Hệ thống tìm thấy 16 kết quả
Ngày phát hành 16:22 | 9/10/2021
Lượt nghe: 930
Lựa chọn lối thơ truyền thống hay hiện đại? Nhà thơ viết gì trong những ngày này? Đó là những câu hỏi xoay quanh sáng tác của các tác giả đã phần nào khẳng định, lan tỏa được giọng thơ, tiếng thơ những năm gần đây. Trong khoảng thời gian gần 1 năm qua, nhà thơ Nguyễn Quang Hưng lần lượt ra mắt độc giả 3 tập thơ: “Mùa biến động”, “Mùa biến ảo” và mới đây là “Nguyễn Quang Hưng 68”. Gần 50 bài lục bát trong tập thơ “Nguyễn Quang Hưng 68” cùng với những tập thơ trước đó của anh với lối thơ đầy suy tưởng đã cho thấy những tìm tòi cách thể hiện ý tưởng không giới hạn hình thức. Đó cũng là tâm thế đầy năng động, hiện đại của người viết hôm nay.
Ngày phát hành 11:1 | 3/5/2021
Lượt nghe: 962
Mai Trung Thứ (1906-1980) thuộc thế hệ họa sỹ đầu tiên của trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Chủ đề phổ biến trong tranh của ông là phụ nữ, trẻ em và cuộc sống thường ngày. Được mua với giá 3,1 triệu USD tại nhà đấu giá Sotheby’s, “Chân dung cô Phượng” (được họa sĩ Mai Trung Thứ vẽ vào năm 1930) trở thành tác phẩm hội họa có giá cao nhất của mỹ thuật Việt Nam từ trước đến nay. (Làn sóng nghệ thuật 23/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 27/3/2018
Lượt nghe: 1208
Từ trước đến nay, thể thơ lục bát luôn có vị trí đáng trân trọng trong thơ ca dân tộc, bởi sự mềm mại, uyển chuyển, sâu sắc mà giản dị, mà biến ảo lẹ làng thanh thoát. Bén duyên cùng lục bát có lẽ không khó, nhưng để se tơ kết tóc, tạo được những nét riêng đóng góp vào thể loại thì lại là điều không đơn giản. (VOV6 Tiếng thơ 24/03/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2019
Lượt nghe: 1688
Nhà thơ Lê Đình Cánh sinh ngày 21/9/1941, quê ở Thọ Xuân, Thanh Hoá. Ông tốt nghiệp Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm 1 Hà Nội, sau đó học thêm Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, từng là giáo viên dạy văn hoá của lực lượng Thanh niên xung phong những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sau đó, ông chuyển về công tác ở Ban Văn học – Nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam đến khi nghỉ hưu. Mối duyên với thơ ca, mối duyên với báo chí, với phát thanh Văn nghệ trên làn sóng Tiếng nói Việt Nam để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời nhà thơ Lê Đình Cánh (Tiếng thơ phát 6/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2015
Lượt nghe: 1182
Hiện nghệ sĩ Văn Tân đang được coi là nghệ sĩ biểu diễn hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều nhất. Hơn 30 năm qua, Văn Tân đã có hàng nghìn buổi diễn với hàng trăm hoạt cảnh, trích đoạn thể hiện hình tượng vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc ở nhiều góc độ, đưa hình ảnh Bác gần gụi và gắn bó với bao cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ở hầu khắp các tỉnh thành trong cả nước.
Ngày phát hành 15:48 | 6/1/2021
Lượt nghe: 1411
Càng đi sâu vào sự phát triển của dòng thơ Nôm dân tộc, chúng ta càng thấy được những biến thể cũng như trưởng thành theo hướng đa dạng, hiện đại, tinh tuyển. Thật đáng tôn vinh di sản thơ Nôm của những tác giả tầm cỡ như vua Trần Nhân Tông, vua Lê Thánh Tông, Đại thi hào Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Khuyến, Tú Xương; Và cũng thật tự hào với những thành quả về mặt thể tài, thể loại trong kho tàng văn học chúng ta như sự sáng tạo đổi mới trong thể thơ Đường luật, song thất lục bát, sự ra đời và thăng hoa của hát nói, thể thơ lục bát chắp cánh cho những truyện thơ đã trở thành món ăn tinh thần của người bình dân nhiều đời nay.
Ngày phát hành 14:39 | 5/1/2024
Lượt nghe: 1408
Thưa các bạn! Một năm trôi qua, thật gần rồi lại thật xa. Thơ cũng như dòng chảy cuộc sống không ngừng chuyển động. Mới đó mà đã lại gặt hái các mùa giải thưởng. Hội Nhà văn Việt Nam vừa mới công bố danh sách các tác giả và tác phẩm đoạt giải thưởng năm qua. Giải thưởng thơ được trao cho tập “Đồng sen tàn” của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Sách do Nhà Xuất bản Hội Nhà văn ấn hành. BTV Tiếng thơ đã gặp và ghi nhận những cảm xúc, chia sẻ của nhà thơ Nguyễn Phúc Lộc Thành. Mời các bạn cùng theo dõi:
Ngày phát hành 11:50 | 27/5/2022
Lượt nghe: 2110
Công nghiệp lấn làng mang đến nhiều đổi mới cho làng quê nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối, nhất là với những người con sinh ra từ làng. Thương nhớ văn hoá Làng Choá - Làng hương một thời dần trôi vào ký ức bởi đời sống công nghiệp, nhà báo Ngô Bá Lục khát khao vực dậy làng hương bằng những hành động và những dự định đáng quý với quê hương Làng Choá, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. (Tôi và Tôi 26/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1367
Trong số 27 hội viên chuyên ngành thơ mới được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam, có người đã nhiều năm gắn bó cùng thơ, có người thành công đến sớm, có người thành danh muộn, có người còn trẻ nhưng luôn ý thức về con đường sáng tác chuyên nghiệp. Nhà thơ Khúc Hồng Thiện thuộc những gương mặt thơ trẻ ấy. Anh sinh năm 1983 tại Hưng Yên, hiện công tác tại báo Nhân Dân, đã xuất bản hai tập thơ “Chênh chao tích chèo” và “Cùng nhau nhân từ”. Không quá vội vàng mà chắc chắn với từng bước đi trong đời cũng như trong thơ – đó là phong thái của Khúc Hồng Thiện, người vốn say mê lục bát và những điệu chèo thôn dã...(Tiếng thơ 29/01/2020)
Ngày phát hành 10:57 | 24/10/2024
Lượt nghe: 1032
Nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học Vũ Bình Lục sinh năm 1948, quê ở Thái Thụy, Thái Binh. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, hiện sống và làm việc tại Hà Nội. 20 năm trước, nhà văn Vũ Bình Lục từng được trao giải cao nhất trong cuộc thi thơ Tạp chí Văn nghệ Quân đội, sau đó là giải cao nhất Nghiên cứu – Phê bình văn học của Liên hiệp các Hội văn học và Nghệ thuật Việt Nam và giải thưởng Văn học năm 2023 của Hội Nhà văn Hà Nội. Về lĩnh vực Nghiên cứu – Phê bình văn học, tác phẩm đáng chú ý của nhà văn Vũ Bình Lục có thể kể đến những cuốn “Giải mã thơ chữ Hán và bình thơ Nôm của Nguyễn Trãi”, “Giải mã thơ Lý - Trần” (5 tập, gồm 2800 trang), “Hồn thiền trong thơ Lý - Trần” (700 trang), “Thánh thơ Cao Bá Quát” (hơn 700 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Việt Nam từ thế kỷ 15 đến đầu thế kỷ 19” (2 quyển gồm 1600 trang), “Giải mã thơ chữ Hán Lê Quý Đôn” (756 trang) và “Vừa đi vừa nghĩ” (1050 trang)…Chặng đường, tâm huyết, thành quả và phương pháp nghiên cứu giải mã kho báu văn chương dân tộc của nhà văn Vũ Bình Lục mới đây đã được bàn luận trong tọa đàm khoa học với chủ đề “Nhà văn Vũ Bình Lục và các công trình giải mã văn học Trung đại”. Đây là hoạt động do Viện nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc và Tạp chí Văn hiến Việt Nam phối hợp tổ chức.
Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2017
Lượt nghe: 2292
Với thân hình to lớn, oai vệ, móng vuốt sắc nhọn, sư tử được coi là vua của các loài vật trên thảo nguyên. Vậy mà bằng trí thông minh, một chú rắn lục nhỏ bé đã chiến thắng con sư tử to lớn hơn nó rất nhiều. Truyện cổ tích của đất nước Triều Tiên đề cao lòng dũng cảm và trí thông minh giúp vượt qua khó khăn, thử thách. (Kể truyện và hát ru 29/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 11/9/2019
Lượt nghe: 888
Mới đây, tạp chí Môi trường và đô thị Việt Nam phối hợp với Hội di sản Văn hóa Việt Nam, Website Lục bát Việt Nam và Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Thơ lục bát với di sản văn hóa dân tộc”. Hội thảo đã nhận được hơn 50 tham luận của các nhà thơ, nhà nghiên cứu và người yêu lục bát, phần nào cho thấy sự quan tâm tới một thể thơ vốn đã rất quen thuộc, dễ làm mà khó làm hay… (Tiếng thơ 11/09/2019)
Ngày phát hành 12:6 | 17/7/2023
Lượt nghe: 1717
Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 bộ sách đổi mới có một bài học rất hay, đó là “ Tập viết một bài thơ lục bát”. Đây là bài học đòi hỏi những kỹ năng thực hành của chúng mình để có thể viết được một bài thơ lục bát đúng với niêm luật, đồng thời chuyển tải được nội dung, tình cảm, cảm xúc của người viết. Cùng nghe những chia sẻ của cô giáo Lê Thị Thùy Giang (giáo viên ngữ văn trường THCS Tố Hữu, thành phố Huế) về nội dung bài học này, các bạn nhé... (văn nghệ thiếu nhi 17/07/2023)
Ngày phát hành 8:23 | 13/6/2024
Lượt nghe: 2157
Nhìn vào thơ Việt đương đại, chúng ta có thể thấy đa số các tác giả trẻ thường lựa chọn hình thức tự do cho mỗi bài thơ của mình. Thế nhưng cũng có không ít người vẫn say đắm, mặn mà, tìm về các thể thơ truyền thống và gặt hái được không ít thành tựu. Trương Xuân Thiên (sinh năm 1979) là một trong những gương mặt như vậy. Sau hai tập thơ đầu: Tư duy S (NXB Văn học 2005) và Homo Sapiens Người tinh khôn (NXB Văn học 2009), Trương Xuân Thiên đã tìm về thể lục bát với sự ra mắt hai tập thơ: Áo hồ ly (NXB Văn học, 2017) và Lục bát tình nhân (NXB Thanh Hóa, 2021). Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), Đài Tiếng nói Việt Nam lần này xin được dành một cuộc trò chuyện về chân dung thơ Trương Xuân Thiên với tên gọi: Trương Xuân Thiên và cuộc trở về cùng lục bát.
Ngày phát hành 15:59 | 12/7/2022
Lượt nghe: 443
Với mong muốn làm mới một số tác phẩm văn học vượt thời gian, vừa qua Nhà xuất bản Kim Đồng đã cho ra mắt cuốn "Truyền kỳ mạn lục" với diện mạo hoàn toàn mới thể hiện bằng hình thức tranh - truyện. Cuốn sách tranh dày dặn, với sắc vàng- xanh chủ đạo. Độc giả trẻ có cơ hội lạc bước vào không gian nghệ thuật huyền tích của nhiều câu chuyện xa xưa… (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/07/2022)
Ngày phát hành 11:11 | 21/1/2021
Lượt nghe: 1521
Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...