Hệ thống tìm thấy 18 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 31/5/2020
Lượt nghe: 574
Là một hoạt động nằm trong dự án dài hơi mang tên “Đánh thức di sản” của nhóm họa sỹ 33A, triển lãm trưng bày hơn 50 tác phẩm qua chuyến điền dã đến làng Cựu (xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội). (Làn sóng nghệ thuật 29/5/2020)
Ngày phát hành 10:55 | 27/12/2022
Lượt nghe: 1809
Những ngày này cách đây tròn 50 về trước, cả Hà Nội rực lửa 12 ngày đêm. Quân và dân Thủ đô đã kiên cường, anh dũng chiến đấu, làm nên một “Điện Biên Phủ trên không” - biểu tượng chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Nhờ nhiếp ảnh, những khoảnh khắc lịch sử đó vẫn được lưu giữ lại, trở thành những kỷ vật vô giá. Trong giai đoạn hiện nay, làm thế nào để khai thác, lan tỏa những giá trị của những bức ảnh kết nối quá khứ và hiện tại này? Đây cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở hôm nay cùng khách mời là NSNA Chu Chí Thành, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam - người đã có nhiều bức ảnh về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”. (Đối thoại mở 21/12/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2019
Lượt nghe: 772
Quá trình đô thị hóa đang làm cho các di sản kiến trúc có nguy cơ bị phá hủy hoặc biến mất. Giữ gìn, bảo tồn di sản kiến trúc đang là bài toán không dễ có lời giải. (Làn sóng nghệ thuật 25/6/2019)
Ngày phát hành 9:7 | 9/6/2022
Lượt nghe: 2224
Cầu Long Biên là cây cầu đầu tiên nối hai bờ sông Hồng, như một chứng nhân lịch sử qua những thăng trầm của đất nước. Là một thành phần của di sản đô thị, cây cầu này mang những giá trị về mặt công nghệ không chỉ của nước ta mà là của thế giới, trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy cho Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại. Tới nay, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng văn hóa, lịch sử của thủ đô Hà Nội. Trong những ngày gần đây, những thông tin liên quan đến việc cầu Long Biên bị hư hại, khiến cho chúng ta phải đặt câu hỏi: chúng ta đang làm gì với cây cầu Long Biên? Nhìn rộng hơn, chúng ta đang ứng xử như thế nào với di sản kiến trúc đô thị Hà Nội? Trong chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật tuần này, phóng viên VOV6 cùng bàn luận với KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 08/6/2022)
Ngày phát hành 15:50 | 16/12/2022
Lượt nghe: 788
Nhân ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật 22 phố Hàng Buồm (Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), nhóm Đông Kinh cổ nhạc giới thiệu đến công chúng yêu âm nhạc truyền thống chương trình nghệ thuật “Xưa và mới”- cuộc gặp gỡ giữa các giá trị di sản văn hóa trong đời sống đương đại. Bên cạnh những làn điệu bài bản của kịch hát dân gian như chèo, tuồng, chương trình còn có sự tham gia của các nghệ nhân tên tuổi của loại hình nghệ thuật Ca trù, Ca Huế. “Xưa và mới” là hai khoảnh khắc bất tận trong dòng chảy âm nhạc nước ta, khi truyền thống được tiếp diễn trong tư duy cũng như năng lượng sáng tạo của hôm nay, với những tác phẩm âm nhạc đương đại của các nhạc sĩ: Tôn Thất Tiết, Nguyễn Thiên Đạo, Vũ Nhật Tân... (Làn sóng nghệ thuật 25/11/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 14/8/2019
Lượt nghe: 915
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ Hà Nội tản cư lên vùng núi Lương Sơn (Hòa Bình), văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung được biết chuyện tình bi thương của đôi trai tài gái sắc xứ Mường – Đinh Lăng và Quách Mỵ Dung. Câu chuyện hai nấm mồ của một người vì nước mà chết , một người đành đoạn quyên sinh vì bị ép duyên đã được một người bạn của người đã khuất là cụ Chế Quang Tuyển ghi lại dưới dạng vần điệu của thi ca dân tộc Mường. Từ đây văn sĩ Tùng Giang – Vũ Đình Trung đã cảm tác nên hơn một nghìn câu thơ song thất lục bát viết về thiên tình sử bi hùng của Đinh Lăng – Quách Mỵ Dung. Truyện thơ “Đồi thông hai mộ” đã ra đời và nhanh chóng có một chỗ đứng trong lòng bạn đọc, công chúng...(Tìm trong kho báu phát 15/08/2019)
Ngày phát hành 20:17 | 4/4/2021
Lượt nghe: 467
Năm 2010 Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới bởi những giá trị lịch sử, văn hóa nổi bật toàn cầu. Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long sẽ được thực hiện tầm nhìn để trở thành Công viên di sản. (Làn sóng nghệ thuật 09/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 10/1/2019
Lượt nghe: 889
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Hùng Vỹ: Cần thiết nhưng không thể nóng vội! (Làn sóng nghệ thuật 08/01/2019)
Ngày phát hành 9:36 | 20/4/2022
Lượt nghe: 2278
Bảo vệ, giữ gìn và phát triển di sản kiến trúc trong lòng đô thị luôn là câu chuyện thu hút sự quan tâm của các nhà chuyên môn và của cả cộng đồng, trong bối cảnh các đô thị hiện đại ở nước ta liên tục được mở mang. Không chỉ là bảo tồn nguyên trạng mà cần phải đem lại cho di sản kiến trúc một đời sống đích thực, để di sản tiếp tục hòa nhập vào đời sống đương đại, kể tiếp câu chuyện của hôm qua, hôm nay và cả mai sau. Phóng viên chương trình Đối thoại mở VOV6 trò chuyện cùng TS.KTS Trương Ngọc Lân - Phó Trưởng khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Trường Đại học Xây dựng Hà Nội… (Đối thoại mở 20/4/2022).
Ngày phát hành 0:0 | 26/12/2014
Lượt nghe: 1787
Dân ca ví dặm xứ Nghệ là loại hình nghệ thuật của vùng đất Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đưa ví dặm lên sân khấu chuyên nghiệp là một trong những hướng bảo tồn và phát triển để loại hình dân ca này ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và nét đặc sắc.
Ngày phát hành 16:15 | 26/9/2024
Lượt nghe: 1249
Nhằm bảo tồn, lưu giữ các giá trị di sản văn hóa, lịch sử, đã có nhiều cách làm hay, thiết thực và ý nghĩa. Và có một cách làm đặc biệt mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn là trong gần 10 năm qua, kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy cùng nhóm Urban Sketchers Ha Noi (Nhóm ký họa đô thị Hà Nội) đã thực hiện được nhiều dự án nghệ thuật để vẽ lưu giữ lại những giá trị di sản văn hóa, kiến trúc, lịch sử bằng ngôn ngữ hội họa. Xin giới thiệu nhân vật của chương trình ngày hôm nay là kiến trúc sư Trần Thị Thanh Thủy, một cô giáo có tình yêu vô bờ bến với di sản và hội họa. (Tôi và Tôi ngày 22/9/2024)
Ngày phát hành 11:40 | 26/12/2022
Lượt nghe: 1908
KTS Trần Trung Hiếu tốt nghiệp khoa Kiến trúc, Trường đại học Đông Đô, ra trường anh về công tác tại Viện Nghiên cứu Kiến trúc quốc gia. Song hành tình yêu với kiến trúc, anh có niềm đam mê nhiếp ảnh. Anh có trong tay nhiều bộ sưu tập ảnh đáng giá giúp cho công chúng thưởng lãm và cảm nhận giá trị, tinh hoa di sản văn hóa của cha ông. KTS Trần Trung Hiếu chính là khách mời của chương trình Tôi và Tôi ngày 11/12/2022.
Ngày phát hành 14:13 | 6/10/2022
Lượt nghe: 1707
Lưu trữ di sản mỹ thuật bằng công nghệ số là xu hướng không còn xa lạ trên thế giới. Ở nước ta, các di sản văn học nghệ thuật nói chung, mỹ thuật nói riêng cũng đã tiếp cận xu hướng này từ nhiều năm qua, tuy nhiên ở mức độ còn khá hạn chế. Để thực hiện được công tác số hóa trên thực tế đang vấp phải những khó khăn gì? Trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) tuần này, phóng viên VOV6 trao đổi với ông Nguyễn Anh Tuấn, Giám đốc Nghệ thuật của Heritage Space về chủ đề này. (Đối thoại mở 05/10/2022)
Ngày phát hành 14:54 | 9/12/2022
Lượt nghe: 782
Như chúng ta đã biết, tại Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 41 (diễn ra tháng 11 năm ngoái tại thủ đô Paris, nước Pháp) đã thông qua danh sách các Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2022 – 2023 để UNESCO cùng vinh danh và tham gia kỷ niệm năm sinh/năm mất. Tại kỳ họp này, hồ sơ kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Danh nhân Nguyễn Đình Chiểu và kỷ niệm 250 năm ngày sinh, 200 năm ngày mất của Nữ sỹ Hồ Xuân Hương cùng với 58 hồ sơ khác đã được thông qua. Tới ngày 3/12 vừa qua, tại Tp. Vinh, tỉnh Nghệ An, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam trọng thể tổ chức Lễ vinh danh và kỷ niệm 250 năm sinh, 200 năm mất của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Nằm trong chuỗi sự kiện trang trọng này, Bộ VH-TT&DL tỉnh Nghệ An cùng phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế: “Nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Danh nhân văn hóa và giá trị di sản”. Mời các bạn nghe phản ánh của Thái Dương và Trường Ca - Phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Nghệ An về hội thảo này:
Ngày phát hành 0:0 | 23/1/2019
Lượt nghe: 741
Các nền điện ảnh lớn của thế giới có những viện tư liệu lưu giữ các tác phẩm trong quá khứ. Chúng ta cần phải quan tâm thực sự với những di sản văn hóa, đặc biệt qua điện ảnh. (Làn sóng nghệ thuật 22/01/2019)
Ngày phát hành 8:33 | 27/7/2022
Lượt nghe: 2534
Thế kỉ hai mươi là thế kỉ đầy sóng gió trên dải đất Việt Nam. Qua hai cuộc kháng chiến, qua hai cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới, nhiều văn nghệ sỹ đã đi vào chiến trường, lao động, sáng tạo và hy sinh như những người lính. Cuộc đời của họ, tác phẩm của họ luôn được nhắc đến trong đời sống văn học nghệ thuật. “Thế hệ văn nghệ sỹ liệt sỹ kháng chiến và di sản với thời gian” - Đây cũng là chủ đề của chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học Nghệ thuật VOV6, với khách mời là nhà báo, nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa - Tổng biên tập Tạp chí Văn hiến Việt Nam. (Đối thoại mở 27/07/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 7/9/2015
Lượt nghe: 1613
Điểm chú ý của Hội thảo " Đại Thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du, di sản và các giá trị xuyên thời đại" nhân Kỷ niệm 250 năm ngày sinh Đại Thi hào Nguyễn Du (1765-2015) sẽ được phóng viên Tuyết Mai chia sẻ trong chuyên mục "Câu chuyện phóng viên". Vẻ đẹp dùng vĩ của thác Bản Giốc trong thi phẩm "Bản Giốc múa" của Võ Sa Hà sẽ được nhà thơ Phạm Đức phân tích trong chuyên mục "Thưởng thức tác phẩm". Những câu chuyện nhẹ nhàng, tình cảm của nhà thơ Võ Thanh My (Hội văn học nghệ thuật An Giang) và nhà thơ Lê Tuấn Lộc về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều và nhà thơ Nguyễn Bình Phương. ( Điểm hẹn văn nghệ phát 05/09 đến 16/09)
Ngày phát hành 22:43 | 3/2/2022
Lượt nghe: 521
Những năm gần đây, Nhà nước có chủ trương đưa các nhà máy sản xuất ra khỏi nội thành. Với thành phố Hà Nội, nơi hội tụ nhiều nhà máy lớn của cả nước thì đây là cơ hội tốt để thủ đô tận dụng những gì sẵn có từ các nhà máy để chuyển đổi thành những không gian công cộng, không gian sáng tạo. Điều này rất ý nghĩa khi Hà Nội đã được UNESCO công nhận là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo”. Trong khi người dân thủ đô đang “khát” những không gian nghệ thuật sáng tạo để vui chơi, nâng cao đời sống tinh thần thì nhiều nhà máy cũ ở thủ đô nằm trong diện di dời lại được xây dựng thành chung cư hoặc trung tâm thương mại. Phải chăng sự lãng phí tiềm năng di sản công nghiệp đang dần làm mất đi những cơ hội cuối cùng để lưu giữ lại những giá trị ký ức lịch sử một thời của mảnh đất Thăng Long xưa. Đây là nội dung kỳ 1 trong loạt phóng sự “Biến nhà máy cũ thành không gian sáng tạo: Làm gì để không còn là ước mơ?”. (Làn sóng nghệ thuật)