Hệ thống tìm thấy 51 kết quả
Ngày phát hành 16:27 | 21/6/2024
Lượt nghe: 1337
Như nhiều tác phẩm khác của Đỗ Bích Thúy, truyện ngắn Ấm nước đang sôi mà chúng ta vừa nghe bảy tỏ sự quan tâm đến số phận, tình yêu và hạnh phúc của những người phụ nữ vùng cao mà Kim, nhân vật chính trong truyện là một đại diện điển hình. Cô phải lấy chồng theo sự sắp đặt của gia đình, về làm vợ Thào mà không hề có tình yêu. Người mà Kim dành tình cảm và cũng yêu Kim tha thiết là Quyết. Quyết chưa lấy vợ và vẫn luôn hết lòng giúp đỡ Kim khi thấy Kim gặp khó khăn. Bi kịch trong Kim ngày càng lên cao trước những ghen tuông vô lý của Thào, bết tắc trong cuộc sống hiện tại và đặc biệt là khi Thào bị họ hàng bắt vào trại cai nghiện. Đỗ Bích Thúy đã vô cùng tinh tế khi diễn tả tâm lý nhân vật Kim, từ khi Quyết gặp mẹ con Kim đang đi bộ về đến đầu làng cho đến khi Kim ngồi lặng lẽ đun hết ấm nước này đến ấm nước khác trên bếp. Lòng Kim vẫn còn tình cảm với Quyết nhưng đâu có dễ đến với nhau, bởi Kim bây giờ còn có Quý, đứa con của cô với Thào. Truyện ngắn có một cái kết mở. Người phụ nữ miền núi đã phải chịu bao thiệt thòi, đặc biệt trong chuyện hôn nhân khi không được tự quyền quyết định hạnh phúc của mình. Muốn thoát khỏi những áp đặt và trói buộc ấy cần phải mạnh mẽ và dũng cảm để thay đổi. Và chúng ta thầm mong Kim cũng như biết bao người phụ nữ khác sẽ tìm thấy hạnh phúc đích thực của đời mình.
Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 243
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 16:4 | 2/6/2023
Lượt nghe: 1493
Giống như nhiều truyện ngắn đã công bố, tác phẩm lần này của Trang Thụy vẫn là sự quan tâm sâu sắc về số phận người phụ nữ ở vùng cao trong những bản làng nghèo. Nhân vật nữ chính trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe là Xằn, sống một mình đã lâu bởi chồng bỏ đi Lào rồi lấy vợ mới bên ấy. A Lếnh muốn cưới Xằn về cho bố để có người chăm sóc bố, và bản thân bố Lếnh là lão Sé cũng muốn như vậy. Xằn thì đương nhiên không muốn làm vợ một ông già đã gần đất xa trời. Con người của Xằn trong nhiều miêu tả của tác giả, tưởng chừng như đã khô cứng chai sạn vì bao năm tháng sống một mình, vì sự cô đơn gặm nhắm đến mỏi mòn. Xằn hàng ngày chỉ biết lấy việc hút thuốc lào làm vui, đôi khi uống rượu. Nhưng hóa ra từ trong thẳm sâu người phụ nữ kia vẫn không ngừng một khát khao hạnh phúc. Và người mà Xằn muốn xây dựng hạnh phúc là Lếnh chứ không phải lão Sé. Lềnh nắm được tâm lý này nên đã dùng cách nói mập mờ “Xằn đồng ý về làm dâu nhà họ Vừ nhé” để kéo bằng được Xằn về làm vợ lão Sé. Oái oăm ở chỗ khi kéo được Xằn về thì lão Sé cũng qua đời ngay sau đó. Vậy là cho dù Lếnh có làm hết sức để tỏ lòng hiếu với bố nhưng lão Sé cũng chẳng được hưởng cái hạnh phúc ấy. Bản thân Lếnh cũng bị giằng xé bởi tình cảm dành cho Xằn và chữ hiếu đối với cha. Giờ đây, khi lão Sé đã qua đời, Xằn về mặt danh nghĩa đã là mẹ kế của Lếnh, chẳng còn cách nào để Lếnh xây dựng hạnh phúc với Xằn được nữa. Sự trái ngang này khiến cho cả Xằn và Lếnh đều phải ôm nỗi đau khổ, dở dang. Hạnh phúc tưởng như thật gần mà chẳng thể nào chạm tới được. Ngôn ngữ truyện ngắn của Trang Thụy, như thường lệ, gây ấn tượng đậm nét với cách dùng chữ tạo cảm giác mạnh, chẳng hạn: cái rét đục răng đục lợi, ư ử như ma bịt mồm, ngọn đồi bị đêm tán mịn, rét mót rét vét rét đau rét đớn, cơn ho móc trào mật, bụng kêu rọc rạch như suối, mèo rừng cắm vuốt vào bóng đêm…Những con chữ cuối cùng đã khép lại tác phẩm mà dư âm vẫn còn vương vấn, khiến mỗi người nghe người đọc khắc khoải không nguôi về những kiếp người. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 681
Dù không phải là nhân vật chính, nhưng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân để lại nhiều ấn tượng, qua hành động, ngôn ngữ. Nhà văn muốn chuyển tải điều gì qua nhân vật này. Cuộc trò chuyện giữa chị Hương Giang và bạn Triệu Phương Anh (lớp 12D6 trường THPT Vinschool, thành phố Hà Nội) hướng tới nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2020)
Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021
Lượt nghe: 950
Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 10:18 | 21/4/2022
Lượt nghe: 2029
Chiến tranh Việt Nam là đề tài thu hút nhiều thế hệ cầm bút, dù khi cuộc chiến đã đi qua nhiều năm. Người sót lại của rừng cười là truyện ngắn lấy bối cảnh cuộc kháng chiến chống Mỹ. Cả bốn cô gái canh gác kho quân nhu giữa đại ngàn Trường Sơn đều mắc căn bệnh mà khoa học gọi là Histeria, một thứ bệnh rối loạn thần kinh mất cân bằng tâm lý. Chỉ có Thảo, nhân vật nữ chính trong truyện là người duy nhất không mắc bệnh. Cô chỉ biết buồn tủi, xót thương cho các chị của mình. Và rồi cả 4 người con gái trong trắng ấy đều ngã xuống sau một trận đánh mà chưa một lần kịp yêu ai. Người duy nhất sót lại của rừng cười được trở về thành phố và vào học năm thứ nhất khoa Văn. Nhưng Thảo đã không còn vẻ đẹp căng tràn sức sống với mái tóc mượt dài chấm gót như ngày nào, thay vào đó là thân hình gày gò với mái tóc xơ xác. Thành, người yêu của Thảo ngày càng trở nên xa cách với cô dù đã chờ đợi ngày Thảo trở về và ra đón cô tại ga tàu. Thảo muốn giải phóng cho Thành nên đã nghĩ ra cách hàng ngày tự gửi thư cho mình để Thành nghĩ rằng Thảo đã có người yêu mới. Và rồi sự kiện Thành kết hôn với người con gái khác đã đẩy bi kịch của Thảo lên đỉnh điểm. Cô vượt qua được những tháng ngày gian khổ ác liệt ở Trường Sơn nhưng rồi lại mắc căn bệnh của chính những đồng đội ngày xưa ngay giữa thời bình. Chiến tranh tàn phá và lấy đi quá nhiều điều của con người, ngay cả một ước mơ bình dị nhỏ nhoi cũng không có được. Truyện ngắn của Võ Thị Hảo đặt ra một cách nhức nhối về số phận của những người phụ nữ trong chiến tranh và sau chiến tranh, mỗi thời là một bi kịch riêng. Thiên truyện ngắn đầy xúc động thêm một lần nữa là lời tố cáo đanh thép những tội ác của chiến tranh, đồng thời nhắc nhở mỗi con người đang sống phải biết trân trọng và yêu thương nhiều hơn những người phụ nữ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Không chỉ thế, họ còn tiếp tục những hy sinh lặng lẽ ngay trong cả thời bình.
Ngày phát hành 8:50 | 24/2/2023
Lượt nghe: 516
Ngắn gọn, kịch tính như một màn kịch đến đoạn cao trào, truyện ngắn Nơi bão đi qua của nhà văn Bích Ngân hấp dẫn người đọc người nghe từ đầu tới cuối. Ngay những dòng đầu tiên khi tác giả miêu tả không khí vui vẻ lúc mấy chị em xóm chài tụ tập với nhau trong lúc mấy ông chồng đi biển thì người đọc người nghe đã có cảm giác bất an. Nghề biển có khá nhiều gian lao, nguy hiểm. Biển cả thì bao la và rộng lớn, còn con người thì nhỏ bé, vì vậy những người sống bằng nghề biển, sinh mạng của họ luôn bị đe dọa hơn so với những nghề khác. Mỗi lần họ ra khơi thì không biết trước được những điều gì đang chờ đợi mình ở phía trước. Và không chỉ riêng họ, những người vợ ở nhà trong lòng bao giờ cũng sống trong tâm trạng lo sợ và cảm thấy bất an. Dù biết sinh mạng của người chồng lúc nào cũng bị đe dọa bởi thiên nhiên nhưng tình yêu của những người phụ nữ không vì thế mà thay đổi. Họ ở nhà chăm sóc cha mẹ, nuôi dạy con cái, chăm lo làm lụng không kể ngày đêm và luôn sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ nhau. Không ai nói ra nhưng tất cả đều chung suy nghĩ bất cứ lúc nào cơn bão cũng có thể ập xuống. Và rồi nó tới rất nhanh. Bão biển thật kinh khủng: “Những luồng gió va đập nhau, giằng xé nhau và cuốn theo những gì gặp trên đường đi của nó”. “Nó giao chiến dữ dội với những gì gắn chặt vào lòng đất”. “Hai ổ gà con bị cánh tay lực lưỡng vô hình nhấc lên cao rồi đột ngột hất mạnh xuống”. Cuối cùng thì “Ổ gà con không còn sót lại một tiếng kêu”. Người đọc người nghe không khỏi lo lắng cho Hạnh khi cô cũng sắp đến ngày sinh nở. Thế rồi cơn bão đi qua trong cuộc vui chưa tàn của những người chờ đợi, trong hy vọng chứa chan của người vợ sắp làm mẹ; giờ đây chiếc ghe cào-tài sản có được sau nhiều năm ki cóp của vợ chồng cô đã bị vỡ tan tành, Hạnh chỉ còn kịp nhìn ngôi nhà thành đống đổ nát trước khi xé ruột trong tiếng gọi chồng “vút lên tận trời xanh”, cho ra đời một mầm sống mới. Sự sống đã sinh sôi ngay trong đống đổ nát và gieo vào lòng ta bao hy vọng…(Lời bình của BTV Vũ Hà)
Ngày phát hành 10:53 | 10/8/2023
Lượt nghe: 1090
Câu chuyện chúng ta vừa nghe được mở ra bằng bi kịch của Nhiên, nhân vật nữ chính trong truyện ngắn. Sau một buổi tối, Nhiên bỗng trở thành góa bụa, phải ngậm ngùi nuôi con một mình khi Khoa, chồng Nhiên bất ngờ bị tai nạn, ngã đập đầu xuống đường do kẻ nào đó đã tông vào mà công an chưa tìm ra manh mối. Phần lớn nội dung truyện ngắn là những diễn biến tâm lý của Nhiên. Nhiên mang nặng trong lòng mối uẩn khúc, u uất về cái chết của chồng nên cứ cuối tháng lại đạp xe lên tỉnh để hỏi công an xem đã có thông tin gì mới về vụ điều tra hay chưa. Thời gian thấm thoắt trôi đi, cuộc sống hàng ngày của mẹ con Nhiên có sự giúp đỡ đùm bọc thân tình của những người hàng xóm, trong đó có anh Hai con thím Bảy. Anh Hai đem lòng yêu Nhiên và muốn cưới cô, nhưng Nhiên đã quyết định rằng khi nào chưa tìm ra hung thủ thì cô chưa thể đành lòng đi bước nữa. Truyện còn có nhiều chi tiết phân tích tâm lý nhân vật rất tinh tế khác qua mối quan hệ giữa Nhiên, Hai và Thùy, đều là những người hàng xóm cận kề. Thùy đem lòng yêu Hai nhưng Hai lại thầm yêu Nhiên. Cho đến một ngày tưởng như hạnh phúc bắt đầu mỉm cười với Hai và Nhiên thì một bi kịch khác lại đến. Đó chính là lúc Hai ra công an đầu thú việc mình đã gây nên cái chết cho Khoa, chồng Nhiên cách đây nhiều năm. Hai quyết định chịu nhận án để mong cho Nhiên an lòng xây dựng hạnh phúc mới. Truyện mở ra bằng một bi kịch và kết thúc bằng một bi kịch, để lại nhiều cay đắng day dứt và cả bẽ bàng trong lòng Nhiên bởi Nhiên cũng đã dành tình cảm cho Hai. Suy cho cùng, người phụ nữ vẫn là người dễ chịu những tổn thương và nhận thiệt thòi nhiều hơn cả. Truyện kết thúc bằng hình ảnh Nhiên đạp xe từ đồn công an về trong một trạng thái dở khóc dở cười, nghĩ cuộc đời đã đùa với mình theo một cách thật trớ trêu. Bi kịch của Nhiên có lẽ sẽ còn làm day dứt mỗi người nghe, người đọc rất nhiều khi câu chuyện khép lại. (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 5/6/2019
Lượt nghe: 1695
Truyện ngắn "O Diệp" là câu chuyện có thật được nhà văn Phùng Huy Thịnh ghi chép lại một cách chân xác và trung thực về những năm tháng chiến đấu tại mặt trận khói lửa Quảng Trị. Mảnh đất anh dũng này đã sinh ra những người con quả cảm, những người con gái tuổi đôi mươi đã cầm súng bảo vệ từng tấc đất...(Đọc truyện đêm khuya phát 30/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 2060
Vì sao tác phẩm văn học viết đạt về đề tài nông thôn vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, kể cả bạn đọc thời đại 4.0? Ta chỉ có thể lý giải rằng vì những áng văn ấy đã chạm đến sâu xa cội rễ tâm thức con người mà đời nào, thời nào cũng khó lòng suy suyển. Truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” đi sâu vào những thói tục đã ăn sâu thành định kiến truyền đời đày đọa người phụ nữ nông thôn. Mời các bạn cùng theo dõi:
Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019
Lượt nghe: 2147
Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 26/7, những trang truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư đặc tả hình ảnh người mẹ của nhân vật “tôi” và những người đàn bà sống đời an phận ở xóm Cồn. Từ đây, tác giả cũng dần hé lộ cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ của nhân vật bà nội. Mời các bạn tiếp tục theo dòng ký ức lật giở lại những trang đời trong truyện ngắn của tác giả An Thư...
Ngày phát hành 10:2 | 30/8/2022
Lượt nghe: 1091
Vẻ đẹp, sắc đẹp là món quà tạo hóa bạn cho phái nữ. Trái ngược với cái đẹp chính là xấu xí. Và thật bất hạnh, cô gái Bông được ông trời cho gương mặt thật oái ăm. Đôi mắt búp bê to long lanh của Bông càng khiến những nét xấu trên gương mặt trở nên nổi bật. Nào là cái mụn ruồi to bằng hạt ngô,cái cằm nhọn, mũi tẹt, má hóp. Gương mặt xấu xí khiến Bông thiếu tư tin, luôn rụt rè và khép mình trước cuộc sống. Cũng tưởng rằng cuộc đời cô sẽ trở thành bà cô già hoặc lấy một anh chàng dân nghèo nào đó rồi cũng bình yên qua ngày. Nhưng rồi cuộc gặp gỡ với chú Tài đã thay đổi cuộc đời cô gái quê mùa. Bông được chú giới thiệu tham gia chương trình “Biến hình” phẫu thuật thẩm mỹ cho những người xấu xí. Bông bỗng biến thành thiên nga, được công chúng, truyền thông săn đón. Nữ hoàng dao kéo Hoa Tulip cuốn vào cuộc sống kim tiền rồi trượt ngã trong vòng tay của vị đại gia giàu có. Clip quay cảnh quan hệ giữa Hoa Tulip bị tung lên mạng, cô gái trẻ nhục nhã ê chề lựa chọn cái chết để giải thoát cuộc đời mình. Vẻ đẹp chính là một ưu thế không nhỏ của con người trong cuộc sống. Vẻ đẹp tâm hồn, nội tâm cần có thời gian để cảm nhận còn vẻ đẹp ngoại hình thì chúng ta nhìn nhận ra ngay. Việc cô gái trẻ Bông tham gia phẫu thuật thẩm mỹ làm lại gương mặt xấu là ước mơ chính đáng. Cuộc phẫu thuật quá thành công, Bông từ vịt bỗng trở thành thiên nga, trở thành một Hotgirl được săn đón. Nhưng rồi Bông rơi vào mối quan hệ chân dài và đại gia. Với giọng văn chua chát pha lẫn đả kích, tác giả phơi bày mối quan hệ tình- tiền trong xã hội ngày nay. Những chiêu trò lăng xê các cô gái trẻ trên mạng xã hội cuối cùng mục đích là tạo ra mối quan hệ tình tiền giữa chân dài và đai gia. Truyện ngắn phơi bày góc khuất, mặt xấu của những chương trình livetrieam, cuộc thi, sự kiện sắc đẹp hiện nay. Mạng truyền thông có thể nâng bạn lên mây xanh nhưng cũng có thẻ vùi bạn xuống bùn đen. Những cái bẫy khó lường với nhiều người muốn đánh đổi nhan sắc lấy đồng tiền. Đằng sau vẻ hào nhoáng, sự nổi tiếng là nỗi cay đắng, tủi nhục của các cô gái trẻ. Uớc mơ làm đẹp, ước mơ thay đổi cuộc sống là nguyện vọng chính đáng của nhiều người như Bông. Nhưng họ cũng cần có sự tình táo để không trở thành nạn nhân khó thoát ra vũng bùn tội lỗi. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 15:30 | 7/3/2023
Lượt nghe: 310
Truyện ngắn “Bình minh Đắk D’Rao” được viết trong thời gian tác giả tham gia trại sáng tác văn học tại Đắc Nông do Bộ Công an tổ chức. Đây là truyện ngắn được lấy ý tưởng về một người nữ chiến sỹ công an mồ côi có cha là người Campuchia, mẹ là người Việt Nam. Trong một lần về cơ sở cô đã gặp lại kẻ thù đã giết chết cha mẹ mình. Nỗi đau mất mẹ, mất cha từ thuở bé khiến cho Ngọc Vạn luôn bị ám ánh, đeo bám. Hơn hai mươi năm sau, cô đối mặt với kẻ thủ ác giết cha mẹ mình, đôi mắt cô căm phẫn, uất nghẹn, cô muốn trả thù cho cha mẹ cô. Kẻ thủ ác giờ đã là một sư thầy, ông ta ân hận vì những tội ác đã gây ra trong quá khứ và giờ đây, khi đối diện với cô gái, ông ta run sợ và chạy trốn, ông lao thẳng xuống vực sâu trong đêm đen. Chỉ có cái chết mới có thể xóa bỏ được sự hối hận, dẫu muộn màng của kẻ ác. Nhưng, với nhân vật Ngọc Vạn, có lẽ nỗi đau ấy vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai. Những tình tiết của câu chuyện đan xen quá khứ, hiện tại mang màu sắc ma mị và lôi cuốn. Cốt truyện lắt léo, biến tấu linh hoạt, bất ngờ với văn phong tự nhiên, cuốn hút là điểm nhấn hấp dẫn cho truyện ngắn này. Qua câu chuyện, tác giả đã gợi lại một giai đoạn lịch sử của đất nước, truyền tải thông điệp đầy ý nghĩa và nhân văn về lòng vị tha, tình yêu đất nước, tình yêu con người của phụ nữ Việt Nam.
Ngày phát hành 8:54 | 30/12/2022
Lượt nghe: 397
Các bạn thân mến, nỗi đau tinh thần đôi khi còn khó chữa lành hơn đau đớn của thể xác. Người phản bội có thể là người thân, người yêu, người chồng, người vợ, người bạn ….người mà bạn nghĩ sẽ luôn gắn bó cả cuộc đời này. Nhân vật Như, một trong ba người phụ nữ trong truyện ngắn đã trải qua đau đớn khi bị phản bội. Chị bàng hoàng, khó tin, khó xử khi người chồng lại ngoại tình với chính cô bạn thân tên là Phương của mình. Những cảm xúc đau đớn dồn dập đè năng lên vai Như khi nghe tin chồng bị tai nạn thảm khốc, Phương thì bị mất mạng. Như mất phương hướng không biết phải làm gì đây khi hai người yêu mến phản bội mình, người thì ra đi mãi mãi, người thì cấp cứu không biết sống chết ra sao. Biết bao nỗi niềm cảm xúc giằng xé trong nội tâm của Như. Chị phải làm gì đây, oán hận hay tha thứ cho hai con người bất hạnh kia. Một người là chồng, một người là bạn thân lại phản bội, chà đạp lên tình cảm của Như. Những kỉ niệm với chồng, kỉ niệm tình bạn từ thủa trẻ với Phương hiện lên như vết dao cứ vào lòng Như. Đáng lẽ là người bị phản bội Như có quyền căm hận bất bình người phụ nữ đã phá tan hạnh phúc gia đình mình. Nhưng trớ trêu thay đó lại chính là Phương, người bạn thân đã gắn bó bao năm nay. Như phải im lặng nhận thua thiệt về mình khi chứng khiến hoàn cảnh của chồng Phương, của bé Na con gái của Phương. Truyện ngắn dồn dập biết bao cảm xúc vui buồn, yêu, hận, thất vọng và tha thứ. Việc Như giữ kín mối quan hệ bất chính của chồng với Phương là cách tha thứ và cũng là quyết tâm buông bỏ cho lòng mình nhẹ nhàng hơn. Nghị lực của Như cũng như lòng vị tha của chị với chồng, với Phương khiến chúng ta phải cảm phục. Truyện ngắn mang đến cho người đọc, người nghe những suy nghĩ về hạnh phúc hôn nhân, về niềm tin yêu, về lòng trắc ẩn và tha thứ trong cuộc sống.
Ngày phát hành 11:13 | 25/9/2024
Lượt nghe: 1686
Quý vị và các bạn thân mến, truyện ngắn như lời ru buồn về ba người phụ nữ là A mí (danh xưng gọi mẹ của người dân tộc Tây Nguyên), chị Rêu và Đót. Trái ngược với chị Rêu là người con gái sôi nổi, hát hay và hướng ngoại thì Đót là cô gái có phần ít nói và chỉ muốn gắn bó với buôn làng của mình. Chị Rêu không phải con đẻ của A mí, Ama nối dây với A mí khi chị đã gần 10 tuổi. Ama mất sớm khiến A mí phải gồng gánh cả gia đình trên đôi vai nhỏ không có thời gian chăm sóc Đót. Từ bé Đót đã gắn bó với chị Rêu, chứng kiến chị trưởng thành xinh đẹp rồi rời buôn làng lên thành phố. Chị Rêu rất yêu mến Đót nhưng lại có phần xa cách với A mí. A mí chỉ biết dấu nỗi buồn vào lòng, nỗi buồn nhân đôi khi chị Rêu bỏ làng hướng theo ánh hào quang của thành phố. Ngày A mí mất chỉ có Đót lẻ loi lo cho đám tang của mẹ. Đót lên thành phố tìm chị Rêu để chị về dự lễ cải mả cho A mí, một tập tục quan trọng của nhiều dân tộc Tây Nguyên nhưng không gặp chị. Ngày làm lễ cải mả cho A mí, chị Rêu bất ngờ xuất hiện khiến Đót vô cùng bất ngờ, vui mừng. Truyện ngắn được viết với ngôn từ, hình ảnh đậm đà nét văn hóa các dân tộc Tây Nguyên như một câu chuyện đượm buồn mà các già làng thường kể bên bếp lửa cho con cháu nghe. Xuyên xuốt câu chuyện là hình ảnh cây Kơ nia, một loài cây linh thiêng ở Tây Nguyên. Cây kơ nia cao lớn, mạnh mẽ nhưng cũng rất cô độc đứng đó chứng kiến nỗi buồn của A mí phải lấy chồng khi có biết bao ước mơ dang dở, chứng kiến niềm thương mến của Ngong, chàng trai tài giỏi với chị Rêu, chứng kiến nỗi lòng của Đót. Tâm hồn Đót gắn bó với buôn làng và lúc nào cũng mong muốn người thân yêu thương nhau. Đót buồn khi chị Rêu ham mê cuộc sống hào hoa nơi thành phố nhưng cũng vui mừng khi chị đã vượt qua sự xa cách để trở về chịu lễ cải mả cho A mí. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn đời sống, phong tục, tập quán của những dân tộc thiểu số trên mảnh đất Tây Nguyên tươi đẹp.
Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021
Lượt nghe: 961
Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế.
Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 8:25 | 14/4/2023
Lượt nghe: 500
Lấy chồng với hầu hết người phụ nữ như một canh bạc. Chỉ đến khi kết hôn thậm chí sống một thời gian dài, người phụ nữ mới biết mình có may mắn hay không. Nếu kém may mắn, họ lấy phải người chồng xấu tính, ích kỉ, cờ bạc …thì cuộc sống thật bất hạnh. Ngược lại nếu lấy phải người chồng tốt thì cuộc sống dù khó khăn, vất vả vẫn đầm ấm, hạnh phúc, nhiều niềm vui. Nhân vật người phụ nữ tên Yến Phi trong câu chuyện đáng buồn khi không có cuộc sống hôn nhân, gia đình hạnh phúc. Gia cảnh khá giả, con cái lại trưởng thành không phải lo lắng thì chồng sinh thói bồ bịch. Trớ trêu hơn cô bồ lại là bạn của nhân vật chính. Khi con cái đã trưởng thành đi tìm cuộc sống riêng nơi phương xa, chồng tìm niềm vui mới, Yến Phi với danh xưng là “nàng” cũng phải tự lo cho bản thân mình. Không ghen tuông, không trách móc, không đòi hỏi, nàng trải nghiệm cuộc sống cô đơn của bản thân. Cuộc sống yên bình ở Đà Lạt của Yến Phi bị phá vỡ bởi Út Nghĩa. Hai người gặp gỡ nhau như đưa đẩy của số phận khiến họ xích gần nhau. Út Nghĩa khiến nàng hồi xuân trở lại thời đôi mươi đầy sức sống. Với người phụ nữ đã có chồng, có mấy mặt con thì cái đêm mặn nồng hiếm hoi không phải là tình một đêm. Cô thực sự muốn tìm hạnh phúc cho tương lai của mình. Thế nhưng Út Nghĩa tức Di bị bọn xấu giết chết khi anh truy bắt cướp. Người đàn ông nàng mới yêu mà thực sự chưa kịp tìm hiểu đã ra đi mãi mãi. Kết câu chuyện là việc Yến Phi có thai và nàng hạnh phúc khi cuộc đời mình lại có điều để quan tâm. Được kể với giọng văn hiện đại, lãng mạn, truyện ngắn là lời tâm sự, chia sẻ của người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình yêu, hôn nhân. Vượt lên tất cả là thái độ bình thản có chút bất cần của nhân vật Yến Phi. Cuộc sống xã hội nhiều đổi thay, quan niệm của người phụ nữ về hôn nhân, về con cái về hạnh phúc cũng ít nhiều khác biệt so với trước. Người phụ nữ biết coi trọng bản thân hơn, vì cái tôi và hạnh phúc riêng của mình nhiều hơn. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 9:17 | 1/3/2023
Lượt nghe: 340
Số phận cô gái trẻ tên Mắn trong truyện ngắn cũng khá éo le. Nhà nghèo, kết hôn từ trẻ rồi chồng lại qua đời sớm Mắn buộc phải trở thành trụ cột trong gia đình. Bịn rịn để lại đứa con thơ vừa cai sữa cho cha mẹ già chăm sóc, cô lên bưởng làm thuê kiếm đồng tiền lo cho gia đình. Là người con gái ít học lại từ nhỏ quanh quẩn bên nếp nhà, Mắn không hiểu hết những rắc rối, hiểm nguy của cuộc sống rộng lớn. Trong suy nghĩ giản đơn của Mắn, công việc của cô là phụ giúp, chăm sóc ăn ở cho nhóm thợ của anh Chá, anh trai chồng mình mà thôi. Mãi đến khi cả lán chạy trốn vào hang, Mắn mới hiểu công việc khai thác vàng của họ là trái phép. Nhưng cuộc sống mưu sinh đôi lúc không cho con người sự lựa chọn. Vì cuộc sống nghèo khó của gia đình, đàn em nhỏ, đứa con thơ mà Mắn chấp nhận công việc hiểm nguy. May mắn, cô đã gặp được Khấu, chàng trai Tày tốt bụng. Duyên tình giữa cô gái Dao với chàng trai người Tày nảy nở trong hoàn cảnh thật đặc biệt. Khấu đã dũng cảm đứng ra bảo vệ Mắn khi cô gặp hiểm nguy. Trong khi có chính anh Chá, người mà cô tin tưởng lại đẩy Mắn vào hiểm nguy. Mắn cũng đêm lòng mến Khấu nhưng có lẽ hoàn cảnh công việc tại Bưởng đào vàng không có dịp để họ thổ lộ với nhau. Mắn chỉ biết quan tâm, chăm sóc Khấu qua chiếc áo chàm khuy tết len đỏ. Cuối năm đó, Khấu ghé thăm nhà Mắn với chiếc áo khuya đỏ, đôi trai gái mới thực sự ngỏ lòng với nhau. Truyện ngắn mang đậm phong vị miền sơn cước từ ngôn từ, hình ảnh, nếp sống của những dân tộc như Dao, Tày. Cuộc sống người dân nơi đây nhất là người phụ nữ vẫn phải chịu nhiều vất vả, nặng nhọc thậm chí là nguy hiểm. Câu chuyện cũng phản ảnh phần nào tệ nạn khai thác vàng trái phép tại nhiều địa phương. Bao nỗi vất vả, đắng cay, giả dối, tủi nhục được xua tan với tình yêu nhẹ nhàng tự nhiên của Khấu và Mắn. Có lẽ Mắn đã tìm được cho mình một bờ vai nượng tựa cho cuộc sống tương lai. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 16:57 | 5/9/2022
Lượt nghe: 824
Nhân vật chính của truyện tên là Vui nhưng không như cái tên, cuộc đời cô không vui, đó là những tháng ngày gắn với nỗi buồn, cô đơn ngập tràn. Mở đầu truyện ngắn “Lá mấn rơi ngoài sân”, chúng ta thấy cảnh tượng Vui quét lá, gom lá và chờ chị lao công đi qua nhà thu rác. Chờ để bỏ túi rác vào thùng, chờ để cho chị mấy vỏ lon, vỏ thùng các tông, chờ để nghe kể chuyện về mấy mẹ con chị lao công cuối ngày quây quần bên nhau. Bởi vì Vui buồn lắm, chồng đi làm trên huyện lâu lâu mới về, các con chị lần lượt đi học trên thành phố, mỗi mình Vui với căn nhà trống hoác, lạnh lẽo. Chi tiết ngày nào Vui cũng quét lá, vun lá ngoài sân, ngoài ngõ, sắp xếp cẩn thận từng đôi dép trước thềm, đôi bẩn quay mũi ra ngoài, đôi sạch quay mũi vào trong…cho chúng ta cảm giác trống trênh trong lòng cô, cô thèm hơi người, thèm không khí đầm ấm của gia đình, chồng con. Nhưng mỗi lần chồng Vui về nhà, không gây gổ chuyện này thì cũng châm chọc chuyện kia, trong mắt chồng Vui, cô như cái gai, vừa quê mùa, vừa luộm thuộm, không làm được việc gì ra hồn. Chi tiết chồng cô, trong bữa cơm đơn sơ, nhìn cái mâm nhôm lâu ngày không dùng gợn đầy vết gỉ xám ngoét, liền rút tờ giấy ăn lau vẫn không sạch, anh ta thở dài, không nói một tiếng, cả bữa cơm không buông đũa xuống mâm vì sợ bẩn cho chúng ta cảm giác ngột ngạt, đó như là một sự khinh bỉ, ghẻ lạnh mà chồng Vui dành cho cô. Vui như cái bóng, sợ sệt, xa cách mỗi khi chồng xuất hiện trong nhà,“ Vui không hỏi, không nói, chỉ răm rắp làm, lầm lụi làm, tránh né va chạm, nem nép mỗi lần chồng về..”. Ngay cả chuyện chồng vợ, Vui có cảm giác trống trải, xa cách, nằm cạnh chồng mà Vui “muốn khóc mà nước mắt không chịu chui ra. Vui muốn hờn trách mà không biết trách ai. Muốn buông trôi mà không biết trôi đi đâu. Đành trách mình không biết cách làm căn nhà thôi lạnh, không biết cách ủ tình vợ chồng nồng mặn. Chồng hẳn là cũng chán ghét lắm rồi”. Cuộc sống tẻ nhạt, lạnh lẽo, cô đơn bao trùm lên Vui khiến cho cô càng trở nên lặng lẽ, ít nói. Cô trò chuyện với cây mấn trước nhà, với đám lá trước mặt, rồi vun lại thành đống châm lửa đốt “ngọn lửa bén vài lá rồi tắt, Vui châm mẩu giấy khác, thêm vài lá cháy lem lem rồi cũng tắt, vài đốm tàn sót lại nhỏ dần thành sợi chỉ, tan dần thành khói, khói thốc vào mắt cay sè. Vui cười nhạo mình, phải lá khô mới cháy cơ mà…”. Nỗi cô đơn dâng đến ngập lòng với chi tiết ấy, Vui chuyện trò với đám lá cây, với ngọn khói, với những buổi chiều cô quạnh. Truyện gợi nỗi cảm thương sâu sắc, chia sẻ đến tận cùng nỗi buồn khổ, day dứt, khắc khoải, dằn vặt…Truyện gửi một thông điệp sâu sắc, hãy yêu thương người phụ nữ của gia đình, họ cần được tôn trọng, chở che bởi chính họ đã đem lại hơi ấm, tình yêu và sự hy sinh thầm lặng cho mỗi căn nhà, mỗi tổ ấm bình yên…(Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:37 | 21/2/2023
Lượt nghe: 446
Trong số các tác giả văn xuôi đương đại xứ Nghệ, nhà văn Hồ Ngọc Quang là gương mặt để lại nhiều ấn tượng cho độc giả. Hồ Ngọc Quang có khả năng viết nhiều thể loại (truyện ngắn, ký, kịch), thể loại nào cũng có đóng góp. Hồ Ngọc Quang bén duyên với văn chương từ cuối những 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước. Ngay từ khi còn rất trẻ, anh đã đạt giải Nhất cuộc thi Ký báo Nghệ An (năm 1984). Tiếp đó, anh đạt giải Nhì (không có giải Nhất) cuộc thi truyện ngắn của Hội Văn học nghệ thuật Nghệ An. Từ đó đến nay, anh vẫn miệt mài sáng tác.Chương trình Đọc truyện đêm khuya hôm nay xin gửi tới quý vị và các bạn truyện ngắn “Mự tôi” của nhà văn Hồ Ngọc Quang, một tác phẩm mới sáng tác của anh:
Ngày phát hành 9:49 | 21/2/2023
Lượt nghe: 451
Nhà văn Hồ Ngọc Quang đã có lần chia sẻ về hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn này, đây là câu chuyện có thật của gia đình bên nội của nhà văn, tuy ít nhiều hư cấu và thêm thắt. Truyện với sự đan xen giữa hiện tại và quá khứ, gợi mở dần về một bí mật được giấu kín của nhân vật Thảo – người phụ nữ cả cuộc đời bị mang tiếng phản bội chồng, có con với người khác. Hoàn cảnh chiến tranh khiến cho Thảo phải xa chồng. Kiềm – chồng cô lên đường vào mặt trận Bình Trị Thiên khói lửa, cô ở quê nhà đi học y sỹ rồi làm trạm trưởng y tế xã, chờ đợi chồng trong mỏi mòn. Tình huống truyện tạo sự xung đột là khi Kiềm – chồng cô đột ngột trở về làng trong đêm, trong tình thế phải giữ bí mật quân ngũ, hai vợ chồng gặp nhau mừng tủi trong chốc lát, rồi chồng cô lại vội vã đi. Chi tiết Kiềm chạy ào ra cửa, băng qua cánh đồng bị người làng trông thấy trở thành câu chuyện bàn tán xì xào về Thảo, họ đồn thổi cô ngoại tình. Búa rìu dư luận càng tăng lên khi cô có thai. Không một ai tin cô, ngoài chồng và bố mẹ đẻ. Để bảo toàn bí mật cho chồng, Thảo đành cắn răng chịu tiếng oan, cô sinh con trai trong sự ghẻ lạnh, dè bỉu của bà con nội tộc, họ hàng, xóm giềng. Càng tủi phận hơn khi chính chồng cô cũng nghi ngờ về đứa con, liệu Thảo có con với Kiềm không khi hai người chỉ gặp nhau trong chốc lát? Nỗi oan trái và tủi hờn khiến cho Thảo chán chường, cô độc, cô quyết định mang đứa con bỏ đi biệt xứ. Tình tiết tiếp theo mở ra trang mới cho cuộc đời của hai mẹ con Thảo, số phận của họ đổi thay nhờ sự cưu mang, đùm bọc của bà con dân tộc Tày. Câu chuyện dẫn dắt người đọc, người nghe đi hết chặng đường oan trái của Thảo và cuối cùng, chính người cháu họ bên chồng đã tìm được mẹ con cô và những bí mật mà cả đời cô giấu kín đã được hé lộ. Nỗi thương cảm, day dứt của nhà văn dành cho nhân vật đó chính là, chỉ khi Thảo không còn nữa, nỗi oan ức của cô mới được minh oan, sáng tỏ. Con trai cô đã biết được nguồn cội gia đình, hiểu được nỗi khổ mà mẹ đã chịu đựng suốt đời. Câu chuyện xảy ra trong chiến tranh, hạnh phúc lứa đôi đôi khi phải trả giá quá đắt, có khi phải mất cả cuộc đời mới được minh oan. Chuyện gợi niềm cảm thông, chia sẻ và thấu hiểu, chỉ có tình yêu mới có thể vượt qua mọi rào cản, búa rìu dư luận và trên hết đó là sự hy sinh của người phụ nữ, thời nào cũng đáng được trân trọng và biết ơn. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 14:51 | 17/3/2021
Lượt nghe: 1211
Bản Lướt cũng như nhiều vùng sâu, vùng xa khác ở nước ta vẫn còn những nếp nghĩ, quan niệm lạc hậu. Đó là suy nghĩ cho rằng phụ nữ không cần học cao làm gì, chỉ đủ con chữ rồi lấy chồng, sinh con, lo lắng việc gia đình. Vì vậy không ít cô gái trẻ mới đang dang dở học lớp 9, lớp 10 đã phải vội lấy chồng. Biết bao ước mơ, hoài bão, kế hoạch của tuổi trẻ trở nên dang dở bởi việc làm vợ, làm mẹ từ rất sớm. May mắn cho cô gái trẻ tên là Xanh trong câu chuyện không phải chịu cảnh lấy chồng sớm như vậy. Cô lấy cái chết để đe dọa cha mẹ cho mình học hết đại học. Thấy con gái quyết liệt như vậy, ông Quản cha cô đánh chịu nhưng lúc nào cũng canh cánh việc gả chồng cho con. Ông cảm thấy con gái như bom nổ chậm không cẩn thận là làm mất mặt gia đình. Chính vì vậy, tuy Xanh đã ngoài 30 nhưng ông lúc nào cũng để mắt xem cô đi đâu, làm gì, quan hệ cùng ai. Sự quan tâm có phần quá mức của cha khiến Xanh cảm thấy mất tự nhiên trong cuộc sống. Những đồn thổi vu vơ về mối quan hệ giữa cô và anh Dưỡng rồi thái độ sốt ruột của cha khiến tình cảm mới nảy sinh trong lòng Xanh bỗng trở nên rụt rè. May mắn là người yêu cô chủ động tìm đến nói chuyện với ông Quản và tình duyên của họ trở nên trọn vẹn. Truyện ngắn được viết mộc mạc, giản dị về chuyện tình của đôi trai gái nơi vùng cao. Qua câu chuyện tình yêu của cô gái Xanh, người đọc, người nghe hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống của các dân tộc thiểu số nước ta. Tuy vậy, mối tình của Xanh với Dưỡng được tác giả miêu tả có phần hơi đơn giản và đưa đẩy quá nhanh. Nếu khai thác thêm cuộc sống nội tâm của Xanh khi đã lớn tuổi vừa thực hiện hoài bão của mình vừa chịu sức ép phải lập gia đình từ cha, mẹ. Thêm thắt những va chạm, hiểu lầm nho nhỏ của đôi trai gái rồi mới nên duyên chồng vợ thì có lẽ truyện ngắn sẽ hấp dẫn hơn với người đọc, người nghe...(Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 13:56 | 20/10/2021
Lượt nghe: 957
Nhiều vấn đề của nông thôn như đất đai, thói đời, sự tham lam ích kỷ... được đề cập trong truyện ngắn này nhưng nổi lên vẫn là thân phận người phụ nữ. Dường như đã ăn vào máu, người phụ nữ nông thôn bao đời nay vẫn luôn cam chịu. Với người phụ nữ ít học, nhà nghèo và hình thức xấu xí, sự mặc cảm cam chịu còn lớn hơn . Họ nhẫn nhịn, chịu thiệt thòi, tự cho mình không được hưởng một đặc ân gì. Và ở mỗi làng quê dường như vẫn luôn tồn tại vài ba số phận kiểu như nhân vật Nhàn trong truyện ngắn chúng ta vừa nghe.
Có người đến cưới hỏi mình , Nhàn cho đó như một đặc ân vậy, mừng lắm rồi, còn đâu dám đòi hỏi, hay thắc mắc gì . Nghiễm nhiên Nhàn trở thành người hầu gái, người làm không công, trông nom bố mẹ già cho chồng hờ. Nỗi niềm nội tâm nhân vật Nhàn được tác giả tập trung thể hiện qua giọng điệu tự sự. Nhân vật Nhàn hiểu xấu xí là một sự yếm thế. Và nhan sắc với phụ nữ là một tài sản, một ưu thế . Song cái nết đánh chết cái đẹp. Ngoài vẻ hình thức không được bằng người, Nhàn là một phụ nữ phúc hậu nhân ái . Có thể thấy điều đó ở chi tiết bấy lâu biết chồng hờ hững lợi dụng nhưng Nhàn vẫn chăm sóc tử tế bố mẹ chồng , thời gian rảnh chạy sang nhà mẫu giáo phụ giúp, chơi với lũ trẻ. Già nửa đầu, truyện được kể một cách từ tốn theo dòng tự sự của nhân vật, bình lặng có phần buồn tẻ, kém gây ấn tượng nếu không có những biến cố ở cuối truyện. Đó là chi tiết chồng Nhàn cùng cô vợ bên trời Tây trở về giải quyết tài sản đất đai khi bố mẹ họ mất. Tới đây thói đời được phơi bày, bản chất xấu xa vô liêm xỉ của con người mới lộ diện. Chỉ có Nhàn – như bông sen giữa bùn lầy là ngờ nghệch, lạc lõng đứng ngoài. Dẫu sao chi tiết cuối với sự hiện diện của người chị chồng và việc làm ít nhiều còn mang tình người đã lấy lại công bằng cho Nhàn . Chi tiết này cũng làm truyện sáng hơn và mang tính “vấn đề của một nông thôn thời hiện đại”. Đó là việc tranh chấp đất đai, và nhân vật Nhàn đã không cam chịu. Sau những thua thiệt, cuối cùng Nhàn cũng biết hành động có ý nghĩa, nhận phần đất xứng đáng được hưởng để xây trường mẫu giáo cho trẻ em trong làng. Chi tiết này cũng nâng truyện lên. Tạo một cái kết giúp truyện đứng được (Lời bình của Lê Tuyết Mai)
Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021
Lượt nghe: 2112
“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)
Ngày phát hành 9:44 | 7/3/2024
Lượt nghe: 2665
Ca dao được ví như cung đàn muôn điệu của người bình dân. Có thể nói bên cạnh những giai điệu tươi vui và rộn ràng, ta còn nghe vọng không ít những khúc nhạc buồn thương ai oán. Đó là nỗi lòng của những kiếp người bất hạnh, những cảnh đời éo le, trắc trở. Và ai oán, cảm thương hơn cả là những câu hát than thân của người phụ nữ. Từ đây, người đương thời và đời sau thấy được bi kịch của thân phận phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Ngày phát hành 15:29 | 21/11/2022
Lượt nghe: 1248
Trong số những đạo diễn trẻ của điện ảnh nước ta hiện nay, Bùi Kim Quy nổi lên như một gương mặt có cá tính và phong cách riêng. Vốn xuất thân từ nghề biên kịch, chị luôn tự viết kịch bản cho các tác phẩm của mình, từ phim ngắn cho đến phim truyện dài như: “Cái đệm”, “Đã qua giao thừa”; “Người truyền giống”, “Cha cõng con”… Bên cạnh đó, chị là giảng viên Khoa Nghệ thuật điện ảnh thuộc Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội và trên bục giảng nhà biên kịch, đạo diễn Bùi Kim Quy còn là một người truyền lửa đầy tận tâm. (Hành trình Sáng tạo 20/11/2022)
Ngày phát hành 9:48 | 6/3/2024
Lượt nghe: 2841
Không ít người sinh ra và lớn lên, hoặc là do chiến tranh, hoặc là do bẩm sinh, cơ thể không may bị khuyết tật, và luôn chịu áp lực trước định kiến của những người xung quanh. Trong hoàn cảnh đó, nhiều người tỏ ra bi quan, chán nản, phó mặc cho số phận. Nhưng cũng không hiếm người đã biết vượt qua hoàn cảnh bất trắc của bản thân, vươn lên trở thành người có ích cho gia đình, xã hội. Người phụ nữ trong bút ký “Chuyện một người phụ nữ khuyết tật” của nhà văn Nguyễn Ngọc Chiến mà các bạn nghe sau đây là một người như vậy
Ngày phát hành 11:6 | 24/11/2023
Lượt nghe: 1835
Sắc thái hài hước bao trùm trong những bài ca dao trào phúng về phụ nữ. Khác với ca dao trữ tình được sáng tác nhằm giãi bày tâm tư tình cảm, ca dao hài hước dùng tiếng cười để mỉa mai, châm biếm những hiện tượng chưa lành mạnh, những thói hư tật xấu của phụ nữ trong xã hội
Ngày phát hành 10:48 | 18/10/2023
Lượt nghe: 1556
Theo khảo sát trong kho tàng ca dao người Việt ta có hơn 4.500 bài ca than thân thì có tới 2/3 trong số đó phản ánh thân phận phụ nữ. Và người phụ nữ trong xã hội phong kiến khi đã có gia đình, tiếng nói than thân càng trở nên não nề.
Ngày phát hành 0:0 | 14/2/2015
Lượt nghe: 1774
Với Chuyện tình người đẹp thành Tuyên, nhà văn Vũ Xuân Tửu tiếp tục khai thác đề tài truyền thống: số phận bảy nổi ba chìm của người con gái đẹp. Những bước đường long đong lận đận của Sương có nhiều nét gần gũi với thân phận nàng Kiều, cũng đã sớm phải dứt lìa mối tình sâu đậm với người yêu, sa chân vào chốn bùn lầy, rồi thành vật mua vui cho hết người này đến kẻ khác... (Đọc truyện đêm khuya13/02)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2019
Lượt nghe: 686
Hưng đã là một thành viên trong gia đình cô Bỉnh. Một ngày nọ, có một phụ nữ béo tốt, xởi lởi, tự xưng là người thành phố về quê chơi, ngỏ ý muốn dẫn cả chị Mây và Hưng lên Sài Gòn. Bà ta hứa sẽ xin cho chị Mây đi học may vá tại nhà một người bạn và nhờ người giúp Hưng đi tìm mẹ... (Đọc truyện dài kỳ - Chú bé đeo ba lô màu đỏ - Buổi 29)
Ngày phát hành 10:32 | 27/9/2023
Lượt nghe: 941
Trong số những mẫu hình phụ nữ trong xã hội phong kiến, bên cạnh những người phụ nữ yên phận thì vẫn có những người bản lĩnh dám đứng lên chống lại lại những bất công trong gia đình và xã hội.
Ngày phát hành 15:42 | 8/5/2024
Lượt nghe: 2271
Từ trong ca dao, những cánh cò là biểu tượng cho số phận nhọc nhằn, nắng mưa vất vả của người nông dân và đặc biệt là người phụ nữ Việt Nam. Những câu ca giàu hình ảnh, nhẹ nhàng mà thấm thía biết bao nỗi đời.
Ngày phát hành 0:0 | 28/8/2019
Lượt nghe: 963
Tấm lòng và tài năng, hai yếu tố ấy hội tụ trong con người nhà văn Ngô Tất Tố đã hoài thai ra những tác phẩm rung động lòng người, ví như “Tắt đèn” và “Trong rừng nho”. Hình tượng phụ nữ trong tiểu thuyết của cây bút đi đầu trào lưu văn học hiện thực phê phán đã được ông dày công xây dựng...(Tìm trong kho báu phát 29/8/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 7/3/2018
Lượt nghe: 1571
Lấy ví dụ trong vở chèo Thị Kính. Hai nhân vật nữ chín và nữ lệch nổi tiếng là Thị Kính và Thị Màu đại diện cho hai tính cách khác nhau. Thị Kính tiêu biểu cho phẩm chất người phụ nữ truyền thống, lấy chữ Nhẫn để đối nhân xử thế, đối lập với Thị Màu hành động mang tính bản năng, cá nhân. Theo thời gian, khi những quy định về đạo đức, luật tục xã hội không còn trói buộc con người ta ngặt nghèo như trước, những phân tích về hai nhân vật này lại đầy thêm chi tiết mới. (Tiếng thơ 08/3/2018)
Ngày phát hành 8:45 | 24/10/2024
Lượt nghe: 460
Sinh thời, nhà thơ Maiacopxki từng có một câu thơ nổi tiếng, được dịch sang tiếng Việt như sau: Đời vắng mẹ hiền, không phụ nữ/ Anh hùng, thi sĩ hỏi còn đâu. Những người phụ nữ, một nửa của thế giới từ hàng ngàn năm qua đã trở thành đề tài cho biết bao tác phẩm nghệ thuật, trong đó đương nhiên có thi ca. Có rất nhiều góc độ khác nhau để người đàn ông có thể bày tỏ tình cảm của mình, trong đó có một trạng thái khá đặc biệt, đó là khi người phụ nữ vì một lý do nào đó phải rời xa và sau đó một thời gian mới quay trở lại. Chương trình Đôi bạn văn chương của Ban Văn học Nghệ thuật (VOV6), xin được gửi tới quý thính giả một cuộc trò chuyện mang tên: Khi người phụ nữ trở về
Ngày phát hành 13:7 | 14/5/2021
Lượt nghe: 677
NSND Như Quỳnh là gương mặt quen thuộc của phim điện ảnh và phim truyền hình Việt. Bà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, được khán giả yêu mến qua nhiều bộ phim, với nét diễn dịu dàng, đằm thắm, mang chiều sâu tâm trạng. Đến nay, bà là một trong số ít diễn viên gạo cội vẫn bền bỉ với nghề... (Văn nghệ thiếu nhi 05/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020
Lượt nghe: 1351
Nguyễn Hương Duyên-cây bút trẻ ở mảnh đất Quảng Bình chang chang nắng cát ghi dấu ấn ở các truyện ngắn viết về người phụ nữ. Từ tập truyện ngắn “Bến đợi nhọc nhằn” cho đến “Ở giữa những người đàn ông” cùng nhiều truyện ngắn khác, chị đề cập rất nhiều đến thân phận người phụ nữ. Chương trình Đọc truyện đêm khuya 19/03, xin giới thiệu cùng các bạn hai sáng tác như thế của nữ nhà văn Nguyễn Hương Duyên
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019
Lượt nghe: 1001
Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 1736
Truyện ngắn “Ngôi nhà màu hồng” của nữ nhà văn Ola Awonubi kể về cuộc đời chịu nhiều bất công của người phụ nữ tại đất nước Nigeria, Châu Phi. Dù xuất thân khác nhau, ngoại hình, tính cách khác nhau nhưng những cô gái ở ngôi nhà màu hồng có một điểm chung đáng buồn. Họ chỉ là món đồ chơi, giải trí cho cánh đàn ông mà thôi. Họ không được đàn ông coi trọng và mọi người khinh bỉ xa lánh. Trong con người những cô gái đó ẩn chứa niềm khát khao hạnh phúc mà một sự nổi loạn tuổi trẻ.Tác giả để một cái kết mở khi chúng ta không biết số phận các cô gái ra sao. Để người đọc, người nghe tự nhủ sẽ làm sao cho cuộc sống ít đi những hoàn cảnh buồn như vậy. Truyện ngắn "Tình yêu vô điều kiện" của tác giả người Trung Quốc là câu chuyện xúc động về tình yêu thầm lặng của người mẹ với cậu con trai. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 08/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 26/11/2015
Lượt nghe: 4641
Tình yêu thủy chung son sắt của Hai Mận - cô gái miền sông nước vượt mọi thời gian, như một bến đợi người xưa trở về.Trang đời đẹp đẽ của hai con người biết yêu và dám chiến thắng mọi trở ngại."Hành khúc ngày và đêm" của đôi trai gái với những cung bậc thăng trầm, buồn vui cuối cùng đã trở lại trong hình ảnh đứa con gái thân yêu.(Đọc truyện đêm khuya 24/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 16/6/2017
Lượt nghe: 6162
Truyện viết về một gia đình chịu nhiều mất mát vì chiến tranh. Tác giả lựa chọn khai thác cuộc sống nơi hậu phương nhưng vẫn làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh. Những người phụ nữ là hình ảnh đậm nét, xuyên suốt câu chuyện. Khi người đàn ông ra trận thì ba người phụ nữ, ba thế hệ trong một gia đình có truyền thống cách mạng phải nương tượng vào nhau. Trải qua nhiều đau buồn vì mất mát cuối cùng nhân vật chị Hai (con gái của người lính đã hi sinh) đã tìm được hạnh phúc của mình. (Đọc truyện đêm khuya 15/6/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2016
Lượt nghe: 1707
Cô bé Năm Thúy bị mẹ bỏ rơi tại phi trường quân sự từ nhỏ. Số phận đưa đẩy khiến Năm Thúy trở thành gái nhảy tại quán bar Ánh Sao. Cô bị ép trở thành tình nhân của viên thiếu tá ngụy. Năm Thúy chịu nhiều tủi nhục khi bị những người đàn ông tệ bạc coi là một món quà mua vui. Lúc nào Năm Thúy cũng mong muốn có vòng tay che chở, bảo vệ, là nơi nương tựa cho cuộc đời mình. Năm Thúy may mắn gặp được người lính Mỹ tên là Philip tốt bụng yêu thương hai mẹ con cô. Khi được Philip đề nghị đón hai mẹ con sang Mỹ, trong lòng cô vẫn băn khoăn, day dứt vì mình chưa tìm được gia đình. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau chiến tranh. (Đọc truyện đêm khuya 20/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 9/11/2015
Lượt nghe: 6092
Loan đã chịu nhiều đau khổ trong cuộc sống gia đình. Điều bí mật ghê gớm ám ảnh Loan suốt những năm tháng mà chị từng thề giữ kín có nguy cơ buộc phải tiết lộ. Chị phải mau chóng đưa ra quyết định trước khi quá muộn. Là người trong cuộc, Loan không còn sự lựa chọn nào khác. Thà một lần đau còn hơn lại để những sai lầm và tội lỗi tiếp tục xảy ra.(Đọc truyện đêm khuya 07/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018
Lượt nghe: 2018
Những trang văn dìu dặt, trĩu nặng như cung tơ lúc bổng lúc trầm. Ta nghe trong đó phận má đào rối như tơ vò bên tình bên hiếu, nhắm mắt đưa chân theo cuộc đẩy đưa, ai oán nỗi lòng riêng tư chốn khuê phòng, u hoài, nặng nợ ân tình nguồn cội. Tác giả Vũ Thanh Lịch đã chạm vào những nỗi niềm sâu kín của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ xưa trong cung vàng điện ngọc...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/3/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 11/5/2018
Lượt nghe: 1624
Một câu chuyện giàu cảm xúc của đôi trai gái vùng cao. Chúng ta tiếc cho một mối duyên tình không thành giữa hai nhân vật Nhảng và Mỏn. Hai con người lỡ dở trong cuộc sống hôn nhân, có tình cảm nhưng rồi lại không đến được với nhau. Mỏn đẹp là thế, đàn ông cả bản phải mê thì làm sao Nhảng không mê được. Nhất là khi Nhảng lại sống cô đơn sau khi vợ là Mến chết. Người đàn ông thiếu bàn tay chăm sóc của người phụ nữ như ngôi nhà không có vách. Còn Mỏn cũng cần một bờ vai đàn ông như Nhảng để nương tựa, để có giấc ngủ bình yên. Đáng lẽ ra hai con người cần nhau, mến thương nhau như Nhảng và Mỏn phải đến được với nhau. Thế nhưng sự rụt rè thậm chí là hèn yếu đã khiến Nhảng đánh mất hạnh phúc của đời mình. (VOV6 Đọc truyện đêm khuya 07/5/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/7/2015
Lượt nghe: 3269
Viết về thân phận phụ nữ, dường như chẳng có mấy truyện vui. Phụ nữ viết về phụ nữ lại càng buồn: buồn vì duyên phận lỡ làng, buồn vì chồng không thương, buồn vì con không hiểu… Có bao nhiêu thứ rối ren làm khổ một người đàn bà. "Nước mắt muối", dĩ nhiên, không nằm ngoài mạch nguồn chung đó. Trong suốt một câu chuyện dài, cuộc đời của ba người đàn bà hiện ra với nhiều trắc trở. Nhưng sau cùng, vẫn là những người đàn bà hay nói lời cay đắng mà lòng dạ thì mềm nhũn: trách móc gì thì vẫn nuôi con, vẫn lo cho con, và vẫn thương lắm cái gã đàn ông làm đời mình lận đận, long đong.
Ngày phát hành 0:0 | 20/5/2016
Lượt nghe: 7006
Câu chuyện về cuộc đời nhiều lận đận, trắc trở trong tình duyên của bà giáo Huyền. Vì chút tự ái, hiểu lầm của tuổi trẻ khiến mối tình đầu lãng mạn của cô sinh viên sư phạm và chàng trai học mỹ thuật tan vỡ. Huyền lập gia đình nhưng không có cuộc sống hạnh phúc nên quyết định chia tay để tìm kiếm cuộc sống mới. Và duyên phận lại đưa Huyền trở về với mối tình đầu tiên của mình. Một câu chuyện giàu cảm xúc về người phụ nữ vượt qua số phận để xây dựng hạnh phúc.(Đọc truyện đêm khuya 20/5/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 14/12/2015
Lượt nghe: 4226
Hai người con gái tuổi xuân thì đến với tình yêu đầu đời bằng bước chân hồi hộp, say đắm; và rồi cả hai cùng lỡ dở. Một người phải ra đi khi đang bụng mang dạ chửa. Một người lặng lẽ chôn vùi những khát vọng riêng tư, gắn bó với công việc dạy chữ cho những đứa trẻ nơi heo hút. Câu chuyện về tình yêu và thân phận của người phụ nữ trẻ vùng cao một lần nữa được tác giả Mai Dương Dương kể lại với nhiều ngậm ngùi tiếc nuối, thể hiện góc nhìn của người trẻ tuổi còn nhiều bỡ ngỡ, lo sợ bị tổn thương trước va đập cuộc đời.(Đọc truyện đêm khuya 11/12/2015)
Ngày phát hành 21:42 | 10/8/2021
Lượt nghe: 581
Triển lãm trưng bày những tác phẩm đặc sắc khai thác vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam của các họa sĩ tên tuổi như: Tú Duyên, Văn Bình, Sỹ Ngọc, Linh Chi, Trần Đông Lương, Mai Long, Ngọc Thọ…(Làn sóng nghệ thuật 27/07/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 22/4/2019
Lượt nghe: 14191
Vở cải lương “Cuộc đời của mẹ” của Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An (tác giả Hoàng Song Việt – Triệu Trung Kiên, đạo diễn NSƯT Hồ Ngọc Trinh – NSƯT Triệu Trung Kiên) là tác phẩm dựa trên cuộc đời có thật của người con ưu tú quê hương Cần Giuộc, tỉnh Long An – một người phụ nữ “bất khuất, trung hậu, đảm đang”, dù bị địch bắt cầm tù, tra tấn vẫn một lòng kiên trung, luôn giữ vẹn lời thề sắt son với Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì nền độc lập của Tổ quốc.