Hệ thống tìm thấy 13 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2018
Lượt nghe: 740
"Hôm qua em đến trường/ Mẹ dắt tay từng bước/ Hôm nay mẹ lên nương/ Một mình em tới lớp/ Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước dưới khe thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ Râm mát đường em đi", hẳn ai cũng nhớ bài thơ "Hương rừng" của nhà thơ Minh Chính bởi bài thơ gắn với những kỉ niệm đi học của chúng mình từ những ngày bé nhỏ. Bài thơ gợi tình cảm thiết tha trìu mến với cô giáo, với mái trường, với con đường đi học mỗi sớm mai... Tất cả gieo vào kí ức của chúng mình thật đẹp và trong trẻo. (VOV6- Văn nghệ thiếu nhi 03/9/2018)
Ngày phát hành 10:35 | 8/5/2021
Lượt nghe: 474
Đã có nhiều bài thơ của nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm được các thế hệ học sinh sinh viên chép vào nhật ký như “Chiếc lá đầu tiên”, “Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến”, “Phượng ấy”… để nói hộ lòng mình về thời áo trắng sân trường. “Nỗi nhớ đầu anh nhớ về em/ Nỗi nhớ trong tim em nhớ về với mẹ/ Nỗi nhớ chẳng bao giờ nhớ thế/ Bạn có nhớ trường, nhớ lớp, nhớ tên tôi". Cùng nghe những vần thơ da diết ấy khi mùa thi đang cận kề, cũng là để chia tay một nhà thơ được bạn đọc rất yêu mến... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 04/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 29/8/2018
Lượt nghe: 930
Bài thơ “Phượng tím” của tác giả Lương Đình Khoa được xem là một tác phẩm khá hay viết về những rung động, xuyến xao của tình bạn tuổi mới lớn. Những câu thơ trong veo cảm xúc, với cách gieo vần uyển chuyển, bài thơ đã có mặt trong nhiều trang lưu bút tuổi học trò: “Nhỏ có về thăm trường cũ chiều nay/ Hái dùm ta đôi nhành phượng tím/ Tím hoàng hôn tím cả màu kỷ niệm/ Ta ép vào năm tháng giữa thương yêu... (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 28/08/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 7/10/2020
Lượt nghe: 506
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi/ Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”... Là một trong những tác phẩm trữ tình hay nhất chương trình Ngữ văn lớp 12, bài thơ “Tây Tiến” được nhiều thế hệ học trò yêu mến. (Văn nghệ thiếu nhi 05/10/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2019
Lượt nghe: 618
Ngay hôm đầu tiên dọn đến, bố Hoài đã tự tay khoan tường để gắn móc áo và kệ sách lên cho lũ học trò sống xa nhà. Rất nhanh chóng, cả 5 đứa cùng làm thân và chia sẻ sở thích cho nhau. Tâm An có một cái máy chụp hình điện tử và một cuộn phim Kodak khiến cả bọn thích mê. Không những thế, nó còn có rất nhiều đĩa CD gồm cả băng nhạc và các băng học Tiếng Anh khác. Kiểu học Tiếng Anh qua máy cassette khiến cả bốn đứa còn lại đều kinh ngạc và thầm ghen tị với Tâm An... (Đọc truyện - Học trò phố huyện - Buổi thứ sáu)
Ngày phát hành 22:21 | 2/11/2021
Lượt nghe: 509
Thầy giáo Nguyễn Tất Thành được đồng nghiệp, phụ huynh và các em học sinh vô cùng yêu quý. Thầy không chỉ dạy các em kiến thức mà còn bảo ban các em rất nhiều điều trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, trong cách cư xử giữa người với người... Mái trường Dục Thanh có giữ được bước chân của người trai trẻ giàu nhiệt huyết ấy? (Văn nghệ thiếu nhi 29/10/2021)
Ngày phát hành 18:12 | 6/5/2023
Lượt nghe: 341
Chú Tôn đã cùng với bố của Cơ Bản dự định lợp lại những chỗ mái tôn bị lốc giật để học sinh có được lớp học kín gió khi mùa mưa bão tới. Trước sự ham học hỏi của các bạn học sinh vùng cao thì cả Cơ Bản và Kiên đều khâm phục ý chí, cảm nhận được niềm vui của các bạn khi hằng ngày chăm chỉ tới lớp tới trường... (Văn nghệ thiếu nhi 30/04/2023)
Ngày phát hành 12:16 | 14/4/2023
Lượt nghe: 288
Khi trả bài kiểm tra, cô giáo đã nêu tên Cơ Bản trước toàn lớp. Trên màn hình vi tính bạn nào cũng thả tim chúc mừng. Nhưng có một việc mà cô giáo phát hiện ra, đó là một số bạn lười học, đã chép bài của nhau. Nhưng chép bài bằng cách nào? (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 8/3/2020
Lượt nghe: 487
Sự xuất hiện của Trịnh, thành viên lớp 11 chuyên Hóa khiến Tú Quyên và các bạn tò mò. Nhưng khi nhìn thấy Trịnh với tất cả sự đơn sơ, hiền lành và nghèo khó, Tú Quyên không khỏi se lòng. Cô quyết định sẽ đến nhà Trịnh để tìm hiểu gia cảnh, viết bài về cậu học trò vượt khó... (Đọc truyện "Học trò phố huyện" - Buổi 77 - Văn nghệ thiếu nhi 07/03/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 8/1/2019
Lượt nghe: 558
Truyện ngắn mà Đinh Trần Khôi Nguyên gửi về chương trình có nhan đề “Ren”. Đây là một tác phẩm viết khá chững chạc về tình cảm cô - trò của các bạn học sinh miền núi. Sự nghiệp trồng người chỉ thực sự đươm hoa kết trái khi lòng tận tâm, tận tình của các thầy cô được các học trò thấu hiểu... (Trang văn học tuổi mới lớn 08/01/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 3/3/2020
Lượt nghe: 713
Cuốn truyện vừa “Tuổi dấu yêu” của tác giả Hoàng Mai Quyên được chia làm 15 chương, mỗi chương là một câu chuyện độc lập, một lát cắt trong quá trình trưởng thành của tuổi mới lớn. Với góc quan sát của một giáo viên có hơn 30 năm đứng trên bục giảng cùng tâm hồn nhạy cảm bao dung, tác giả đã xây dựng nên những nhân vật học trò cá tính và đáng yêu... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 03/03/2020)
Ngày phát hành 11:44 | 27/5/2021
Lượt nghe: 772
"Dưới vòm lá bàng tỏa rộng, bao ước mơ cháy bỏng của lớp lớp thế hệ học trò đã được truyền lửa, thắp sáng… Những hàng cây bàng thân thương ấy cứ thế đã đi vào cõi nhớ, cõi thương trong ký ức tuổi thơ của biết bao thế hệ học trò” - Những dòng cảm xúc của cô giáo Hà Thị Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An gợi nhớ về một loài cây gần gũi, gợi nhớ những tháng ngày học tập, vui chơi dưới bóng mát cây bàng thủy chung... (Văn nghệ thiếu nhi 24/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 14/11/2016
Lượt nghe: 1173
Những trò nghịch ngợm của tuổi học trò nhiều lúc khiến thầy cô dở khóc, dở cười nhất là thầy cô giáo trẻ. Phần đầu chương trình,tác giả Ngọc Hân có truyện ngắn giàu cảm xúc "Thầy giáo mới" viết về những kỉ niệm của các bạn học với thầy giáo trẻ. Bài thơ "Lời ru của thầy" của Phan Ý Nhi là lời tri ân của học trò với người thầy kính yêu. Phần cuối chương trình, tản văn "Con yêu mẹ" của Phùng Hải Yến viết về tình yêu với người mẹ đã vất vả hi sinh vì gia đình, vì các con. (Văn nghệ thiếu nhi 11/11/2016)