Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 3 kết quả

"Hội xì gà": Hội của những kẻ hợm hĩnh

Ngày phát hành 11:18 | 19/8/2022

Lượt nghe: 796

“Hội xì gà” là một truyện ngắn đề tài đương đại. Với giọng văn “tưng tửng” đầy dí dỏm, nhà văn Trần Nhã Thụy đã vào vai một số nhân vật xưng “Tôi” để kể những câu chuyện về các nhân vật có tính cách, công việc và đời sống riêng nhưng họ có mối liên hệ với nhau bởi cùng thuộc Hội xì gà – một hội nhóm dành cho số ít người trong xã hội thể hiện những thú vui, sức mạnh, đẳng cấp của sự giàu có và thượng lưu...Nhưng họ có thực sự cùng chung đam mê hút xì gà, có thực sự giàu sang và phú quý? Câu trả lời đã có trong mỗi phần tự bạch của các nhân vật. Đầu tiên là Lý-chủ cửa hàng xì gà rượu Tây lớn nhất Sài Gòn, và là người điều hành Hội xì gà. Lý là một phụ nữ mạnh mẽ, thành đạt nhưng tính tình khảng khái không chịu lép vế trước đàn ông nên trải qua ba đời chồng và đến giờ chọn cuộc sống tự do. Tiếp đó là Mỹ-chủ doanh nghiệp, không thích hút xì gà nhưng vì ham vui, đua đòi và muốn oai nên cũng tham gia hội này. Rồi người lẩy Kiều, có bằng tiến sĩ nhưng công việc bấp bênh, hạnh phúc thì dang dở. Anh này cũng không phải là người hút xì gà, nhưng tham gia hội chỉ vì thích ngửi mùi thơm của lá thuốc. Cuối cùng là Thành-người cậu của Lý, chủ biên tạp chí Xì gà, một tay bợm rượu và là người duy nhất trong hội thích hút xì gà thực sự. Đúng như tác giả đã viết: “Nói cho cùng thì sống trên đời này con người ta cần phải nghiện ngập một thứ gì đó để khỏa lấp đi sự vô nghĩa miên man. Nhưng xì gà không chỉ là cơn nghiện thuốc lá thông thường. Xì gà là cơn nghiện của sự sang trọng và quyền lực. Khi cắn một điếu xì gà trong miệng thì người ta cũng có thể cắn một bãi biển một cánh rừng một bầu trời vời vợi”. Tất cả chỉ là sự phù phiếm. Cuộc sống có nhiều điều ý nghĩa hơn nhiều, phải không các bạn?! (Lời bình của BTV Vũ Hà)

"Phòng khách": Phơi bày bộ mặt thật của những kẻ hợm hĩnh

Ngày phát hành 8:55 | 6/9/2021

Lượt nghe: 1321

Ngay từ nhan đề của truyện ngắn, “Phòng khách” đã dẫn dụ người đọc, người nghe về một sự thú vị. Không gian là cái phòng khách của gia đình đã mở ra những câu chuyện cười ra nước mắt. “Phòng khách” lấy bối cảnh là phòng khách của một ông có vai vế nào đó, nơi tổ chức các cuộc tiếp tân, nơi giới trí thức nghệ sỹ quốc nội rất năng lui tới để gặp gỡ Tây, tìm kiếm cơ hội xuất ngoại. Chúng ta bắt đầu cảm nhận được giọng văn vừa tưng tửng, vừa giễu nhại của nhà văn trong cách quan sát, miêu tả thật chi tiết, tường tận đến mỗi nhân vật, sự việc. Cái không khí của đổi mới, mở cửa hội nhập như thổi vào xã hội Việt Nam một nhiệt lượng cực mạnh, làm tất cả phải cuốn theo những cách chưa từng có trước đó. Người ta trở nên năng động hơn, khôn ngoan hơn, nắm bắt cơ hội tốt hơn nhưng không giấu được những nhố nhăng nực cười. Vì thế mà các nhân vật xuất hiện với những gương mặt khác nhau, thoạt trông thật oai vệ, đường hoàng nào giáo sư sử học, võ sư nói toàn giọng điệu nghiêm ngắn, học thức mà không giấu nổi những tật xấu cố hữu. Chi tiết lần lượt bộ cốc pha lê sáu cái chỉ còn sót một, số ấy nằm trong túi áo của vị giáo sư sau mỗi lần đến nhà uống rượu đàm đạo khiến cho người đọc, người nghe được phen cười ngả cười nghiêng, cười thật dài để rồi phải nghĩ thật lâu. Nhân vật tôi – người kể chuyện cứ lặng lẽ quan sát, ghi nhận, cố ghìm mình để không bật lên tiếng cười trước những hoạt cảnh đời sống khắc tạc cái xấu xí của người Việt khi bước vào hội nhập. Người kể chuyện có thể giấu được tiếng cười ẩn ý nhưng giọng văn tưng tửng, cách kể độc đáo, tung tóe những lớp sóng ngôn từ bụi bặm vỉa hè pha lẫn ngoa dụ làm cho người đọc, người nghe được phen cười ra nước mắt. “Lại những bóng người cầm ly rượu di chuyển khắp phòng tìm đầu ra đối tác bạn đồng nghiệp. Rượu đổ chỗ này. Đĩa vỡ chỗ kia. Cả đống giấy ăn vò nhàu ném hết xuống gầm bàn gầm ghế, thói quen Giao Chỉ khó bỏ. Tất cả vì một nền văn học, sử học, khoa học nhân văn, khoa học com piu tơ… Tôi đi dạo trong rừng khoa học lòng hoang mang chưa từng thấy…”, chỉ bấy nhiêu thôi đã đủ hình dung về một góc xã hội nực cười, méo mó đến nhường nào. Đằng sau câu chuyện là một câu hỏi đầy hoài nghi của nhà văn trước sự đổi thay xô bồ và rệu rã ấy…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

Nàng công chúa hợm hĩnh

Nàng công chúa hợm hĩnh

Ngày phát hành 0:0 | 18/4/2017

Lượt nghe: 1769

Có những người thích mang những khuyết điểm của người khác ra làm trò cười, bỡn cợt và khiến người đối diện xấu hổ, mất mặt. Rồi đến một ngày nào đó, họ sẽ phải chịu rắc rối vì chính sự kiêu ngạo, coi thường người khác. Đó cũng là điều mà câu chuyện cổ mang tên "Nàng công chúa hợm hĩnh" muốn nói với chúng ta. (Kể chuyện và hát ru cho bé 15/4/2017).

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya