Hệ thống tìm thấy 114 kết quả
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2016
Lượt nghe: 3420
Hai tác phẩm mang không khí tươi tắn về vùng đất và con người Phương Nam đầy hào sảng và chất phác. Những gương mặt người dân, từ ông già đến con trẻ đều bộc lộ tình cảm gắn bó với miệt vườn, miệt đồng qua sinh hoạt hàng ngày, từ bắt cua cá, chăm vườn dừa, bắt chuột, lội đồng...Tác giả Diệp Hồng Phương phả hơi thở tình yêu quê hương vào hình ảnh gần gũi, thấm đẫm chất đời.(Đọc truyện đêm khuya 01/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/2/2015
Lượt nghe: 2154
Sinh tử là lẽ thường của đời người. Mọi thứ rồi sẽ qua đi chỉ có tình yêu thương là còn ở lại mãi mãi
Ngày phát hành 17:26 | 30/10/2017
Lượt nghe: 4705
Trong cả hai truyện không thấy có tiếng súng nổ, tiếng bom đạn song đều là những câu chuyện về chiến tranh, mang dư âm của chiến tranh. Chỉ qua những lát cắt mỏng, những chớp ảnh đó thôi chúng ta đã cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh, những mất mát đau thương mà con người phải gánh chịu và vượt qua, những qui luật của sự sống. Và hơn thế chúng ta còn bắt kịp cả những đốm sáng. (Đọc truyện đêm khuya 26/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 12/11/2015
Lượt nghe: 4814
Người thi hành án và tên tội phạm vừa trốn khỏi nhà tù cùng bước vào ngôi nhà cỏ xin trú mưa. Trớ trêu thay, người thi hành án không nhận ra tên tội phạm và thậm chí hai người còn uống rượu với nhau và ca hát rất vui vẻ. Câu chuyện mang lại sự kịch tính nhưng cũng thật nhẹ nhàng, giúp mỗi người tin rằng trong cuộc sống luôn tồn tại những điều kỳ diệu.(Đọc truyện đêm khuya 11/11/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 17/9/2015
Lượt nghe: 1693
Phiến đá lưu giữ hình dáng cô gái trẻ khiến ta hình dung tới tấm bia ghi dấu tích một người con đã hy sinh vì Tổ quốc. Có hàng triệu triệu tấm bia như thế dọc dài mảnh đất này. Những tấm bia bị rêu phủ, bị quên lãng, nhưng vẫn là vật chứng thời gian nhắc nhớ con người ta không được phép bạc bẽo quá khứ, cần phải tri ân quá khứ bằng cách đứng dậy và bước tiếp.(Đọc truyện đêm khuya 15/09/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 19/11/2019
Lượt nghe: 1379
Truyện tập trung khắc họa nhân vật chính Kim Hỏa-một thầy giáo dạy học cấp II. Một trận lũ quét đã khiến người thầy này mất bố mẹ và mấy đứa em, nhưng anh đã vượt lên tất cả để sống, để cống hiến. Lũ quét thật đáng sợ nhưng có một thứ còn đáng sợ không kém, đó là sự nghi ngờ. Chính điều đó sẽ giết chết những người trung thực; đánh gục ý chí, khát vọng cống hiến và chia rẽ tình yêu đôi lứa...(Đọc truyện đêm khuya phát 18/11/2019)
Ngày phát hành 17:30 | 3/4/2022
Lượt nghe: 494
Tốt nghiệp phổ thông, đứng trước sự lựa chọn về ngành nghề, nhiều bạn đã tham khảo ý kiến của gia đình để có thể đưa ra quyết định tốt nhất. Nhưng cũng có bạn đã chủ động tìm hiểu về lĩnh vực mình yêu thích để có những hình dung ban đầu. Điều này đã được truyện ngắn “Phong thư chưa gửi” khai thác khá hợp lý, chuyển tải những thông điệp của tuổi học đường trước ngưỡng cửa tương lai... (Trang văn học tuổi mới lớn 29/03/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 27/6/2016
Lượt nghe: 2556
Áng mây rất nhớ mẹ mặt đất của mình. Nhờ chị gió giúp đỡ, áng mây đã hóa thành những hạt mưa nhỏ trở về mặt đất. Qua câu chuyện về lòng hiếu thảo của áng mây, nhà văn Trần Hoài Dương gửi tới các bé hiện tượng tự nhiên mây và mưa. (Kể chuyện và hát ru 25/6/2016)
Ngày phát hành 11:12 | 25/4/2022
Lượt nghe: 1401
“Những gì thuộc ngòi bút Nam Cao luôn luôn mang đặc trưng của lối viết Nam Cao” – Đó là nhận định của Nhà Nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân khi giới thiệu về thế giới chữ nghĩa chưa mấy ai biết tới của cây bút hiện thực xuất sắc của nền văn học nước ta. Truyện ngắn “Áo vải” được in lần đầu trên tuần báo Truyền bá, số 170, ra ngày 29/03/1945, cách đây gần 80 năm, đã bộc lộ cái nhìn thiện cảm đầy trân trọng của Nam Cao đối với “người nhà quê”. Lấy bối cảnh một gia đình nhà buôn từ thành phố Cảng tản cư về làng quê tránh bom đạn chiến tranh, một cách đầy tự nhiên, chân thật, qua những biến cố bất ngờ và đau thương của số phận nhân vật, truyện ngắn “Áo vải” lần tìm lại những nét đẹp trong bản chất và ứng xử của con người nông thôn. Nghèo khó phải đi ở cho nhà giàu, chị Sen, tức chị Thiêm vì thương cô Ngọc bị anh trai, chị dâu bạc đãi mà cứu giúp, che chở. Trong hoàn cảnh không lấy gì làm dư giả, anh chị Thiêm vẫn sẵn sàng giang tay nuôi nấng hai đứa con của cô Ngọc, tức bà Hoan Ký. Kể cả khi hai đứa trẻ về lại thành phố rồi sinh lòng phụ bạc những ân nhân của mình, chị Thiêm vẫn thương yêu và cưu mang khi gặp lại chúng trong hoàn cảnh khốn khó. Không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, tình thương, nghĩa tình con người sáng lên qua những trang văn viết về “những người nhà quê chỉ mặc áo vải suốt đời, nhưng còn đáng trọng bằng mười kẻ mặc lụa là gấm vóc”. Nhà văn Nam Cao đã viết về điều đó bằng một ngòi bút nhẹ nhàng, tinh tế như thể là sự mặc nhiên ở đời. Cũng như với các tác phẩm để đời được nhiều người biết đến, nhà văn thể hiện tài quan sát, lắng nghe và diễn tả từng nét ngoại hình, hành vi, giọng điệu nhân vật. Ông đã tạo hồn cốt cho câu chuyện theo mách bảo của kinh nghiệm và cả lương tri con người.
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 3429
Giọng điệu lãng mạn, giàu nhạc cảm và trong trẻo của văn chương Pautốpsky viết về tình yêu, về những con người bình dị mà ấn tượng. Trên nền không gian sông nước, bến tàu, câu chuyện của Ku-zmin và On-ga thật đẹp và nhớ mãi trong lòng các thế hệ người đọc, người nghe. (Đọc truyện đêm khuya 20/5/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2015
Lượt nghe: 2301
Để chinh phục người đẹp Axtid, chàng thủy thủ Borje đã tự khoác cho mình bộ cánh giàu có, trong khi thực tế lại hoàn toàn ngược lại. Chỉ đến khi bước chân về nhà chồng, Axtid mới nhận ra sự thật phũ phàng. Borje đã làm tổn thương trái tim người vợ trẻ. Nhưng một vị cứu tinh đã xuất hiện(mẹ của Borje). Bà đã vượt qua mọi rào cản giữa mẹ chồng-nàng dâu, hàn gắn cuộc sống gia đình của cặp vợ chồng trẻ trước nguy cơ đổ vỡ. (Đọc truyện đêm khuya 22/08)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020
Lượt nghe: 1433
Chi tiết giả tưởng trong truyện ngắn "Cha tôi ra tòa" như gia đình nghèo no đủ nhờ mùi thức ăn của ông nhà giàu hay trả tiền bằng tiếng kêu của các đồng xu khiến chúng ta nhớ tới truyện ngụ ngôn Laphongten, truyện cổ tích Andersen. Một câu chuyện hài hước mang lại nụ cười hóm hỉnh cho người đọc, người nghe và cũng khiến chúng ta hiểu hơn ý nghĩa cuộc sống hạnh phúc. Còn “Đồ tích trữ” là câu chuyện ý nghĩa về tình cảm của những người thân trong gia đình
Ngày phát hành 0:0 | 9/2/2015
Lượt nghe: 2400
Thông qua những biến cố trong cuộc đời nhân vật Hai Sen, truyện khắc họa bức tranh về cuộc sống của người nông dân miền Tây Nam bộ thời mở cửa với biết bao góc khuất, buồn vui và cả những trăn trở, xót xa, đau đáu cùng nhiều cung bậc tình cảm.
Ngày phát hành 0:0 | 25/5/2016
Lượt nghe: 4083
Những điều kì diệu của truyện cổ tích thường là giấc mơ không bao giờ đạt tới của con người. Còn trong đời thực, bác sỹ Lin-đê với đôi bàn tay gầy gò thon thả đã tạo nên điều kì diệu, đem lại sự sống cho người bệnh, hơn thế nữa, ông thực sự tái tạo nên một Rếch Xtơ-reng mới, vẹn nguyên sức dẻo dai, mạnh mẽ, điều tưởng chỉ có thể xảy ra trong cổ tích. Hơn thế nữa, ông còn tạo ra một cổ tích mới trong tình yêu.(Đọc truyện đêm khuya 23/5/2016)
Ngày phát hành 16:12 | 6/2/2021
Lượt nghe: 1265
Các truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều thường đẩy nhân vật vào những hoàn cảnh éo le, trớ trêu, thậm chí là đẩy nhân vật vào đỉnh điểm của sức chịu đựng, để sau đó là sự vỡ òa của cảm xúc, lắng đọng mãi nơi tâm hồn mỗi độc giả những thông điệp của lòng yêu thương, tình yêu cuộc sống, số phận con người. Đồi ngựa trắng theo tôi là một truyện ngắn điển hình cho phong cách đó. Huy đã quay lại ngọn đồi lần thứ ba và định rằng đây sẽ là lần trở lại cuối cùng bởi thời gian của anh không còn nhiều nữa, khi chất độc da cam của những năm tháng chiến tranh đang ngày càng phát tác. Thời gian của câu chuyện trải dài trong nhiều năm, từ khi chiến tranh chưa kết thúc đến thời kỳ sau hòa bình. Con ngựa trắng vừa là chứng nhân, vừa là cảm hứng để nảy nở tình yêu giữa Huy và Mị. Một tình yêu trong trẻo, đẹp đẽ của thời chiến vừa mới nhóm lên thì hai người đã phải cách xa nhau, kéo theo một khát vọng dang dở về việc hoàn thành bức tranh về con ngựa trắng của Huy. Chiến tranh và sự khốc liệt của nó đã cuốn đi nhiều thứ, lấy đi nhiều thứ của con người, trong đó có tuổi trẻ và hạnh phúc của nhiều đôi lứa. Nhưng bi kịch của Đồi ngựa trắng ít nhiều nguôi vơi khi tác giả để cho Huy và Mị được gặp lại nhau trong những ngày tháng cuối cùng của Huy, khi mà cả Mỵ nữa, cũng đã đi sang nửa dốc bên kia của đời người. Chi tiết cuối cùng của truyện, khi con ngựa hí vang, rùng mình và tung vó giống như một phép màu, một điều kỳ diệu. Tuổi trẻ cùng tình yêu của Huy và Mị cũng như được tái sinh, và họ đã chạm tới một niềm hạnh phúc khác biệt, không phải ai cũng dễ dàng có được trong đời (Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 9:43 | 25/6/2021
Lượt nghe: 1103
Nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a thường cho rằng nghệ thuật của truyện ngắn “tinh khiết hơn, cơ bản hơn, trữ tình hơn, cô động hơn và tuyệt đối hơn, so với tiểu thuyết”. Điều này thể hiện rõ ràng qua hai truyện ngắn mà chúng ta vừa thưởng thức. Hiển nhiên, “Đứa bé” và “Ông già ngu xuẩn” là hai câu chuyện khác hẳn nhau, một xoay quanh quyết định bỏ con lại nhà thờ của cặp vợ chồng nghèo, một là hành trình tán tỉnh yêu đương của một người đàn ông trung niên. Tuy vậy, dường như nhân vật chính trong cả hai truyện ngắn này đều phải đối diện với một bi kịch: người thì không thể nuôi con, người thì vì mặc cảm tuổi tác chợt thấy tình yêu với gái trẻ đã ngoài tầm với. Điều đáng chú ý là ngay với một hoặc tình huống bi kịch, nhà văn Al-béc-tô Mô-ra-vi-a vẫn có cách viết hóm hỉnh, hài hước, nhất là trong các đoạn đối thoại, khiến truyện có được nét duyên riêng. Kết truyện cũng được người viết nâng đến tầm nghệ thuật khi đưa đến một ngã rẽ đầy bất ngờ, nhưng cũng hết sức hợp lí. Với truyện “Đứa bé”, đó là một cái kết đầy nhân văn. Còn với truyện “Ông già ngu xuẩn”, đấy lại là một cái kết lạc quan và cũng… rất đời, như một lời cổ vũ người ta đến với tình yêu ở bất cứ độ tuổi nào, hoàn cảnh nào. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020
Lượt nghe: 681
Dù không phải là nhân vật chính, nhưng người phụ nữ trong truyện ngắn "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân để lại nhiều ấn tượng, qua hành động, ngôn ngữ. Nhà văn muốn chuyển tải điều gì qua nhân vật này. Cuộc trò chuyện giữa chị Hương Giang và bạn Triệu Phương Anh (lớp 12D6 trường THPT Vinschool, thành phố Hà Nội) hướng tới nội dung này... (Văn nghệ thiếu nhi 07/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 13/4/2020
Lượt nghe: 742
“Vợ chồng A Phủ” là truyện ngắn nổi tiếng nhất trong tập “Truyện Tây Bắc” của nhà văn Tô Hoài. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức thực dân phong kiến, vừa là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do hạnh phúc của con người. Điều đó được thể hiện rõ nét nhất qua nhân vật Mị... (Văn nghệ thiếu nhi 06/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020
Lượt nghe: 765
Nhà văn Kim Lân kể:“Hồi ấy gia đình tôi cũng đi sơ tán. Trên khu ở mới, có tin đồn làng tôi là làng Việt gian. Mọi người đều nhìn những người dân làng với con mắt chế giễu, khinh thường. Tôi yêu ngôi làng của tôi và không tin làng tôi lại có thể đi theo giặc Pháp. Tôi viết truyện ngắn “Làng” như thể để khẳng định niềm tin của mình và minh oan cho làng tôi”... (Văn nghệ thiếu nhi 04/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 825
Tình cảm gia đình thiêng liêng được bồi đắp trong trái tim mỗi con người, góp phần làm nên sức mạnh và niềm tin yêu cuộc sống. Tình cảm thiêng liêng ấy được đặt trong bối cảnh chiến tranh lại càng nổi bật, đậm đà. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đem đến cho chúng ta niềm xúc động ấy... (Văn nghệ thiếu nhi 06/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 7/5/2020
Lượt nghe: 705
Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của nhà văn Lê Minh Khuê có nội dung ngợi ca cuộc sống, chiến đấu của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn huyền thoại, như là nhân vật Phương Định, Nho và Thao. Từ đó toát lên vẻ đẹp tâm hồn của thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ nhưng cũng rất vẻ vang anh hùng... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 05/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 30/10/2019
Lượt nghe: 1721
Truyện ngắn có dung lượng khá cô đọng, chỉ khoảng hơn 3000 chữ, nhưng có lẽ nó đã mang đến cho nhiều độc giả, thính giả những ấn tượng thật khác biệt, thật sắc nét, thậm chí thật dữ dội về số phận một con người. Jang là một kẻ hèn trong mắt người đương thời, nhưng hèn ở việc này mà vĩ đại ở việc khác. Chấp nhận hèn trong một việc để đạt được thành tựu lớn lao, lưu danh thiên cổ, xưa nay có phải ai cũng làm được như vậy?!
Ngày phát hành 0:0 | 2/6/2020
Lượt nghe: 1215
Truyện khép lại trong cảnh Út lao sang chốt 4 dưới làn mưa đạn để tìm bằng được người đội trưởng của mình. Một cái kết rất mở của tác phẩm đã gợi cho chúng ta biết bao điều suy nghĩ. Người đọc nào cũng mong muốn Út sẽ gặp được đội trưởng và đưa tận tay bức thư báo tin vui cho anh. Nhưng rất có thể Út hoặc đội trưởng sẽ ngã xuống trên chiến trường như nhiều người lính khác, thì niềm vui này vẫn là một niềm vui có thật, một hạnh phúc lớn lao, mang trong đó biết bao tin yêu, hy vọng như chính cái tên mà đội trưởng đã dành cho đứa con của mình: Hòa Bình. Đó cũng là một ngợi ca về sự sống, về sức sống mãnh liệt của một dân tộc quật cường...
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 2127
Hóm, thân thiện, đúng chất "nhà binh" - tình yêu của người lính đầy đủ cung bậc và nhiều ngả rẽ bất ngờ...(Đọc truyện đêm khuya 2/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 3/2/2020
Lượt nghe: 1717
Trần Đăng Khoa từ lâu không còn là một cái tên xa lạ trong đời sống văn nghệ của Việt Nam. Ông được biết đến trước tiên là một nhà thơ, nổi tiếng thần đồng từ thuở nhỏ với những ấn phẩm được tái bản nhiều lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. Bên cạnh thơ, ông còn viết tiểu thuyết và tiểu luận – phê bình. Văn xuôi của ông tạo ra một phong cách riêng, vừa dân dã mà sống động, hài hước mà gần gũi. "Lão Chộp" là một tác phẩm khá đặc biệt của Trần Đăng Khoa, được xây dựng như một sự đan xen giữa các thể loại: báo chí, tản văn, tùy bút, song tựu trung lại, có thể coi đây là một truyện ngắn đích thực...(Đọc truyện đêm khuya phát 3/2/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 22/9/2020
Lượt nghe: 1196
"Mật rắn" được viết từ năm 1988, đến nay đã hơn 30 năm, nhưng vẫn còn nguyên vẹn sắc thái tươi mới của đời sống, đủ gieo vào lòng người đọc người nghe những bâng khuâng về số phận, về sự lựa chọn của mỗi con người...
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 1572
Thưởng thức “Mặt trời, ông già và cô gái” của Súc-sin, chúng ta có thể liên tưởng đến sự tương đồng phong cách trong những truyện ngắn của nhà văn Thạch Lam. Đó là những tác phẩm có cốt truyện đơn giản, không chú trọng về những xung đột, những cao trào, nhưng luôn giàu chất thơ và chinh phục mỗi người đọc người nghe bởi dư âm sâu thẳm, bởi sự gợi cảm, toát ra những ý nghĩa nhân văn đẹp đẽ. Những trang văn của Súc-sin cũng như Thạch Lam có thể khiến chúng ta biết sống chậm hơn trong những xô bồ ồn ã của cuộc sống đời thường, để rồi từ đó biết yêu mến hơn những điều bình dị của cuộc sống này...(Đọc truyện đêm khuya phát 25/05/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/6/2015
Lượt nghe: 1959
Số phận khắc nghiệt như những lớp sóng cuồng nộ luôn dập vùi và muốn nhấn chìm thân phận nhỏ bé, nhưng kỳ lạ thay,người gác đèn biển vẫn tồn tại qua muôn trùng sóng gió.Trái tim tội nghiệp của ông dù ở nơi xa xôi vẫn hướng về Tổ quốc, vẫn cùng nhịp đập với quê hương xứ sở, bởi vì "Bạn có thể khiến mọi người rời bỏ quê hương, nhưng bạn không thể cướp mất quê hương trong trái tim họ".
Ngày phát hành 0:0 | 11/11/2019
Lượt nghe: 2614
Tình huống mở đầu cho thiên truyện "Người mẹ điên", cũng chính là một thứ mà ít người có thể tưởng tượng ra nổi. Một cô gái bị điên nhưng có nhan sắc, được mẹ chồng đưa về nhà để làm vợ cho con trai của mình, bỏ qua lễ nghi cưới hỏi rườm rà tốn kém, bởi nhà chồng cũng quá nghèo. Vậy là cả hai bên đều có lợi, cô gái điên thì có một mái ấm, có cơm ăn, không phải lang thang nay đây mai đó. Chàng trai độc thân thì có vợ chung sống, lại đẻ được con trai, có người nối dõi tông đường. Và chính bước ngoặt của câu chuyện cũng xuất hiện từ khi mẹ điên sinh được đứa con. Đứa con chào đời đồng nghĩa với việc một tình mẫu tử bắt đầu được nhóm lên...
Ngày phát hành 0:0 | 27/12/2019
Lượt nghe: 1713
Đối với những con người khốn cùng khổ sở nhất, ngay cả khi đang ở trong những giờ phút tuyệt vọng nhất, họ vẫn không nguôi mơ ước, không nguôi hướng về tương lai. Tuy quần áo bên ngoải rách rưới nhưng hai cha con người ăn mày mang những trái tim lương thiện, trong sạch, đầy ắp lòng tự trọng. Truyện khơi gợi trong mỗi người đọc, người nghe tình yêu thương, lòng trắc ẩn trước những mảnh đời khốn cùng vẫn còn không ít trong xã hội...
Ngày phát hành 0:0 | 12/1/2015
Lượt nghe: 16929
Một truyện ngắn với giọng văn đặc trưng, đậm chất Nam Bộ cùng những chi tiết đầy sức ám ảnh đã mang tới các bạn bức tranh về cuộc sống con người phương Nam với biết bao day dứt, nôn nao. (Đọc truyện đêm khuya 13/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2020
Lượt nghe: 1634
Truyện ngắn gồm hai nhân vật chính: Jim và Della. Hai vợ chồng thuộc tầng lớp lao động nghèo, sống trong một căn hộ sơ sài với giá thuê là 8 đô la một tuần. Bối cảnh của truyện là ngày giáng sinh sắp đến và cả hai vợ chồng đều nghĩ rằng mình cần tặng một món quà gì đó thật đẹp, thật ý nghĩa cho người mình yêu thương. Hoàn cảnh sống khó khăn đã không cho phép họ làm việc đó một cách dễ dàng. Jim đã phải bán đi món đồ quý giá nhất của anh là chiếc đồng hồ quả quýt gia bảo, còn Della cũng phải bán đi mái tóc dài óng ả là thứ mà hàng ngày cô rất nâng niu. Tình huống oái oăm nảy sinh ở chỗ món quà Jim mua về cho vợ là bộ lược cài đầu mà Della từng mơ ước, trong lúc giờ đây mái tóc dài không còn nữa. Và món quà Della nghĩ rất phù hợp với chồng là sợi dây bạch kim sang trọng, chuyên để đeo những chiếc đồng hồ quả quýt, thì lúc này đây chiếc đồng hồ của Jim cũng đã không còn. Tình thế này như đẩy hai nhân vật chính của chúng ta vào chỗ dở khóc dở cười bởi hai món quà tặng với rất nhiều tâm huyết bỗng trở thành những vật vô dụng khi trước mắt không thể dùng được, mà hai vợ chồng thì nghèo vẫn hoàn nghèo. Điều duy nhất sưởi ấm trái tim hai con người ấy là họ hiểu được, cảm nhận được về tình yêu mà họ đã dành cho nhau. Và có lẽ, tình yêu ấy mới là thứ quý giá nhất, vượt lên hết thảy những món quà vật chất trên đời. Có thể xem "Quà tặng của những thiên thần" là một truyện ngắn rất tiêu biểu cho phong cách Ô Hen-ry. Các nhân vật của ông thường có hoàn cảnh sống khá khó khăn, thiếu thốn nhưng họ đều là những con người lương thiện, có trái tim nhân hậu, biết yêu thương và chia sẻ. Cách dẫn truyện của Ô Hen-ry luôn lôi cuốn, khéo léo, tạo ra sự tò mò và thu hút người đọc theo dõi đến những trang cuối cùng. Và rồi phần kết của mỗi tác phẩm luôn mang lại nhiều cảm xúc bất ngờ, nhưng lắng đọng lại luôn là một nỗi xúc động chứa chan...(Lời bình của BTV Đỗ Anh Vũ)
Ngày phát hành 0:0 | 5/5/2020
Lượt nghe: 1041
Một người phụ nữ không được yêu có phải là một chuyện đáng buồn hay không? Đương nhiên là buồn. Nhưng hủy hoại mình để trả thù thì không. Vì như Giribala-nữ nhân vật chính trong truyện ngắn "Rửa hận' của nhà văn Tagore đã nói “chẳng có niềm vui trong sự sống, nhưng chẳng có sự an ủi nào trong cái chết.” Hơn nữa, nếu vương quốc trái tim ta chưa có vị vua nào ngự trị thì cũng chẳng sao. Ta hoàn toàn có thể trở thành nữ hoàng của chính mình...
Ngày phát hành 0:0 | 17/2/2016
Lượt nghe: 7244
Mỗi con người đều có khiếm khuyết. Nhưng khiếm khuyết của Thoa thì dường như thật khó chấp nhận, ngay cả với những người thân yêu nhất. Nhan sắc, sự chăm chỉ khéo léo, nết dịu dàng nhường nhịn đều không đủ để bù đắp lại. Đã vậy, người thiếu nữ ấy lại không thờ ơ với cuộc đời, cứ yêu nó, cứ lặng thầm chờ đợi một hạnh phúc của riêng mình. Rồi một ngày kia, như cái cây bị rút dần nhựa sống, Thoa tự xóa đi dấu tích lặng lẽ của mình trên mặt đất.(Đọc truyện đêm khuya 19/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 20/3/2015
Lượt nghe: 1599
Một câu chuyện ít kịch tính, chẳng ồn ào cứ lặng lẽ chiếm lấy cảm tình của người đọc, người nghe bằng một nét duyên riêng: nhẹ nhàng, ý nhị, đủng đỉnh mà vẫn rất tình. Đến mức, khi truyện khép lại bằng một màn đoàn viên hạnh phúc, chắc hẳn nhiều người sẽ không giấu nổi một nụ cười tủm tỉm, mà tự hỏi rằng: Có lẽ do lấy bối cảnh xứ Huế và viết về những người con của đất cố đô, "Thương nhớ con đèo" cũng có phong vị của Huế thương chăng? (Đọc truyện đêm khuya ngày 20/03/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2015
Lượt nghe: 2792
Một trang đời đi qua cùng tình yêu day dứt mãi trong lòng Kyoko. Nàng sẽ mãi kiếm tìm, đau khổ nếu một ngày kia không trở lại ngôi nhà cũ...Cảnh xưa đã thay đổi, chỉ một mình Kyoko biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Và nàng nhận ra tình yêu mới với đứa con đang thành hình cũng có sức mạnh không kém. (Đọc truyện đêm khuya 18/03/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 8/11/2019
Lượt nghe: 1687
Trong môt gia đình đa phần là phụ nữ thì cậu con trai duy nhất, tên Cường, đã quyết định chuyển giới để trở thành phái yếu, thậm chí để xây dựng đời sống hôn nhân với một người đàn ông. Và giờ cái tên Cường không còn nữa, mà chuyển thành Mộng Yên. Dĩ nhiên cả gia đình không ai tán thành, ủng hộ việc này, song phản đối một cách quyết liệt nhất chính là người cha, mà ở trong truyện, qua lời kể của đứa cháu, người cha của Cường được kêu bằng ông ngoại...(Đọc truyện đêm khuya phát 7/11/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2017
Lượt nghe: 4347
Con người ta đôi khi đã phải bấu víu vào những giấc mơ, sự tưởng tượng về một tình yêu lý tưởng, về một hình mẫu tuyệt vời để cứu vớt cho một thực tại quá ư bất hạnh khổ đau, thất vọng. Mặt khác nữa sự hiện diện của người phụ nữ trong câu chuyện đã thức tỉnh nhân vật chính – nhà văn Kasumi và thức tỉnh với mỗi chúng ta. Rằng liệu lúc nào đó trên đường đời ta đã vô tình lãng quên một điều gì đó. Một cốt truyện trong trẻo, phảng phất nỗi buồn, gợi cảm xúc như khi ta đứng trước một bức tranh thủy mặc. (Đọc truyện đêm khuya 22/8/2017)
Ngày phát hành 16:16 | 21/3/2023
Lượt nghe: 1344
"Và bây giờ bầy chim đã bay lên. Mặt trời như lên nhanh hơn mọi ngày và mưa đã đột ngột tạnh hẳn. Chợt một con chim như đuối sức. Ðôi cánh của nó chợt như dừng lại. Nó rơi xuống như một chiếc lá. Con chim mẹ xòe rộng đôi cánh lượn quanh đứa con và kêu lên. Nhưng khi đôi chân mảnh dẻ và run rẩy của con chim non chạm vào mặt sông thì đôi cánh của nó đập một nhịp quyết định. Tấm thân bé bỏng vụt bứt ra khỏi dòng nước và bay lên cao hơn lần cất cánh đầu tiên ở bãi cát. Quanh hai đứa bé tất cả vụt im lặng, chỉ có tiếng đập cánh quyết liệt của bầy chim non. Hình như chúng nghe thấy trong ngực mình nhịp đập của những trái tim chim hối hả nhưng đều đặn. Cuối cùng toàn thể bầy chim non đã thực hiện được tốt đẹp chuyến bay đầu tiên kỳ vĩ và quan trọng nhất trong đời. Những đôi cánh yếu ớt đã hạ xuống bên một lùm dứa dại bờ sông". (Trích truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi” của nhà văn Nguyễn Quang Thiều). Đây là một tác phẩm xuất sắc miêu tả về loài vật quanh ta - những chú chim chìa vôi. Truyện ngắn này hiện đang được giảng dậy trong chương trình Ngữ văn lớp 7. (Điểm hẹn văn nghệ)
Ngày phát hành 21:17 | 14/11/2021
Lượt nghe: 1311
“Hắn phất tay, rút trong túi ra một chiếc khăn đen, phủ lên miệng bình, lẩm nhẩm như niệm thần chú, hua tay bí ẩn, rồi lại lùng bùng hai tay trong khăn như người làm trò ảo thuật. Khi bỏ khăn ra, cả bọn ồ lên kinh ngạc, trong bình mấy con cá lạ đang nhởn nhơ bơi. Tôi dụi mắt, cho tay vào vớt lên một con, rồi lại thả vào. Rắc vụn bánh, chúng bơi lên ăn. Tôi cảm ơn hắn lắm, nhưng trong lòng phân vân không rõ hư, thực ra sao...Những con cá ngũ sắc đang bơi lượn, hiền minh”(Trích truyện ngắn “Những con cá lạ” của tác giả Đào Duy Hiệp). (Điểm hẹn văn nghệ 06/11/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 15/10/2018
Lượt nghe: 944
Kỳ Ngoại hầu Cường Để (sinh năm 1882, mất năm 1951) dòng dõi hoàng thân nhà Nguyễn, cùng với chí sỹ Phan Bội Châu là hai nhân vật chính của phong trào Đông Du, lãnh đạo Việt Nam Phục Quốc Đồng Minh Hội. Khát vọng phục quốc không thành, bản thân ông phải sống lưu vong ở Nhật cho đến phút cuối đời. Tình yêu, niềm khắc khoải hướng về quê hương của hoàng thân Cường Để được nhà văn Trần Thùy Mai khắc họa thật cảm động qua truyện ngắn “Nơi có những cây tùng xanh biếc" (Đọc truyện đêm khuya phát 15/10/2018)
Ngày phát hành 14:15 | 11/4/2021
Lượt nghe: 3113
Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp là hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới. Truyện ngắn “Tướng về hưu” (sáng tác năm 1987) là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông, đã được chuyển thể thành phim điện ảnh cùng tên của đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi. (Điểm hẹn văn nghệ 03/4/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 17/10/2018
Lượt nghe: 1928
Ngoài sáng tác thơ, kịch bản sân khấu, nhà thơ kịch tác gia Lưu Quang Vũ còn là tác giả của gần 30 truyện ngắn nghiêng về cấu trúc tự sự trữ tình. Các truyện ngắn của ông thường đề cập những vấn đề của đời sống thường nhật, cốt truyện không gay cấn, ít có những xung đột căng thẳng mà thiên về nắm bắt những khoảnh khắc đáng nhớ của đời người, thậm chí những tình huống nhỏ nhặt xoàng xĩnh, từ đó nhân vật nhận thức lại chính mình và người đọc tìm ra được những điều có ý nghĩa cần quý trọng, nâng niu. Chương trình Đọc truyện đêm khuya phát 18/10/2018 mời các bạn thưởng thức truyện ngắn : “Anh Mậu” của nhà văn Lưu Quang Vũ.
Ngày phát hành 16:37 | 4/2/2021
Lượt nghe: 528
Nếu tản văn “Con đường sỏi đá đến trường” của tác giả Phạm Xuân Thái Hiệp gọn gàng mà mở ra bao ngẫm ngợi quan sát thì truyện ngắn “Bí mật của tớ mang tên cậu” của tác giả Phương Mai là những sắc thái đầy rung động của tuổi mới lớn; Những câu thơ “Vạt nắng xôn xao” của tác giả Hoàng Khánh Linh tiếp tục gieo vào trong ta bao niềm thương mến... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/01/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 7/12/2018
Lượt nghe: 1781
Bằng giọng văn mộc mạc, thủ thỉ, ngôn ngữ mang âm sắc phương ngữ Nam Bộ đậm đặc, Nguyễn Ngọc Tư đã cho người đọc, người nghe hình dung đời sống con người ở xứ sở này, đó là cuộc sống trên sông nước của cha con ông Chín với bao nỗi niềm buồn vui của kiếp người lênh đênh trong truyện ngắn “Nhớ sông” hay câu chuyện thật buồn của Hậu trong “Một trái tim khô” (Đọc truyện đêm khuya phát 06/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 17/11/2017
Lượt nghe: 5797
Hiện thực chiến tranh khắc nghiệt và hậu quả của nó còn đeo bám dữ dội, gây sang chấn tâm lý nhiều năm sau nữa. Quế đã vụt biến vào không gian, trong nắng trưa dữ dội, hằn sắc đỏ của những bông hoa gạo rơi từng đợt từng đợt. Đây là một cái kết giàu ám ảnh, mang màu sắc "Hiện thực huyền ảo". Quế là hương thơm, là cái đẹp của cuộc đời. Cái đẹp ấy không thể chịu nổi hiện thực quá phũ phàng tàn nhẫn, hay nói cách khác, hiện thực ấy không có chỗ cho cái đẹp neo đậu sinh sôi. (Đọc truyện đêm khuya 16/11/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 27/1/2016
Lượt nghe: 3313
"Công chúa ngủ trong rừng" và "Nàng tiên cá" đều khai thác cốt truyện cũ của cố tích. Chỉ cần nghe tên, hẳn người đọc, người nghe đều mường tượng ra được. Tuy nhiên, nhà văn Nguyên Hương đã tạo ra những bất ngờ nho nhỏ khi tạo ra các tình tiết mới toanh, và Việt hóa hoàn toàn câu chuyện cũ. Bởi vậy, các “nàng tiên cá” của chị không yêu hoàng tử. Nàng yêu các chàng trai làng biển chân thành, thật thà, tên Cảnh hay Linh gì đấy. “Công chúa” của nhà văn Nguyên Hương thì lại chẳng phải là nhân vật chính của câu chuyện. Nàng chỉ là cái cớ để anh chàng đào khoai xuất hiện, và khiến người đọc, người nghe mến ngay vì tính tình chất phác của chàng… (Đọc truyện đêm khuya 23/01/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2015
Lượt nghe: 1574
Chất hài hước tạo ra tiếng cười kín đáo, tạo hiệu ứng đả kích sâu sự lố bịch kệch cỡm của nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại tinh tế, các tình tiết thông minh, bất ngờ thú vị ở đoạn kết cùng sự sắp đặt khéo léo đã tạo hiệu ứng phê phán cao. Ai đó sẽ thấy thấp thoáng hình bóng thân quen trong các nhân vật của nhà văn Ba Lan Slawomir Mrozek. (Đọc truyện đêm khuya 02/09)
Ngày phát hành 0:0 | 29/2/2016
Lượt nghe: 3992
Chọn cách viết dung dị, nghiêng về hoài niệm, tác giả mượn lời người con dâu kể lại câu chuyện cảm động về bố chồng, người đã đùm bọc, chở che cho chị suốt những năm tháng chồng xa nhà đi chiến đấu. Truyện để lại dư âm cổ tích giữa đời thường: tấm lòng cao thượng của người cha như ánh sáng diệu kỳ làm nguôi ngoai, hàn gắn mất mát, thiệt thòi của đời người phụ nữ trong chiến tranh.(Đọc truyện đêm khuya 26/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 24/4/2020
Lượt nghe: 926
Đa phần con người sinh ra, lớn lên và trưởng thành đều phải đối diện với sóng gió. Trong hành trình này, có người may mắn gặp sóng êm bể lặng, có người ập ngay vào bão lớn, có người cập bến, có người lại không thể vượt qua. Cuộc đời muôn ngàn lối rẽ, muôn ngàn tình huống. Thiếu một chút may mắn, một chút nghị lực, một chút thông minh, một chút thức tỉnh… cũng xô đẩy con người ta vào những hoàn cảnh khác nhau… (ĐTĐK 27/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 23/3/2017
Lượt nghe: 6045
Các chi tiết nối tiếp nhau, đầy dần đầy dần lên, và giọt nước cuối cùng làm tràn cốc nước chính là chi tiết Tấn chứng kiến cảnh cô em gái 15 tuổi bị Thơng lấy đi đời con gái. Chi tiết không có tính riêng biệt, cá biệt, không phải là phát hiện mới mẻ của người viết nhưng vẫn có sức ám ảnh và đau đớn. Thời gian gần đây, nhiều vụ xâm hại tình dục trẻ em bị phát hiện, một mặt cho thấy những khía cạnh của đạo đức xã hội đang bị chà đạp, phẩm tính con người đang bị tha hóa, và mặt khác cũng cho thấy những biến chuyển tích cực trong tâm lý nhận thức: cần gay gắt lên án, cần thanh lọc loại bỏ những ung nhọt, vì sự bình yên văn minh của một đất nước đang tích cực chuyển mình vượt thoát những khó khăn, những cản trở và không ít nhiễu loạn buổi giao thời. (Đọc truyện đêm khuya 23/3/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 28/1/2015
Lượt nghe: 1919
Lấy khung cảnh vùng cao làm bối cảnh nhưng tác phẩm lại mang tới những cảm xúc mới mẻ về tâm tư, tình yêu đôi lứa, tình nghĩa vợ chồng của những người dân tộc thiểu số hôm nay. Để có được hạnh phúc trọn vẹn, họ đã phải trải qua bao biến cố thăng trầm, thậm chí có lúc còn cận kề cái chết, nhưng cuối cùng tất cả đã vượt qua để về trong vòng tay yêu thương gia đình đầm ấm...(Đọc truyện đêm khuya 24/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 7/11/2019
Lượt nghe: 985
Trước khi trở nên nổi tiếng trong làng văn, làng báo với các phóng sự và tiểu thuyết được đánh giá là xuất sắc có một không hai, nhà văn Vũ Trọng Phụng đã viết một số truyện ngắn. Trong vòng 9 năm, từ năm 1930 đến trước khi qua đời vào năm 1939, ông vẫn dành thời gian sáng tác thể loại này. Theo thống kê, nhà văn Vũ Trọng Phụng có khoảng gần 40 truyện ngắn với lối viết hiện đại, giàu tính nhân sinh...
Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020
Lượt nghe: 2282
Lối viết để cảm xúc dạt trôi theo theo diễn biến câu chuyện của Tống Phước Bảo dễ khiến người đọc, người nghe bị cuốn theo dòng tâm trạng của nhân vật. Đó cũng là ưu thế, là đặc trưng của nhiều người viết trẻ hiện nay. Họ không còn nệ quá nhiều hoặc quá căng thẳng vào việc làm thế nào để tạo nên những trường đoạn dữ dội cho sáng tác của mình. Miễn sao nói lên được những cảm xúc cá biệt của nhân vật thì sẽ một lúc nào đó thật sự chín tới, sẽ kết nối được với những nỗi niềm của người đọc hôm nay.
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2020
Lượt nghe: 656
Sinh thời, nhà văn Bùi Hiển luôn tâm niệm: “Những trang viết của tôi bao giờ cũng gắng giữ lại cái tình người ấm áp. Nó là cái gì còn lớn hơn cả tình bạn và tình yêu cộng lại. Nó đã nâng tôi sống và gắn bó những người dân vùng biển với nhau”. Thực tế, từ những truyện ngắn đầu tay, nhà văn xứ Nghệ đã bám vào hiện thực cuộc sống trên quê hương mình để sáng tác...
Ngày phát hành 0:0 | 13/2/2020
Lượt nghe: 910
Bước ra khỏi chiến tranh, người lính cố gắng xếp lại những mất mát để trở về đời thường. Nhưng cuộc trở về ấy không dễ dàng. Hậu quả chiến tranh, đặc biệt là thứ chất độc quái ác mang tên Dioxin đã đeo bám họ suốt cuộc đời, hơn thế nữa, còn hủy hoại sự sống của những người thân yêu, dập tắt ước mơ về một mái nhà với tiếng trẻ nô đùa rít rít… (Đọc truyện đêm khuya 13/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 10/6/2020
Lượt nghe: 1077
Đinh Phương là một trong số những cây bút trẻ lặng lẽ viết và trình hiện bằng các sáng tác đọng lại trong độc giả nhiều khắc khoải. Một cách bình tĩnh, anh xác lập một lối viết riêng, tạo sinh khí cho những cốt truyện rất thường. Thưởng thức truyện ngắn “Trong lúc chờ bố”, các bạn sẽ “dò tìm” được phần nào phong cách viết độc đáo ấy của Đinh Phương
Ngày phát hành 8:53 | 4/8/2022
Lượt nghe: 979
Câu chuyện nghệ thuật và nghệ sĩ vốn xuất hiện thường trực trong sáng tác của nhà văn Lê Anh Hoài. Bởi vậy, không ngạc nhiên khi trong “Nỗi sợ” hay “Đục kén chui ra”, người đọc người nghe được tiếp cận với một thế giới nghệ thuật và nghệ sĩ một cách đậm đặc và cận cảnh. Thế giới ấy không hề hoa mĩ mà thực tế đến trần trụi. Đằng sau những lời có cánh là những toan tính bán mua, là gánh nặng cơm áo gạo tiền. Nhân vật nghệ sĩ trong sáng tác của anh cũng không phải là những người chân không chạm đất. Họ cũng có những phút lóe sáng trời cho. Nhưng nhiều hơn vẫn là mồ hôi đổ xuống, là thất bại nhiều hơn thành công và những chua chát đôi khi không ai hay ai biết. Chỉ có người trong cuộc mới có thể hiểu được. Và giữa bao nhiêu nỗi sợ, người nghệ sĩ chỉ có thể chọn không sợ gì. Vì khi sợ, người ta không thể làm được gì cả. Càng không thể “đục kén chui ra” để làm nghệ thuật.
Truyện của Lê Anh Hoài không dễ đọc, đọc phát thanh lại càng khó. Những trúc trắc trong câu từ hoặc sự miên man đắm chìm trong suy tưởng của nhân vật chính khiến truyện “không nệ vào sự kiện mà giống như một ý niệm”, “nghiêng về biểu đạt hơn là mô tả” (chữ dùng của nhà phê bình Phùng Gia Thế). Tuy nhiên, có lẽ chúng ta nên coi đây là một thử thách trong việc thưởng thức một thể nghiệm nghệ thuật ngôn từ của người nghệ sĩ đa tài này. (Lời bình của BTV Nguyễn Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020
Lượt nghe: 1481
Một ngòi bút sắc sảo, một văn phong linh hoat, khi đời thường, khi nhẹ nhàng hóm hỉnh, lúc lại thấm chất thơ. Đó là Y Ban, nữ nhà văn giàu nội lực, luôn biết cách làm mới mình qua từng thể loại: truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết, thậm chí cả thơ. Ở truyện ngắn “Cái Tý” mà chúng ta nghe sau đây, nhà văn gửi gắm nhiều nghĩ suy về trách nhiệm của người cầm bút với cuộc đời này… (Đọc truyện đêm khuya 30/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 26/4/2019
Lượt nghe: 1153
Những người đọc văn Thanh Tịnh có lẽ đều ấn tượng với lời văn đẹp, trong sáng, giọng kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, nhiều cảm xúc. Cốt truyện không phải là chính yếu mà để nhớ chính là cái không khí, cái dư vị quyến luyến, ngọt ngào pha chút ngậm ngùi, buồn thương...(Tìm trong kho báu phát 2/5/2019)
Ngày phát hành 15:53 | 18/5/2021
Lượt nghe: 560
Được nghe chính tác giả kể tường tận về hoàn cảnh ra đời, cảm xúc, tình cảm gửi gắm qua tác phẩm hẳn là thú vị các bạn nhỉ. Mỗi một tác phẩm văn chương, ngoài những kiến thức cần nắm vững, được củng cố thêm về những câu chuyện xung quanh tác phẩm do chính tác giả cung cấp sẽ đem đến cho chúng mình niềm hứng thú và những góc tiếp cận tác phẩm gần gũi, mới mẻ... (Văn nghệ thiếu nhi 17/05/2021)
Ngày phát hành 0:0 | 9/3/2016
Lượt nghe: 3237
Dung dị mà cảm động, nhẹ nhàng trong sáng mà vẫn có “sức nặng”.. Đó hẳn là những cảm xúc đầu tiên khi đọc và nghe "Nhảy trên cạnh huyền" của nhà văn Nguyên Hương. Dĩ nhiên, viết về trẻ em khiếm thính, khiếm thị không phải là một đề tài mới, kể cả với chính nữ nhà văn, nhưng cách khai thác cốt truyện, lựa chọn tình tiết lẫn xây dựng nhân vật khiến sáng tác này vẫn đủ sức khiến người ta rưng rưng.(Đọc truyện đêm khuya 04/03/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 4/4/2016
Lượt nghe: 1497
Ngòi bút tác giả giải quyết các tình huống xung đột, bất ngờ, kịch tính của truyện một cách khá bình tĩnh, dứt khoát, không dấn sâu vào các diễn biến dằn vặt tình cảm ủy mị. Một kiểu kể chuyện đậm phong cách "nhà binh", rất tiện cho độc giả theo dõi câu chuyện về uẩn khúc một đoạn đời của người cảnh sát hình sự đầy quả cảm. (Đọc truyện đêm khuya 02/04).
Ngày phát hành 11:14 | 30/8/2024
Lượt nghe: 1568
Nhà văn đã lấy tên nhân vật người bạn cùng lớp trở đi trở lại trong câu chuyện của cậu bé mới đi học mẫu giáo làm nhan đề truyện ngắn này. Cái tên điểm nhấn, một cậu bạn cá biệt và ngỗ ngược gây ra đủ trò rắc rối trong lớp học. Tên cậu được điểm danh liên tục, hàng ngày trong câu chuyện trường lớp mà lúc nào cũng là những trò nghịch ngợm trái khoáy. Nhà văn đã chọn được nhân vật, câu chuyện, chi tiết điển hình: trường học, lớp học nào ở vùng miền hay quốc gia nào cũng sẽ có những học sinh cá biệt như vậy – Những học sinh được nêu tên liên tục không phải vì thành tích học tập xuất sắc mà bởi những cách hành xử, vi phạm kiểu nhất quỷ nhì ma…Hầu hết trong số đó vẫn chứng nào tật nấy không thay đổi nhưng vẫn có một số ít thay đổi theo hướng tích cực hơn. Nếu đơn giản là kể chuyện nhân vật cậu bé ngỗ nghịch thì truyện ngắn này sẽ đi vào mẫu số chung. Điều thú vị đặc biệt là tác giả đã khéo léo gói ghém bất ngờ đến tận những trang cuối cùng. Người chuyển ngữ truyện ngắn này cũng rất tinh tế. Danh tính của cậu bé cá biệt kia dần dần mở ra nhờ cách hành văn tự nhiên, hóm hỉnh. Cách kể chuyện và trí tưởng tượng của trẻ em thực sự vẫn là một thế giới vô cùng thú vị mà không phải người lớn nào cũng dễ dàng nắm bắt được. Trang văn đã khép lại mà dư vị của nụ cười, của sự thích thú vẫn còn phảng phất đọng lại…
Ngày phát hành 0:0 | 10/10/2017
Lượt nghe: 3977
Truyện ngắn "Ước nguyện đêm Giáng sinh" của nhà văn Nhật Bản Hoshi Shinichi mang phong cách giả tưởng kể về việc ông già Noel đi tặng quà trong đêm Giáng sinh. Ông già Noel gặp 3 người đàn ông cô đơn và họ đều nhường món quà Noel của mình cho người khác. Một câu chuyện giúp người đọc, người nghe hiểu hơn ý nghĩa của ngày lễ giáng sinh và món quà Noel. Truyện ngắn "Tiếng chuông khai giảng" của tác giả Hàn Quốc Kim Yong Ik nhắc đến ước mơ hạnh phúc, hòa bình của con người. Hai cậu học trò Sang-Chun và Ko đã đổi 20 gánh củi lấy một chiếc chuông cũ. Tiếng chuông ngân vang báo hiệu một năm học mới và gửi gắm trong đó ước mơ hòa bình, hạnh phúc của thầy trò trường Songwari. Ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều người vẫn phải chịu cảnh bom đạn chiến tranh. Tác phẩm khiến chúng ta cảm nhận được giá trị của cuộc sống hòa bình. (Đọc truyện đêm khuya 09/10/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 9/1/2015
Lượt nghe: 1511
Tình yêu thì muôn ngàn lối… Với hai truyện ngắn "Tình yêu và trái bóng tròn" của E. Gemazasvilly và "Tình yêu và môn lô-gic" của Max Shulman, các bạn sẽ biết đến hai lối vào đường tình: bóng đá và môn lô-gic. Còn hai lối đi đó có vững chãi, an toàn hay không, điều đó lại phụ thuộc vào sự may mắn của các bạn bởi vì tình yêu, dù sao, vẫn cứ là viên xúc xắc trong tay Thượng đế…(Đọc truyện đêm khuya 7/1/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 22/7/2016
Lượt nghe: 5900
Truyện ngắn "Tiếng sáo người lính" là câu chuyện về những tâm tư, tình cảm của người lính trẻ tại chiến trường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước. Sự trẻ trung, yêu đời, lạc quan của người lính đã vượt qua những khó khăn, gian khổ của chiến tranh. Truyện ngắn "Anh không có lỗi" là đấu tranh nội tâm của người phụ nữ có chồng bị nhiễm chất độc da cam tại chiến trường. Để anh không đau khổ, chị giấu việc cậu con trai hai người đang nuôi không phải là con đẻ. Một câu chuyện xúc động về nỗi đau thời hậu chiến của người phụ nữ. (Đọc truyện đêm khuya 21/7/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 28/12/2018
Lượt nghe: 1121
Từ một chi tiết có thực trong cuộc sống, nhà văn Thiên Sơn đã xây dựng thành một truyện ngắn đầy xúc động và ám ảnh. Ở đó, nhân vật dù đã đi khắp bốn phương trời nhưng vẫn cảm thấy bình an nhất trong ngôi nhà của mẹ, day dứt với những kỉ niệm đầy thương khó mà ở khoảnh khắc nào đó ta đã để vụt qua… (Đọc truyện đêm khuya phát 31/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2019
Lượt nghe: 966
Nhà văn Hồng Nhu – thuộc vào hàng “cây đa, cây đề” trong làng văn Thừa Thiên Huế xưa nay vẫn được gọi là “nhà văn của đầm phá”. Không chỉ có giá trị tư liệu về những phong tục, nếp sống của người dân vạn chài ở đầm phá Tam Giang, nhiều truyện ngắn của nhà văn Hồng Nhu đã thực sự làm dậy hồn xưa sông nước. Trong số đó, có thể nói, truyện ngắn “Lễ hội ăn mày” là sáng tạo đỉnh cao của nhà văn Hồng Nhu khi viết về đề tài đầm phá...(Đọc truyện đêm khuya phát 08/04/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 17/7/2019
Lượt nghe: 1542
Có tài dẫn dắt cốt truyện đến một kết cục không ai ngờ đến, nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan có dáng dấp như một màn kịch ngắn đầy cảm xúc và cuốn hút. Truyện ngắn “Kép Tư Bền” in trong tập truyện ngắn cùng tên năm 1935 tiêu biểu cho đặc điểm ấy của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan...(Tìm trong kho báu phát 18/07/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 5/1/2019
Lượt nghe: 941
Tựa đề truyện ngắn “Như một trời sao” nghe có vẻ chất chứa nhiều tâm sự nhưng dường như từ đầu tới cuối, lời kể tưng tửng, mọi diễn biến cứ nhẹ tênh. Câu chuyện “oan gia ngõ hẹp” của một cô gái với nhân vật “tôi” qua các tình tiết đầy hấp dẫn nhiều lúc như muốn “đùa bỡn” cảm xúc của người đọc, người nghe. Đang vui đấy, lại chùng xuống, đang xúc động lại tỉnh khô, chuyện thật, chuyện đùa xen kẽ nhau không biết đâu mà lần. Chắp nối lại những câu chuyện không biết thật hay đùa của cô gái hay chuyện, ta bắt gặp đâu đó các góc khuất trong tâm hồn: nỗi ám ảnh về cái chết, về sự nghèo khó, về đời con gái lỡ làng, ngọn nguồn của những thân phận nổi trôi giữa đời thường...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/1/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 21/5/2019
Lượt nghe: 1284
Nhà văn nổi tiếng Trung Quốc Lỗ Tấn được độc giả nước ta biết đến qua nhiều truyện ngắn đặc sắc như Thuốc, A.Q chính truyện, Cố hương. Truyện ngắn "Cố hương" có mặt trong chương trình ngữ văn bậc phổ thông cơ sở từ nhiều năm nay. Nhìn truyện ngắn ở góc độ thời gian, tiến sỹ Trần Văn Trọng có nhiều lý giải sâu sắc. Chúng ta cùng tham khảo nhé... (văn nghệ thiếu nhi 20/05/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 29/6/2016
Lượt nghe: 4170
Khi ngón tay đã đặt trên nút bấm, chuẩn bị cho hai quả tên lửa lao đi, Giôn Hamintơn bắt gặp cái nhìn của người thợ hàn đang làm nhiệm vụ giữa cầu Hàm Rồng. Trong khoảnh khắc sững sờ, kinh ngạc, người phi công đã không ấn nút, hai quả tên lửa không lao xuống cầu Hàm Rồng. Và cây cầu lại tiếp tục kiên cường trong bom đạn chiến tranh. (Đọc truyện đêm khuya 27/6/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 21/12/2015
Lượt nghe: 3542
Viết về một phận người thường tình bắt gặp đó đây trên khắp các vùng quê nhưng bằng bút pháp xen lẫn kể tả đầy đặn chi tiết và hơi thở đời thường nhà văn đã khoác cho tác phẩm một tấm áo không dễ bắt chước cách cắt may, đường kim mũi chỉ. Khép lại trang cuối, người đọc, người nghe vẫn bần thần, mơ màng trong cảm giác phải chăng đây không phải là sản phẩm của trí tưởng tượng mà là câu chuyện thật của chính tác giả? (Đọc truyện đêm khuya 19/12/2015).
Ngày phát hành 0:0 | 25/2/2020
Lượt nghe: 1239
"Nhân gian một cõi" nằm trong những tác phẩm viết về đề tài cải cách ruộng đất, chuyển tải thông điệp về sự hàn gắn, tái sinh và thấu hiểu giữa các thế hệ. Tác giả tiếp cận kỹ càng từng góc nhỏ đời sống và soi chiếu, phân tích những góc khuất ấy bằng ánh sáng nhân hậu, vị tha. Nhân vật bà cụ Thao là một nhân vật thuộc về lịch sử, mang hồn cốt làng quê Việt bao đời. Những con người kiên trung như thế chính là một điểm tựa văn hóa cho hôm nay...(Đọc truyện đêm khuya 24/02/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 24/12/2018
Lượt nghe: 912
Từ những cảnh đời trong hai truyện "Người viết thuê bằng khen" và "Sóng vỗ trên bờ", nhà văn đưa ra quan điểm, lẽ sống: sống lạc quan, vô tư. Một thái độ sống tích cực như bà Minh Mẫn, cô giáo Thụy Ý, dẫu hoàn cảnh sống cô đơn, bệnh tật nhưng họ biết vượt qua, biết nuôi dưỡng niềm vui khát sống, hướng đến sự thanh thản, yêu thương và lòng bao dung, sống không phải là sự hành hạ, đầy đọa lẫn nhau...(Đọc truyện đêm khuya phát 20/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 20/11/2018
Lượt nghe: 1348
Thầy giáo dạy lịch sử truyền đạt kiến thức, nhân vật, sự kiện lịch sử cùng những câu chuyện hay đối với học sinh để thế hệ trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước không quên nguồn cội, quá khứ, lịch sử của dân tộc. Còn trong cuộc sống đời thực, những đạo lý, cách đối nhân xử thế của người xưa đã thấm nhuần trong con người và tư cách của người thầy giáo dạy sử. Đó là điều mà truyện ngắn “Thầy giáo dạy Sử” của tác giả Lê Ngọc Minh muốn nhắn nhủ với chúng ta.
Ngày phát hành 10:28 | 5/7/2024
Lượt nghe: 2039
Hai truyện ngắn của Giả Bình Ao chúng ta vừa nghe có dung lượng khá cô đọng, mang màu sắc của những câu chuyện ngụ ngôn, gửi gắm trong đó những triết lý về cuộc đời. Nhân vật chính trong hai truyện ngắn đều thuộc tầng lớp lao động bình dân, đó là người đào sâm và người thợ săn. Ở truyện Người đào sâm, yếu tố kỳ ảo đóng vai trò quan trọng qua việc dựng lên chi tiết chiếc gương treo trên cổng, mỗi lần người vợ nhìn vào lại hiện lên những diễn biến gay cấn, nguy hiểm theo mức độ ngày càng tăng dần. Cuối cùng, người chồng bủn xỉn chẳng bị ai tấn công mà lại chết trong nhà trọ. Thông điệp tác giả gửi gắm qua câu chuyện này phải chăng là sự vô thường của đời sống, những ai keo kiệt bủn xỉn, khi chết đi rồi tiền dù muôn vạn cũng chẳng mang theo được nữa. Vậy sự lựa chọn tốt hơn cả là hãy tận hưởng cuộc sống mỗi ngày như một người bình thường, cái gì thái quá cũng đều dẫn đến các hệ lụy chuốc hại vào thân. Còn với truyện ngắn Thợ săn, việc tàn sát loài sói trong khu rừng cũng là một sự thái quá, điều ấy dẫn đến một tai họa cho thợ săn sau này, là khi gặp phải một con sói dữ tợn tấn công lại, cả người và sói cùng vật lộn rồi rơi xuống vực. Yếu tố kỳ ảo nhất, đặc biệt nhất và cũng ám ảnh nhất nằm ở câu kết của truyện, khi người thợ săn sực tỉnh lại dưới đáy vực, nhìn thấy bên cạnh mình là một người đàn ông chừng ngoài bốn chục tuổi đã chết chứ chẳng thấy sói đâu. Cái kết này có thể mang đến hơn một cách hiểu. Thứ nhất, sinh mệnh của sói cũng đáng được coi trọng như bất cứ một sự sống nào, không nên tàn sát bừa bãi. Thứ hai, có thể con sói ấy chỉ là ảo ảnh, người thợ săn đã chết và linh hồn nhìn thấy thân xác của chính mình. Thông điệp mà nhà văn gửi gắm mà chúng tôi cảm nhận là con người cần lựa chọn một cách sống hài hòa với tự nhiên, với thế giới quanh mình để tránh đi những bi kịch do chính dục vọng của mình gây nên.
Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2019
Lượt nghe: 976
40 năm, có biết bao điều còn chưa nói về Vị Xuyên, về Thanh Thủy, về cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc. Viết về đồng đội mình, về tháng ngày gian khổ, về sự hy sinh anh dũng của nhân dân mình, đó là bổn phận người cầm bút. Cần phải viết để góp phần giải mã lịch sử. Viết trong một sự thôi thúc nội tâm mãnh liệt. Từ đó, tác phẩm mới có chỗ đứng vững chãi trong lòng bạn đọc...(Đọc truyện đêm khuya phát 4/3/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 24/8/2017
Lượt nghe: 5638
Bốn cô gái thanh niên xung phong bị kẹt lại trong rừng già Trường Sơn những tưởng sẽ chết vì đói và rét. Nhưng thật không ngờ, bầy khỉ rừng đã cứu họ, mang đến những quả vả rừng chát chát chua chua, giúp họ lấy lại được một phần sức lực, tìm đường trở về đơn vị. Hơn 40 năm sau, khi cô Thắm đã quy y cửa Phật với pháp danh Đàm Dịu, bà lại chứng kiến cảnh tượng ngược lại: bầy khỉ từ trên núi chạy trốn tiếng mìn phá đá, run rẩy tìm về cây thị cổ thụ bên chùa, mong sự che chở, bảo vệ, dùng trái thị thảo thơm như một tín hiệu kết nối với con người. (Đọc truyện đêm khuya 25/8/2017)
Ngày phát hành 9:38 | 4/10/2022
Lượt nghe: 398
“Người làm súng ở Lủng Căm” của tác giả Triệu Hoàng Giang xoay quanh nhân vật chính là ông Tài Minh. Là một người thợ làm súng có tài, lẽ thường ông Tài Minh phải mong khách tới tìm mua thật đông, mong mình bán được thật nhiều súng. Tuy nhiên, ông dường như lại chẳng thiết tha với điều đó… Chính điều lạ lùng ấy, cùng với giọng kể mộc mạc đã khiến truyện “Người làm súng ở Lủng Căm” khá cuốn hút. Thông điệp bảo vệ rừng và lẽ sống giản dị: rừng “cho nhà mình được bằng nao thì dùng như thế, đừng lấy nhiều quá” cũng được truyền tải một cách chân thật, không lên gân. Tương tự, với truyện “Con trâu nhà họ Cầm” của tác giả Nông Văn Kim cũng ghi điểm ở sự giản dị. Nhân vật trung tâm của truyện là con Xoăn, một con trâu có kết cục bi thảm trước những toan tính của con người. Tác giả đã tạo ra sự tương phản giữa một bên là một con vật hiền lành và một bên là một đám người tham lam, độc ác với đủ những thủ đoạn hèn mọn. Truyện không quá xuất sắc về kĩ thuật viết nhưng cũng đủ sức để đưa ra một lời cảnh tỉnh về lòng tham – điều sẽ khiến con người hủy hoại tất cả và hủy hoại chính mình.
Ngày phát hành 0:0 | 17/1/2020
Lượt nghe: 1631
Ngay từ nhan đề của truyện ngắn “Sương khói mịt mờ” đã gợi cho người đọc, người nghe những cảm xúc khác nhau. Hà Nội trong con mắt vừa hiện thực vừa lãng mạn của Đỗ Bích Thúy hiện ra với bức tranh phố cổ vừa bức bối, chật chội, thậm chí còn nhếch nhác, bừa bộn. Trong không gian đó, con người sống cạnh nhau với nếp sống đều đặn, buồn tẻ và hoài cổ. Nếp nhà cũ, những cụ già sống ở đây bẩy, tám thập niên với nhịp điệu cũ buồn, le lói, âm thầm. Ngẫm ra, trong thẳm sâu của đời người vẫn là tình nghĩa trước sau, chan chứa cái tình và những điều tử tế.
Ngày phát hành 12:26 | 3/2/2021
Lượt nghe: 1146
Một truyện ngắn sở dĩ “đứng” được là nhờ vào việc tạo dựng tình huống. Tình huống của truyện ngắn “Nhà có hai đào” có cái khó mà chủ ý người viết muốn gắn vào là Cây đào – Tết – Mùa xuân - Tình yêu. Và người viết đã tạo dựng được tình huống (bốn trong một) đó một cách tự nhiên. Tình yêu của đôi trai gái Thắng – Đào bị cấm cản có mối quan hệ mật thiết với căn bệnh của cây đào nhà ông Hạng cần được chữa chạy. Một cốt truyện dung dị, không mấy phức tạp, gay cấn nhưng cũng đủ những thắt nút, mở nút. Xoay quanh việc chữa trị căn bệnh cho một cây đào mà bậc làm cha làm mẹ phải thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về giá trị một con người. Nếu như ở truyện “Nhà có hai đào” tác giả giỏi ở việc tạo tình huống truyện thì có lẽ với truyện ngắn thứ hai “Ra giêng thì cưới” sự hấp dẫn nằm ở chính cái không khí trẻ trung toát lên từ câu chuyện: từ cách kể, ngôn ngữ kể , tốc độ truyện. Qua đó chân dung người trẻ được phác họa khá rõ nét: người trẻ tự tin trong công việc, chủ động trong cuộc sống, khát vọng thành công trong sự nghiệp. Tình yêu nằm trong qui luật sống, là nhu cầu tất yếu của tuổi trẻ , là khát khao, ngọn lửa trong trái tim mỗi người trẻ. Đôi khi vì mải công việc họ cũng lúng túng, vụng về trong bày tỏ cảm xúc, song với bản tính hiện đại, họ đã khá là mạnh mẽ , quyết đoán. Và mùa xuân dường như là chất xúc tác để mầm yêu đâm chồi kết trái. Kết thúc của hai truyện đều chung âm hưởng. Tết đồng nghĩa với mùa cưới, mùa của đôi lứa uyên ương, mùa của an lành hạnh phúc. Đó là khát vọng và cũng là lời chúc phúc dành cho mỗi chúng ta khi Tết đến Xuân về. (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 14:42 | 24/12/2021
Lượt nghe: 1314
Với cách viết bình thản, chậm rãi, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo mang lại cho người đọc, người nghe cảm giác đây là một câu chuyện với chất liệu có thực ở đời thường. Hoàn toàn có thể bởi trong chiến tranh không hiếm những hoàn cảnh thân phận con người như vậy. Nhưng ngòi bút nhà văn không nặng về kể lể nguyên cớ, nỗi niềm hay giăng mắc sự khó xử thường tình. Qua lời cậu bé tìm cha, thuật lại bao vất vả, khó nhọc cuộc ngóng đợi của người mẹ và cảnh đời tuổi thơ côi cút tội nghiệp. Nhà văn không chỉ gợi nỗi cảm thương về nông nỗi cảnh đời cậu bé mồ côi mẹ, thất lạc cha bơ vơ phiêu dạt mà còn khắc họa hình ảnh nỗi đau, nỗi cô độc của người lính cả đời trận mạc, vợ con đều đã mất trong chiến tranh. Cậu bé nhận nhầm cha. Người lính biết rõ điều đó nhưng ông tự nhủ cứ tạm nhận cậu làm con, cưu mang cậu cho đến ngày tìm được người cha thực sự. Hai mảnh đời khuyết thiếu đã nương tựa vào nhau, tình thân được chắt chiu vun đắp qua những năm tháng sau chiến tranh còn vô vàn khó nhọc, vất vả. Cho đến khi người lính tìm được người cha thật sự của cậu bé, nay đã trưởng thành. Từ tâm thế một người từng trải giang rộng vòng tay cưu mang nuôi nấng một mảnh đời côi cút, ông nhận ra chính người con nuôi cũng đã biết sự thật bao lâu nay. Anh đã thực sự coi ông như một người cha, tự nguyện lãnh trách nhiệm phụng dưỡng ông tuổi xế chiều. Một câu chuyện về tình người, về nghĩa cử lặng thầm mà cao đẹp, dưới ngòi bút kể chuyện trung hậu, giản dị, giọng văn bình thản và những “khoảng trống” để người đọc tự chiêm nghiệm, truyện ngắn “Hai người cha” của nhà văn Lê Văn Thảo đọng lại trong người đọc, người nghe những cảm xúc vừa ấm nóng vừa trong lành…(Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 10/3/2020
Lượt nghe: 1015
Truyện ngắn Ngôi đền sống xoay quanh hai nhân vật chính là Cường và Khánh. Cái chết của Khánh đã đẩy cao trào, kịch tính của truyện lên tới đỉnh điểm. Cường mãi mãi không còn cơ hội để chuộc lỗi của mình nữa, và nói như lời của người kể chuyện, từ đó chẳng còn ai nhìn thấy Cường cười, dù đó là nụ cười của một thiên thần. Cuộc hôn nhân giữa Cường và Hà khép lại tác phẩm thực chất chỉ làm cho mỗi chúng ta thấm thía hơn những nỗi đau, tổn thương và mất mát trong tình yêu mà Cường phải ăn năn suốt cuộc đời mình...(Đọc truyện đêm khuya phát 2/3/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 4/1/2020
Lượt nghe: 1636
Vũ đã không thể chia cho Akiko một nửa cuộc đời, khi anh coi cuộc sống của mình chỉ còn như cái chai rỗng không và chiếc cốc xiêu đổ. Tình yêu và Hôn nhân, Nghệ thuật và Cuộc đời, chúng có chung sống cạnh nhau, có tồn tại và thăng hoa cùng nhau? Đó là những câu hỏi luôn day trở người sáng tạo, vừa thôi thúc họ làm việc, vừa xô đẩy họ vào những mâu thuẫn không dễ dàng thoát ra được... (Đọc truyện đêm khuya 02/01/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 9/4/2020
Lượt nghe: 1358
Người đi xuyên tường có thể nói là truyện ngắn điển hình cho phong cách giả tưởng và trào phúng của Marcel Aymé. Nhân vật chính của truyện là Đuytiơn, một viên chức của nhà nước, bỗng một ngày phát hiện ra mình có khả năng đi xuyên qua những bức tường. Khả năng của Đuytiơn thật kỳ diệu nhưng những việc mà anh đã làm, dường như ngày càng bộc lộ sự thái quá về mức độ không chính đáng. Có lẽ chính vì thế mà anh ngày càng lún sâu để rồi cuối cùng phải chuốc lấy bi kịch, một bước sa cơ thành hận muôn đời. Xét cho cùng, tài năng của mỗi con người không thể rời xa đạo đức...(Đọc truyện đêm khuya phát 09/04/2020)
Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2019
Lượt nghe: 1954
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp lui về ở ẩn khi đất nước loạn lạc, ba phương tranh giành quyền lực, nội chiến liên miên. Ông nhận lời vua Quang Trung đàm đạo, là bởi đã nhận diện được “minh chủ”, và bởi tình thế đã khác, lòng người cần thống nhất trước nguy cơ xâm lược của ngoại bang. “Một lời nói mà dựng nổi cơ đồ” – Chính nhờ sách lược của Nguyễn Thiếp, vua Quang Trung đã đánh tan hơn hai mươi vạn quân Thanh xâm lược trong vòng 6 ngày, làm nên chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789… (Đọc truyện đêm khuya 12/08/2019)
Ngày phát hành 9:52 | 23/9/2021
Lượt nghe: 986
Chuyện kể về một người phụ nữ lớn tuổi tự nguyện quét dọn khu nhà ở tồi tàn của người nhập cư để đổi lấy một chỗ ngủ ngay dưới chân cầu thang. Điểm mấu chốt làm nên sức ám gợi của truyện ngắn này có lẽ là ở việc nhà văn đã chọn được những chi tiết rất đắt. Đó là hình ảnh chiếc chăn không thể tả tơi hơn của bà Boori Ma, là chiếc bồn rửa mới ở gầm cầu thang của khu nhà, là chùm chìa khóa và số tiền tiết kiệm giấu trong chiếc sari cũ kỹ, những hồi tưởng về một quá khứ lẫn lộn của người phụ nữ khốn khổ và cả lời hứa về một tấm chăn mới cho bà Boori Ma của cặp vợ chồng khá giả. Lối viết lạnh nhưng tinh tế, sắc bén, thiên về quan sát, ít biểu lộ cảm xúc, những trang văn của Jhumpa Lahiri tái tạo hiện thực cuộc sống của người Ấn nhập cư trong cộng đồng Mỹ. Đó là kết quả của phương pháp cấu trúc chặt chẽ, biểu hiện của trí tuệ tác giả trong sáng tác. Nhà văn không gieo rắc tình thương cho độc giả bằng cái nhìn chủ quan hay tô đậm điểm tích cực, một chiều của nhân vật mà để cảm xúc của độc giả nảy nở qua từng tình tiết. Nhờ đó, bà trao quyền cho độc giả được tự do tưởng tượng và khám phá về đặc tính và những uẩn khúc trong suy nghĩ, cuộc đời nhân vật. Chỉ là chuyện quẩn quanh tưởng không có gì đáng kể trong một khu nhà tồi tàn mà đọng lại những dư vị. Đó là chưa kể đến một cái kết thực sự nhói lòng. Diễn biến câu chuyện người phụ nữ cô độc, khốn khó tự nguyện gác cổng không công rồi vẫn bị đám người vô ơn xua đuổi, âm thầm gieo vào lòng mỗi chúng ta niềm xót thương. Mới hay trong cuộc sống bất trắc, khi con người dễ nuốt lời, vùi dập và phản trắc, lòng tốt, lòng hào hiệp phải song hành cùng với tình thương, niềm tin, niềm cảm thông, thậm chí còn cần đi cùng với cả lời hứa, lời cam kết. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 10:5 | 28/12/2023
Lượt nghe: 2919
Shirley Jackson đã là cái tên quen thuộc đối với những độc giả yêu thích thể loại kinh dị. Tuy nhiên, nếu chỉ tôn vinh nữ nhà văn người Mỹ ở góc độ là “bà hoàng truyện kinh dị” là chưa đủ. Qua những tác phẩm nổi tiếng của mình, Shirley Jackson không chỉ kể lại câu chuyện cá nhân mà còn khắc họa cuộc đời của những người yếu thế trong xã hội Mỹ những năm 50 của thế kỷ trước – điều mà đến hơn nửa thế kỷ sau vẫn còn nguyên giá trị. Gần đây, tập truyện ngắn của bà, nhan đề “Người tình ác quỷ”, đã được Công ty Cổ phần Sách và Truyền thông San Hô (San Hô Books) ấn hành, dịch giả Nguyễn Mỹ Linh chuyển ngữ. Để hiểu hơn về tập truyện này, chúng ta cùng nghe bài của tác giả Ngô Minh – “Những bản thể gào thét trong truyện ngắn của Shirley Jackson”.
Ngày phát hành 0:0 | 11/4/2019
Lượt nghe: 637
Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của nhà văn Tô Hoài trong chương trình Ngữ văn lớp 12 là một khúc bi ca về số phận con người trong xã hội xưa chịu nhiều áp bức bất công. Mị là hình tượng nhân vật đau khổ nhất song cũng đẹp nhất, can đảm đi từ bóng tối đến ánh sáng để tìm hạnh phúc cho mình. Chúng mình cùng nghe bài nghiên cứu của tiến sĩ Đỗ Thị Thu Huyền về tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” trên góc độ phân tích về không gian, bài viết có tựa đề “Những biểu tượng không gian trong “Vợ chồng A Phủ”... (Văn nghệ thiếu nhi 08/04/2019)
Ngày phát hành 15:14 | 17/2/2021
Lượt nghe: 1076
Cả hai truyện ngắn thể hiện những sắc thái khác nhau của tình yêu khi về xuân về. Nếu truyện ngắn đầu viết về tình yêu đầy sức sống của tuổi đôi mươi thì truyện ngắn “Thư tình mùa xuân” là tình yêu ở tuổi xế chiều của nhân vật người đàn ông đã ngoài 50 tuổi. Với truyện ngắn “Mùa xuân yêu thương”, con người như hòa cùng không khí hân hoan, rạo rực của ngày hội. Nhân vật chàng thanh niên nói như là duyên định ấy. Nhưng thực ra không khí mùa xuân cũng góp phần nảy nở mối duyên tình của đôi trai gái. Qua lời kể của nhân vật, chúng ta cảm nhận được không khí vui tươi của đất trời và con người trong này hội làng mừng xuân. Con người như say trong chất mật ngọt của ngày xuân và tình yêu nảy nở trong lòng hai bạn trẻ cũng là điều tất nhiên. Truyện ngắn được viết với ngôn từ đẹp, hình ảnh giàu màu sắc ngày xuân khiến người đọc, người nghe đồng cảm và vui lấy với tình yêu của nhân vật. Nếu tình yêu của đôi bạn trai gái trong truyện “Mùa xuân yêu thương” gặp rất nhiều thuận lợi khi nảy nở trong thời điểm vạn vật sinh sôi, đất trời giao hòa thì mối tình của nhân vật trong truyện ngắn “Lá thư mùa xuân” có phần trắc trở hơn. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi nhân vật không còn ở tuổi trai trẻ lại đã từng lập gia đình. Khi người ta đã qua cái tuổi thanh xuân hồn nhiên, mơ mộng mà phải viết thư tình thì thật không dễ chút nào. Nhưng vì kiếm sống anh đành làm công việc viết thuê thư tình cho các đôi trai gái. Đến lúc anh viết thư tình cho mình thì lại lúng túng thức trắng đêm bỏ đi cả trăm bức thư nháp. Tuổi đã ngoài 50 nhưng khi nhận lá thư gửi lại thì anh cũng háo hức, hồi hộp không khác gì chàng trai trẻ với mối tình đầu. Truyện ngắn hóm hỉnh từ cách lựa chọn đề tài đến ngôn ngữ thể hiện. Truyện được viết với giọng văn tự châm biếm và có chút chua chát cho số phận của mình. Nét hài hước trong tình yêu khiến người đọc, người nghe phải bật cười khi đọc lá thư gửi lại của cô giáo dạy văn ở cuối truyện ngắn. Hai câu chuyện với những cung bậc tình cảm khác nhau trong tình yêu nhưng chúng ta đều thấy hiện lên sự tươi mới, ấm áp vui tươi trong tâm hồn con người khi mùa xuân về. (Lời bình của BTV Hoàng Hiệp)
Ngày phát hành 0:0 | 11/1/2019
Lượt nghe: 1002
Cuộc sống luôn chứa đựng những câu chuyện mang tính tiểu thuyết mà nhà văn bằng tay nghề của mình có thể gọt giũa, tưởng tượng và hư cấu thêm là tạo thành một tác phẩm hay. Truyện ngắn “Seo ly” của nhà văn Chu Văn Nghiêm cũng là thành quả từ sự chưng cất gọt giũa ấy (Đọc truyện đêm khuya phát 10/1/2019)
Ngày phát hành 0:0 | 1/10/2020
Lượt nghe: 1047
Cuộc đời là những khúc quanh mà khúc này khác khúc kia. Con người có mặt tốt, mặt xấu, có những hành động đầy mâu thuẫn không sao lý giải nổi. Nỗi ngậm ngùi kết tủa từ những vui buồn, ngang trái, tréo ngoe của cuộc đời hiển thị trên những trang văn. Chưa kể đến những sự tình, hơi hướng của cuộc sống kim tiền luẩn quẩn bên cạnh những phận đời bé mọn. Đó là điều mà nhà văn Lê Hoài Lương đã thể hiện được phần nào trong truyện ngắn “Người vớt xác”
Ngày phát hành 0:0 | 2/2/2017
Lượt nghe: 7268
Chi tiết trong truyện ngắn của nhà văn Sương Nguyệt Minh không đặc biệt, riêng biệt, nhưng nó vẫn có sức truyền cảm, sức công phá, dấy lên trong chúng ta nỗi niềm chua xót và căm phẫn trước sự u tối, trước những hủ tục thói quen làm con người bị hủy hoại cả về thể xác và tâm hồn. Nhà văn có lẽ còn đau đớn hơn chúng ta, bởi lẽ, anh đã dồn các nhân vật của mình hồi hộp bước đến hội tụ trong không gian chợ tình, rồi cũng ở không gian ngỡ chỉ có tình yêu này, anh buộc họ phải chứng kiến một nỗi đau lịm sắc. (Đọc truyện đêm khuya 02/02/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 21/9/2017
Lượt nghe: 4704
Ám ảnh, dữ dội và tận cùng đau đớn... Đó là những tính từ trong số nhiều tính từ khác có thể bật lên ngay khi nghe xong truyện ngắn “Phiêu linh trắng” của nhà văn Nguyễn Thu Phương. Những bức tranh ấn tượng thêu bằng tóc trinh nữ là có thực. Có thực một Phi Yến mỏng manh tội nghiệp, ẩn mình trong ngôi biệt thự cũ kỹ nhạt nhòa ánh sáng, thêu như lên đồng, như thoát xác, như thể ngày mai không còn tồn tại trên đời. Phần còn lại là giả dối: người chị gái ở bên Phi Yến cùng những nhân vật quay quanh trục lợi nhuận từ các bức tranh đem lại, họ mải mê chạy theo đồng tiền, danh vọng, hào quang, chạy theo thứ tình yêu hư ảo. (Đọc truyện đêm khuya 22/9/2017)
Ngày phát hành 15:11 | 7/4/2021
Lượt nghe: 2336
Góc nhìn của người viết không mới, truyện ngắn cùng không có gì đột phá về cách viết. Nhưng bằng một giọng văn mộc mạc người viết đã cho người đọc, người nghe cảm nhận về một nông thôn thời đổi mới sự thật đôi khi nghiệt ngã nhưng luôn có những lối thoát trong cuộc đời. Truyện ngắn “Cháo đời” là câu chuyện của 2 người bạn, lão An và lão Tuấn. Họ là 2 người của thế hệ cũ và cuộc đời của những đứa con của họ đã rơi vào vòng cuốn của xã hội hiện tại. Mỗi đứa con đều có một cách phát triển khác nhau theo xu thế của xã hội. Đứa thì trượt vào tệ nạn để đến mức chính người cha của mình vì danh dự vì trách nhiệm của bản thân không còn lối thoát nào khác phải giết con mình rồi tự tử. Một bị kịch chúng ta gặp đâu đó ở cuộc sống không ít. Còn đứa con ông An được học hành có lí tưởng và ý thức trách nhiệm với cuộc sống với truyền thống gia đình đã dám cãi lời bố mẹ để đi trên con đường riêng của mình. “Cháo đời” là một câu chuyện bi kịch, bất hạnh nhưng có một kết cục chấp nhận được. Người viết chưa thật cao tay về thủ pháp văn chương nhưng đã vẽ lại một bức tranh đồng bằng Bắc bộ đang thời kỳ đô thị hoá với bộn bề mâu thuẫn. Tuy vậy, truyện ngắn vẫn gửi một thông điệp, rằng vẫn có niềm tin vào sự tốt đẹp vào lớp trẻ đang có một tư duy mới, nếp sống mới để xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại và văn minh. (Lời bình của BTV Vân Khánh)
Ngày phát hành 9:34 | 21/5/2021
Lượt nghe: 623
Sự đổi thay chóng mặt của nhiều làng quê đã cho thấy sức hút, sức phủ sóng tốc độ của các tiện nghi và lối sống hiện đại. Thế nhưng vẫn có những người nông dân “ngược pha” khỏi làn sóng đồng đều đó. Họ vẫn sống một cuộc đời với những thói quen, công việc thời quá khứ, trong khi thôn xóm đã khác xưa. Họ không hiểu vì sao bản thân trở nên kỳ cục khi chẳng làm gì nên tội, khi chẳng thể nào xoay chuyển, hòa mình hội nhập cái đời sống mới đầy kỳ thú mà cộng đồng, những người thân đang tận hưởng. Bỗng dưng họ trở thành kẻ quê kệch, mặc cảm, lủi thủi với những niềm riêng khó tỏ. Người nông dân “lành như đất” trong truyện ngắn “Nắng ở cuối cùng sông” của Hoàng Anh Linh rơi vào trạng thái lạc lõng ấy. Nhưng ông còn có hi vọng để mà mong đợi. Đó là người em trai trí thức vẫn còn nhớ đến người anh lam lũ ở quê nghèo. Ký ức và hiện tại đan xen trong mớ bòng bong tâm trạng của người nông dân có lúc đã gắng gỏi để theo kịp xu thế, thời đại nhưng chỉ nhận lại sự ê chề, kiệt quệ. Điểm sáng trong câu chuyện là dù còn đó những khúc mắc, khoảng cách về lối sống, lối suy nghĩ nhưng tình thân vẫn là điều còn lại. Chính tình thân đã gắn kết hai con người cùng dòng máu, dẫu dòng đời xô dạt – Như ánh nắng cuối chiều lấp lánh cả dòng sông. Tập trung khắc họa niềm thương yêu khôn tả ấy, tác giả Hoàng Anh Linh dường như đã bỏ qua phần nào những mối quan hệ chằng chéo cần có trong cuộc đời cá nhân hai nhân vật chính. Thành ra truyện chỉ dừng lại ở lát cắt đặc tả - Người đọc, người nghe vẫn còn mong đợi những nhân vật, tình huống xúc tác sinh động cho một hình hài truyện ngắn hoàn chỉnh. (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 0:0 | 14/9/2020
Lượt nghe: 786
Câu chuyện là bức tranh tả thực về số phận của những đứa trẻ mồ côi, không tên, không quê hương, không bản quán, không chút bấu víu vào tương lai, chờ đợi mỏi mòn ngày nào đó sẽ được một gia đình giàu có nào đó ở nơi xa xôi nào đó nhận làm con nuôi. Nhưng rồi “đời không như là mơ”, cũng giống như những đứa trẻ hàng ngày chờ cơm ăn thức uống, chờ ông thợ ảnh đến chụp ảnh gửi cho các gia đình ngoại quốc, Orlando và Acapulco chờ đợi trong vô vọng, cả hai bị bỏ lại…
Ngày phát hành 0:0 | 6/12/2018
Lượt nghe: 633
Giản dị, ý nghĩa, đó là truyện ngắn “Có một tình bạn như thế” của Lê Trần Khôi Nguyên (lớp 12A4 trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng- Thành phố Hà Nội). Tình bạn, những chia sẻ, sự vấp ngã và trưởng thành được chia sẻ nhẹ nhàng, thấm thía. Cuộc sống của chúng ta sẽ thiếu đi một mảnh ghép đẹp với những sắc màu ấm áp khi thiếu vắng bạn bè... (Trang văn học tuổi mới lớn 04/12/2018)
Ngày phát hành 0:0 | 18/3/2020
Lượt nghe: 1351
Nguyễn Hương Duyên-cây bút trẻ ở mảnh đất Quảng Bình chang chang nắng cát ghi dấu ấn ở các truyện ngắn viết về người phụ nữ. Từ tập truyện ngắn “Bến đợi nhọc nhằn” cho đến “Ở giữa những người đàn ông” cùng nhiều truyện ngắn khác, chị đề cập rất nhiều đến thân phận người phụ nữ. Chương trình Đọc truyện đêm khuya 19/03, xin giới thiệu cùng các bạn hai sáng tác như thế của nữ nhà văn Nguyễn Hương Duyên
Ngày phát hành 15:51 | 5/4/2021
Lượt nghe: 978
Có thể so với một số cây bút tiêu biểu về đề tài miền núi như Cao Duy Sơn, Đỗ Bích Thúy, Phạm Duy Nghĩa, Tống Ngọc Hân, truyện ngắn của Chu Thị Minh Huệ bớt ngồn ngộn chi tiết và tiết chế sự dữ dội hơn. Bù lại, tác giả rất biết cách để những trang văn của mình không trở thành minh họa thuần túy cho tập tục của đồng bào dân tộc ở Hà Giang. Những câu văn ngắn, dễ hiểu, vừa phải, cô đọng kể cho chúng ta về câu chuyện về thân phận người Mông ở Yên Minh, ở Đồng Văn thông qua những nét sinh hoạt, văn hóa đặc sắc từ nghìn xưa. Nhà văn có thói quen đặt ra các câu hỏi, các giả thiết rồi lại tự lý giải để làm sáng lên những thắc mắc, làm mạch nối cho các diễn biến tiếp theo. “Nối dây” ở đây không đi theo mô – típ thông thường là lên án một tập tục lâu đời đã thành lạc hậu. “Nối dây” là để nối lại đường đi của tình yêu, số phận con người tuân theo lẽ tự nhiên lúc ban đầu. Vì thế, dù câu chuyện kết thúc bằng cái chết của Vảng và Pà, hai người yêu nhau mà không cưới được nhau nhưng lại không hoàn toàn buồn thảm, bi kịch. Ở đó, ta vẫn thấy được ánh sáng của một đời sống mới, tiếp nối mới - Những người ở lại – Dua và Phủ, không còn phó mặc cho số phận mà biết đấu tranh và giữ lấy hạnh phúc. Thêm một điểm cộng cho nhà văn Chu Thị Minh Huệ khi chị viết về điều ấy với một ngòi bút khá tự nhiên và thấm đẫm tình người (Lời bình của BTV Võ Hà)
Ngày phát hành 11:10 | 29/9/2023
Lượt nghe: 353
Người bạn ngồi cùng bàn luôn là nhân vật đáng nhớ nhất trong thời học sinh. Người bạn ấy có thể mang đến nhiều điều thú vị cho ta, cũng có thể gây ra không ít phiền toái. Thông qua những cung bậc cảm xúc ấy chúng mình càng thêm hiểu về tích cách và sở thích của người bạn ấy hơn. Từ đó càng thêm gắn kết khi chúng mình ra trường... (Trang Văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/09/2023)
Ngày phát hành 13:43 | 13/11/2023
Lượt nghe: 928
Các bạn thân mến. Tiếp tục đồng hành cùng chúng ta tìm hiểu và phân tích cái hay cái đẹp của tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn lớp 11, cô Hà Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) sẽ chia sẻ cùng các bạn truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân với những nét mới mẻ nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 06/11/2023)
Ngày phát hành 0:0 | 20/2/2020
Lượt nghe: 966
Những năm gần đây, các cuộc thi truyện ngắn mở ra nhận được sự hưởng ứng đông đảo người yêu văn chương. Thế nhưng, các tác giả đạt giải thưởng từ các cuộc thi này có thực sự gắn bó lâu dài và đóng góp cho dòng chảy văn chương đương đại hay không? PV VOV6 đối thoại với nhà văn Nguyễn Thế Hùng, Phó Trưởng ban Chuyên đề Văn nghệ Công an, Báo Công an Nhân dân xung quanh chủ đề này. (Đối thoại mở 19/02/2020)
Ngày phát hành 10:46 | 3/3/2021
Lượt nghe: 1069
Mùa xuân đâu chỉ là mùa của lễ hội mà còn là mùa của cây cối đâm chồi nẩy lộc, là mùa trồng cây gây rừng “Để cho đất nước càng ngày càng xuân”. Nếu như truyện ngắn “Tướng bà” của nhà văn Đỗ Hàn đậm hương vị văn hóa đồng bằng Bắc Bộ thì truyện ngắn “Rừng thiêng “của tác giả Đinh Su Giang đượm phong vị của núi rừng Tây Nguyên. Không gian trong trẻo nhuốm màu sắc huyền bí. Con người Tây Nguyên khảng khái bộc trực, đầy khát vọng và khí chất. Nếu “Tướng bà” gọi ta về với văn hóa dân gian thì “Rừng thiêng” gọi ta về với nơi khởi nguồn, để biết gần gũi giao hòa và trân trọng thiên nhiên. Bút pháp của truyện vừa độc thoại nội tâm vừa nhuốm màu huyền ảo, diễn tả thế giới của những con người sống gần với thiên nhiên, đôi khi nghe được tiếng nói của rừng, trò chuyện tâm sự với rừng và trăn trở đau đáu về việc gìn giữ những cánh rừng. Vậy là mùa xuân luôn mang đến những thông điệp tích cực, gần gũi để mỗi người sống ý nghĩa hơn trong những ngày tiếp theo (Lời bình của BTV Tuyết Mai)
Ngày phát hành 11:12 | 23/3/2022
Lượt nghe: 1161
Nhà văn Đỗ Phấn, một người bạn thân tình của tác giả đã dành một lời bình như sau cho truyện ngắn Sợi dây đàn thất lạc: “Dù cho tác giả tâm sự rằng đây là một câu chuyện có thật thì ta vẫn dễ dàng nhận thấy một phẩm tính văn chương hồn hậu trong trẻo. Thứ đã thiếu vắng rất lâu trong văn học Việt hôm nay. Thứ đã từng làm nên gương mặt điển hình của văn chương phi hư cấu Việt Nam giai đoạn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Câu chuyện với một cấu trúc đơn giản, tuyến tính được kể với giọng chậm rãi, ngậm ngùi như những nốt nhạc thong thả gieo vào tâm trí bất cứ ai đã từng sống qua những tháng năm chiến tranh vệ quốc. Đó là một hoàn cảnh hết sức bình thường của những nhân vật bình thường trong chiến tranh. Chẳng có gì là điển hình cho ai hay cái gì. Nó như muôn ngàn câu chuyện thời chiến được nhìn với ánh mắt trẻ thơ trong trẻo và rung động sâu sắc. Nó chính là những góc khuất thường nhật của cả một thời gian dài trong chiến tranh. Cuộc chiến tranh mang lại rất nhiều đau thương mất mát, nhưng ở một góc nhìn văn nghệ mà cụ thể là âm nhạc ta mới thấy những mất mát lớn đến không ngờ. Mất mát ước mơ của cả người còn sống và người đã mất. May mắn thay, ước mơ vẫn còn nằm trọn vẹn trong kí ức của một lớp người đã trải qua như một tài sản vĩnh cửu để lại cho cháu con”. Với truyện ngắn của Trần Thị Tú Ngọc, đây là một cây bút sinh ra và lớn lên khi đất nước đã bước vào hòa bình. Tiếng đàn trong truyện ngắn Người chơi đàn lặng lẽ từ chỗ tìm được sự đồng cảm và sẻ chia của một con người, đã làm được những điều lớn lao hơn, có ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn khi nghệ sĩ chơi đàn tổ chức một buổi biểu diễn để gây quỹ ủng hộ những em bé có hoàn cảnh khó khăn trong thành phố. Người nghệ sĩ ấy không mưu cầu sự nổi tiếng hay tạo vinh quang cho bản thân, khi anh đến và khi anh rời đi đều lặng lẽ. Nhưng rồi, một cái kết mở ở cuối truyện cho người đọc nhiều hy vọng về sự gắn bó đồng điệu giữa hai tâm hồn giàu lòng nhân ái.
Cả hai truyện ngắn chúng ta vừa nghe đều mang đến những xúc cảm thật đẹp của tiếng đàn. Những tiếng đàn mang theo nó vẻ đẹp tâm hồn của người chơi đàn và từ đó lan tỏa những năng lượng tích cực đến mọi người xung quanh. Khi mỗi chúng ta được xúc động trước âm nhạc, điều đó cũng đồng nghĩa với việc cái chân, thiện, mỹ thêm một lần đến gần hơn với mỗi con người.
Ngày phát hành 0:0 | 19/12/2017
Lượt nghe: 3983
Chúng ta có vô tư quá không, có vô tình quá không khi chỉ biết tới cá nhân mình mà bàng quan với bao lặng thầm, hy sinh, nhẫn nhịn của người lính. Ngày họ trở về đã không được chào đón mà còn mắc phải trái ngang từ sự ích kỷ, hiếu thắng, lưu manh - thứ tội ác vốn đang tồn tại, đang ẩn nấp ở mọi ngả đường con phố. Ác mà không biết là mình đang ác thì hậu quả của nó rất nghiêm trọng, khó lường... (Đọc truyện đêm khuya 18/12/2017)
Ngày phát hành 0:0 | 1/3/2016
Lượt nghe: 3926
Thực trạng xã hội gói gọn trong "Làng cuối dòng kinh" với biết bao mảnh đời trôi dạt, biết bao số phận nổi chìm. Tuy nhiên, điều đáng mừng là các nhân vật đã không chịu sống quẩn quanh, tù đọng mà cùng nhau vượt lên những điều tưởng chừng là số phận trêu người. Bởi vậy, cô gái trót lầm lỡ vẫn cứ là “cô dâu làng mình”, vẫn là đáng thương hơn đáng giận.Tấm chân tình đó, có thể nào không cảm động được chăng?(Đọc truyện đêm khuya 27/02/2016)
Ngày phát hành 0:0 | 28/9/2015
Lượt nghe: 2129
Thoạt đầu nghe tên truyện là “Hồi Cung”, người ta tưởng tác phẩm sẽ kể về cuộc đời của một cung phi xiêm áo lụa là nhưng hóa ra không phải. Dẫu không thiếu bóng hồng nhan nhưng "Hồi Cung" lại là một câu chuyện của một người già tha hương trong một chuyến thăm quê vội vàng. Cái tên “Hồi Cung”, cũng không có gì khác, vốn là tên của nữ nhân vật chính, đã ngoài 60 tuổi. Và cứ như vậy, giọng điệu đủng đỉnh, chậm rãi và nhẹ nhàng của tác giả Nguyễn Quang Tuyến bắt đầu dẫn dắt người đọc, người nghe bước vào thế giới ký ức của một cựu nữ sinh trường Hàm Nghi. Nào giọng Huế Thành Nội nhẹ và mượt mà, với những tiếng “chi, mô, răng, rứa” nghe xao xuyến lạ lùng. (Đọc truyện đêm khuya ngày 25/09/2015)
Ngày phát hành 0:0 | 31/12/2014
Lượt nghe: 1917
Nhiều kịch tính, Bến Ô sin có thể là những câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” nhưng sau đó, người ta nhận thấy cả sự nhốn nháo, bề bộn của xã hội. Sự đảo chiều trong mối quan hệ chủ-tớ trong Bến Ô sin cũng tạo ra một tiếng cười trào phúng.
Ngày phát hành 12:14 | 13/11/2024
Lượt nghe: 273
Tiếp tục đồng hành với chúng mình về viết văn sáng tạo,
chương trình hôm nay cô giáo Hà Vinh Tâm, giáo viên ngữ văn trường THPT
Cửa Lò, Nghệ An tiếp tục chia sẻ về kỹ năng và phương pháp viết tiếp câu
chuyện trong những tác phẩm truyện ngắn mà chúng mình đã học nhé! (Văn nghệ thiếu nhi 4/11/2024)
Ngày phát hành 16:6 | 29/10/2024
Lượt nghe: 396
Viết truyện ngắn có khó không? Tiếp tục đồng hành cùng lớp viết văn sáng tạo, cô giáo Hà
Vinh Tâm (giáo viên ngữ văn trường THPT Cửa Lò, Nghệ An) sẽ giúp chúng mình hình thành ý
tưởng, bố cục và cách viết một truyện ngắn xinh xắn, gửi gắm được những
thông điệp về cuộc sống! (Văn nghệ thiếu nhi 28/10/2024)
Ngày phát hành 0:0 | 22/5/2015
Lượt nghe: 4585
Cuộc đời nhiều vất vả, hy sinh của người mẹ quê được khắc họa bằng những hình ảnh cảm động. Tấm lòng nhân ái, bao dung của bà cụ Tuy làm điểm tựa cho những người con trong suốt cuộc đời. Chân dung người mẹ đôn hậu, giàu đức hy sinh hòa quyện vào hình ảnh khu vườn đầy mến thương.(Truyện ngắn " Vườn cây kể chuyện" 19/5)