu tượng tuyệt vời cho sự gắn kết thủy chung giữa người lính đảo và người con gái quê nhà. Tình yêu đã giúp họ có thêm nghị lực, niềm tin và khát khao, biết đợi chờ và hi sinh, biết nâng niu và trân quý. “Trái bàng vuông” đem lại cho người đọc, người nghe cảm giác ấm áp, nồng đượm trong không khí đoàn viên của ngày Tết cổ truyền...(Đọc truyện đêm khuya phát 07/02/2019)
Ngày phát hành 15:36 | 14/2/2022
Lượt nghe: 1264
Truyện ngắn “Tuyết đào” mở ra trước mắt chúng ta về một mùa xuân vùng cao tươi đẹp, với thiên nhiên hũng vĩ, với cảnh sắc gợi cảm giác yên bình.Mùa xuân là mùa đẹp nhất ở vùng cao, đó là mùa những bông đào rừng bung phun sắc đỏ kiêu hãnh, rực rỡ đến mê hoặc. Mùa xuân cũng là mùa tình trên núi. Những trai, những gái bản theo sắc hoa trải dài hai bên đường núi, theo tiếng sáo, tiếng khèn mà tìm đến bạn lòng...Tác giả tô đậm không gian ấy để nói về câu chuyện tình của Tủa và So. Sẽ có những người thỏa nguyện đường yêu, ăn đời ở kiếp với nhau, sinh con nở cái dưới một mái ấm yên bình. Nhưng cũng rất nhiều mối tình dang dở, để thương để nhớ cả một đời... Mối tình của Tủa và So đẹp như một bông hoa đào mới hé, nhưng rồi cũng sớm rụng rơi vào sự tuyệt vọng, chia lìa. Xuân đến hoa nở, xuân qua hoa tàn, rồi xuân đến lại hoa, đấy là quy luật của tạo hóa. Hy vọng và đợi chờ, thủy chung gìn giữ cho tình yêu luôn thắm đỏ như đóa hoa đào, dù đã bị số phận đẩy đến sự ly biệt, phải chăng đấy là mẫu số chung của tình yêu vĩnh cửu? Gần hết một cuộc đời, lão Tủa đi tìm người yêu, rồi khi không tìm nữa thì lão trồng những cây tuyết đào để thắp lên những tia hy vọng, những lời nguyện cầu nồng ấm. Việc lão Tủa bỏ đảo hoa đào ra đi cũng là để bảo vệ sự vẹn nguyên của tâm hồn, tình yêu trước những phút nổi loạn của “bản năng”.
Không ai biết lão Tủa đi đâu, nhưng chi tiết chàng kỹ sư trẻ gặp Sao trên đảo hoa đào gợi lên một sự bắt đầu tươi mới. Chàng kỹ sư trẻ đi kiếm tìm loài tuyết đào thuần chủng cũng như con người luôn khát khao gặp được tình yêu đích thực đẹp đẽ, cao khiết. Hình ảnh những bông tuyết đào xuyên suốt truyện ngắn hay chính là biểu tượng của tình yêu son thắm, thủy chung…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 12:13 | 15/12/2023
Lượt nghe: 2127
Người Việt ta xưa vốn ưa lối giao tiếp khéo léo, lễ nghĩa, kín đáo, nhuần nhị nhưng cũng không kém phần hóm hỉnh, hài hước. Chúng ta hãy thử ngẫm lại mấy câu ca sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào/ Vườn hồng đã có ai vào hay chưa/ Mận hỏi thì đào xin thưa/ Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”. Mượn hình ảnh các loài cây, hoa đặc trưng, rõ ràng người xưa đã rất ý nhị trong cách tỏ tình và đáp lời. Trong kho tàng ca dao không ít những câu sử dụng nghệ thuật ẩn dụ về người lao động với nhiều cung bậc cảm xúc và cách thể hiện vô cùng phong phú.
Ngày phát hành 12:9 | 26/6/2023
Lượt nghe: 372
Bộ truyện tranh “Những cuộc phiêu lưu của Asterix” lấy bối cảnh 50 năm trước Công nguyên, khi toàn bộ xứ Gaule bị quân viễn chinh La Mã xâm chiếm. Thế nhưng, vẫn còn đó ngôi làng Gaulois bất khuất đã vùng lên kháng chiến, chống lại quân xâm lược. Chính trong những giờ phút nguy nan, Astérix và Obélix - hai anh chàng người Gaulois quả cảm, thông minh cùng nhau kề vai sát cánh cùng dân làng để lập nên những kỳ tích trong chiến đấu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 13/06/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 1171
Bài thơ "Ánh trăng" của nhà thơ Nguyễn Duy có vị trí quan trọng trong chương trình ngữ văn lớp 9, thường đi vào đề thi, đề kiểm tra. Một bài thơ giản dị trong cách thể hiện mà sâu nặng nghĩa tình, nghĩ suy... (Văn nghệ thiếu nhi 11/03/2019)
Ngày phát hành 15:42 | 8/5/2024
Lượt nghe: 2271
Từ trong ca dao, những cánh cò là biểu tượng cho số phận nhọc nhằn, nắng mưa vất vả của người nông dân và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Những câu ca giàu hình ảnh, nhẹ nhàng mà thấm thía biết bao nỗi đời.
Ngày phát hành 0:0 | 30/1/2015
Lượt nghe: 1030
Loài hoa nào biểu trưng cho lòng chung thủy của đồng bào dân tộc Tây Bắc nước ta? Câu trả lời sẽ có trong câu chuyện "Lòng chung thủy"(Kể chuyện và hát ru 31/1)
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019
Lượt nghe: 637
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn lớp 12 là một khúc bi ca về số phận con người trong xã hội xưa chịu nhiều áp bức bất công. Mị là hình tượng nhân vật đau khổ nhất song cũng đẹp nhất, can đảm đi từ bóng tối đến ánh sáng để tìm hạnh phúc cho mình. Chúng mình cùng nghe bài nghiên cứu của tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trên góc độ phân tích về không gian, bài viết có tựa đề “Những biểu tượng không gian trong “Vợ chồng A Phủ”... (Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2019)
Ngày phát hành 16:31 | 15/2/2021
Lượt nghe: 4720
Trong những ngày đầu Xuân Tân Sửu, sự ra đi của NSND Hoàng Dũng để lại khoảng trống không nhỏ trong tâm thức của bao bạn bè, đồng nghiệp, người hoạt động sân khấu chuyên nghiệp trong cả nước. Những chia sẻ qua điện thoại cùng PV chương trình của NSND Minh Hoà - một người bạn diễn, một người cộng sự gắn bó nhiều năm cùng NSND Hoàng Dũng giúp người nghe hiểu thêm phần nào về tình cảm bạn bè đồng nghiệp dành cho ông, người anh lớn của các nghệ sĩ kịch nói Thủ Đô
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2019
Lượt nghe: 1359
Câu chuyện được nhà văn Ken Liu viết kết hợp giữa hiện thực và giả tưởng. Những con thú giấy trở thành hình ảnh xuyên suốt truyện ngắn, qua đó tác giả gửi gắm tình cảm mẹ con, gia đình, quê hương. Truyện phản ánh hiện thực những gia đình có sự kết hợp của hai con người, hai đất nước, hai dân tộc, hai nền văn hóa khác nhau...
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2019
Lượt nghe: 1617
Câu chuyện xoay quanh đời sống gia đình sau hôn nhân của hai vợ chồng Sừa và Tươn. Cũng giống như nhiều cặp vợ chồng khác, Sừa và Tươn khao khát mong đến ngày được làm cha làm mẹ, được đón những đứa trẻ ra đời. Tính bi kịch được nảy sinh khi họ không bao giờ có thể đạt được ước mơ đó. Nhưng nguyên nhân thì vẫn giấu kín cho đến cuối chuyện. Giá trị nhân văn, lòng vị tha, tình thương yêu của truyện cũng nằm ở nút thắt này...