Hệ thống tìm thấy 34 kết quả
Ngày phát hành 11:24 | 20/5/2022
Lượt nghe: 1404
Các thiên truyện ngắn nổi tiếng của Paustovsy thường thống nhất trong một phong cách lãng mạn cao thượng với bút pháp phóng khoáng và luôn tràn đầy lòng cảm thương, trân trọng những khát vọng cháy bỏng về hạnh phúc con người. Câu chuyện chúng ta vừa nghe là một tác phẩm tiêu biểu theo phong cách đó. Anh lính Chamette sau khi giải ngũ đã trở thành người thợ quét rác tại thành Paris, chuyên quét dọn các xưởng thủ công. Anh sống nghèo nàn, thiếu thốn trong một căn phòng chật chội mà anh gọi là một “cái hang nhẵn như chùi”. Nhưng trong anh không bao giờ quên những kỷ niệm đẹp đẽ với Suzanne, cô bé mà anh đã có những tháng ngày chăm sóc lênh đênh trên biển trong chuyến đi từ Mexico về Pháp. Và rồi bất ngờ sao, khi rất nhiều năm sau, anh gặp lại Susie (tên thân mật của Suzanne) trong bối cảnh chẳng lấy gì làm vui, cô đứng trên thành cầu sông Seine như muốn chuẩn bị quyên sinh. Anh đưa cô về căn phòng chật hẹp nghèo nàn của mình 5 ngày, sắp xếp mọi chuyện để cô làm lành với người yêu. Trước khi chia tay, Suzanne nhắc lại kỷ niệm ngày xưa, muốn được ai đó tặng bông hồng vàng để mang về hạnh phúc mãi mãi cho cô. Bắt đầu từ đây, Chamette bắt tay vào một cuộc trường kỳ gian khổ, đãi bụi ở những hiệu kim hoàn để lấy vàng, anh muốn đánh thành một bông hồng vàng nho nhò tặng cho Suzanne. Không biết bao năm tháng đã trôi qua, khi bông hồng vàng được thành hình thì Chamette chẳng còn biết Suzanne ở đâu nữa và rồi anh lặng lẽ qua đời. Câu chuyện xúc động về một hạnh phúc không trọn vẹn nhưng lại thắp lên trong lòng mỗi chúng ta một khát vọng khôn nguôi về hạnh phúc. Paustovsky qua thiên truyện này còn muốn ngầm ví công việc sáng tạo của mỗi nhà văn giống như quá trình chế tác một bông hồng vàng, phải lọc đi biết bao nhiêu cát bụi mới thành được một chút gì đẹp đẽ dâng tặng cho đời. Cách viết nhuốm màu cổ tích của Paustovsky đã khiến nhà văn Nguyễn Khải có những lời bình thật xác đáng: “Hình như Paustovsky thích thả sương mù vào truyện của ông. Cái đó làm người đọc nhiều lúc tưởng những điều ông nói giống như những giấc mơ, để rồi sau khi suy nghĩ kỹ, mới tin chúng là có thật, lúc đó họ mới phát hiện rằng mình đã lớn thêm một chút trong tâm hồn”.
Ngày phát hành 9:14 | 5/8/2022
Lượt nghe: 1175
“Cá trong chuông” xoay quanh câu chuyện về chú cá gỗ Mắt Ngọc được treo bên dưới một chiếc chuông trong ngôi chùa Unjusa. Mắt Ngọc vốn có "nửa kia" tên Mắt Huyền. Ngày ngày, đôi cá cùng ngân lên âm thanh trong trẻo dưới mái hiên, cùng chờ đợi ngọn gió từ rừng thông thổi tới, cùng ngắm nhìn cuộc sống yên bình nơi cửa Phật. Nhưng đến một ngày nọ, Mắt Ngọc cảm thấy "sống" như vậy thì sao mà quẩn quanh, nhàm chán. Nó bỗng trở nên bất an với cả Mắt Huyền. Và nó khao khát được mọc cánh để thoát khỏi chùa Unjusa đi tìm hạnh phúc đích thực…
Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 243
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 1493
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 8:44 | 5/3/2021
Lượt nghe: 1330
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà không còn xa lạ với nhiều bạn đọc qua các tập truyện ngắn như: “Vĩnh biệt giấc mơ ngọt ngào”, “Bầy hươu nhảy múa”, “Cổ tích cho tuổi học trò”, “Kẻ đối đầu”, “Giá nhang đèn và những truyện khác”, “Màu vàng thần tiên”, “Chuyện của con gái người hát rong”, “Đàn sẻ ri bay ngang rừng”, “Tiếng gà gáy trong rừng hoa A-rui”, “Cà phê yêu dấu”, “Những bông điệp cuối mùa”, “Cành phong hương”, “Chuyện của các nhân vật có thật trên đời”, “Hoàng mộc hương”…Văn của Võ Thị Xuân Hà có phong cách rất riêng, nội lực dồi dào, sâu sắc, trữ tình. Từng thử sức ở lĩnh vực biên kịch điện ảnh nên trong không ít tác phẩm, có nhiều đoạn nhà văn viết như kịch bản. Mỗi câu văn ngắn gọn là hình ảnh sinh động, cuốn hút tạo nên một mảng hiện thực vời vợi, dạt dào cảm xúc cho độc giả. Trong chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay, giọng đọc…sẽ chuyển tới các bạn một sáng tác như thế của nhà văn Võ Thị Xuân Hà, truyện ngắn mang tên "Đất hoa" (Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2021)
Ngày phát hành 14:58 | 9/11/2023
Lượt nghe: 1063
Nhà văn có lối dẫn truyện đầy lôi cuốn, mạch văn tràn trề, lúc dữ dội, lúc êm đềm khiến người đọc người nghe như được sống trong nhiều cung bậc cảm xúc; vui buồn cùng các nhân vật mà mỗi nhân vật đều có một cõi riêng đầy ưu tư và sóng gió. Xưa nay trai chưa vợ mê mẩn và muốn cưới người phụ nữ đã lỡ dở một lần đò mà lại có con nhỏ làm vợ không phải là chuyện hiếm. Song, yêu một cách say mê không tính toán như ông Mười trong truyện ngắn Đất không cưu mang thì chắc không nhiều. Đêm nào ông Mười cũng đến nằm trên bãi cỏ trước cửa nhà bà Năm, mặc sương sa, mặc gió mưa…Trong con người vạm vỡ của ông có chút gì đó yếu đuối, trong sự từng trải có chút gì đó còn ngây thơ. Ông ghen tuông với quá khứ, với người chồng đã khuất của vợ, và luôn nghi ngờ hạnh phúc mà mình đang có. Và khi đứa con chung giữa hai người chào đời, ông mới biết hạnh phúc là điều có thật. “Cứ mỗi lần nghe vợ hát ru con, nước mắt ông cứ chực trào ra. Khi ấy ông muốn ôm vợ, ôm con, ôm cả trời đất vào lòng”. Nghĩa là niềm tin, niềm hy vọng; là chứng nhân cho tình yêu của bà Năm dành cho ông. Vậy mà Nghĩa đã bỏ ông ra đi mãi mãi. Cùng lúc đó nước tràn vô rẫy quét sạch thành quả lao động của cả gia đình ông. Nỗi bất hạnh liên tiếp ập đến đã vắt kiệt sức lực ông Mười, khiến ông không thể gượng dậy nổi. Ông đã từ giã cuộc đời vì kiệt sức, mất mát, bất hạnh. “Mặt đất cũng bỏ ông. Nó chỉ cưu mang ông khi ông chia lìa cuộc đời này, khi không còn yêu thương và chẳng biết đau khổ…”.
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2018
Lượt nghe: 1164
Giấc mơ có phải mua không? Tại sao phải mua giấc mơ nhỉ? Đó là câu hỏi thú vị phải không nào? Các bé biết không, câu chuyện về người đi mua giấc mơ có những chi tiết rất vui. Các bé cùng nghe câu chuyện "Người mua giấc mơ" nhé! (VOV6 Kể chuyện và hát ru 13/4/2018)
Ngày phát hành 9:15 | 14/3/2024
Lượt nghe: 1518
Quý vị và các bạn thân mến, có một gia đình hạnh phúc là điều mà ai cũng mong muốn. Như thế nào là gia đình hạnh phúc cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Có người trọng vật chất nghĩ cứ giàu có dư dả là hạnh phúc, có người trọng tinh thần nghĩ sống yêu thương nhau là hạnh phúc. Với người phụ nữ khi lựa chọn cho mình được một tấm chồng tốt, yêu thương, biết chăm lo cho vợ con thì đó là điều hạnh phúc nhất. Thế nhưng ở nhiều vùng sâu, vùng xa đất nước ta, với phong tục tập quán từ xa xưa thì nhiều người phụ nữ trước khi lấy chồng còn không biết mặt chồng mình ra sao, tình tính anh ta thế nào. Việc hai người có hòa hợp hay không, chồng có yêu thương mình hay không thì họ đành gửi hy vọng vào may rủi. Cô gái người Dao tên Phụng trong truyện ngắn cũng là như vậy. Giống nhiều cô gái vùng cao khác, Phụng cũng được mai mối để lấy lập gia đình. Dù rất bất ngờ nhưng vì phong tục tập quán bao đời của tổ tiên, vì chiều lòng cha mẹ mà Phụng cũng đồng ý. Hai gia đình cũng gặp mặt nhau để thống nhất lễ cưới, cỗ bàn cũng được chuẩn bị chu đáo. Nhưng rồi gia đình Phụng biết việc chú rể Thịnh bị tật ở chân. Bố mẹ Phụng nổi giận muốn hủy đám cưới còn anh trai Đoàn cùng chị dâu có phần lý bênh họ nhà trai. Là người trong cuộc nhưng từ đầu đến cuối Phụng luôn bị động. Tâm trạng cô luôn lo lắng, phân vân, bất an không biết tương lai của mình và Thịnh sẽ ra sao. Nhưng khi biết anh bị tật ở chân, Phụng bỗng thấy trong lòng trào lên nỗi niềm thương cảm. Được sự vun vén, ủng hộ của anh trai và chị dâu, Phụng đã quyết định lên duyên chồng vợ với Thịnh. Câu chuyện nhiều cảm xúc của cô gái người Dao khi đứng trước sự kiện quan trọng của đời mình. Do chưa từng quen biết chú rể nên việc lấy chồng khiến Phụng quá bất ngờ, bối rối. Nghe theo lời khuyên của anh chị, hai người đã có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và cảm xúc trái tim mà Phụng đã hy vọng Thịnh sẽ là người chồng tốt của mình. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn những nét văn hóa độc đáo trong hôn nhân cũng như cuộc sống hàng ngày của người dân vùng cao đất nước. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 12:10 | 14/3/2022
Lượt nghe: 987
Nhân vật gã tên Thùng được nhà văn chú tâm khắc họa là một người đàn ông cục cằn, thô lỗ, nghiện rượu và ghen tuông. Một motip cũng khá quen thuộc khi khắc họa chân dung người đàn ông vùng cao với những bi kịch gia đình: Cuộc sống nghèo khó, ít học, đi kèm văn hóa đấm đá, bạo hành. Song khác với nhiều truyện ngắn chỉ nói về những bi kịch người vợ bị hành hạ, nhà văn Cao Duy Sơn ở truyện ngắn này lý giải cặn kẽ nguyên nhân sâu xa của bất hạnh hôn nhân của gia đình Thùng. Nhà văn dụng công xây dựng nhân vật Thùng: hết mực yêu vợ thương con, cũng từng là một con người tử tế biết cư xử , biết phân biệt tốt xấu….nhưng vì sao lại trở nên một con người cục cằn thô lỗ, rượu chè và luôn sống trong ngờ vực, thiếu tự tin như thế. Ghen tuông quả thực hết sức nguy hiểm, nó như một thứ bệnh, hay nọc độc gặm nhấm, khiến con người trở nên điên khùng, dễ đưa đến những hành động mất kiểm soát. Sự việc được đẩy lên thành cao trào. Đó là lần Thùng chứng kiến sự phản bội của vợ và anh ta đã thiêu trụi ngôi nhà. Nhân vật Thùng cũng đã nhìn ra những hạn chế của mình nhưng quá muộn màng, anh ta không vượt lên được bằng sự tha thứ bao dung. Cuộc sống hôn nhân của anh ta nặng nề và bế tắc với lỗi lầm của người vợ. Đến một ngày người vợ không chịu được, đã tự bỏ ra đi. Truyện cho thấy những khát khao hạnh phúc của con người là có thật. Song chỉ khi đánh mất rồi con người mới thấm thía giá trị của nó. Vì thế thông điệp mà nhà văn muốn gửi tới các bạn trẻ là hãy biết trân trọng hạnh phúc, hãy biết bao dung và tha thứ. Điều tưởng giản dị như vậy mà không phải ai cũng thực hiện được. Đoạn kết nhân ái thể hiện rõ góc nhìn nhân văn của một nhà văn giàu trải nghiệm. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 15:48 | 22/12/2023
Lượt nghe: 1540
Các bạn thân mến, mở đầu truyện ngắn nhà văn Lê Vũ Trường Giang đã trực tiếp đưa người đọc, người nghe vào ngay cuộc chiến đấu căng thẳng ác liệt, gian khổ tại thành phố Huế trong những năm chiến tranh chống đế quốc Mỹ. Trong tiếng bom đạn ác liệt của kẻ thù, Tân nhớ lại những người quan trọng trong cuộc đời mình. Tân nhớ tới anh trai là Tạo, người phục vụ trong lực lượng cảnh sát quốc gia, nhớ thầy giáo, bạn bè tại thành phố Huế và nhớ tới người yêu là Hằng. Khi Tân bị thương nặng trong lúc chiến đấu, biết bao kỉ niệm, tình cảm vui buồn của cuộc đời bỗng ùa về trong tâm trí anh. Hai anh em Tạo và Tân mỗi người một lý tưởng nên bỗng trở nên xa cách, đối đầu nhau. Tân nhớ tới tình yêu tuổi trẻ giữa mình với Hằng tuy đã chớm nở nhưng vì cuộc chiến mà vẫn anh vẫn chưa dám thổ lộ. Những mất mát hi sinh của người dân đất Huế trong chiến tranh đề nặng trong lòng Tân. Anh chứng kiến cái chết của gia đình thầy giáo Ký, của cô bạn học tên Thu, của các đồng đội… Trong giây phút bị thương nặng những hình ảnh khốc liệt của chiến tranh mà Tân chứng kiến trong cuộc đời hiện lên như một thước phim. Hình ảnh tên lính Mỹ trẻ ở phần cuối truyện là điểm nhấn khá đặc biệt. Người lính Mỹ cũng bị tổn thương, cũng rơi nước mắt trước sự khốc liệt của chiến tranh. Dù nhìn thấy Tân nhưng cuối cùng người lính Mỹ lại không tố cáo với đồng đội của mình. Hành động này khiến chúng ta có cái nhìn đúng hơn về con người hai bên chiến tuyến. Truyện ngắn được viết khá gai góc, cảm xúc mãnh liệt, đưa người đọc người nghe đi từ cảm xúc ngày đến cảm xúc khác. Số phận của nhân vật Tân chỉ là một góc nhỏ bé trong biết bao cuộc đời người lính, người dân Việt Nam trong thời khắc gian khó của đất nước nhưng cũng đã thể hiện phần nào sự hi sinh, mất mát đau thương của chiến tranh. Trong chiến tranh, người thân ruột thịt có lúc lại ở hai bên chiến tuyến, sự sống và cái chết thật mong manh, cái thiện và cái ác không phải lúc nào cũng dễ nhận ra. … Vượt qua bom đạn khốc liệt, niềm tin chiến thắng, khát khao hòa bình của một thế hệ thanh niên như chàng trai Tân đã mang đến ánh sáng của cầu vòng, ánh sáng cuộc sống hạnh phúc hôm nay. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2018
Lượt nghe: 1123
Han - một anh chàng có tính cách trẻ con và ngây thơ. Chàng Han đã phải trải qua những bài học như thế nào để đổi lấy niềm hạnh phúc?! Chúng ta cùng nghe câu chuyện “Niềm hạnh phúc của chàng Han” qua giọng kể nghệ sĩ Minh Tùng trong chương trình Kể chuyện và hát ru cho bé ngày 09/04.
Ngày phát hành 9:34 | 14/3/2023
Lượt nghe: 1299
Sinh năm 1992 tại Bắc Cạn, cô gái người dân tộc Tày Hà Lệ Diễm là một trong những gương mặt đạo diễn trẻ theo đuổi dòng phim tài liệu độc lập và sớm gặt hái được thành công. Mới đây, bộ phim tài liệu độc lập dài đầu tay “Những đứa trẻ trong sương” của cô đã đoạt được nhiều giải thưởng danh giá tại các Liên hoan phim thế giới, là tác phẩm điện ảnh đầu tiên của nước ta lọt vào danh sách đề cử rút gọn ở hạng mục Phim tài liệu xuất sắc giải Oscar năm nay. Hà Lệ Diễm cũng là 1 trong 10 gương mặt trẻ triển vọng năm 2022 do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Quỹ Hỗ trợ tài năng trẻ Việt Nam bình chọn… (Hành trình sáng tạo 12/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2019
Lượt nghe: 1099
Với chất giọng Soprano cực hiếm, trong sáng, vút cao, âm vực rộng, Quán quân Sao Mai 2011 Đào Tố Loan không chọn con đường ra nhiều album để tiếp cận thị trường mà theo đuổi sự nghiệp đèn sách để chinh phục tiếp các đỉnh cao. (Hành trình Sáng tạo 06/01/2019)
Ngày phát hành 16:10 | 12/6/2022
Lượt nghe: 566
Charlie thận trọng mở thanh sô cô la. Không thể tin được khi tấm vé vàng ẩn sau lớp giấy bạc. Charlie ngỡ ngàng, ông chủ quán vui không kém, ông reo lên thông báo cho mọi người biết chủ nhân của tấm vé cuối cùng. Charlie xúc động đến phát khóc, cậu chạy một mạch về nhà, hét toáng lên khoe với ông bà... (Văn nghệ thiếu nhi 12/06/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 24/9/2020
Lượt nghe: 544
Thiên nhiên tươi đẹp đã mang đến niềm hạnh phúc và khát khao sống cho cậu bé Colin. Trong lúc Mary và Dickon làm việc thì Colin ngắm cảnh vật xung quanh. Tiếng chim hót trong vườn, cành cây đang nhú mầm xanh, ánh nắng rực rỡ của ngày xuân khiến cậu bé như khỏe hẳn ra... (Văn nghệ thiếu nhi 18/09/2020)
Ngày phát hành 21:59 | 5/4/2021
Lượt nghe: 627
Ông Vufrăng không thể ngờ cô bé Perrin chính là cháu nội của mình. Nhiều tháng qua cô đã âm thầm làm việc, âm thầm cống hiến và hết lòng vì ông. Niềm vui của ông Vufrăng chưa được bao lâu thì ông lại phải đối diện với ca phẫu thuật mắt đầy nguy hiểm... (Văn nghệ thiếu nhi 02/04/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2019
Lượt nghe: 2243
Với tâm niệm kiến trúc sinh ra từ đất cũng có ngày trở về với đất, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào đã tạo nên nhiều công trình thân thiện với môi trường, bảo vệ cảnh quan cho thế hệ sau. Với anh, đó chính là hành trình của niềm hạnh phúc bất tận của người làm nghề kiến trúc. (Chân dung nghệ sỹ 07/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 15/9/2020
Lượt nghe: 728
Ngày xưa, có một chàng hoàng tử kết hôn với một nàng công chúa. Họ muốn tìm một lá bùa hạnh phúc để bảo vệ cuộc sống của họ. Lá bùa ấy ở đâu, cần phải làm gì để có được nó? Cùng theo dõi hành trình của hoàng tử và công chúa nhé! (Kể chuyện và hát ru 14/09/2020)
Ngày phát hành 18:6 | 20/6/2023
Lượt nghe: 965
Khi được bộc lộ về bản thân với những mong muốn, ước mơ, hoài bão hoặc gần gũi hơn là bộc lộ những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ về bản thân mình trong mối quan hệ với gia đình, bạn bè… thì các bạn sẽ nói những điều gì? Bài học về luận bản thân trong nghị luận xã hội luôn khơi gợi cho chúng mình được bộc lộ, được nói rất chân thực về bản thân mình... (Văn nghệ thiếu nhi 19/06/2023)
Ngày phát hành 17:2 | 26/11/2021
Lượt nghe: 1700
Với quan niệm hạnh phúc là khi được cho đi! Một số người lớn tuổi như Bà Tâm, ông Thành đã dành chút tiền lương hưu ít ỏi của mình nấu những suất cơm từ thiện tặng cho người nghèo trong khu phố. Việc làm tốt đẹp ấy giúp nhiều người cơ nhỡ có được bữa ăn ngon và lạc quan vượt qua mùa dịch
Ngày phát hành 9:56 | 21/10/2024
Lượt nghe: 192
Xuất phát điểm là một học sinh chuyên văn nhiều ước mơ hoài bão, sau khi tốt nghiệp đại học về công tác tại Hãng phim hoạt hình Việt Nam, nhà biên kịch Phạm Thanh Hà được sống, được trải nghiệm và chiêm nghiệm trong không gian của tưởng tượng, hư cấu. Từ công việc của một biên kịch hoạt hình đã mở ra cho chị những cánh cửa, những miền không gian mới. Kịch bản hoạt hình của nhà biên kịch Phạm Thanh Hà luôn giàu ngôn ngữ điện ảnh, hướng tới đối tượng khán giả là thiếu nhi và chạm tới cả trái tim những người đã trưởng thành… (Hành trình sáng tạo 20/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2018
Lượt nghe: 702
Cuộc thi “Mẹ trong tâm trí con” mùa thứ IV có chủ đề “Nơi hạnh phúc đong đầy” đã chính thức được phát động trên phạm vi toàn quốc với nhiều điểm mới. Nếu như năm trước chỉ có các bạn học sinh bậc học phổ thông tham gia thì năm nay đã có thêm các anh chị sinh viên và những người mẹ. Cùng khám phá những sắc màu cảm xúc từ cuộc thi này nhé... (Trang văn học tuổi mới lớn 18/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 19/10/2018
Lượt nghe: 1217
Mở đầu bài thơ “Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà”, nhà thơ Trầm Hương viết: "Em kiêu hãnh vì được làm đàn bà/Thế giới của khôn cùng đớn đau và êm dịu/Thế giới của loài mẫu đơn tự huỷ mình khi sinh nở/Thế giới của tận cùng thấp hèn xấu xa..."Kiêu hãnh vì được làm đàn bà, chứ không phải “khổ vì sinh ra đã là phụ nữ”, niềm kiêu hãnh có thực, không phải chỉ vì đàn bà là phái đẹp, có quyền được yêu được dỗi hờn. Kiêu hãnh vì thế giới của đàn bà mang vẻ đẹp của hy sinh, tuyệt vọng, bi kịch, thế giới của những nỗi đau đớn cũng trở thành dịu êm (Tiếng thơ 20/10/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1115
Trong truyện cổ tích thì các loài vật được nhân cách hóa như con người. Loài vật có thể suy nghĩ, nói chuyện và làm việc không kém chúng ta. Mỗi khi gặp khó khăn thì không ít nhân vật trong truyện cổ tích đã được các loài vật giúp đỡ. Câu chuyện trong chương trình hôm nay kể về hai chú bé mồ côi thông minh và tốt bụng. Hai chú bé đã được con chim cun cút giúp đỡ và vượt qua được nhiều thử thách. Cuộc sống hạnh phúc là phần thưởng xứng đáng dành cho những con người tốt bụng. (VOV6 Kể chuyện và Hát ru 20/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/2/2015
Lượt nghe: 1831
Ba người-ba nhân vật nữ, ba hoàn cảnh, ba số phận éo le. Giữa họ có mối liên kết, ràng buộc nào đó. Đôi khi yếu tố ngẫu nhiên lại đem đến hạnh phúc bất ngờ.
Ngày phát hành 0:0 | 29/3/2018
Lượt nghe: 2496
Truyện của tác giả Mai Tiến Nghị giản dị nhưng rất nhân văn về niềm vui tuổi già qua câu chuyện tình cảm của ông Soái. Vợ mất vì bệnh khi ông Soái mới ngoài 60 khiến ông thấy hụt hẫng, thiếu thốn về mặt tình cảm. Mùa xuân của ông Soái lại đến khi gặp được bà Na, một người quá lứa lỡ thì. Thế nhưng vợ chồng anh Sỹ, con trai ông không ủng hộ cha đi bước nữa nên tìm cách phá đám. Trong thời gian ông Soái bị ốm nặng, bà Na tận tình chăm sóc khiến vợ chồng Sỹ nhận ra suy nghĩ sai lầm của mình. Câu chuyện về hạnh phúc, niềm vui tuổi già của nhân vật ông Soái khiến không ít người thấy rằng mình cần quan tâm hơn tới tình cảm của cha, mẹ khi tuổi xế chiều. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 24/5/2018
Lượt nghe: 1717
Truyện ngắn giàu cảm xúc về cuộc sống đời thường của ba gia đình người lính là hàng xóm với nhau. Vì tình cách, nếp sống khác biệt mà Yến, vợ của Trúc và bà Xinh, vợ thủ trưởng Tâm không ưu nhau. Thế nhưng mối quan hệ của ba người phụ nữ Yến, Xinh và Thu bỗng thay đổi khi 3 ông chồng phải đi công tác đột xuất. Ba người phụ nữ cảm thấy gần gũi, cảm thông với nhau khi cùng tình cảnh khát khao, lo lắng, mong ngóng chờ đợi chồng về. Truyện được nhà văn Đỗ Tiến Thụy viết hóm hỉnh với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau thể hiện sinh động cuộc sống đời thường của người lính. (V0V6 Đọc truyện đêm khuya 21/5/2018 )
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2018
Lượt nghe: 1624
Một câu chuyện giàu cảm xúc của đôi trai gái vùng cao. Chúng ta tiếc cho một mối duyên tình không thành giữa hai nhân vật Nhảng và Mỏn. Hai con người lỡ dở trong cuộc sống hôn nhân, có tình cảm nhưng rồi lại không đến được với nhau. Mỏn đẹp là thế, đàn ông cả bản phải mê thì làm sao Nhảng không mê được. Nhất là khi Nhảng lại sống cô đơn sau khi vợ là Mến chết. Người đàn ông thiếu bàn tay chăm sóc của người phụ nữ như ngôi nhà không có vách. Còn Mỏn cũng cần một bờ vai đàn ông như Nhảng để nương tựa, để có giấc ngủ bình yên. Đáng lẽ ra hai con người cần nhau, mến thương nhau như Nhảng và Mỏn phải đến được với nhau. Thế nhưng sự rụt rè thậm chí là hèn yếu đã khiến Nhảng đánh mất hạnh phúc của đời mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 07/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/8/2018
Lượt nghe: 1626
Tác giả Lưu Thị Mười xây dựng hai nhân vật Thư và Uyên là hai chị em cùng ngoại tình nhưng với tâm cảnh khác nhau. Trong khi cô em gái khá chủ động tìm lại mối tình cũ thuở đại học của mình là Nguyên thì Thư lại có phần bị động. Chính vì ở tâm cảnh đón nhận khác em gái nên Thư luôn day dứt khi thấy có lỗi với chồng của mình. Tác giả rất thành công khai thác nội tâm của nhân vật, một người đàn bà sống giữa biết bao cảm xúc đan xen. Đến khi vợ người đàn ông kia đánh ghen rồi chồng Thư bị tai nạn phải phẫu thuật không biết sống chết ra sao, Thư mới thấy hối hận vô cùng. Truyện khiến người đọc, người nghe suy ngẫm về hạnh phúc gia đình, về những tình cảm trân trọng của cuộc sống.
(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 26/07/2018)
Ngày phát hành 10:18 | 23/10/2017
Lượt nghe: 3570
Công việc chiếu bóng làm nền cho mối tình thơ mộng, lãng mạn của nhân vật kể chuyện xưng "tôi” (có tên thân mật là “Anh quay làm”) với Mùi Say, một cô gái xinh đẹp người dân tộc thiểu số. Họ đã bén duyên từ những lần đội chiếu bóng lưu động vượt qua suối Miền Xía lên với đồng bào miền núi. Một kết thúc có hậu với “Anh quay làm” và Mùi Say. Họ xứng đáng được hưởng hạnh phúc trọn vẹn và đủ đầy. (Đọc truyện đêm khuya 20/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/10/2016
Lượt nghe: 7702
Câu chuyện về hai vợ chồng nghèo là phụ hồ. Người chồng tuy chăm chỉ, hết lòng vì gia đình nhưng vẫn bị vợ coi thường vì anh không tài giỏi, không biết cách làm giàu. Người vợ quyết định đi làm tại một quán nhậu. Chị chút nữa thì chị sa ngã bởi những món quà đắt tiền của một gã chủ tiệm buôn. Bị vợ gã chủ tiệm buôn đánh ghen khi hai người thuê phòng nghỉ, chị ân hận nghĩ tới chồng con mong chờ ở nhà. Người vợ tỉnh ngộ, thay đổi tính cách, chăm lo cho hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 24/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/4/2018
Lượt nghe: 1826
Truyện không có nhiều gai góc chỉ là một câu chuyện bình dị, nhẹ nhàng qua lời kể của nhân vật vợ nhà thơ. Người vợ không biết làm thơ, không hiểu thơ nhưng yêu nhà thơ chỉ vì ông giỏi sản xuất xe đạp. Vì cuộc sống cơm áo, nhà thơ phải gác bút nghiên chuyên tâm cho công việc sản xuất xe đạp của mình. Công việc tuy không khiến ông giàu có nhưng cũng giúp gia đình có một cuộc sống bình thường. Tuy vậy, niềm yêu thích văn thơ vẫn luôn có trong ông. Và rồi đến lúc tài năng của ông được người ta biết đến, vợ nhà thơ tự hào vì chồng mình được nổi tiếng. Con người luôn kiếm tìm hạnh phúc, nhưng quan niệm thế nào mới là hạnh phúc thì mỗi người có cách nhìn nhận khác nhau. Nếu biết trân trọng và quý mến những điều mình có thì bạn sẽ thấy đó chính là hạnh phúc của mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 16/4/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2015
Lượt nghe: 2020
Câu chuyện về bộ ba nhân vật được tạo dựng lớp lang, gần gũi. Hình ảnh bảy bậc cầu thang vừa có ý nghĩa hiện thực vừa mang biểu tượng tâm lý về những thách thức, khó khăn mà nhân vật "tôi" phải trải qua để giành lấy hạnh phúc đích thực cho mình.(Đọc truyện đêm khuya 16/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 4/8/2017
Lượt nghe: 7250
Đào đã từng có thời gian đi quá xa gốc gác của mình trong cuộc vật lộn, bươn chải ở xứ người. Những tiêu cực và mặt trái của cơ chế thị trường đã khiến cô quay cuồng trong vòng xoáy mưu sinh. May thay, cô đã nhận thức cái “được” và cái “mất” trong so sánh với cuộc sống bình thường của vợ chồng Hạnh. Hình ảnh ấn tượng về Đào “chói gắt nhưng dễ nhìn” chính là sự thay đổi dần dần để cô sống đúng với mình, được là chính mình sau chuyến trở về quê nhà đầy ý nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 04/8/2017)