Hệ thống tìm thấy 8 kết quả
Ngày phát hành 9:17 | 1/8/2023
Lượt nghe: 854
Qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc chiến đấu giải phóng đất nước, bảo vệ biên giới Tổ quốc của người dân Tây Nguyên hiện lên đầy hào hùng. Nổi bật nhất là người anh hùng dân tộc Gia Rai tên là A Tin. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ông đã bắn hạ bốn xe tăng, bắn rơi hai máy bay cánh quạt, ba trực thăng và trở thành một huyền thoại của dân làng Gia Rai. Ngày hòa bình lập lại, người anh hùng A Tin lại trở về làng Lơ Bơ sống giản dị như một con người bình thường. Ông sống quãng đời còn lại trong không gian yên bình, quen thuộc trên mảnh đất cả đời mình đã gắn bó. Cái chết của ông cũng lặng lẽ như bao người dân Gia Rai khác nếu không có sự việc chính quyền muốn cải táng mộ ông về nghĩa trang liệt sĩ của huyện. Thế nhưng khi anh hùng A Tin qua đời, theo phong tục bỏ mả của người Gia Rai, ông được chôn chung quan tài với hàng chục người khác khiến việc cải tang cho ông bất thành. Bên cạnh cuộc đời người anh hùng A Tin là sự gắn kết quân dân trong công cuộc bảo vệ biên giới Tây Nam chống lại các thế lực thù địch như lực lượng Fulro. Cuộc sống của người dân tộc Gia Rai vô cùng khó khăn, gian khổ nhưng luôn một lòng tin tưởng vào Đảng, đùm bọc bộ đội góp phần bảo vệ biên giới. Truyện ngắn giúp người đọc, người nghe hiểu hơn không gian văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống của đồng bào dân tộc trên mảnh đất Tây Nguyên. Vùng đất Tây Nguyên có vẻ đẹp hoang sơ hùng vĩ và yên bình, đời sống người dân giản dị mộc mạc mà cũng đầy tình cảm gắn kết yêu thương. Tác giả khai thác sâu lễ Pơ Thi- lễ bỏ mả của người dân tộc Gia Rai. Một lễ hội quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Gia Rai. Khi còn sống người anh hùng A Tin sống bình dị với bà con dân làng Lơ Bơ. Khi mất ông cũng muốn gần gũi gắn kết cả thể xác và linh hồn với ông bà tổ tiên. Có lẽ đó mới chính là tâm nguyện của mỗi người dân Gia Rai khi nghĩ về sự sống và cái chết. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 3/4/2020
Lượt nghe: 918
Câu ca dao: "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba” trở thành lời nhắn nhủ sâu sắc, cho thấy nhu cầu hướng về nguồn cội của bao thế hệ người Việt. Thơ viết về đền Hùng, về vùng đất Phong Châu - Phú Thọ cũng là một vệt đề tài mang tính lịch sử, phong phú về nội dung và màu sắc biểu hiện. Bài viết “Cảm hứng nguồn cội trong thơ viết về đền Hùng” của nhà thơ Nguyễn Trọng Hoàn thể hiện góc nhìn mang tính khái quát về nội dung, ý nghĩa của vệt sáng tác này trong lịch sử văn học nước ta (Tiếng thơ 04/04/2020)
Ngày phát hành 22:20 | 25/11/2022
Lượt nghe: 189
Vừa qua tại Phố sách Hà Nội diễn ra hoạt động cộng đồng có chủ đề “Hà Nội 12 mùa sách - Phố sách tháng 10 - Ngôn ngữ và nguồn cội” do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật và Công ty Cổ phần xuất bản và giáo dục Quảng Văn phối hợp tổ chức. Chủ đề chính của hoạt động là cuộc tọa đàm “Ngôn ngữ và nguồn cội” được lấy ý tưởng từ bức thư của chị Hương Nguyên- giáo viên giảng dạy môn học Tiếng Việt - Ngôn ngữ cội nguồn ở trường Barnim Gymnasimum, thủ đô Berlin, nước Đức với mong muốn được dạy tiếng Việt nhiều hơn nữa cho con em người Việt thế hệ thứ hai, thứ ba đang học tập ở đây... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 15/11/2022)
Ngày phát hành 15:15 | 10/7/2024
Lượt nghe: 662
Nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai hiện đang sinh sống
tại nước Đức. Thời gian vừa qua cô có dịp về thăm quê hương và là khách mời của trại viết văn Lumina do các bạn học sinh trường Quốc tế Anh BIS
Hà Nội tổ chức theo hình thức xã hội hóa. Tại đây, nhà văn Nguyễn Phan Quế Mai đã có những chia sẻ rất cảm động và bổ ích về quê hương nguồn cội trong nỗi nhớ và những trang viết của cô... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 9/7/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 26/6/2020
Lượt nghe: 1517
Từ quê hương mà đi, trong hành trình sống, mỗi chúng ta luôn mở lòng mình để đón nhận những giá trị mới, và không ngừng nỗ lực sáng tạo. Đó cũng là tinh thần của thơ ca hôm nay. Trong nhiều xu hướng làm mới bài thơ, câu thơ - hoặc kéo dài, hoặc thay đổi nhịp điệu, hoặc tung tẩy tự do thì các nhà thơ cũng đang cố gắng nén lại, khai thác vẻ đẹp của âm điệu, vần và thanh dấu… (Tiếng thơ 24/06/2020)
Ngày phát hành 15:27 | 6/3/2023
Lượt nghe: 1043
Nhà thơ Trần Đức Tín, bút danh Khét, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:, sinh năm 1989, tại Cà Mau. Đến nay anh đã có 04 tập thơ cho riêng mình. Đó là: “Rồi mình cũng xa lạ nhau”, “Mình mắc cạn vào nhau”, “Ở đậu trong nhau” và mới nhất là tập “Chín nhánh da vàng”. Trong địa hạt văn chương trẻ, anh được đánh giá là một cây bút sáng tác sung sức và triển vọng khi đoạt nhiều giải thưởng thơ. Năm vừa qua, anh đã đoạt giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam với tập thơ “Chín nhánh da vàng”. Qua bài viết “Chín nhánh da vàng”: Bản sắc nguồn cội và sứ mệnh tuổi trẻ. Mời các bạn cùng cảm nhận về tập thơ này:
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2017
Lượt nghe: 1250
Chẳng ai được chọn cha mẹ cũng như được chọn nơi mình sinh ra.“Con không chê cha mẹ khó….”- Đó là thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật Lai. Chân dung nhân vật Lai được khắc hoa có sự kết hợp hài hòa giữa chất phương Tây và phương Đông, giữa hiện đại và truyền thống: vừa năng động , nhanh nhậy, tự lập cao, tác phong cung cách làm ăn công nghiệp vừa chăm chỉ, căn cơ, siêng năng. Tính toán làm giàu nhưng không quên nguồn cội. Ít chữ nhưng lại biết lễ nghĩa. (Đọc truyện đêm khuya 18/9/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 25/1/2016
Lượt nghe: 3144
Nhân vật trung tâm của truyện ngắn này là ông Tám, người có mặt đầu tiên ở Xẻo Đước, hiểu và gắn bó với Xẻo Đước bằng cả sức lực, trí tuệ và tình cảm.Một lời nói, một quyết định của ông tác động rất lớn đến tinh thần, ý chí chiến đấu của bà con. Ông đã cự tuyệt mọi lời dụ dỗ đe dọa của kẻ thù bằng phương pháp đấu tranh vừa mềm dẻo, vừa cương quyết. Sự hy sinh của ông truyền đi ngọn lửa ấm nóng giúp mọi người thêm sức mạnh đối diện với kẻ thù. (Đọc truyện đêm khuya 22/01/2016)