Ngày phát hành 10:11 | 11/6/2024
Lượt nghe: 1830
Truyện “Cha tôi – Kép Cúc” của nhà văn Phan Đình Minh kể về mối tình tay ba, họ đều là trai tài gái sắc và đều là học trò yêu của cụ Trùm Thảo-Trưởng Chiếu tuồng làng Thạch Lãm. Chỉ là một chiếu tuồng truyền thống, song nó khiến làng Thạch Lãm nổi tiếng quanh vùng, nó làm xao xuyến bao tâm hồn mỗi khi làng mở đám vào hội; các tuồng tích nhân đạo trung nghĩa, anh hùng trượng nghĩa thấm đẫm vào hồn người làng; làm nên chính hồn làng. Nhân vật xưng Tôi-người kể chuyện là con trai của ông Nhẫn bà Ngát. Tôi kể câu chuyện quá khứ hiện tại đan xen. Ngày ấy mẹ Tôi có tình cảm với kép Cúc chứ không phải với cha. Thế rồi chính ông ngoại là người chủ động kết duyên mẹ và cha. Cha đi bộ đội, mẹ Tôi và Kép Cúc vẫn diễn tuồng với nhau. Mẹ Tôi đã mắc lỗi với cha khi ngả vào Kép Cúc sau một buổi diễn họ vào vai tuồng hai nhân vật yêu nhau, như một tất yếu hóa thân. Đúng dịp ấy thì cha Tôi từ chiến trường về. Họ đã thách đấu nhau gần suốt đêm, rồi Kép Cúc bỏ đi biệt tích. Sau nhiều năm, Kép Cúc trở về muốn vực dậy chiếu tuồng, nhưng lực bất tòng tâm. Cái chết của Kép Cúc hóa giải ân oán giữa họ. Còn giọt nước mắt của cha Tôi bên huyệt mộ Kép Cúc thể hiện cái nghĩa từng gắn bó một thời tuổi trẻ say mê học tuồng diễn tuồng. Giọt nước mắt của người đàn ông nó bao hàm ý nghĩa sâu sa, cha Tôi chấp nhận di chúc của Trưởng Chiếu tuồng Kép Cúc, đặng vực dậy chiếu tuồng - văn hóa làng, mảnh hồn làng Thạch Lãm bấy lâu bị chểnh mảng, lãng quên.
Ngày phát hành 8:38 | 21/3/2024
Lượt nghe: 3653
Nhà văn Nguyễn Hải Yến đã tái hiện lại một góc làng Cồn Rạng với hai nhân vật chính đậm chất hoạt náo là Đoàn Xuân Đăng - phụ trách văn hóa xã và Minh Cò - cậu em vợ. Cả hai được coi là người có ăn học nhất làng, một tốt nghiệp trung cấp văn hóa, một đang theo dở Viện Đại học mở trên tỉnh, dẫu chưa đến mức “chấn động địa cầu” nhưng cũng đủ “lừng lẫy bốn bề xóm làng”. Sự mỉa mai, chế giễu ẩn dưới từng chi tiết truyện. Đăng mang tiếng làm cán bộ văn hóa, nhưng từ suy nghĩ đến hành động đều không có tí văn hóa nào. Từ cách làm văn hóa, truyền thông cho đến việc lập kế hoạch lên huyện lĩnh thưởng, rồi đón đoàn vinh quy bái tổ về xã nhà, sau đó đón đoán phóng viên truyền thanh huyện về làm phóng sự nhân rộng điển hình văn hóa. Từ việc đối xử với bố cho đến việc hành nghề bẫy chim rồi tưởng tượng ra cảnh lên thuyền rong ruổi vừa ngắm cảnh vừa nướng thịt chim…Chính nhờ sự kết hợp nhiều thành tố mỉa mai mà truyện ngắn hài bi lẫn lộn này đã thực sự gây được tiếng cười đau xót nơi người đọc người nghe. Cười về một thực trạng văn hóa “hết thuốc chữa”. Với giọng văn giễu nhại, nhà văn mượn câu chuyện “phục hưng và truyền bá văn hóa xã” vốn xảy ra không ít ở các làng quê hiện nay, để phê phán hiện trạng văn hóa miền quê đang trên đà tụt dốc. Một truyện ngắn rất đời thường, cho thấy đôi khi việc chấn hưng văn hóa không phải là cần bao nhiêu tiền mà cần những con người có văn hóa, có học vấn để làm văn hóa thực sự. Văn hóa cần được chấn hưng từ lời ăn tiếng nói, từ những ứng xử hàng ngày...
Ngày phát hành 22:21 | 13/3/2022
Lượt nghe: 544
Triển lãm do nhóm “Đà Nẵng tui” phối hợp Hội đồng Anh tổ chức, kể về câu chuyện của những người mưu sinh trên sông nước, về thuyền thúng, nhà chồ và ngư nghiệp. (Làn sóng nghệ thuật)