Hệ thống tìm thấy 14 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1518
Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017
Lượt nghe: 2612
Từ lâu các vấn hầu đồng trong thực tế tín ngưỡng dân gian đã mang đậm tính diễn xướng, tạo cảm hứng cho những người làm sân khấu kịch hát dân tộc khai thác, sân khấu hóa và đưa nó lên sàn diễn. Tuy nhiên, nhìn ở góc độ nghệ thuật, việc khai thác các hình thức diễn xướng tín ngưỡng dân gian này trong từng loại hình kịch hát lại có sự “đậm, nhạt” khác nhau. Nếu ở Tuồng và Cải lương, Hát văn chỉ được khai thác trong các tình huống nhất định của vở diễn thì ở Chèo lại xây dựng hẳn tiết mục riêng, khai thác cụ thể về các làn điệu và trình thức diễn xướng hầu đồng. Từ cách khai thác này, sân khấu kịch hát đã đem đến cho đông đảo khán giả biết tới các hình thức tín ngưỡng dân gian đặc sắc của dân tộc.
Ngày phát hành 0:0 | 11/12/2019
Lượt nghe: 658
Imadaddin Nasimi, nhà thơ lớn của đất nước Azerbaijan, sinh năm 1369, mất năm 1417. Ông có vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của tư tưởng văn học và nghệ thuật Azerbaijan. Những di sản tinh thần ông để lại có ý nghĩa vô cùng sâu sắc mà nổi bật là tình yêu thương và tôn vinh con người với những giá trị cao cả, đẹp đẽ và nhân văn. Tại hội thảo kỉ niệm 650 năm sinh nhà thơ Nasami do Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp cùng đại sứ quán Azerbaijan tại Việt Nam tổ chức, chân dung nhà thơ từng được mệnh danh là “Người nổi loạn vĩ đại của dân tộc Azerbaijan” được hiện lên qua những nét phác thảo của các dịch giả, các nhà nghiên cứu… (Tiếng thơ 11/12/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/12/2018
Lượt nghe: 746
Triển lãm mỹ thuật “Trường ca” trưng bày hơn 40 tác phẩm của các họa sĩ sau những chuyến đi đến Tây Bắc và Tây Nguyên xa xôi. Ngoài ra triển lãm cũng giới thiệu hơn 100 tác phẩm (tranh in lá cây, tranh trên vải lanh và vẽ màu trên tấm gỗ…) của học sinh vùng Tây Bắc, Tây Nguyên. (Làn sóng nghệ thuật 14/12/2018)
Ngày phát hành 16:11 | 22/3/2023
Lượt nghe: 1908
Văn hóa, nguồn cội dân tộc đóng vai trò cốt lõi trong sự phát triển của đất nước. Chính bởi vậy việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú trọng. Vậy thế hệ trẻ đang góp sức gìn giữ, phát huy và lan tỏa văn hóa cội nguồn ra sao? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 đối thoại với nghệ sĩ trẻ Nguyễn Việt Nam - Nhà sáng lập Tiredcity về chủ đề này. (Đối thoại mở 22/03/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2020
Lượt nghe: 1221
Nhạc sỹ, NSƯT Trần Luận là một trong những gương mặt tiêu biểu có nhiều đóng góp đối với âm nhạc dân tộc. Anh vừa sáng tác ca khúc, sáng tác khí nhạc, vừa biểu diễn, hòa âm, phối khí cho dòng nhạc dân gian, cộng tác với nhiều cơ sở đào tạo âm nhạc. Trong thành công của NSƯT Trần Luận ngày hôm nay là rất nhiều nỗ lực của ngày hôm qua. Vị ngọt của hạnh phúc được chuyển hóa từ chát mặn mồ hôi… (Hành trình sáng tạo 06/12/2020)
Ngày phát hành 14:46 | 23/4/2024
Lượt nghe: 1734
TS.NSND Phạm Trà My là Trưởng bộ môn đàn Tranh, Khoa Âm nhạc Truyền thống - Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, hội viên Hội Nhạc sĩ Việt Nam, thành viên Dàn nhạc Truyền thống Việt Nam, thành viên Dàn nhạc Châu Á. Bằng tài năng và tâm huyết của mình, mấy chục năm qua, chị đã chinh phục trái tim khán giả trong nước và quốc tế bằng tiếng đàn tranh điêu luyện và dạt dào cảm xúc. Không những thế, chị còn đang miệt mài “thắp lửa” đam mê cho học trò của mình với nhạc cụ truyền thống. Trong chương trình Hành trình sáng tạo của Ban Văn học Nghệ thuật hôm nay, mời quý vị và các bạn cùng gặp gỡ NSND Phạm Trà My - người chắp cánh cho thanh âm dân tộc bay xa. (Hành trình sáng tạo ngày 21/4/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 18/9/2017
Lượt nghe: 4127
Chuyên mục "Câu chuyện phóng viên": Cảm nhận của nhà báo Tuyết Mai về triển lãm “Nét” của họa sĩ Lưu Công Nhân - người được xem là “Bậc thầy thuốc nước”. Chuyên mục “Thơ phổ nhạc” là những giai điệu trữ tình sâu lắng của nhạc phẩm “Thư tình cuối mùa thu” của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu phổ thơ thi sĩ Xuân Quỳnh. Chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm" giới thiệu bộ phim tài liệu "Dấu tích Sa Huỳnh" của đạo diễn Phùng Ngọc Tú. Nền văn hóa Sa Huỳnh cách ngày nay khoảng 3000 năm nằm trên dải đất miền Trung. Cùng với hai nền văn hóa khác cùng thời kỳ là Đông Sơn ở Bắc bộ, văn hóa Óc Eo ở Nam bộ, văn hóa Sa Huỳnh đã trở thành 1 trong 3 trung tâm văn hóa thời Kim khí trên đất nước ta. (Điểm hẹn văn nghệ 16/09/2017)
Ngày phát hành 8:49 | 15/5/2024
Lượt nghe: 1995
Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc là nguồn cảm hứng lớn cho những sáng tác văn học nghệ thuật. Đối với văn học dân tộc thiểu số, những tác phẩm đã có tuy chưa thực sự tạo thành một dòng chảy mãnh liệt như văn học người Kinh nhưng cũng đã có những dấu ấn quan trọng, cả thơ, truyện ngắn, trường ca, tiểu thuyết… Các tác giả nữ người dân tộc thiểu số viết về chiến tranh và hậu chiến nhằm tri ân quá khứ, bởi đó là một món nợ, là trách nhiệm với những người đã hy sinh vì Tổ quốc, qua đó nhằm nhận thức lại hiện thực một thời với những khai thác chưa đầy đủ, cả mặt xấu và mặt tốt. Quan trọng hơn hết là viết về những con người trong chiến tranh với những số phận cụ thể, đời thường, không phải chỉ anh hùng với ý chí quật cường, dũng cảm mà ở đó còn có những đấu tranh giằng xé, những mất mát và cả những khát vọng hóa giải hận thù sau cuộc chiến. Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật hôm nay, phóng viên VOV6 cùng với khách mời là tiến sĩ Đỗ Thu Huyền - Viện Văn học bàn về chủ đề này. (Đối thoại mở 15/5/2024)
Ngày phát hành 18:37 | 20/3/2024
Lượt nghe: 2803
Vẫn đang tồn tại và tiếp nối và có thể sẽ có thêm những phát hiện tác giả người dân tộc thiểu số, viết về vùng đất và con người ở những vùng rẻo cao. Căn cước văn hóa, gốc gác vùng miền còn được trân trọng không và có giúp ích gì cho người viết vùng cao hôm nay? Thơ dân tộc thiểu số hôm nay có "kén" độc giả? Đó là chủ đề Đối thoại mở giữa BTV Võ Hà với Lý Hữu Lương - Nhà thơ người Dao - Biên tập viên Ban thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội - Giải thưởng Tác giả trẻ lần đầu tiên của Hội Nhà văn Việt Nam (năm 2021). (Đối thoại mở 20/3/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 2/8/2019
Lượt nghe: 649
Buổi sinh hoạt “Tìm hiểu các nhạc cụ dân tộc” cùng các bạn trong câu lạc bộ nghệ thuật Art Star đã diễn ra cực kỳ thú vị và sôi nổi. Các nhạc cụ dân tộc như đàn bầu, sáo, đàn tranh, đàn đáy... là thành quả lao động nghệ thuật và kết tinh văn hóa qua bao thế kỷ của người Việt Nam. Cùng với những đặc sắc về thanh âm, các bạn còn được hiểu điều giá trị hơn thế nữa... (Văn nghệ thiếu nhi 31/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 736
Đã thành thông lệ, hàng năm cứ mỗi dịp đón xuân mới, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam ở đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội lại tổ chức một chương trình vui xuân đầy màu sắc. Đến với Bảo tàng dịp này, ngoài trải nghiệm thú vị với những di sản văn hóa của dân tộc, chúng mình còn được tham gia chơi nhiều trò chơi dân gian của các dân tộc như: đánh đu, pháo đất, bịt mắt đập niêu (của người Việt);đánh cầu lông gà, đẩy gậy, ném pao(Mông); Đi cầu đôi (Cao Lan); lăn bưởi (Si La); kéo co (Thái); chơi quay (Dao); giấu khăn, ném khăn (Khơme); đánh cây (Mnông)...cũng như thỏa trí khám phá 12 con giáp qua việc tô vẽ tranh, in tranh dân gian hay tự tay nặn những con tò he ngộ nghĩnh… (Văn nghệ thiếu nhi 28/02/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 12/2/2016
Lượt nghe: 2559
Loài người xuất hiện trên trái đất từ khi nào? Những ngày đầu tiên con người sống ra sao khi phải chống lại thiên nhiên và muông thú. Mỗi dân tộc trên thế giới lại có một câu chuyện rất thú vị về nguồn gốc của loài người.Chúng ta cùng nghe truyện cổ tích "Sự tích loài người" của dân tộc Phù Lá, một dân tộc thiểu của nước ta.
(Chương trình Kể chuyện và hát ru phát 21h30 ngày 13+14.02.2016)
Ngày phát hành 11:44 | 16/9/2021
Lượt nghe: 1328
“Con dâu nhà trời” là nhan đề truyện cổ tích của dân tộc Chăm. Nhân vật chính là một thiếu nữ hóa thân từ con cóc. Vì hiểu lầm, cô gái và cha mẹ mình bị nhà vua đàn áp. Số phận của họ sẽ đi về đâu? (Kể chuyện và hát ru 13/09/2021)