Ngày phát hành 0:0 | 30/3/2015
Lượt nghe: 1450
Suốt cả một câu chuyện dài, câu hỏi “Này nói thật đi, em có hạnh phúc không?” trở thành một nỗi ám ảnh đầy xa xót. Hạnh phúc là an phận lấy chồng, có một mái ấm như nhân vật “tôi”, hay hạnh phúc là dũng cảm một mình đội mâm trầu cau đi trả lễ như nhân vật “chị”? Hạnh phúc là có một đứa con, không cần biết mình có yêu bố của đứa trẻ hay không, hay hạnh phúc là phải sống chết ở cạnh người mình yêu, dẫu phải chịu nhiều đau khổ đến mức nào?... Những câu hỏi đó chắc chắn chẳng dễ gì trả lời cho được. Không dễ cho bất kì nhân vật nào trong truyện ngắn này và dĩ nhiên, không dễ cho tất cả chúng ta.(Đọc truyện đêm khuya)
Ngày phát hành 0:0 | 27/11/2020
Lượt nghe: 1126
Vấn đề được đặt ra trong truyện ngắn “Thằng chăn vịt” vẫn là nỗi trăn trở về việc làm. Không phải làng Việt nào cũng có một ngành nghề truyền thống để có thể phát triển. Ở những ngôi làng thuần nông, người nông dân quanh năm phải sống với việc chăn nuôi và đồng ruộng. Cả hai việc này đều rất vất vả, thu nhập lại bấp bênh. Chính vì vậy, tư tưởng phải thoát khỏi làng để đổi thay cuộc sống đã manh nha xuất hiện, đặc biệt ở lớp trẻ. Thêm nữa, khi các nhà máy, công xưởng mọc lên ở nông thôn trong cơ chế đô thị hóa nông thôn thì việc người nông dân bỏ ruộng, ô nhiễm môi trường… trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong truyện ngắn này, tác giả đã đề cập đến, tuy mới chỉ bắt đầu nhưng rõ ràng đã có những dự báo không mấy tốt lành. Hình ảnh làng quê của Thịnh và Phúc mà theo cách nói của Phúc là như hình thù một cái bào thai không bao giờ chịu lớn là một chi tiết gợi nhiều suy nghĩ. Liệu rằng làng quê ấy có thoát khỏi sự quẩn quanh, nghèo đói khi mà nông dân bỏ ruộng lên thành phố làm ăn, thanh niên ăn chơi lêu lổng, dự án làm nhà máy chưa thực hiện nhưng đồng ruộng đã bỏ hoang..Tác giả Đặng Ngọc Hưng chia sẻ rằng “Tôi chỉ biết cuộc sống của người nông dân qua góc nhìn hạn hẹp của người đứng ngoài nhìn vào, từ xa nhìn lại. Tôi không dám phán xét mà chỉ mô tả lại những sự thay đổi từ cái cũ sang cái mới và ít nhiều suy nghĩ”. Vâng, điều mà tác giả bày tỏ cũng là điều mà người đọc, người nghe đặt ra những câu hỏi về sự đổi thay này khi mà cuộc sống ở nông thôn đang chuyển mình chật vật và nhiều biến động… (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 0:0 | 25/6/2018
Lượt nghe: 803
Các bạn học sinh lớp 9 vừa trải qua kỳ thi tuyển sinh quốc gia vào lớp 10 THPT, riêng với môn Văn, đề thi năm nay đa dạng hơn, dài hơn so với các năm trước. Phóng viên chương trình trao đổi với cô giáo Lê Thanh Tâm, giáo viên Ngữ văn trường THCS Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội để có sự so sánh mức độ đề thi giữa các vùng miền trong cả nước. (VOV6 Văn nghệ thiếu nhi 25/6/2018)