Ngày phát hành 0:0 | 4/9/2019
Lượt nghe: 502
Bài thơ “Chiều tối” được đưa vào chương trình Ngữ văn 11, là bài thơ thể hiện tình cảm nồng hậu, yêu đời thiết tha của Bác khi chứng kiến cảnh hoàng hôn ở miền sơn cước, trong hoàn cảnh bị gông cùm, chuyển lao nhưng Người đã hướng tâm hồn đến với thiên nhiên và cuộc sống bình dị bằng những cảm nhận giản dị và trong trẻo (Văn nghệ thiếu nhi 02/09/2019)
Ngày phát hành 16:53 | 17/5/2023
Lượt nghe: 1439
Sau ngày 2/9/1945, dù bận nhiều việc nhưng Bác vẫn cho mời họa sĩ Tô Ngọc Vân, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung, nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim vào Phủ Chủ tịch thể hiện chân dung Bác. Riêng với điêu khắc, đó là thời điểm ra đời những tác phẩm đầu tiên do nhà điêu khắc Nguyễn Thị Kim thực hiện. Từ đó đến nay, các thế hệ nghệ sĩ điêu khắc nước nhà đã sáng tác nhiều tác phẩm về Người. (Làn sóng nghệ thuật)
Ngày phát hành 0:0 | 22/2/2018
Lượt nghe: 1518
Có một điều dễ nhận thấy trong những vần thơ xuân thơ Tết, đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn hướng tới nhân dân. Thơ chúc Tết của Người cũng là lời đối thoại, trò chuyện cùng nhân dân về định hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của một năm lao động, chiến đấu và dựng xây đất nước. Tổ quốc độc lập và nhân dân được tự do hạnh phúc – đó là khát vọng một đời Bác Hồ theo đuổi. (VOV6 Tiếng thơ giao thừa xuân Mậu Tuất)
Ngày phát hành 0:0 | 27/5/2020
Lượt nghe: 763
Cuốn sách “Suốt đời học Bác” của tác giả Kiều Mai Sơn gồm 16 câu chuyện về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ qua lời kể của những người đã từng làm việc và phục vụ bên Bác trong nhiều năm, góp phần khắc họa chân dung vị lãnh tụ giản dị, gần gũi và cao cả, luôn "nâng niu tất cả chỉ quên mình"... (Trang văn học nghệ thuật tuổi mới lớn 26/05/2020)
Ngày phát hành 15:7 | 19/5/2022
Lượt nghe: 2553
Năm 1960, bộ phim tài liệu đầu tiên về Chủ tịch Hồ Chí Minh được ra đời. Ba mươi năm sau, chúng ta mới có tác phẩm phim truyện đầu tiên về Người. Từ đó đến nay, điện ảnh nước nhà đã có thêm nhiều bộ phim mới, gắn với các chặng đường hoạt động của Bác. Song chúng ta đã có những tác phẩm đáp ứng được kỳ vọng của công chúng, trở thành tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu khắc họa thành công chân dung Hồ Chí Minh - nhân vật kiệt xuất của thế kỷ XX? Câu hỏi này cũng được đặt ra trong chương trình Đối thoại mở của Ban Văn học - Nghệ thuật (VOV6) với khách mời là nhà phê bình điện ảnh, Tiến sỹ Mai Anh Tuấn, giảng viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội. (Đối thoại mở 18/05/2022)
Ngày phát hành 0:0 | 19/5/2020
Lượt nghe: 1660
Từ năm 1948 cho đến năm 1964, nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định được giao nhiệm vụ chụp ảnh Bác Hồ. Năm 2000, ông đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. (Câu chuyện nghệ thuật 19/5/2020)