Hệ thống tìm thấy 21 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2019
Lượt nghe: 740
Những biến cố lịch sử của triều đại nhà Hồ và Hồ Nguyên Trừng (con trai vua Hồ Quý Ly) - người có công phát minh ra súng thần công. (Làn sóng nghệ thuật 12/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 10/4/2020
Lượt nghe: 673
Ở truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân và "Chiếc thuyền ngoài xa" của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân vật người phụ nữ hiện lên đậm nét. Họ rất khác nhau về hoàn cảnh, thời đại, tính cách, từ đó dẫn đến khác biệt trong nội tâm, trong đối nhân xử thế. So sánh các nhân vật nữ ở hai tác phẩm này giúp chúng ta hiểu thêm về nghệ thuật miêu tả nhân vật và bút pháp của tác giả... (Văn nghệ thiếu nhi 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 742
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức thực dân phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Mị... (Văn nghệ thiếu nhi 06/04/2020)
Ngày phát hành 8:13 | 10/4/2024
Lượt nghe: 886
Sơn đã rất bất ngờ khi nhìn thấy lá cờ có hình ngôi sao vàng ở giữa đang nằm gọn trong bao tải bột mì mà anh đã dùng để gối đầu trong suốt thời gian trú nhờ nhà bà Mười. Vậy bà Mười là ai? Tại sao bà ấy lại sẵn sàng cưu mang khi biết anh là người của quân Giải phóng vừa từ chiến khu trở về? Sơn cảm thấy bà Mười không phải là người đơn giản. Bằng chứng là bà không chỉ bán rượu cho các thương phế binh của quân đội Việt Nam Cộng hòa, mà còn chơi thân, giúp đỡ và nhận một phi công Mỹ làm con nuôi… Vậy tại sao bà Mười lại phải làm thế? Sơn muốn đi tìm câu trả lời cho điều thắc mắc này. Trở lại với tâm trạng của Diễm khi đọc bức thư của Sơn. Mặc dù cô đang rất buồn vì nội dung thư không hề nhắc tới tình cảm của anh dành cho mình, nhưng cô lại khá bất ngờ vì lý tưởng mà Sơn đang theo đuổi. Hình ảnh của Sơn cùng câu chuyện về thời niên thiếu của anh bỗng chốc chiếm trọn tâm trí Diễm. Thậm chí cô đã xúc động khi Sơn chia vẻ về cuộc đời xấu số của người bạn tên Hương thời học phổ thông. Bây giờ qua giọng đọc của NSUT Việt Hùng, mời quý vị và các bạn theo dõi những trang tiếp tiểu thuyết “Từ giờ thứ sáu đến giờ thứ chín” của nhà văn Nguyễn Một. Tác phẩm vinh dự được nhận Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm vừa qua.
Ngày phát hành 0:0 | 6/3/2015
Lượt nghe: 1567
Hình ảnh người phụ nữ luôn được coi là trung tâm của vở diễn sân khấu, là biểu tượng cho cái đẹp, khát vọng hạnh phúc và tình yêu, sự thánh thiện và trong sáng của tình người.
Ngày phát hành 15:18 | 4/6/2023
Lượt nghe: 294
Những ngày Văn học châu Âu là sự kiện thường niên được tổ chức vào đầu mùa hạ. Năm nay, trong khuôn khổ sự kiện, nhiều hoạt động tìm hiểu văn học và sáng tác hội họa đã được tổ chức, nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của các bạn học sinh. Một trong số đó là triển lãm các sáng tác về nhân vật văn học châu Âu... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2023)
Ngày phát hành 12:50 | 4/4/2023
Lượt nghe: 336
Hoạt hình anime và truyện tranh manga của đất nước Nhật Bản thường được mô tả bởi đồ họa tràn đầy màu sắc. Các nhân vật sống động và có đời sống nội tâm đa dạng, phong phú rất phù hợp với các bạn trẻ. Chính vì thế trong khuôn khổ của Lễ hội Việt – Nhật lần thứ 8 vừa được tổ chức ở Công viên 23 Tháng 9 (quận 1, thành phố Hồ Chí Minh), ngoài giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của đất nước mặt trời mọc, thì còn dành một không gian riêng để nhiều bạn trẻ được thỏa sức hóa thân vào nhân vật hoạt hình và nhân vật bước ra từ truyện tranh... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 07/03/2023)
Ngày phát hành 16:12 | 29/10/2024
Lượt nghe: 600
Khi học sinh được hóa thân, nhập vai vào nhân vật trong tác phẩm văn học,
các nhân vật trở nên sinh động, được sống thêm đời sống khác ngoài con
chữ. Bên cạnh đó, học sinh còn được giao lưu với các nhà văn, nhà thơ, lắng nghe chia sẻ về
quá trình sáng tạo tác phẩm. Những cách học văn mới mẻ này truyền cảm hứng cho cả người dạy và người học... (Trang Văn học tuổi mới lớn 29/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2015
Lượt nghe: 3377
Trong nghệ thuật Tuồng truyền thống, bên cạnh trình thức biểu diễn, nghệ thuật hóa trang - hay nói cụ thể hơn là vẽ mặt nạ - cũng là một phương tiện giúp người nghệ sĩ biểu diễn lột tả tính cách nhân vật... Câu chuyện giữa phóng viên Trần Hiếu và NSND Đàm Liên giúp người nghe hiểu hơn về nghệ thuật hóa trang nhân vật Tuồng
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2019
Lượt nghe: 871
Công chúng nhớ tới Hoàng Đạo trước tiên trong vai trò nhà cải cách xã hội. Sau đó mới là nhà văn. Thực tế cho thấy sáng tác văn xuôi hư cấu của Hoàng Đạo không nhiều. Ông đã xác lập cho ngòi bút của mình đi theo một con đường riêng với những luận thuyết về xã hội dù có lẽ nhận rõ lối đi ấy không mấy mời gọi như con đường mà Nhất Linh, Khái Hưng hay Thạch Lam lựa chọn...(Tìm trong kho báu phát 28/02/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 14/3/2017
Lượt nghe: 1874
Từ lâu trong hệ thống nhân vật của Chèo, Hề chèo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong cấu trúc vở diễn. Trong ngũ cung, bao gồm năm mô hình nhân vật cơ bản của Chèo cổ, gồm: đào, kép, lão, mụ, hề, nhân vật Hề là dạng nhân vật không có số phận, được xếp thứ năm nhưng lại đóng vai trò hết sức quan trong trong việc điều tiết vở diễn. Kế thừa từ Chèo truyền thống, tác giả Tào Mạt sau này đã xây dựng nhân vật Hề Hoạn trong bộ ba Chèo "Bài ca giữ nước" có một số phận riêng, được dư luận đánh giá cao về sự kế thừa vốn nghệ thuật từ chèo cổ, tạo bước đột phá trong xây dựng mô hình nhân vật này của Chèo.
Ngày phát hành 0:0 | 18/10/2017
Lượt nghe: 3422
Sân khấu Tuồng và Chèo không chỉ khác nhau trong trình thức biểu diễn, mà còn ở cách khai thác nội dung, xây dựng nhân vật và các giới hạn đề cập của từng loại hình. Sự khác biệt này là phong phú và hấp dẫn hơn nghệ thuật diễn xướng của người xưa.
Ngày phát hành 0:0 | 16/1/2017
Lượt nghe: 1703
Khác với các loại hình sân khấu khác như Chèo, hay Cải lương, Tuồng mang tính chất bi hùng với những tấm gương nhân vật tận trung báo quốc, xả thân vì đại nghĩa, những bài học về lẽ ứng xử của con người giữa cái chung và cái riêng, giữa gia đình và Tổ quốc, chất bi hùng là một đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật Tuồng. Chính từ đặc trưng đó nên các vở tuồng nhân vật thường không có chuyển biến về tính cách. Ai tốt, ai xấu, ai trung nghĩa, ai gian tà... đều được biểu hiện ngay từ đầu và cứ thế phát triển theo cốt truyện kịch. Không có ai lúc đầu trung chính sau biến thành gian tà hay ngược lại.
Ngày phát hành 0:0 | 13/10/2016
Lượt nghe: 1006
Vở rối cạn “Nhịp điệu quê hương” đầy chất thơ và lay động tâm hồn. Chắc hẳn sự phối cảnh sân khấu, hay chế tác những con rối từ vật liệu như mây tre đan hay rơm rạ đã đọng lại trong ta nhiều ấn tượng. Các bạn có thấy tò mò về sáng tạo mới mẻ này không? Không biết quá trình tạo hình rối cạn từ các vật liệu dân gian diễn ra như thế nào nhỉ? NSND Vương Tất Lợi sẽ bật mí cùng các bạn qua cuộc trò chuyện sau đây! (Văn nghệ thiếu nhi 12/10/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 23/6/2016
Lượt nghe: 1083
Giới thiệu làm nhân vật rối nước bằng phương pháp mới,cùng Sân chơi nghệ thuật Sky Art, số 10, ngõ 84, phố Võ Thị Sáu, Hà Nội. Tiểu phẩm hài truyền thanh "Sâu răng" (Văn nghệ thiếu nhi 23/06/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2018
Lượt nghe: 689
Hẳn là sau khi thưởng thức một tác phẩm Văn học- Nghệ thuật nào đó, ví như đọc truyện cổ tích, truyện truyền thuyết, hay xem phim… điều để lại ấn tượng với chúng ta không chỉ có nội dung, ý nghĩa mà còn là hình ảnh của các nhân vật trong tác phẩm nữa có đúng không nào? Vậy, các bạn nghĩ sao nếu chúng ta sẽ tưởng tượng và sáng tạo những nhân vật yêu thích theo cách riêng của mình nhỉ? (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 22/08/2018)
Ngày phát hành 8:56 | 2/7/2022
Lượt nghe: 732
Các nhân vật lịch sử, nhân vật trong dân gian truyền thuyết luôn có sức sống lâu bền, và ở mỗi thời đại mỗi thế hệ lại có sự cảm nhận riêng. Khi vẽ về các nhân vật đó cũng là dịp để chúng ta được bộc lộ những suy nghĩ hiểu biết về con người, về văn hóa dân tộc... (Văn nghệ thiếu nhi 29/06/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 553
Đó chính là buổi biểu diễn “Thế giới nhân vật cổ tích trên sân khấu rối cạn”, của các nghệ sĩ Đoàn diễn viên I- Nhà hát Múa rối Thăng Long, Hà Nội. Buổi biểu diễn đem đến bao nhiêu là nhân vật trong thế giớicổ tích: Nào là công chúa Elsa, công Chúa Anna, rồi nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Mỗi nhân vật mỗi tính cách sống động riêng... (Văn nghệ thiếu nhi 17/07/2019)
Ngày phát hành 15:54 | 14/7/2022
Lượt nghe: 1561
Đề tài lịch sử chưa bao giờ là một địa hạt dễ dàng. Tuy nhiên, trên mảnh đất thách thức ấy, cũng không thiếu những cây bút có sức lao động miệt mài và đáng nể. Một trong số đó là nhà văn Phùng Văn Khai. Chỉ trong khoảng hai năm, nhà văn quân đội đã trình làng tới ba tiểu thuyết lịch sử với dung lượng dày dặn. Đó là “Nam Đế Vạn Xuân”, “Triệu Vương phục quốc”, và “Lý Đào Lang Vương”. Chúng ta đã có dịp gặp gỡ nhà văn Phùng Văn Khai khi anh ra mắt tiểu thuyết “Nam Đế Vạn Xuân” và “Triệu Vương phục quốc”. Với tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương”, cuốn sách có phần ít được chú ý hơn khi “chào đời” vào đúng dịp giãn cách. Tuy nhiên, mỗi một tác phẩm đều có câu chuyện của riêng mình. Vậy câu chuyện phía sau tiểu thuyết “Lý Đào Lang Vương” là gì? Nhà văn Phùng Văn Khai đã có cuộc trò chuyện với phóng viên chương trình. Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Ngày phát hành 16:32 | 12/3/2021
Lượt nghe: 2040
Trong nghệ thuật chèo truyền thống, hình tượng người phụ nữ luôn được lấy làm nhân vật trung tâm, chất nữ tính được chèo khắc họa qua nhiều kiểu nhân vật với những cung bậc cảm xúc khác nhau, với những diễn biến tâm lý khác nhau phần nào tái hiện số phận người phụ nữ trong xã hội xưa, cùng những ước mơ, mong mỏi của họ. PV VOV6 đối thoại với nhà viết kịch Chu Thơm xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 12/3/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2015
Lượt nghe: 1363
Mai Hắc Đế sống cách chúng ta 13 thế kỷ; quá ít tác phẩm về ông. Qua vở diễn, khán giả đương đại biết thêm và chia sẻ những cảm xúc về một vị vua anh hùng gắn với nhiều giai thoại.