Hệ thống tìm thấy 14 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2020
Lượt nghe: 972
“Nhiều tác phẩm sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” giai đoạn 2018 - 2020 có quy mô lớn, được đầu tư công phu về thời gian, tâm huyết và chất lượng”. Đây là khẳng định của PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài TNVN; Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Giải thưởng với phóng viên Ban VHNT (VOV6) trước thềm Lễ Trao giải thưởng vào ngày 13/5 tại Hà Nội. (Làn sóng nghệ thuật 12/5/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 17/5/2019
Lượt nghe: 918
Nhân kỷ niệm 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2019); 50 năm thực hiện Di chúc của Người (1969 – 2019), Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề “Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011). (Làn sóng nghệ thuật 17/5/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019
Lượt nghe: 502
Bài thơ “Chiều tối” được đưa vào chương trình Ngữ văn 11, là bài thơ thể hiện tình cảm nồng hậu, yêu đời thiết tha của Bác khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở miền sơn cước, trong hoàn cảnh bị gông cùm, chuyển lao nhưng Người đã hướng tâm hồn đến với thiên nhiên và cuộc sống bình dị bằng những cảm nhận giản dị và trong trẻo (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2019)
Ngày phát hành 16:53 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1439
Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1518
Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)
Ngày phát hành 11:12 | 11/8/2022
Lượt nghe: 2462
Thành phố Hồ Chí Minh là thị trường điện ảnh sôi động của cả nước, với lực lượng các nhà làm phim trẻ trung, đầy nhiệt huyết, một lớp khán giả trẻ đông đảo. Cơ hội là vậy nhưng điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh đã thực sự cất cánh, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 và những biến động sâu sắc của nền kinh tế toàn cầu? Các nhà làm phim đang đối diện với những khó khăn và cần phải vượt qua những khó khăn đó như thế nào? “Điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh vượt sóng” cũng là chủ đề chương trình Đối thoại mở trực tiếp của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam với khách mời là đạo diễn Trần Hữu Tấn, trực tiếp từ thành phố Hồ Chí Minh, trong khuôn khổ Liên hoan Phát thanh toàn quốc lần thứ XV. (Đối thoại mở 03/08/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 763
Cuốn sách “Suốt đời học Bác” của tác giả Kiều Mai Sơn gồm 16 câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua lời kể của những người đã từng làm việc và phục vụ bên Bác trong nhiều năm, góp phần khắc họa chân dung vị lãnh tụ giản dị, gần gũi và cao cả, luôn "nâng niu tất cả chỉ quên mình"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/05/2020)
Ngày phát hành 15:7 | 19/5/2022
Lượt nghe: 2553
Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2016
Lượt nghe: 1695
Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh – nơi hơn 40 năm trước là điểm hẹn lịch sử tượng trưng cho khát vọng độc lập thống nhất của toàn dân tộc. Không chỉ có hiện tại, tương lai, thành phố còn mang trong mình trầm tích quá khứ,những nét đẹp thuần phác của tâm hồn Việt bao đời.(Tiếng thơ 20/4/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 29/1/2015
Lượt nghe: 1146
Nhiều hoạt động sân khấu đáng khích lệ diễn ra gần đây tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh báo hiệu một năm hoạt động sôi nổi của các nghệ sĩ biểu diễn
Ngày phát hành 11:51 | 10/9/2021
Lượt nghe: 5323
Hai năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid và thị hiếu thẩm mỹ khán giả đã có sự thay đổi nên các hình thức sân khấu này không còn thu hút được đông đảo khán giả như trước. Ngoài ra khâu kịch bản, diễn xuất ở nhiều nhóm nghệ sỹ đã đi vào lối mòn, ít sự tìm tòi sáng tạo gây ra sự nhàm chán cho người xem. Cùng tìm hiểu về: “Thực trạng sân khấu kịch nói thành phố Hồ Chí Minh”, mời quý vị và các bạn nghe cuộc trò chuyện giữa phóng viên chương trình với nghệ sỹ trẻ Đại Ngọc Trâm
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2015
Lượt nghe: 1420
Điều gì đã biến đổi nền sân khấu vốn mang nặng dấu ấn thị trường, âm hưởng giải trí của thành phố Sài Gòn trước ngày giải phóng để có một diện mạo đa dạng, năng động như hiện nay? Lý giải từ chương trình Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu phát sóng 01/04/2015 qua cuộc trò chuyện giữa Nhà nghiên cứu sân khấu Nguyễn Văn Thành cùng phóng viên Cao Ngọc.
Ngày phát hành 9:11 | 19/5/2023
Lượt nghe: 1344
Sáng nay, tại Nhà hát lớn Hà Nội diễn ra Lễ trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về VHNT năm 2022 cho 128 tác giả, đồng tác giả. Trong đó, có 16 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, gồm: nhạc sĩ Văn Ký; họa sĩ Bùi Trang Chước; tác giả Hoàng Châu Ký; nhà viết kịch Nguyễn Xuân Trình; nhà văn Nguyễn Xuân Đức; nhà thơ Hoàng Trung Thông; nhà văn Bùi Hiển; NSUT Phan Thế Dõng; nhạc sĩ Hồng Đăng; NSNA Chu Chí Thành; NSNA Võ An Khánh; NSND Đặng Hùng; NSND Vũ Việt Cường; NSND Lê Văn Khình; NSND Ứng Duy Thịnh; NSND Nguyễn Thị Hiển. Có 112 tác giả, đồng tác giả được tặng, truy tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT. Nhạc sĩ Trần Nhật Dương (nguyên Phó Trưởng ban phụ trách Ban Âm nhạc VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam) được tặng Giải thưởng Nhà nước về VHNT đợt này. (Làn sóng nghệ thuật 19/5/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2020
Lượt nghe: 1660
Từ năm 1948 cho đến năm 1964, nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định được giao nhiệm vụ chụp ảnh Bác Hồ. Năm 2000, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 19/5/2020)