Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 7 kết quả

"Hoa pằng nảng rơi rơi": Nỗi niềm thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 9:19 | 12/5/2021

Lượt nghe: 950

Tác giả Nguyễn Phú đã từng có những chia sẻ về truyện ngắn Hoa pằng nảng rơi rơi của anh. Trong những năm tháng công tác ở vùng cao, gắn bó với đồng bào các dân tộc thiểu số, đặc biệt là những người phụ nữ Mông, những câu chuyện về thân phận, niềm đau và tình yêu của những người phụ nữ Mông đã trở thành một âm hưởng ám gợi, trở đi trở lại trong các sáng tác của Nguyễn Phú. Pằng nảng chính là tên gọi của hoa gạo trong tiếng Mông. Những bông hoa gạo cháy đỏ trong trởi biên tái, rực rỡ rụng rơi ven đường bên bước chân của những người đàn bà Mông như hòa cùng bao nỗi xót xa trong lòng họ. Nhân vật chính trong câu chuyện chúng ta vừa nghe là Dúa, một người con gái bất hạnh trong tình yêu, thậm chí có thể coi là bị phụ bạc. Và nỗi bất hạnh của Dúa giống như một định mệnh, nó được truyển kiếp từ cụ ngoại tới bà ngoại, tới mẹ Dúa và bây giờ là Dúa. Tất cả những người đàn ông đều đã ra đi, bỏ lại những người phụ nữ cô đơn ngóng chờ như hóa đá qua bao năm tháng. Rồi những người phụ nữ ấy vò võ nuốt niềm đau vào lòng, một mình nuôi con…Cái trớ trêu trong mối tình dang dở của Dúa còn hiện lên ở cuối tác phẩm, khi Dúa phát hiện bức ảnh Phừ và Súa - em gái mình, đang ôm nhau trên ghế đá. Nếu em Súa được hạnh phúc, thì những đau khổ của Dúa có lẽ cũng bớt đi phần nào, nhưng không có gi là chắc chắn và tin tưởng tình yêu của một người đàn ông đã vừa phụ bạc Dúa như Phừ. Thân phận những người phụ nữ vùng cao nói chung, phụ nữ Mông nói riêng dường như không thể tự quyết định cho hạnh phúc của mình. Họ vẫn còn bị ràng buộc bởi quá nhiều tập tục, luât lệ như những thói quen truyền thống mỗi ngày đè nặng xuống đôi vai. Họ muốn thoát ra mà chưa thể. Những bông hoa gạo đỏ như máu rơi rơi mở đầu và kết thúc tác phẩm như nỗi xót thương chưa bao giờ dứt, không dễ nguôi ngoai trong lòng người…(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 1)

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019

Lượt nghe: 2060

Vì sao tác phẩm văn học viết đạt về đề tài nông thôn vẫn có chỗ đứng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, kể cả bạn đọc thời đại 4.0? Ta chỉ có thể lý giải rằng vì những áng văn ấy đã chạm đến sâu xa cội rễ tâm thức con người mà đời nào, thời nào cũng khó lòng suy suyển. Truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư, tác phẩm tham dự cuộc thi truyện ngắn “Làng Việt thời hội nhập” đi sâu vào những thói tục đã ăn sâu thành định kiến truyền đời đày đọa người phụ nữ nông thôn. Mời các bạn cùng theo dõi:

"Xóm Cồn": Thân phận người phụ nữ thôn quê (phần 2)

Ngày phát hành 0:0 | 27/8/2019

Lượt nghe: 2147

Trong chương trình “Đọc truyện đêm khuya” phát 26/7, những trang truyện ngắn “Xóm Cồn” của tác giả An Thư đặc tả hình ảnh người mẹ của nhân vật “tôi” và những người đàn bà sống đời an phận ở xóm Cồn. Từ đây, tác giả cũng dần hé lộ cuộc đời làm vợ, làm dâu, làm mẹ của nhân vật bà nội. Mời các bạn tiếp tục theo dòng ký ức lật giở lại những trang đời trong truyện ngắn của tác giả An Thư...

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

“Gương cầu”: Buồn thương thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 14:56 | 19/8/2021

Lượt nghe: 961

Truyện ngắn “Gương cầu” cho chúng ta cảm nhận về số phận của người phụ nữ vùng cao, nỗi dày vò, ám ảnh, tận cùng nỗi đau đã được tác giả khắc họa bằng nhiều chi tiết chân thực.Trong cái mạch cảm xúc về phụ nữ vùng cao, tác giả thể hiện đậm nét số phận nhân vật, nó như lời một bài hát buồn thương rót trong tâm khảm tác giả và người đọc, người nghe. Đó là những người phụ nữ mà tác giả gặp cùng đồng đội ở đồn biên phòng tiếp nhận từ lực lượng công an nước bạn, sau những tháng ngày các cô gái ấy tủi nhục, ê chề, trôi lạc trên đất người. Truyện kể về nhân vật Vì, cô gái dân tộc Mông, vì muốn đổi thay số phận mà lầm lạc, không thể nào thoát khỏi vòng xoáy của sự ê chề. Mối tình dang dở với người yêu cô là Lùng khiến cho chúng ta càng xót thương hơn, họ đã không thể nào có được hạnh phúc, Lùng không thể giữ dược người mình yêu. Chi tiết anh đi tìm cô và bị đánh đập, chứng kiến cuộc sống hiện tại của Vì, Lùng càng cay đắng. Cuối cùng, anh tìm đến cái chết để quên hết nỗi đau khổ ấy. Một kết cục buồn thương về kiếp người nhưng đôi khi đó là sự thực ở đời. Tác giả từng chia sẻ rằng, khi viết về nỗi đau của nhân vật, tôi không thể viết khác được, đành rằng muốn số phận họ phải khác đi, tươi sáng hơn nhưng sự thực bao giờ cũng đau khổ như thế. Cảm nhận diễn biến tâm lý nhân vật qua những lát cắt khi Vì nhớ về quãng thời gian đã quan, đi qua bảy tấm gương cầu ở những khúc quanh từ nhà đến chợ, những nơi Vì và Lùng từng hẹn hò, Vì càng thấy chua xót cho đời mình và người mình yêu. Người đọc, người nghe càng thấy thương hơn số phận người đàn bà vùng cao, họ không thể có được cuộc sống hạnh phúc khi những hủ tục khắc nghiệt vẫn còn. Vì thế mà Vì tự thoát ra cuộc sống nghèo khổ ấy thì vướng vào vòng đời dơ bẩn. Làm sao để quên, để thanh tẩy những nhơ nhớp, ê chề? Cái kết trong truyện quá đớn đau, nhưng đôi khi nó là sự thật ở đời, đầy ám ảnh…(Lời bình của BTV Vân Khánh)

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

“Nước như nước mắt”: Ám ảnh thân phận người phụ nữ miền sông nước

Ngày phát hành 22:30 | 1/5/2021

Lượt nghe: 2112

“Cả hai không xếp hành lý, thậm chí không lấy ghe, cứ ào xuống nước bơi về phía bờ mà ai cũng biết là đã không còn bờ từ nước đuổi. Sau lưng, bè rau càng lúc càng rực rỡ. Ngọn đèn chong Sáo kê sát vách mùng giờ chắc đã bén lửa lan vào tận những đụn rơm phía ngoài. Người đàn ông bơi cạnh Sáo không một lần ngoái lại. Sáng hôm qua khi tiễn con gái nhỏ trở vô trong chợ, anh ta đã xiết nó đến nỗi nó kêu đau. Như không có lần sau. Giây phút đó Sáo nhận ra thứ anh ta quý nhất, đến nỗi sẵn sàng từ bỏ tất cả để có được. Là Sáo.” (Truyện ngắn “Nước như nước mắt” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư) (Điểm hẹn văn nghệ 17/4/2021)

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Tráng A Khành: Thân phận người phụ nữ vùng cao

Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019

Lượt nghe: 1001

Hai mươi năm đặt chân xuống Hà Nội, nhà văn Đỗ Bích Thúy giờ đã có trong tay 19 cuốn sách, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết, trong đó chủ yếu mang âm hưởng vùng cao. Chương trình Đoc truyện đêm khuya phát 11/04 xin gửi đến quý vị và các bạn truyện ngắn “ Tráng A Khành” – một tác phẩm đậm đặc chất miền núi của nhà văn Đỗ Bích Thúy

Truyện ngắn "Má đào": Thân phận người phụ nữ trong sóng cả lịch sử

Truyện ngắn

Ngày phát hành 0:0 | 12/3/2018

Lượt nghe: 2018

Những trang văn dìu dặt, trĩu nặng như cung tơ lúc bổng lúc trầm. Ta nghe trong đó phận má đào rối như tơ vò bên tình bên hiếu, nhắm mắt đưa chân theo cuộc đẩy đưa, ai oán nỗi lòng riêng tư chốn khuê phòng, u hoài, nặng nợ ân tình nguồn cội. Tác giả Vũ Thanh Lịch đã chạm vào những nỗi niềm sâu kín của công chúa Phất Kim, con gái vua Đinh Tiên Hoàng, cũng là nỗi niềm chung của người phụ nữ xưa trong cung vàng điện ngọc...(VOV6 Đọc truyện đêm khuya 05/3/2018)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Văn nghệ
08h30 - 08h45 Làn sóng Nghệ thuật
08h45 - 09h00 Câu chuyện nghệ thuật
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
14h30 - 15h00 Xin chờ hồi kết
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Văn nghệ
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Xin chờ hồi kết
20h30 - 20h45 Làn sóng Nghệ thuật
20h45 - 21h00 Câu chuyện nghệ thuật
21h45 - 22h00 Kể chuyện và Hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya