Ngày phát hành 12:59 | 18/11/2021
Lượt nghe: 1288
Với độ dài dài 340 liên (tức 640 câu), truyện thơ Nôm “Sãi vãi” được viết vào năm Canh Ngọ (1750), khi Nguyễn Cư Trinh bắt đầu nhậm chức Tuần vũ Quảng Ngãi. Thông qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ông sãi và bà vãi nơi cửa Chùa, tác phẩm khuyên răn quan quân, động viên binh sĩ, phủ dụ dân miền Thượng, một cách văn trị của vị Tuần vũ mới. Cũng qua “Sãi vãi”, danh tướng Nguyễn Cư Trinh cho thấy cái nhìn đối với Phật giáo, đồng thời đề cao Nho giáo, châm biếm tà đạo, răn giới tầng lớp Nho sĩ về đạo lý “tu, tề, trị, bình” trong hoàn cảnh chế độ phong kiến ở Đàng trong đã suy vi, mục nát
Ngày phát hành 11:26 | 14/10/2021
Lượt nghe: 1067
Mười thế kỷ của văn học trung đại đã trải dấu ấn của nhiều đề tài, phong cách sáng tác làm nên kho báu di sản đồ sộ, đáng tự hào của dân tộc ta. Riêng với dòng thơ Nôm đã manh nha từ thời Lý rồi phát triển ở thời Trần đã ghi nhận các tác giả lớn như Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái. Từ đó, hình thành nên dòng thơ Nôm của các Thiền sư, của người tu hành thông qua các bài phú, bài kệ, những bài thơ Đường luật Quốc âm. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay lật giở lại ngọn nguồn của dòng thơ Nôm thiền sư với những giá trị độc đáo.
Ngày phát hành 14:1 | 22/10/2021
Lượt nghe: 1032
Sau thời thuộc Minh, Phật giáo nước ta dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Tuy dưới triều Lê sơ, Nho giáo thịnh trị nhưng Phật giáo vẫn chiếm địa vị cao trong văn đàn. Các tác giả vẫn ưa sáng tác thơ ca mang hơi hướng nhà Phật và được công chúng đón nhận. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay phác họa về thơ Quốc âm triều Lê, đi sâu vào một tác giả tiêu biểu là Hương Hải thiền sư
Ngày phát hành 10:52 | 28/10/2021
Lượt nghe: 1127
Số trước của “Tìm trong kho báu” đi vào nội dung thơ Nôm Phật giáo dưới triều Lê ở nước ta, đồng thời tìm hiểu thân thế và tác phẩm của Hương Hải thiền sư – người có công phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời Nhà Trần. Chương trình hôm nay bên cạnh câu chuyện hàng phục yêu ma của Hương Hải thiền sư, mời Quý vị và các bạn cùng lần tìm lại di sản sáng tác Quốc âm của Chân Nguyên thiền sư và dấu ấn thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn