Ngày phát hành 15:7 | 24/3/2021
Lượt nghe: 1754
Trong bối cảnh thơ ca Quốc âm với sự xuất hiện của những truyện thơ lục bát và dần tới buổi giao thời tưởng đã tiến tới hiện đại hóa bỗng lại xuất hiện Tiếng thơ Đường luật đầy bản sắc - Bà huyện Thanh Quan. Dư âm của những “Chiều hôm nhớ nhà”, “Buổi chiều lữ thứ”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua đèo Ngang” là sự tổng hòa của kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ nghệ thuật – Mà ở phương diện nào, Bà huyện Thanh Quan cũng có những đóng góp độc đáo...
Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021
Lượt nghe: 1562
Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...
Ngày phát hành 15:48 | 11/3/2021
Lượt nghe: 1512
Dù số lượng thơ Nôm còn lại tới hôm nay không nhiều, thế nhưng chỉ mươi trước tác truyền tụng của Bà huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh cũng đã đủ để định hình một phong cách sáng tác độc đáo trong dòng thơ Quốc âm. Những bài thơ ngắn như đôi dòng nhật ký ngắn ghi lại nỗi lòng của một người phụ nữ trước dáng dấp, vang động của thiên nhiên, tạo vật, kỳ lạ thay tạo nên những cảm xúc ngân rung đồng điệu. Bà huyện Thanh Quan có thể nói là một tiếng thơ đáng kể trong lịch sử thơ ca trung đại và cả hiện đại.
Ngày phát hành 15:54 | 17/3/2021
Lượt nghe: 1072
Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.
Ngày phát hành 11:15 | 23/11/2022
Lượt nghe: 337
Vùng đất Nghi Tàm, Thăng Long xưa vốn là nơi hội tụ nhiều văn nhân tài tử vang danh. Bà Huyện Thanh Quan – Nguyễn Thị Hinh là một trong số đó. Những giai thoại xoay quanh cuộc đời bà đều cho thấy chân dung một tài nữ hiếm có trong lịch sử văn học dân tộc ta. Truyện ngắn này của nhà thơ Ngô Văn Phú điểm lại những chi tiết, câu chuyện soi tỏ tấm lòng, đức độ, tài năng của Bà Huyện Thanh Quan, trong đó đi sâu vào công lao của bà trong việc giúp dân làng Nghi Tàm thoát khỏi lệ tiến cống chim sâm cầm cho triều đình và các phủ, huyện. Truyện ngắn danh nhân, lịch sử nếu không cao tay rất dễ bị lệ thuộc vào các tư liệu, thiếu chất văn, chất đời. Với truyện ngắn này, nhà văn Ngô Văn Phú cho thấy sự kỳ công trong việc tìm hiểu về nguồn gốc, xuất xứ của một “phép vua”. Những câu văn giàu hình ảnh, kết cấu câu chuyện liền mạch cho thấy tác giả đã thực sự đi sâu vào tâm tư, tình cảm của các nhân vật cũng như nỗ lực lột tả giai thoại từ góc nhìn ngưỡng vọng tới tiền nhân của một một bậc hậu sinh hiểu sử và hiểu đời. Từ tích truyện gắn với tục tiến cống sâm cầm, truyện ngắn của nhà thơ Ngô Văn Phú tô đậm tấm lòng với đất và người Thăng Long xưa của Bà Huyện Thanh Quan, điều mà bà đã thể hiện trong nhiều áng thơ nổi tiếng. Ở kinh đô Huế nhưng trái tim bà luôn hướng về cố hương. Nữ học quan Cung Trung giáo tập đã làm được một việc có ý nghĩa lưu vào ngọc phả làng Nghi Tàm. Nhờ đó, tên tuổi của bà không chỉ sáng ngời trong văn học mà còn để lại tiếng thơm giữa đời thường. Giai thoại dân gian qua ngòi bút của nhà thơ Ngô Văn Phú cũng là một phép ẩn dụ về thân phận con người trong biến động thời cuộc. Viết truyện danh nhân mà gợi lên được những cảm xúc đời thường, nói lên được những điều chưa thể hiển hiện một cách sinh động qua tư liệu lịch sử, nhà thơ Ngô Văn Phú đã cho thấy phong cách sáng tác đặc sắc, cá tính với một đề tài văn xuôi chung thủy. (Lời bình của BTV Võ Hà)